WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trịnh Công Sơn: Vai anh gầy guộc nhỏ

Nhớ Trịnh Công Sơn, bao giờ tôi cũng cố gắng để vẽ Anh – theo cách riêng của tôi, bức chân dung mà tôi nghĩ là nó đủ để khái quát tất cả những gì mà anh có cũng như những gì mà tôi và rất nhiều người nữa đã và sẽ thức cùng anh trong những tháng năm dài. Rồi một lần, tôi chợt hiểu ra rằng, tôi có thể học theo cách của người Trung Hoa, tóm tắt một cuộc đời, thậm chí cả một thời đại chỉ bằng một chữ mà thôi. Với Trịnh, tôi cho rằng có thể định nghĩa cuộc đời nhiều u uẩn và tuyệt vời tài năng của anh bằng một từ duy nhất: Gầy.

* * *

1. Có không ít thiền sư tu hành viên nguyện đến mức thân xác như là một phần của cõi thinh không. Sự chết hay cái sống hầu như khó thay đổi hình thể phi phàm của những thiền sư đó. Không giống thế và không hẳn là như thế, cái nỗi gầy của Trịnh vượt qua thể xác. Dường như con tim anh, máu đã tuôn ra ngoài(Phúc Âm buồn) nên trái tim anh gầy khô cô đơn và tủi buốt đến nỗi trong rất nhiều ca khúc của anh, từ mong manh cứ dược nhắc mãi hoài (Níu tay nghìn trùng, Phúc âm buồn, Quỳnh Hương, Ru đời đi nhé…). Trên đời này có điều gì có thể gầy guộc và mỏng mảnh hơn sự mong manh? Thậm chí Trịnh đã phải khóc lên: cho tôi tay – gối mong manh (Ru đời đi nhé) hay trong vườn trăng, vừa khép những đoá mong manh (Quỳnh Hương). Hẳn là vì thế nên những lời ca anh viết, dù ở bất kỳ thời điểm hay hoàn cảnh nào, cũng làm khắc khoải và dứt day mọi con tim. Ta như thấy từng hạt máu li ti trong trái tim sầu muộn ấy không ngừng run rẩy, không hết dại khờ. Tình yêu đến với anh, đuổi theo rồi cuốn anh đi dẫu bằng những nhịp nhạc chậm, buồn đến mấy; cuối cùng vẫn là Tự làm khô héo tôi đây (Chiếc lá thu phai). Những lời ca, những cách chiết từ diệu hiệu của Trịnh đã đưa cái nỗi gầy của anh thành rất riêng, thành cái ảo điệu của sự xót xa: Lá xác xơ cây (Cát bụi) bởi cuộc đời mà anh biết rõ, chỉ là Ðoá hoa vàng mỏng manh cuối trời (Như một lời chia tay).

2. Tôi đã nghe những bài ca của anh hàng trăm hay hàng ngàn lần – tôi không nhớ nữa. Rất nhiều khi tôi viết trong sự vỗ về, nâng dìu, thôi thúc từ tiếng nhạc của anh. Chỉ tiếc là chẳng bao giờ tôi viết được như tôi muốn cũng như chưa khi nào tôi thuộc nổi một bài hát của anh thật trọn vẹn. Thế nhưng, chữ gầy thì hoàn toàn khác. Không phải là nhớ nữa mà nó giống như một mũi khoan cứ nhẹ nhàng, da diết khoan mãi vào tiềm thức của tôi. Trịnh đưa tôi đến với mùa Xuân bằng Rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng qua đời(Ngẫu nhiên). Anh cho tôi hiểu rằng cuộc đời anh trăn trở nhiều lắm, thức cùng ai nhiều lắm nên Ngày đi, đêm tới, còn chút hao gầy(Nghe những tàn phai). Tình yêu trong những bài ca được viết từ con tim luôn rỉ máu của anh ướt đẫm nước mắt tủi buồn. Không hiểu Trịnh có quan niệm cái đẹp giống như cách định nghĩa của Khổng Tử (551-479tr.CN): Nữ dĩ nhược vi mỹ? Chỉ những thiếu nữ gầy mới được coi là đẹp. Hoặc giả, theo cách duy lý của Kinh thi, Yểu điệu thục nữ. Quân tử hảo cầu. Chỉ những cô gái tha thướt, nhẹ nhàng mới đáng để ta cầu xin tình yêu và cuộc sống chung với nàng?

