WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại qua đời

Bà Bùi Mộng Điệp

Thứ phi Mộng Điệp của vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, vua Bảo Đại, vừa mới qua đời hôm 26/6/2011 tại Paris, cộng hòa Pháp. Hưởng thọ 87 tuổi. Bà sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais (Paris, Pháp) ngày 1-7. Dự kiến ngày 1-7, tại chùa Trúc Lâm (Paris) cũng sẽ diễn ra lễ cầu siêu cho bà.

Bà thứ phi có tên thật là Bùi Mộng Điệp, quê quán Bắc Ninh, Việt Nam. Tuy không có hôn thú nhưng bà là thứ phi từng được vua Bảo Đại rất sủng ái và có 3 người con với vị vua cuối cùng của Việt Nam. Đó là: Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946, Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm 1954 và Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm 1957.

Chính phi, bà Hoàng hậu Nam Phương có 5 người con với vua Bảo Đại. Bà mất năm 1963, cũng tại Pháp.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bà Mộng Điệp gặp cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó, bà Mộng Điệp mới 21 tuổi, còn ông vua vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau. Cựu hoàng Bảo Đại xem bà là thứ phi phương Bắc.

Bà Mộng Điệp sống ẩn mình trong một căn hộ ở quận 12, TP Paris. Cuối năm 1996, bà về thăm Huế và dự định sẽ tặng tất cả tài liệu liên quan đến nhà Nguyễn và cựu hoàng Bảo Đại mà bà đang giữ. Nhưng “do hoàn cảnh” nên tâm nguyện đó chưa thực hiện được.

Vua Bảo Đại là vị hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn. Ông thoái vị vào chiều ngày 30/8/1945 -3 ngày trước khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình- với câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm dân của một nước độc lập còn hơn làm vua của một nước nô lệ”.

Nhiều thập kỉ sau câu nói nổi tiếng này, đất nước vẫn chưa có độc lập.

Vua Bảo Đại từ trần năm 1997 ở Paris. Người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Marie Eugene Baudot.

Hiện có rất ít tư liệu lịch sử về triều Nguyễn được công bố. Chính sử do Đảng cộng sản viết về vương triều cuối cùng này được cho là “không đáng tin cậy”. Thứ phi Mộng Điệp là người nắm giữ nhiều tư liệu liên quan tới vương triều cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

© Đàn Chim Việt

32 Phản hồi cho “Bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại qua đời”

  1. nt says:

    Theo tôi nghĩ “Bão Đại” là “Bãi Đạo” không gì khắc hơn.

  2. Ngàn Khơi says:

    TỪ BẢO ĐẠI ĐẾN HỒ CHÍ MINH

    Bảo Đại là ông vua VN mất nước, nhưng không thể nói ông không có lòng yêu nước. Những người nào theo ông Hồ trước đây đều lớn tiếng cho Bảo Đại là người bán nước. Đó chỉ là mánh lới chính trị nói chung. Bảo Đại là người không phải không có lòng yêu nước, nhưng do hoàn cảnh khách quan ông không làm gì được nhiều cho đất nước. Lực bất tòng tâm là như thế. Ông Hồ thì làm được rất nhiều điều cho đất nước, những nói chung lại, quan trọng nhất và bao trùm nhất, vẫn chỉ là chế độ CS mà ông đem lại. Ông Diệm, ông Hồ, từ trước đến sau vẫn là hai người từng truất phế vua Bảo Đại. Ông Hồ truất phế vua Bảo Đại vì chủ nghĩa CS. Ông Diệm truất phế quốc trưởng Bảo Đại, vì để chống lại chủ nghĩa CS, tức là chống lại ông Hồ là chính. Kết quả cuối cùng, ông Diệm và ông Hồ cùng đối đầu. Mỗi ông có một cách làm cho đất nước khác nhau. Nhưng những người về sau của ông Diệm, vẫn đều chỉ là những người kế thừa của ông Diệm. Những người về sau của ông Hồ, đều là những người kế thừa của ông Hồ. Hậu duệ của hai ông này, thực chất cũng chỉ là hậu duệ. Cuối cùng, những hậu duệ của ông Hồ đã chiến thắng được những hậu duệ của ông Diệm. Tất nhiên, cả ba ông Bảo Đại, Hồ và Diệm, thực chất không hoàn toàn độc lập, mà bị chi phối phần chính bởi các thế lực quốc tế khác nhau, tư sản phương tây, lẫn CS phương tây. Lịch sử cận đại khách quan của đất nước VN hởi ơi chỉ là như thế. Mọi cái còn lại sau này cho đến ngày nay, chỉ có toàn thể dân tộc và đất nước VN lãnh đủ. Kể cả đứng trước nguy cơ tột cùng trong tham vọng bành trướng của TQ hiện tại. Hoàn cảnh lịch sử đã tạo nên những con người là như thế. Chỉ có những cá nhân kém ý thức, kém nhận thức, mới ù ù các cạc chỉ biết suy tôn lãnh đạo, suy tôn lãnh tụ, thần thành hóa những cái vốn chỉ là các sản phẩm thuần túy của lịch sử nói chung. Đó là chưa nói họ còn huyễn hoặc bày đặt ra mọi thứ hầu như không đúng với khách quan, sự thật, chỉ vì những lợi ích nhất thời, riêng tư nào đó của mình. Và phải chăng đó cũng còn chính là những sản phẩm của ông Hồ đã thực sự mang lại cho thực tế dân tộc ?

