WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trao đổi ý kiến về “Ải Nam Quan trong hiện tại”

Bài viết “Ải Nam Quan trong hiện tại” đã được đón nhận một cách nhiệt tình – cả ở trong lẫn ngoài nước. Nhiều trang mạng đã góp phần chuyển tải bài viết đi khắp nơi. Ngoài những trang mạng có tiếng tăm, còn có sự góp sức của rất nhiều trang blog của cá nhân và tập thể. Trong tình hình mà tự do tư tưởng và tự do ngôn luận vẫn còn là một ước mơ chưa có thực của nhân dân ta – nhất là của giới trí thức, sinh viên và học sinh quốc nội, việc phổ biến rộng rãi những bài viết thuộc các đề tài “nhạy cảm” (bị cấm kỵ) đến độc giả ở khắp nơi là một thành quả đáng mừng. Nó chứng tỏ sức mạnh của Internet trong thời đại mà Tự do Internet (Internet Freedom) đang dần dần trở thành mục tiêu hàng đầu không chỉ của nhân dân ta mà của cả thế giới – kể cả nhân dân Trung Quốc.
Như tôi đã nói trong lời phi lộ, do gặp khó khăn trong việc sưu tầm và đánh giá tư liệu, bài viết này chưa thể trở thành một công trình nghiên cứu khoa học mà chỉ có thể được coi như một bài viết thuộc thể loại báo chí. Những kết luận nêu ra trong bài viết chỉ là những kết luận tạm thời, thậm chí là những phỏng đoán, mặc dù là phỏng đoán có chứng cứ. Cần bổ sung thêm nhiều tư liệu, nhiều chứng cứ để biến chúng thành những kết luận, những khẳng định mang tính khoa học.

Tôi đã cố gắng tìm đọc những ý kiến phản hồi xung quanh bài viết. Trong bài này, chỉ xin nói rõ thêm về một số vấn đề mà anh Trương Nhân Tuấn đã nêu ra trong một bài viết khá chi tiết đăng trên trang mạng talawas vào ngày 22.3.2010 . Do khuôn khổ của một bài báo, chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề, những điểm còn lại sẽ dành lại cho những dịp khác.
 

1) Về cột mốc số 19:

Bài viết của anh Trương Nhân Tuấn đã làm rõ thêm một dữ kiện rất quan trọng: đó là sự thay đổi vị trí của cột mốc biên giới số 19.

Ảnh 1: Trích biên bản ngày 21.4.1891 của Uỷ ban Phân định Biên giới Việt-Trung, Ảnh 2: Ảnh cột mốc 19 do Bộ Ngoại giao VN công bố

Căn cứ vào tài liệu do tác giả cung cấp (ảnh 1), cột mốc số 24 (tức là cột mốc về sau mang số 19) được ghi chú như sau: “sur le sommet placé(e) en face du fort chinois de Kouei Tao” . Tạm dịch: trên đỉnh, trước mặt đồn (hay công sự) Kouei Tao của Trung Hoa. Như vậy, cột mốc 19 nằm trên đỉnh đồi chứ không phải ở dưới thấp. Khi Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố bức ảnh chụp cột mốc số 19 (ảnh 2), họ đã vô tình chứng minh cho việc cột mốc biên giới đó đã bị dời đi so với đường biên giới pháp lý cuối thế kỷ 19.

Qua sự kiện này, có thể nói những tài liệu quý giá mà anh Trương Nhân Tuấn bỏ công sưu tầm đã góp phần rất lớn cho việc nghiên cứu chủ đề “Ải Nam Quan”, nhất là trong tình trạng thông tin về chủ đề này bị che giấu, bưng bít hay xuyên tạc.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là: cột mốc này nằm trên đỉnh của quả đồi nào? Căn cứ vào ảnh 3 và ảnh 4, ta thấy cột mốc đó phải nằm trên đỉnh của quả đồi ở phía đông của Ải Nam Quan (phía bên phải của hai tấm ảnh):