Tôi đặt ra câu hỏi trên vì tôi thấy Trịnh đam vướng và luỵ uẩn lắm với nỗi gầy. Vai em gầy guộc nhỏ (Như cánh vạc bay) nên Trịnh phải Gọi thơm hao gầy, gọi buồn ngất ngây (Gọi tên bốn mùa) để Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh (Gọi người yêu dấu)…

3. Nhưng đến một ngày tôi chợt biết cái mà mình nghĩ thật ra đúng là mình chưa hiểu Trịnh bao giờ. Dương Trung Quốc cho rằng thay đổi chuyện xây dựng ở đồi Vọng Cảnh là giấc mơ của sự ảo tưởng chân thành. Còn tôi, từ lâu lắm rồi, tôi luôn nghĩ về Trịnh bằng cái duy triết của sự mù mờ chân thành. Trịnh là một triết gia. Tôi khẳng định mà không hề băn khoăn một chút nào. Thậm chí, khẳng định chắc chắn đến nỗi tôi có thể bất kể mọi lời phản bác. Tất nhiên, trong lịch sử chưa hề có ở đâu cũng như chưa hề có ai nói nhạc sĩ là một triết gia. Nhưng tôi đoan chắc rằng, cũng không ở đâu trên trái đất này, kể từ khi có loài người, lại có một nhạc sĩ sáng tạo và triết lý nhiều đến thế về cuộc đời như Trịnh Công Sơn. Chỉ riêng chuyện sử khiến ngôn từ, Trịnh đã đạt đến độ thượng thừa.

Vì lẽ này, tôi nghĩ rằng, những đôi vai gầy trong các ca khúc của anh, sở dĩ nó nhiều đến thế là bởi anh duy ngẫm trên nền triết lý không-thời gian (time-space) bất tận của kiếp người. Trước những thách đố đản nghiệt của cuộc sống, số phận của con người gầy guộc lắm. Hạnh phúc thực ra là cái mỏng manh, nỗi gầy muôn thuở trong sự điệp trùng đắng cay và chua xót. Nếu không hiểu như thế, Trịnh không thể viết những câu như tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai (Còn tuổi nào cho em); Vòng tay đã xanh xao nhiều, ôi tháng năm (Mưa hồng)… Một vòng tay xanh xao; một buổi chiều có thể đi vào vườn mắt; hay một cây cơm nguội vàng suốt đời nằm bên cây bàng lá đỏ rồi một bờ cỏ non để cho ai kia – Tất Cả; phải mộng mị suốt đời… là ngôn từ và cái hằng nghĩ của triết gia. Cây cơm nguội héo mòn đứng bên cây bàng đang bật chồi, thổn thức đó thôi. Nhưng với Trịnh, nó phải nằm bởi bất lực trong sự giãi bày.

4. Sống trên đời, đôi vai của Trịnh Công Sơn gầy guộc lắm. Gầy đến nỗi anh mất đi rồi, tên anh vẫn gầy khô trong mọi con đường. Cách đây mấy năm, nhớ về anh tôi viết Trịnh Công Sơn và những con đường. Chắc hẳn Trịnh biết rõ điều này khi anh đã từng hát rằng Ta xô biển lại sông về đâu? (Sông về đâu). Hàng ngàn năm nay có ai hát về nỗi buồn hay, da diết và làm đam đắm lòng người như Trịnh hay không? Câu trả lời tự nó đã có rồi. Ðiều mà tôi hiểu, cái phi thường, tuyệt nghĩ và thiên tài của Trịnh là những bài ca của anh càng buồn bao nhiêu thì ta lại càng yêu mến cuộc đời bấy nhiêu. Ðó là điều không phải ai cũng làm được. Trịnh nói Ta ru ta ngủ vùi nhưng anh thức suốt biết bao đêm và, không ai còn muốn ngủ nữa khi nghe câu hát đó. Tại sao Vai em gầy guộc nhỏ nhất thiết phải nằm trong bài Như cánh vạc bay? Tại sao có thể Cho tay em dài để gầy thêm nắng mai (Hạ Trắng)?…