    NGÀN KHƠI

  3. Có một điểm rất lưu ý cuối đời của bà Mộng Điệp mà chúng tôi chú ý, trong vụ xung đột chùa Trúc Lâm giữa phe cải cách và phe theo sứ quán VC, bà đứng về phe cải cách, muốn tách chùa ra khỏi anh hưởng sứ quán VC tại Pháp. cuối cùng phe theo VC phải lặng lẽ ra đi theo quyết định của toà án pháp tại Evry. Chống VC không cần phải cầm súng chỉ cần ý chí thì VC sẽ sụp đổ. Sở dĩ VC còn tồn tại vì chúng ta không có tinh thần chống VC mảnh liệt, chưa tin vào sức mình nên hỏng đại sự.

    Vc là tên láo lừa, trong nước thì ra tay đàn áp tôn giáo, khống chế niềm tin bằng chứng vụ đàn áp các thầy thuộc giáo hội phật giáo thống nhất trong ngày lễ phật đản vừa qua và dân công giáo Cồn Dầu ở Đà Nẳng. Nhưng bên ngoài chúng kêu gọi lập chùa để lừa đảo thế giới và kêu gọi sự nhẹ nhạ của bà con việt kiều hướng về tổ quốc. VC là vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình. Tôn giáo, tổ quốc gia đình giờ đây của chúng là đô la, vàng, bán đảo bán đất, cướp ruộng vườn của cô nhi quả phụ để sống còn. Kiếp đời VC là chơi trò phản và lọc lừa, lừa Tàu, lừa thầy Nhất Hạnh, lừa anh Trần Trường, lừa trí thức yêu nước tại Pháp, nhưng cuối cùng bị lật tẩy và hậu quả của VC là nhà đá.

    • Vũ duy Giang says:

      Ng.Hi-En có lẽ đã ở “phố Tầu”quận 13,Paris nên theo dõi”vụ xung đột chùa Trúc Lâm”để”lưu ý cuối đời BÀ Mộng Điệp”,cũng như TÔN sùng THẦY Nhất Hạnh(có đồng tôn là Võ văn Ái,
      trước khi quay ra chống nhau!),ANH Trần Tường…etc đều là”tồng”bào của Ng.Hi-En, cũng như TẦU Quen,”trí thức yêu nước …Pháp”(?!) cũng đều bị VC lừa! Như vậy VC giỏi thật, khiến Ng.Hi-En đã phải cùng”Đồng minh tháo chạy”, phải không?!!

  4. Phạm Hà Châu says:

    NỖI ĐAU VIỆT NAM

    Nếu có vị thần nào khiêng lãnh thổ VN đi một miền đất,
    vùng đại dương khác, thì V N đã tránh được làm con rối
    trong thế chiến quốc tân thời.

    Chỉ vì VN ở sát cạnh Tàu, dù Tàu đỏ hay là vàng, và cũng
    bởi vỉ người VN mình, tuy khôn lanh, nhưng dễ bị xỏ mũi
    lôi đi theo bên này hay bên kia; không có chọn lựa.

    Với tầm nhìn xuyên thế kỷ của nước lớn, Hoa Kỳ đả chọn
    trước Trung Cộng làm nước Ngô trong kế sách đánh nhà
    Ngụy Liên Sô. Việt Nam là cái đầu cầu., nên

    OSS đã đưa ông Hồ C hí Minh lên ngôi báu, 1945.
    CIA đã đưa ông Ng. Đ ình Diệm lên ngôi báu, 1955.

    Hai ông Hổ và Diệm đều là kẻ soán ngôi vua Bảo Đại, mà
    phục vụ cho mưu đồ của Hoa Kỳ. Nhà Nguyễn là nạn nhân
    của Hoa Kỳ và hai tay sai Hồ, Ngô. ( Vua Duy Tân trên
    đường hồi quốc, bị tử nạn phi cơ tại vùng Bắc Phi ngày 25
    tháng 12 năm 1946, cũng là âm mưu đế quốc triệt hạ Nhà
    Nguyễn, nhằm cho hai ông NghệTĩnh Hồ Ngô choảng nhau…

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Lính bóp cu (cò) Í ui,

      Íu biết củ kiệu gì về chính trị mà luận với bàn linh tinh chỉ rách việc !

      Sao lại bảo Hồ và Diệm “soán ngôi” Bảo Đại chứ !

      Chả lẽ bảo Nguyễn Huệ, Lý Công Uẩn, Lê Đại Hành …. soán ngôi vua !?

      Hay các nhà tranh đấu dân chủ “soán” quyền lực của CS !???

      Quyền cai trị đất nước là của chung, íu ai được độc quyền.
      Ai giỏi thì nắm lấy quyền đại diện cho dân cho nước
      Kẻ dở mà tham quyền cố vị phải bị đánh đuổi, ko thể gọi là cướp (soán) quyền được !

      Lão Ngoan

    • Nghịch Nhĩ says:

      Ông Phạm Hà Châu tuyệt vọng đến thế?
      Tại sao nước Do Thái nhỏ bé nằm giữa khối Ả Rập mà vẫn kiên cường bất khuất, không sợ bị khuất phục bởi những nước chung quanh?
      Ông Châu thật nhảm nhí và nghịch nhĩ khi cho rằng hai ông Hồ và Diệm đều là kẻ soán ngôi vua Bảo Đại, mà phục vụ cho mưu đồ của Hoa Kỳ, ông Châu có ý đổ gì đây?

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Viện ơi,

        Mình phải động não thật nhiều để thử cùng nhau phân tích kỹ nan đề Việt Nam nhé.

        Thời kỳ bị Bắc thuộc tổng cộng hai lần cả ngàn năm. Lâu dài như thế bởi thời kỳ đầu ta chưa có kinh nghiệm còn yếu kém rời rạc, nhưng với thời gian kinh nghiệm chiến đấu gia tăng, nên sau này bị Tàu xâm lăng, ta đánh trả lại và chiến thắng nH thời Lý thời Trần. Ngoại trừ sau này dưới ách đô hộ của nhà Minh (vì nhà Hồ nhiễu sự gây nội loạn), Lê Lợi với Nguyễn Trãi phải kháng chiến trường kỳ 10 năm dài mới thành công. Rồi chiến thắng huy hoàng của Nguyễn Huệ trước quân Thanh.

        Nhưng nội chiến Đàng Trong vs Đàng Ngoài mất mấy trăm năm dài, bất phân thắng bại. Nếu ko có sự nổi dậy của nhà Tây Sơn, thì có lẽ nội chiến còn tiếp tục nhiều năm nữa.

        Thời Pháp đô hộ gần 100 năm, cũng bởi văn minh phương Tây chiếm ưu thế. Đến Tàu mà còn bị liệt cường xâu xé, huống chi ta. Và cũng theo thời gian ta có kinh nghiệm, nên đánh ngoại xâm có phần hiệu quả hơn.

        Rồi đến cuộc nội chiến Quốc Cộng, kéo dài trong hai thập niên với sự phân chia hai miền Nam Bắc. Tiếp nối là sau 1975 đất nước tuy thống nhất, nhưng lòng người ly tán hơn bao giờ hết.
        Cuộc chiến vẫn nối dài cả 36 năm qua và không biết đến bao giờ mới dứt điểm !

        Kết luận, NỘI THÙ KHÓ ĐÁNH THẮNG !

        Tại sao thế ???

        Ta với Địch cùng chia sẽ hầu như nhiều thứ, nếu không muốn nói chung nhau đủ mọi thứ ! Cùng một giòng giống nguồn gốc, cùng một quá khứ lịch sử, cùng một văn minh văn hóa ….

        Địch ngay trong Ta và Ta trong Địch !!!
        Chống Cộng quá khích thì Ta làm LỢI cho địch, hơn HẠI địch !
        Chống Cộng chỉ cuối tuần, ngày lễ …., sẽ LỢI ĐỊCH HẠI TA !
        Chống Cộng bằng mồm, bàn phím … khó nói quá xoá (“thủ dâm chính trị” !?)

        Thôi thôi, ta chớ nên trách móc lung tung Viện ạ.
        Cứ hãy cố làm hết sức mình là tốt nhất.
        Nan đề VN không đơn giản và ko phải ca nào giống ca đó đâu.
        Vả lại “thấy cái dầm trong mắt người, mà ko thấy cái đà trong mắt mình” đó nhe.

        Kết, “LÀM CHÍNH TRỊ NHƯ KHO CÁ NHỎ” !
        Cần kiên nhẫn và cố giữ máu lạnh để đầu óc tỉnh táo mà phán đoán đúng tình hình ! Thiên thời điạ lợi nhân hòa phải có đủ mới thành công !

        Thân ái,
        Lão Ngoan Đồng

      • Nghịch Nhĩ says:

        Chống cộng bằng mọi phương tiện, từ cán cuốc, dao bầu, lưỡi hái, chổi chà đến ngòi bút, bàn phiếm, thông tin và bằng những lời hô hào cổ vũ ông Cường ạ! Ông nói rằng “Chống Cộng bằng mồm, bàn phím … khó nói quá xoá (“thủ dâm chính trị” !?)“, vậy Ông đang chống cộng bằng kái gì đây trên bàn phím này?

  5. XIN SỬA LẠI

    của ANH HÙNG Trần Bình Trọng

    Chân thành cám ơn quý bạn đọc !

  6. Ý Thiêng says:

    Vua Bảo Đại có tám người vợ khác nhau,
    khác thời gian, thì đã sao nào?

    Vua Độc tờ Cường có một đàn nữ y tá
    đẹp xinh, thì sao nào.

    Hãy mỡ cõi lòng ra nhân thế, Cường ơi
    ơi là Cường ! (Lính bóp cò )

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Í ngốc nghếch ui,

      1/
      “Vua cỏ” (vỏ cua) Cường ta chỉ phân tích lịch sử xem ai đúng là con cái cái nhà ông Bảo Đại thui !
      Ta tìm hiểu lịch sử xem sự thật nằm ở đâu ?

      Chẳng hạn như khảo sử để thử tìm xem:
      - quả thực ông Kitô có tình nhân hay vợ con chi không ?
      Bởi truyện dã sử The Da Vinci Code cho rằng có hậu duệ bla bla bla
      - ông Nguyễn Sinh Cung là con ông Nguyễn Sinh Sắc hay ông Sắc là kẻ “tráng men”, còn người “đúc cốt” chính là Hồ Sĩ Tạo ???