Trịnh tự ví mình gầy khô đến nỗi Thân mong manh như cây sậy hiền (Níu tay nghìn trùng), và cuộc đời anh còn khô gầy hơn nữa, bởi anh là Cơn gió ở trọ bao la đất trời (Ở trọ). Tôi cứ băn khoăn vì nỗi Trịnh đau đắm với chữ gầy. Chắc chắn anh đã yêu đất nước có hình dáng gầy cong này lắm. Bởi anh là một trong những người hiểu rõ nhất mảnh đất hình chữ S mà anh sống đến trọn đời, có muôn vạn kiếp người gầy guộc đứng bên anh. Những trái tim luôn thao thức và trăn trở giống như Trịnh không thể không héo khô bởi những đau nhức, gầy mòn…

* * *

Thắp một nén hương để tưởng niệm Trịnh Công Sơn là thêm một lần tôi hiểu hơn một chút, về anh. Tôi đã biết rằng anh cảm nhận cuộc đời mình giống như Người già co ro ngồi bên bếp lửa(Người già em bé). Lửa nóng lắm nên cuộc đời càng dễ hao gầy lắm. Và nước mắt cứ chảy để Mưa ướt đôi vai mềm(Mùa thu mây ngàn) cho ai đó, cho anh. Trịnh ơi! Ngày xưa cụ Nguyễn Tiên Ðiền tự vấn Bất tri tam bách dư niên hậu; Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Nguyễn Du cho rằng chẳng ai khóc vì ông sau ba trăm năm nữa. Nguyễn đã sai rồi. Bây giờ, tôi không dám mạo muội phân chia lằn ranh nhỏ hẹp Trịnh – Nguyễn nhưng tôi tin anh cũng đã sai khi nói Này em có nhớ, gì tôi? (Này em có nhớ)

Bất cứ nơi nào tôi đến trên Ðất Việt dấu yêu, đều được nghe những lời ca của anh. Tài năng của anh thực sự đã đem đến một định nghĩa khác về chữ gầy. Anh cô đơn và lạc lõng trong cuộc đời mập ú những bon chen. Những giọt nước mắt của anh làm sỏi đá bớt khô gầy. Những lời ca của anh gầy mỏng như ngọn gió bởi nó ở trọ bao la đất trời(Ở trọ) và, dẫu cuộc đời có sớm nắng, chiều mưa như Tố Hữu đã nói đi nữa thì anh vẫn Ở trọ bên trong mắt người. Ở trọ là một định nghĩa khác về sự gầy mòn của thân phận và thời gian. Nhưng với Anh, đó là lần ở trọ, nỗi gầy “mong manh” nhất của tình yêu và của sự vĩnh hằng.

Nguồn: Dân Luận

22 Phản hồi cho “Trịnh Công Sơn: Vai anh gầy guộc nhỏ”

  1. Tiên Ngu says:

    Phải, đúng là…vai anh gầy guộc nhỏ, cho nên anh,
    không thể nào có được cái dũng của một sĩ phu…

    Anh sinh ra và lớn lên ở miền Nam tự do, được tung tăng cắp sách đến trường, học điều hay lẽ phải, thương người như thể thương thân. Được đùm bọc, bảo vệ ở hậu phương yên lành để phát triển tài ca nhạc…

    Nhạc của anh dười hình thức nào, cũng được tự do phổ biến, toàn dân miền Nam tự do ngưỡng mộ, quí trọng anh vô ngần. Thậm chí nhịn ăn để trốn lính, né đi nhiệm vụ của nam nhi thời loạn bảo vệ tự do cho quê hương; anh cũng được người che chở, thiên hạ ai cũng thông cảm, vì quí cái tài ca nhạc.