      2/
      Theo ta cứ đem đạo đức ra mà bàn luận xen vào chính trị là hỏng kiểu. Này nhé Bill Cờ-Lơn-Tơn tuổi trẻ trốn lính, lớn hoang dâm vô độ, nhưng làm được việc khi nắm quyền vận mệnh đất nước trong tay. So với cha con Bush hơn hẳn một bậc. Ta đứng về dân, xét mặt chính trị sẽ dĩ nhiên chọn thằng dâm tặc hơn hai anh nhà giàu Tếch Xịt, chỉ lo cho túi tiền bọn tài phiệt (tycoon) thôi.

      Cứ ca tụng Hồ đạo đức, không vợ con bla bla bla, nhưng sự thực còn tệ hơn vậy.
      “Đêm Giữa Ban Ngày” đã lật mặt nạ anh chường dâm đảng, có vợ nọ con kia tùm lum. nhưng miệng cứ xoen xoét khuyên thiên hạ: “Đừng giống tớ phải lấy vợ có con” !
      Ấy thế mà bắt nam thanh nữ tú “khoan hò hò khoan”
      (Tam Khoan: chưa yêu khoan yêu, chưa cưới khoan cưới, chưa đẻ khoan đẻ)

      Tượng tự cứ tha hồ bốc thối đạo đức Ngô Đình Diệm với Trần Lệ Xuân (mặc mẹ nó chứ, cái đó th2i riêng gia đình họ sướng) nhưng tàn ác với đối thủ chính trị. đảng phái đối lập, chơi trò độc tài gia đình trị là tớ đứng về mặt ích quốc lợi dân đíu chơi nghe chửa,

      Kiki nhà Châu & Âu không tham nhũng, nhưng cầm quyền dở như kít và nặng phần trình diễn, phát ngôn vô tổ chức, ko xứng tầm nguyên thủ quốc gia (vợ íu đáng mặt First Lady; con gái như đĩ thập thành) tớ cũng cứ chửi cả lò nhà nó lên đấy !

      Mjạ mần quốc sự đâu phải chuyện đùa mà anh chị nào nổi hứng ẩu cũng thích nhảy ra làm.
      Cứ tưởng như là lên đồng cô cốt cậu !? Rồi làm ăn như mèo mửa, cuối cùng bỏ của chạy lấy người ! Bọn khốn ăn ốc còn mặc cha dân phải đổ vỏ ! Thằng Thiệu, Kỳ, Khiêm đấy !
      Tương lai không chừng bọn CS bán dân bán nước cho Tàu cộng cũng rứa.

      Lão Ngoan

      TB:
      Bảo Đại thiếu sót nhiều về đạo đức gia đình, nhưng có thừa đạo đức trong chính trị !

      BĐ là người cải cách nội luật nhà Nguyễn: lập chính cung hoàng hậu; một vợ một chồng và bãi bỏ tam cung lục viện lúc ngồi ngôi vua. Nhất là không hề hại ai đến chết hay thân bại danh liệt trong cuộc đời cả.
      Vả chăng BĐ đẹp giai, chơi cái gì cũng giỏi cả, giòng giõi quyền qúi, nên gái mê lắn xả vào, thì ông có hào hoa với các người đẹp là chuyện ắt có và … “đụ” (phát âm theo dân miền Trung) !!!

      Điểm son lớn nhất là, BĐ biết chiêu hiền đãi sĩ: nhất định mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng khi nước nhà được Nhật trao trả quyền lực (dù chỉ hình thức bên ngoài); mời đối thủ là Ngô Đình Diệm (Diệm xưa thân Nhật phò Kỳ ngoại hầu Cường Để, coi như đối thủ với BĐ)

      Cái may trong đời của BĐ là được bà chánh thất quá ngon lành, bà thứ phi Mộng Điệp biết sống và biết xử thế … Nói chung, cung phu thê của BĐ hết xảy. Cả hai bà này đều sống khép kín, không để tai tiếng nào về gia đình mình cả. Họ cũng cố giữ thể diện cho chồng và gia đình nhà chồng.
      Cho dù qúa khứ bà Mộng Điệp có bê bối như làm điếm đi nữa (chả có bằng chứng nào cả), nhưng khi về với BĐ bà rất đàng hoàng. Các cụ ta bảo: Lấy điếm về làm vợ, chứ ko lấy vợ về làm điếm ! (về mặt này Kiki thua BĐ xa lắc ha Châu Âu)

      Bổ túc: Theo Web trong nước: “NHỮNG GIAI NHÂN TRONG CUỘC ĐỜI BẢO ĐẠI”

      Bà Mộng Điệp sinh ra trong một gia đình công chức nghèo ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Do gia đình nghèo không có điều kiện lo cho con cái, bà được một người bác cho học hành ít nhiều ở Hà Nội. Bà từng có chồng là một bác sĩ nhưng vì gia đình bà không môn đăng hộ đối nên hôn nhân đổ vỡ.
      Vô tình bà gặp ông cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) ở sân tennis, cả hai phải lòng nhau và rồi có với nhau một cô con gái tên Phương Thảo. Sau này, ngôi biệt thự lộng lẫy ở đường Graffeuille gần Trại Hầm – Đà Lạt (nay là khu nhà tập thể 14 Hùng Vương) mà Bảo Đại mua của ông Basier khi cựu hoàng trở về Việt Nam được dành riêng cho bà.
      Đó là chuyện sách sử, còn trong phim Ngọn nến hoàng cung của đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, bà Mộng Điệp được thể hiện qua nhân vật Ngọc Diệp (Giáng My thủ diễn). Sự xuất hiện của Ngọc Diệp trong phim bắt đầu ở Hà Nội, trong vẻ yên ắng quy củ của một căn hộ mà ban đầu người xem phim tưởng đây là một mối quan hệ khá mong manh với ông Vĩnh Thụy. Nhưng khi ông Vĩnh Thụy đi Trùng Khánh thì bà Ngọc Diệp một mình vào Huế trình diện bà Từ Cung (thân mẫu Vĩnh Thụy). Sự ra mắt ấy khiến bà Từ Cung hết sức hài lòng vì bà Ngọc Diệp rất hiểu biết và một mực giữ lễ nghĩa Phật giáo. Mặt khác bà Ngọc Diệp lại có ưu thế: khôn ngoan, dịu dàng, mực thước, khác hẳn với sự thẳng thắn của bà Nam Phương.

    • Trung Kiên says:

      Phấn son càng tủi phận long đong.
      Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong

      Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
      Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
      Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
      Một tháng đôi lần có cũng không.

      (Hồ Xuân Hương)

  7. Vũ duy Giang says:

    Thực ra không đáng mất nhiều thời giờ để bàn về bà Mộng Điệp(mà thủơ trẻ làm vũ nữ=taxi girl,rồi lấy được BS.Phán,có 1 con,rồi lăng nhăng với Bảo Đại),hay về ông Bảo Đại cũng là 1 loại vua”ngọa triều” chỉ biết ăn chơi(tính số đàn bà,và số con hoang của ông thì biết!)cho đến khi gần”tàn đời”(phải sống nhờ trợ cấp xã hội của Pháp,đi ăn tiệm VN làm quảng cáo cho tiệm,để lấy tiền,etc…) thì lấy bà đầm Monique Baudot(quét dọn buồng khách sạn,theo Wikipedia do ông Lại Mạnh Cường trích), mà Bảo Đại phong cho làm”Công chúa Vĩnh thụy”(Princesse Vinh Thuy),là người đàn bà nuôi nấng ông cho đến khi ông chết.

    Trong khi đó thì bà Nam Phương cũng sống(cùng 1 ông quản gia Pháp!) trong 1 lâu đài ở miền nam nước Pháp,và bà Mộng Điệp sống ở Paris! Như vậy họ đầu”CHẾT là HẾT chuyện”.

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    WIKIPEDIA

    Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con.

    Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:

    1.Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con
    2.Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con
    3.Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
    4.Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái
    5.Lê Thị Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con
    6.Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
    7.Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
    8.Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con

    Với Nam Phương Hoàng hậu
    Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007
    Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai,sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt
    Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
    Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
    Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943

    Với bà Mộng Điệp
    Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946
    Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm 1954
    Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm 1957

    Với bà Hoàng Tiểu Lan
    Nguyễn Phúc Phương An

    Với bà Phi Ánh
    Nguyễn Phúc Phương Minh
    Nguyễn Phúc Bảo Ân

    Với bà Vicky
    Nguyễn Phúc Phương Từ
    Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ.

    =======

    - Lại Mạnh Cường bình:

    Theo như Wikipedia ta thấy ngay, Bảo Đại chỉ chính thức lập hôn thú với bà chính thất là Nam Phương hoàng hậu và cũng chỉ con cái với bà chánh thất Nam Phương hoàng hậu là đượng mang tước vị thái tử, hoàng tử và công chúa mà thôi.

    Ông kết hôn và lập hôn thú với bà vợ cuối cùng người Pháp, nhưng hai người không có con chung !

    Bổ túc: Một phần cuộc phỏng vấn bà Mộng Điệp của báo Tiền Phong (Mekong News đăng lại) cho thấy quan hệ rất lạnh nhạt giữa bà MĐ và Bảo Đại ra sao, cho dù ở Pháp họ đã có với nhau hai người con trai. Khi cựu hoàng ở với bà vợ sau Cung, thì coi như đôi bên cắt đứt liên hệ. Bà MĐ cũng chả quan tâm đến ông với chính trị, nên chỉ còn giữ lại những kỷ vật riêng giữa hai người.

    [trích]
    - Nhiều tài liệu nói, những ngày cuối cùng của Bảo Đại trên đất Pháp là những ngày rất buồn. Bà có ý kiến gì?

    - Có nhiều chuyện bên đó lắm, nói mấy ngày cũng không hết. Tôi không muốn nói về những ngày ấy. Khúc buồn ấy nên để lịch sử phán xét, không nói trước được.

    Khi ông ấy lấy bà Monique Marie Eugene Baudot (vốn là một nhân viên buồng phòng khách sạn), chúng tôi không liên hệ nữa. Còn gì liên quan đâu. Nhưng con cái bà Nam Phương thì có.

    - Bên kia, bà còn lưu giữ nhiều tài liệu về cựu hoàng Bảo Đại không?

    - Không có, thời Ngô Đình Diệm mấy người chạy loạn nên mất hết. Tôi chỉ có đôi chút tư liệu, thư từ về cuộc đời của tôi với ông ấy thôi. Còn tài liệu chính trị thì tôi không biết.

    - Vừa rồi, có một hội thảo lớn đánh giá lại công lao của triều Nguyễn. Bà có quan tâm không?