    Nhưng khi Việt Cộng chiếm miền Nam, toàn dân miền Nam nín thở, kinh hoàng; giặc Cộng lùng giết các viên chức địa phương, hùng hổ đập phá mồ mả những người đã chết,
    Thì anh…hồ hỡi, nối vòng tay lớn với quỉ đỏ!
    Toàn dân miền Nam tức tưởi, nghẹn ngào…

    Và, ngày tháng dần trôi dười sự khắc nghiệt của giặc Cộng, người dân miền Nam thầm lặng chịu đựng khổ sai…thuỷ hại, kinh tế mới, đánh…”tư sản mại bãn”, đỗi tiền, ăn đói mặc rách, chết non…
    Hằng triệu người không chịu đựng nỗi, phải liều chết, bỏ xứ ra đi. Bị bắt, bị giết, bị tù đày, bị hãi tặc, bị phong ba, bị…gì gì đi nữa, họ cũng chấp nhận, miễn là không bị Việt Cộng cai tri!

    Ấy thế mà, là một người dân của miền Nam, một người của công chúng miền Nam, được toàn dân miền Nam thương yêu…
    Anh…nín thinh, vô cãm, trước cái khổ nạn của toàn dân.
    Không một lời, không một bài ca, tiếng hát, nghe cho phải đạo…

    Ngược lại, anh lại…ca tụng cộng sản, tung hê họ lên mây…

    Ánh sáng Mạc Tư Khoa, tàu thống nhất Nam Bắc…

    Tội nghiệp dân…ngu, họ được anh ru mà…an phận. Quên đi cái thân phận…người sống chẳng ra người!

    Luân thường đạo lý của người Việt nam, xã hội VN, sau này nếu thoát tay giặc Cộng, ắt hẳn các nhà xã hội học VN phải mất hàng thế kỷ dài, mới gầy dựng lại được những gì đã mất…

    Giá như mà anh mất đi trước hoặc ngay cái ngày 30 tháng tư 1975, thì hay quá…

    Ngày nay không cần phải được văn nô Việt Cộng, hay những con nai vàng ngơ ngác, chúng xúm lại bơm anh lên…

    Tình ca Trịnh công Sơn, một cách chân thật, vẫn mãi mãi thắm sâu, lắng đọng lòng người…

    • VIỆT says:

      Ý kiến bác quá hay, cảm ơn bác.
      Dân miền Nam phải căm thù tên TCS này.Hắn được giao cho cái công tác tựa như Tố Hữu, ngòai Bắc Tố Hữu dùng thơ mình để dấy lên những chiến dịch tàn sát dân (CCRĐ),thơ hắn nung chí bộ đội chết mù quáng . Ngược lại nhạc TCS dùng để ru ngủ thanh niên miền Nam mất ý chí đấu tranh.Tố Hữu và TCS công cán ngang nhau, trách sao hắn không có tên đường !!! Bởi thế Không có gì phải tôn vinh dòng nhạc của hắn.

  2. ky nguyen says:

    - Bài hát “Nối vòng tay lớn” được phổ biến rộng rãi ở miền Nam trong phong trào HSSV năm 1960.

    - Khoảng 3g chiều 30-4-1975, trên Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có tiếng của Trịnh Công Sơn: “Tôi là Trịnh Công Sơn…”, rồi cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.

    Chừng nào sự nghi ngờ và lòng hận thù giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo không được xóa bỏ thì nhân loại chưa thoát khỏi mối đe dọa của gây cấn, chiến tranh và hủy diệt.

    Sống trong một thế giới như vậy, “Hòa giải và Yêu thương” giữa con người và con người, giữa các tín ngưỡng gia và các quốc gia đã trở thành thông điệp khẩn thiết. Đó cũng là thông điệp mang tính sống còn cho mỗi dân tộc, mỗi đất nước chậm phát triển đang hướng đến một nền kinh tế, một xã hội phát triển và văn minh, trong đó có Việt Nam.

    Riêng đối với Việt Nam chúng ta, cuộc chiến tranh 30 năm đã để lại những hệ lụy, không chỉ với vật chất, mà cả về tinh thần không dễ dàng hàn gắn. Tâm lý mặc cảm hoặc ngược lại là thành kiến còn tồn đọng trong một số bộ phận dân tộc, ở trong và ngoài nước.

    Mối bất hòa giữa các tôn giáo tín ngưỡng nặng nề ở một số quốc gia trên thế giới cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến nước ta. Và cả những bất đồng giữa các quyền lợi cục bộ giữa một số bộ phận với quốc gia có nguồn gốc từ thời quá khứ.

    Sự khác nhau trong nhận thức và quan điểm về đường lối phát triển và hội nhập đất nước trong các cấp. Sự phân cách giữa đông đảo nhân dân với một số quan chức chưa làm tròn vai trò “đầy tớ nhân dân”.

    Những bất hòa, bất đồng và trái ngược đó ảnh hưởng to lớn đến ước mong xây dựng một xã hội lành mạnh, hài hòa và văn minh, cản trở lớn sự nghiệp phát triển đất nước sớm tiến gần với các nước khác trong khu vực và thế giới.

    Hy vọng, những tồn đọng nói trên sẽ dần dần được hóa giải trong tinh thần “Hòa giải và Yêu thương”:

    “Giòng máu nối con tim đồng loại

    Dựng tình người trong ngày mới

    Thành phố nối thôn xa vời vợi

    Người chết nối linh thiêng vào đời

    Và nụ cười nối trên môi”

    để đất nước thân yêu sớm thực sự là một nước Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh.

    • noileo says:

      “Chừng nào sự nghi ngờ và lòng hận thù giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo không được xóa bỏ thì nhân loại chưa thoát khỏi mối đe dọa của gây cấn, chiến tranh và hủy diệt.” (ky nguyen)

      Đúng vậy, vì thế chừng nào còn cộng sản ác quỷ, thì nhân loại chưa thoát khỏi mối đe dọa của gây cấn, chiến tranh và hủy diệt, cũng như chừng nào còn chế độ cộng sản hồ chí minh ác quỷ thì chừng nấy lòng hận thù giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo không được xóa bỏ

      Bởi vì chế độ cộng sản hồ chí minh ác quỷ vẫn từng ngày từng ngày kích động hận thù dân tộc, là nguyên nhân của mọi chia rẽ, là nguyên nhân của hiện trạng bi thảm ngày nay của VN.

      Từng ngày, từng ngày rao giảng những luận điệu bịp bợm “cách mạng tháng 8 đánh đổ thục dân phong kiến giành độc lập” & “19-5 sinh nhật bác hồ” & “ngày độc lập 2-9″ & “TOÀN DÂN theo bác hồ & đảng cs xây dựng chủ nghĩa xã hội & giải phóng miền nam” & “bác hồ và đảng cs yêu dân yêu nuớc VN” & “thống nhất & giải phóng & chống mỹ” mà thực chất là chống VN… trí thức bắc hà cực đoan đã đang tiếp tay chế độ cộng sản hồ chí minh kích động hận thù & chia rẽ dân tộc & làm ngu dân trí & lừa dối người dân & câu giờ & củng cố cho chế độ cộng sản hồ chí minh phản quốc tàn dân hại nuớc

    • Ngọc says:

      Ông Ky Nguyen says : Một đất nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh !!???
      Sao nghe mĩa mai như đang chửi thế ông :
      – VN hòa bình, không còn giặc để đánh nên CA ND bèn đánh dân cho giản gân giản cốt !
      – Thống nhất ?? Ải Nam Quan, thác Bản Giốc đang ở đâu ?
      – Độc lập : có độc lập khi phải lệ thuộc vào Trung Cộng hay là nói gì gật nấy ?
      – Dân chủ : Bao nhiêu người bị tù vì dám nói 2 chữ yêu nước !
      – Gìau mạnh : Tư bản đỏ VN hiện nay đang giàu nhất ĐNÁ !