    - Nói thật tôi lớn tuổi rồi, dính líu gì nữa đâu, để cho những người trẻ họ bàn. Tôi sắp “tạch” rồi (cười).
    [hết trích]

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Kính qúi vị,

    Tôi thử tìm hiểu trong internet về bà thứ phi Bùi Mộng Điệp, thời gặp ngay hai bài báo, một trong VN Express (“Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại”, thứ sáu, 1/7/2011, 06:11 GMT+7), và một bài phỏng vấn dưới tựa đề “Thứ phi của hoàng đế Bảo Đại muốn về Hà Nội định cư” trên web Mekong News (http://nmekongnet.ru) ngày 15.11.2008 cho biết nhiều chi tiết. Từ dó tôi suy ra diễn ra nhiều điều thú vị

    1/
    VN Express đưa một tin thú vị, minh chứng tôi góp ý đúng, là bà Bùi Mộng Điệp không phải là gái tơ khi về sống trong vòng tay bảo bọc của Bảo Đại, nếu như ta tin đó là sự thật.

    “Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Điệp từng có một đời chồng, một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa “một vợ một chồng” với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945).” (sic)

    2/
    Như thế về vụ cô con gái lớn Phương Thảo CÓ THỂ đúng là con riêng của bà Mộng Điệp. Bảo Đại là người trong cuộc, nên rõ chuyện ai là tác giả bào thai này, và ông không muốn mình chỉ là kẻ “tráng men” !???

    3/
    Qua lời bà cho hay trong cuộc phỏng vấn trên Mekong News, lý do bà qua Pháp là để mổ trong khi đang mang thai (không nói rõ tại sao mổ) và kẹt nên ở lại luôn Pháp. Bà còn cho hay, bà đi trước khi nổ ra trận đánh Điện Biên Phủ.

    “Tôi đi từ trước khi trận Điện Biên Phủ diễn ra cơ mà. Tôi lúc đó có mang, sang Pháp để mổ rồi bị kẹt lại. Sự thật là như vậy. Tôi đã mất hai người con trai là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Đáng lẽ tôi đã có 5 người con.” (sic; Mekong News)

    Như thế bảo là Bảo Đại giao nhiệm vụ riêng cho bà sang Pháp CÓ THỂ là chuyện không thật.
    Có thể nhân cơ hội bà được đi Pháp để chữa bệnh theo như lời bà kể bên trên, nên ông nhờ cậy bà làm dùm mình một số chuyện riêng. Như trao báu vật cho Nam Phương hoàng hậu đang sống ở Pháp.

    “Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh ác liệt, bà ở lại luôn bên đó.” (VN Express)

    Tóm lại, chỉ mới sơ sơ chuyện cũ đậm tính (tình cảm) gia đình, xảy ra cách nay khoảng hơn nữa thế kỷ mà đã tạo ra lắm nghi vấn xoay quanh, huống chi biết bao điều trọng đại khác bị bóp méo bởi mưu đồ chính trị !

    Lại Mạnh Cường

  10. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi vị,

    Tôi không hoàn toàn đồng ý với giòng cuối bài viết này !

    Như bài viết tả lại qua thực tế, vai trò của thứ phi Mộng Điệp rất nhạt nhoà trong cuộc đời vị phế đế, còn gọi là cựu hoàng Bảo Đại.

    Bà gặp ông muộn màng, lúc ông đã từ bỏ ngai vàng và làm quốc trưởng bù nhìn cho mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Bà tuy còn trẻ, mới ngoài 20, nhưng đã có con riêng, trong khi Bảo Đại đã quá 30 và xưa nay vốn dĩ nổi danh hào hoa phong nhã, được biết bao người đẹp cả ba miền Bắc Trung Nam tơ tưởng, muốn hiến dâng thân xác ngọc ngà cho vị vương giả. Tôi muốn nói, bà Mộng Điệp chỉ là một món đồ chơi trong tay ông hoàng được mệnh danh là tay chơi (gái và đánh bạc … ; a kind of playboy) !

    Theo tôi bà có thể chỉ có thực sự là hai người con với ông, nhưng dường như họ không được công nhận là những công chúa hay hoàng tử.

    Tại sao thế nhỉ ?

    Tôi cho là bà sống không hôn thú với Bảo Đại, như bài báo viết. Nghiã là không có gì chính thức, được hoàng tộc công nhận cả. Bà cứ như người tình (un amant; a lover) trong đời Bảo Đại mà thôi. Con của bà với ông cũng chỉ là thứ con tư sinh, ngoại hôn thú với bà chánh cung hoàng hậu Nam Phương. Một thứ con rơi con rớt không hơn không kém !

    Tôi đọc trong LÀNG HÀNH THIỆN THỜI TÂY HỌC CHO ĐẾN NĂM 1954, quyển thượng, đoạn chót trang 61 (tác giả tự xuất bản) của cựu phó chưởng lý toà Thượng thẩm Sài Gòn trước 1975 ĐẶNG VIẾT THỤ, cư ngụ ở Paris sau 1975, cho hay có lần cựu hoàng nhờ ông “với tư cách là giám định thông dịch viên Việt ngữ và Anh ngữ tại Toà Thượng thẩm Paris dịch ra Pháp văn cho Ngài mấy lá thư của các nhân vật trong hoàng tộc khi ấy ở Huế liên quan đến việc cô Phương Thảo con riêng bà Mộng Điệp tự nhận là Công chúa Phương Thảo con gái Cựu Hoàng. Ngài cho tôi biết là Ngài không hề nhận cô này là con tư sinh của Ngài. (…)” (nguyên văn)

    Trong đám tang của cựu hoàng ở Paris và cả trong lễ cầu hồn không nghe nói có bà và các con hiện diện. Nay bà mệnh chung người ta lôi ra đánh bóng vai trò bà lên.