  3. kenny says:

    Nay TaTon ,Ong dung la ca me mot lua,hay dung dau oc mot ty
    (BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)

  4. Tran Tien says:

    “Rằng hay thì thật là hay …
    Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !! ”
    Đầu hắn có một cái mào ,
    Gặp bác của hắn cất đầu ca vang …
    Mọi người bầm …hết ruột gan …

  5. Lê văn Ty says:

    Trịnh Công Sơn đã ra người thiên cổ. Để cho người chết được yên thân, nên tôi thôi không muốn tiết lộ thêm những sự thật đời thường về anh ta nữa.
    Không dối gì, tôi biết về TCS khá rõ ở những năm trước 75, bởi nhà tôi cách nhà anh ta (ở Huế) có mấy căn và cũng là dân Sư phạm Qui Nhơn với nhau. Thật tình thì anh ta cũng “xoàng” thôi, không là “thánh” như nhiều người ngồi tưởng tượng để rồi viết ra như kiểu “nhập đồng”.

  6. thụyvi says:

    Có người cho ông Trịnh Công Sơn dùng chữ dễ dàng như lấy từ trong túi áo. Vâng đúng vậy, không ai phủ nhận điều này. Chữ nghĩa của ông đẹp lắm, vì những chữ nghĩa đó được cưu mang được thấm đẫm bởi máu và mồ hôi của hàng triệu người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước để bảo vệ hai chữ Tự Do. Sau năm 1975, ông sống hèn hơn tôi tưởng, chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp xác người trôi dạt khắp biển Đông. Chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp những trại tập trung cải tạo. Chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp những thân phận tù đày khổ sai trên khắp cùng rừng núi. Mỗi ngày ông TCS nhâm nhi rượu Tây rượu Mỹ, ông đem những chữ nghĩa đẹp của ông để ngất ngây say đắm ca ngợi cái xã hội ông đang sống mà mỗi ngày chung quanh ông có hàng triệu người đói cơm thiếu mặc. Ông đem những chữ nghĩa đẹp của ông để thiết tha ca tụng cái xã hội ông đang sống mà mỗi ngày chung quanh ông có hàng triệu người bị đòn thù bách hại.
    Ông chết. bạn bè ông trong nước, người nặn tượng, kẻ vẽ tranh, sùng bái ông [ tôi cũng vẽ một bức, vẽ chính con người của ông - mặt mày lơ láo, tóc tai dựng đứng. Bức vẽ này tôi gởi về địa chỉ nhà ông ].
    ( Trích trong CHUYỆN PHẢI VIẾT của thụyvi )

  7. Chris says:

    Co tai nhung khong co duc.

  8. kenny says:

    Nhac rat hay nhung da di lam duong ,lac loi …de cuoi doi tien thoi luong nan ,di ve lan dan ,dang thuong .

    • TaTon says:

      Đường nào mà bảo là lầm?!,
      Biết đâu con đường của bạn lại dẫn vào hầm phân hôi?!?
      Cõi đời này, ai cũng thế thôi,
      Kể cả “cha”, cả “chuá” cũng chỉ là mềm môi mà nói càn !!!

      • Mai Tran says:

        Ai cũng thấy là TCS tài hoa. Nhạc TCS chỉ thăng hoa dưới chế độ NGỤY.Các bài TCS viết sau 4/75 thường là miển cưỡng, như:Em ở nông trường ,anh ra biên giói ,Em là Hoa hồng nhỏ,,..kiểu vuốt đuôi như:Huyền thoại mẹ,Em ra đi nơi này vẫn vậy (sic). Nhạc sĩ đắm chìm bên men rượu rồi ra đi; không dám viếtmột bài nào cho Quê hương dân Tộc . Ngày nay được “thiên tài ĐẢNG TA “coi như là phe mình chính hiệu ? Ai mà đụng tới Tịnh thì bị xúm lại đánh cho tơi tả,

      • Bui Hao says:

        Người ta vẫn hát nhạc TCS ở khắp nơi: Vai em gầy guộc nhỏ,như cánh hạc về chốn xa xôi… Đôi lúc Nhạc Sĩ than “Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bò loài người.Còn EM ,Em đã phụ người”TCS ít nữa củng tin vào ơn trên cao cả . Còn TaTon thì sao ?

      • TaTon says:

        Ton ta lúc đầu thì thấy là ơn dưới cũng kaokwý không thua gì ơn trên, nhưng rồi nghĩ lại thấy chẳng có ơn khỉ gì cả, hắn như rứa thì hắn như
        rứa thôi! ”Thầy là không, trò cũng là không, không tội, không phước, không đức, không công!” mà! Nhớ TạTốn nói không???

  9. Anh có cái Tài cũng như Tố Hưũ , Nhưng cái Tài của anh đem đi phục vụ cho một bọn người bán nước và hành hạ dân tộc.Cái tài đó không đáng để cho nhân loại hay đời sau ,sùng bái ,kính nể ,trân trọng .Cái tài không phủ lấp được cái tội .lịch sữ không thiên vị ,
    kẻ ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS .kẻ đó đáng bị quyền rũa

    • Kẻ đó là thần tượng của anh , chớ không phải của tôi’
      Tội lỗi cho một kiếp làm người ,mà phản lại đồng bào đã trân trọng về Hắn

      • Mai Tran says:

        TCS thân với Anh em NPNgọcTường nổi tiếng chống Mỹ ở Huế mà không dám nhảy núi (Theo VC). Sau 4/75 về Huế nương thân lại bị NPN Tường bắt viết lại TỰ KIỂM ( chưa thành khẩn ?) nên giận bạn mình một đổi.Sau nhờ có Vỏ bọc VVK nên ít bị làm khó dể tại SG.TCS nào dám viết nhạc “TRÁI LỀ ” , Thông cảm cho nhạc sĩ đi bạn.

  10. Hwy Tse says:

    HOAN NGHÊNH

    Bài viết có giá trị và rất hay, v.v…
    Cảm ơn tác giả và Báo ĐCV Online !

    Hwy Tse

    • Hwy Tse says:

      VAI EM GẦY GUỘC NHỎ….

      1) TCS bao lần nhịn ăn cho GẦY, thiếu cân hầu qua cửa ải tuyển mộ nhập ngũ… cho nên ông ta ỐM là phải rồi.

      2) Hầu như Đất nước tao loạn, xã hội nhiễu nhương ,… thường là nơi sản sinh ra THIÊN TÀI.

      3) Trong khoảng 600 bản nhạc do TCS sáng tác mà hầu hết là những BÀI THƠ TUYỆT TÁC, có thể nói VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU trong nền VĂN HỌC Việt Nam.

      4) Trong tương lai, khoảng 50-100 năm nữa, các bài thơ của TCS sẽ được giảng dạy trong chương trình VĂN HỌC của bậc Trung và Đại học VN.
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

      • HẰNG says:

        Đúng rồi, sau 30/4/1975 hắn đã từng tâm sự trên báo : phải nhịn ăn cho suy dinh dưỡng để khỏi đi lính. Vai hắn gầy là phải ! Nhưng sau 1975 vai hắn còn gầy… thảm hại do… hèn hạ !!
        Nhạc và lời chả có gì hay, chẳng qua thời đó nghe lạ tai mà SV thích. Hiện nay tôi không nhá nỗi , chán phèo !
        Một tên trí thức hèn, về sau không viết 1 bài gì cho ra hồn vì hắn chỉ biết đắm mình trong rượu và gái.

Leave a Reply to Ngọc