    Mong được nghe thêm cao kiến cho rộng đường dư luận.
    Tôi cũng sẽ tìm hiểu thêm khi thuận tiện hơn.

    Kính cáo,

    Lại Mạnh Cường

    • Ý THIÊNG says:

      Chẳng ươm lại màu hoa lịch sử thì chớ,

      Đốc tưa Cường nỡ lòng nào pha cồn 90
      mà chà xát bông hồng thiên thu.

      Mộng Điệp, con bướm trắng đậu bên ngai
      vàng. RIP. Mộng Điệp, tôi qúy trọng Người.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Ý Thiêng mến,

        Tôi chỉ khảo sát dưới khiá cạnh lịch sử thôi.

        Và chuyện này khá quan trọng, bởi theo Nguyễn Đắc Xuân viết sách, được Giao Điểm trích đăng một số trang, có nói Xuân phõng vấn và được bà Mộng Điệp cho biết, bà nắm được nhiều chuyện quan trọng trong nội bộ nhà ông Bảo Đại, nói rõ những âm mưu phản bội ông Bảo Đại vào thời điểm ông Bảo Đại cử ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Nguyễn Đắc Xuân nói bà Mộng Điệp đã đưa cho Xuân xử dụng lá thư Diệm gửi cho Bảo Đại đề nghị linh tinh trong đó. Đồng thời mặt khác Diệm ngầm mời bà Nam Phương về làm nhiếp chính, để thành lập chế độ quân chủ lập hiến với Bảo Long làm vua thay cho Bảo Đại ! Chính bà Mộng Điệp phải bỏ tiền ra rất nhiều ra mua những tin tức từ giới báo chí Anh !

        Nếu ta theo dõi bài phỏng vấn dành cho tờ Tiền Phong mà web Mekong News đăng lại và qua thực tế, sẽ thấy bà Mộng Điệp không (thích) can dự vào việc triều chính, cũng như không lưu giữ bất cứ tài liệu nào dính dáng đến chính trị. Bà chỉ cố lấy lòng Từ Cung Thái hậu ở Huế mà thôi. Và bà cũng rõ thân phận mình, nên không dám có hành vi hay cử chỉ nào dám mạo phạm đến bà chánh cung hoàng hậu Nam Phương như Nguyễn Đắc Xuân viết trong sách !

        Tôi rất ghét trò khốn nạn vo tròn bóp méo lịch sử, để phục vụ cho mưu đồ chính trị bẩn thỉu, hay nuôi tham vọng mình sở hữu những tin giật gân trong triều chính nhà Nguyễn, như Nguyễn Đắc Xuân nay được mệnh danh nhà chuyên khảo cứu về Huế và nhà Nguyễn.

        Lại Mạnh Cường

        Ghi chú:
        Nguyễn Đắc Xuân: “Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu hòang Bảo Đại” do Nxb Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6-2008

    • BichThuy says:

      Nhân bác Cường nhắc đến làng Hành Thiện, BT có nghe từ tin làng Hành thiện, vua bảo Đại không phải là con ruột của vua Khải Định (vua K Đ có rất nhiều cung tần mỹ nữ nhưng chỉ có 1 con là Bảo Đại, why? ) mà của bà Từ Cung với 1 vị quan thượng thư Bộ Công làng Hành Thiện . Đó là lý do tại sao vua K Đ bé nhỏ mà vua Bảo Đại to lớn, đẹp đẽ giống người cha thượng thư bí mật của ông ta.

      • VHT says:

        Những cái đàng sau của một nhân vật đều là những cái thâm cung bí sử, hiểu thêm cho biết, không mấy quan trọng. Cái quan trọng là nhân vật đó đã làm được gì cho đất nước một cách thực chất, khách quan, cụ thể, không bị lừa bịp, không bị khuếch đại, không bị xuyên tạc hay che giấu. Cho dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, hay Hồ Chí Minh cũng thế. Lịch sử luôn luôn là sản phẩm của chính lịch sử, trên cơ sở khách quan lịch sử, và nó chỉ là giá trị thuộc lịch sử đúng đắn nhất. Mọi chiêu bài chính trị có liên quan đến lịch sử trong quá khứ hay trong hiện tại, cuối cùng đều cũng chỉ là trò cười của lịch sử khách quan trong tương lai.

        VHT

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear BichThuy,

        Tôi mới nghe nói lần đầu chuyện này đó nhe.
        Tuy nhiên nên cẩn thận khi “xử lý” nhưng tin thất thiệt.
        Bởi như thế mạo phạm rất nhiều đến trước tiên tiết hạnh bà Từ Cung,
        một người được hoàng tộc cùng dân bên ngoài kính nể về đạo đức !

        Các sách báo tôi đọc được không thấy nói hay bàn về vụ này.

        Tuy nhiên về phương diện y khoa và qua thực tế ta thấy, chuyện ông BĐ to cao, trong khi ông bố thậm chí bà mẹ bé nhỏ … là chuyện bình thường.

        Ta nên biết điều quan trọng này, ông bố Khải Định đang nghèo túng (bảo là lêu lổng cờ bạc ăn nhậu và nợ như Chúa Chổm) thì tình cờ được bốc lên làm vua ! Rồi cho con đi du học ở Pháp từ bé. Bảo Đại được nuôi dưỡng ở Pháp rất “ác liệt” đấy nhé.
        Cũng sách về làng Hành Thiện, ông toà Đặng Viết Thụ cho hay, ông BĐ kể rằng vua cha cho cả một ông hoàng em đi theo làm bạn học cho dzui. Rồi một ông quan văn dậy về văn hóa với lễ nghiã Đông Phương. Mua ngay một căn biệt thự sang trong có kẻ hầu người hạ từ Việt Nam qua phục dịch. Và nhờ một ông công chức to người Pháp, từng phục vụ ở Việt Nam, làm giám sát. Vợ chồng ông này qúi và coi BĐ như con ruột, nên cố công góp sức đào tạo BĐ thành một ông hoàng thứ xịn, giống như ông hoàng bà chúa phương Tây hồi ấy. Nên cho học ăn học nói học gói học mở rất nghiêm chỉnh, như học khiêu vũ, đánh kiếm, cưỡi ngựa, đi săn bắn, lái máy bay …. bên cạnh học văn hóa phương Tây.

        Chả thế mà người ông Bảo Đại to cao, cử chỉ mạnh dạn tự tin, tư tưởng phóng khoáng, hào sảng. Ông bãi bỏ chuyện lạy chầu khi diện kiến vua (ông Trần Trọng Kim hình như là người đầu tiên được miễn lễ nghi rườm rà này khi Bảo Đại mời ông hội kiến để lập chính phủ lâm thời năm 1945). Khi chính thức nắm quyền ông bãi bỏ các qui tắc cũ của cha ông, cho lập chánh cung hoàng hậu, chủ trương một vợ một chồng, nên bãi bỏ tam cung lục viện (giống như Tây phương). Ông từng mời người trẻ có tây học như ông Ngô Đình Diệm ra làm thượng thư bộ Lại hồi thập niên 30 …
        Đáng tiếc là KHÔNG GẶP THỜI và KHÔNG THỰC QUYỀN nên Bảo Đại, một con người quá thành thật không xảo trá, mị dân, nên thua trí trong cuộc đấu đá quyền lực thời ấy. Và ông bị thân bại danh liệt do đối thủ bôi đen, ném bùn tới tấp vào cá nhân ông. Trò đời xưa nay vốn thế, nhất là trong chính trị ở các xứ nghèo, lạc hậu như ta.
        Chưa kể chính cha con BĐ cũng ko được hoàng tộc ưa thích, bởi quan niệm và phong cách thái (pro-) Tây của họ !

        Riêng về Khải Định tôi có thành kiến do đọc sử sách của các bậc tiền bối mà ra cả. Sau này mình được xem các cartes postales của Tây thực dân về triều Nguyễn cũng như sách vở có hình ảnh đàng hoàng (mua khi thăm viếng các museum của Pháp) khiến mình mở mắt ra nhiều. Khải Định đã biết cải cách trong nếp sống vương giả. Bản thân ông đã vẽ ra (design) những kiểu áo quần lai căng nửa ta nửa tây để cho phù hợp với thời thế. Rất tiếc ông thân hình “tiều tụy” do cái nghèo thuở thiếu thời mặc dù con vua cháu chúa (chỉ giòng chính và cánh nào nắm quyền lực mới khá thôi, còn lại có tiếng mà ko có miếng, nêu ko muốn nói là nghèo kiết xác và nợ lung tung), nên trông loè loẹt đỏm dáng như phường tuồng (khăn đống áo dài đi ủng cao, mang huy chương kín ngực với giải luạ to chăng chéo ngang thân với kiếm dài ….). Bảo Đại mặt mũi phương phi, tướng tá sang trọng, nên rất thích hợp hơn nhiều.
        Rồi có hình chụp Khải Định đi săn bằng súng và ăn mặc như thợ săn chính hiệu.
        Đáng kể nhất là Khải Định dám qua Pháp dự đấu xảo, tức Hội chợ quốc tế ở Paris. Nên biết chưa có ông vua nhà Nguyễn nào đi xa để mở rộng tầm mặt như thế cả. Đúng là Khải Định có nhãn quan rộng, muốn có cải cách thật sự trong triều Nguyễn nói riêng và cách cai trị dân cho quốc gia nói chung.
        Dĩ nhiên sẽ gặp nhiều chống đối từ phiá bảo thủ, từ phái cựu học, tức từ phiá sẽ có thể mất quyền lực, ko còn được trọng dụng trong triều đình và hoàng tộc ! Cũng như lắm tin đồn thất thiệt vô căn cứ tung ra từ những kẻ xấu miệng, kẻ ganh ghét, kẻ muốn cướp quyền lực ….

        Tóm lại, NÓI CÓ SÁCH MÁCH CÓ CHỨNG.
        Đừng bao giờ ăn nói vô tổ chức, khẩu thiệt vô bằng như kẻ vô lại thất học.
        Cũng như cố tập lý luận sao cho khoa học, “lô-gích-mắt-xích” [liền lạc chặt chẽ vững vàng như sợi giây lòi tói bằng sắt :-)]
        Tránh xa cái thói ngậm máu phun người ; hay nhìn vấn đề với nhiều thành kiến.
        Có khách quan lịch sử thì trước tiên mình học được nhiều điều có ích cho chính bản thân, sau nữa được người khác mến và tin tưởng vào mình.

        Thân ái,
        Lại Mạnh Cường

Leave a Reply to Ý Thiêng