Ảnh 3 : Ải Nam Quan nhìn từ phía Việt Nam

Ảnh 4 : Ải Nam Quan nhìn từ phía Việt Nam

Trong tấm ảnh số 5 sau đây, quả đồi này nằm ở phía tay trái (vì đây là ảnh chụp từ phía Trung Quốc):

Ảnh 5 : Ải Nam Quan nhìn từ phía Trung Quốc

Nhưng theo ý kiến của anh Trương Nhân Tuấn, cột mốc đó nằm trên đỉnh của quả đồi có hai đường hầm đi qua dưới chân (xem ảnh 6).
Chỉ cần so sánh các tấm ảnh nói trên, chúng ta cũng có thể thấy hai ngọn đồi này hoàn toàn khác nhau. Đó chính là điểm khác biệt giữa lập luận của tôi và lập luận của anh Trương Nhân Tuấn. Đó cũng chính là lý do khiến tôi đặt nghi vấn về sự thay đổi vị trí của cửa ải khi phía Trung Quốc xây dựng lại cửa quan nổi tiếng này.

Ảnh 6 : Quả đồi phía đông của Hữu Nghị Quan ngày nay

2) Về Tòa nhà kiểu Pháp:
Chúng ta hãy xem xét lại hai tòa nhà: tòa nhà trong tấm ảnh “quân Pháp đầu hàng quân Nhật vào tháng 9 năm 1940” do Chân Mây sưu tầm (ảnh 7) và Tòa nhà kiểu Pháp tại Hữu Nghị Quan ngày nay (ảnh 8). Qua phân tích phản biện của anh Trương Nhân Tuấn, tôi thừa nhận mình đã đánh giá chưa thật chính xác khi viết rằng hai tòa nhà này “rất giống nhau”.

Ảnh 7 : Quân Pháp đầu hàng quân Nhật (1940)

Ảnh 8 : Tòa nhà kiểu Pháp tại Hữu Nghị Quan hiện nay

Tuy nhiên, trong bài viết, tôi cũng không hề kết luận rằng hai tòa nhà này là một. Hơn thế nữa, tôi không đưa ra kết luận, mà chỉ đưa ra một cách lý giải khác để thay cho cách lý giải của phía Trung Quốc. Xin trích lại nguyên văn:
“… chúng ta có thể tìm ra một cách giải thích tương đối hợp lý hơn về nguồn gốc của Tòa nhà kiểu Pháp: Tòa nhà kiểu Pháp là của người Pháp, do người Pháp xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 20 cho đến trước năm 1940. Sau này, khi xây lại Hữu Nghị Quan, phía Trung Quốc đã dời cửa quan đến một vị trí khác trên lãnh thổ Việt Nam, vì thế tòa nhà kiểu Pháp lọt vào lãnh thổ Trung Quốc. Và để hợp lý hóa việc một ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp lại nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã bịa đặt ra câu chuyện “Lâu đài Pháp Quốc được xây dựng dưới thời vua Quang Tự”.

Điều cần nhấn mạnh là: cho dù hai tòa nhà đó không phải là một, lập luận tôi nêu trên đây vẫn có thể đứng vững.
Anh Trương Nhân Tuấn viết: “Nên biết, hiện nay, không chỉ ở việt Nam, mà nhiều thành phố các tỉnh Hoa Nam vẫn còn rất nhiều kiến trúc Pháp được xây dựng từ thời đầu thế kỷ 20. Vùng Hoa Nam là vùng thuộc ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Pháp. Tại Côn Minh (Vân Nam) có nhiều dãy phố cất theo lối Pháp. Tại Long Châu, tòa lãnh sự của Pháp được xây theo lối Pháp. Ở vùng nhượng địa Quảng Châu Loan (bán đáo Quỳnh Châu, Quảng Đông), cả một khu phố lớn được xây cất theo lối Pháp. Ở Thượng Hải, mỗi khu phố là một nét kiến trúc khác nhau, có nơi giống Anh vì là tô giới Anh, có nơi giống Pháp vì thuộc tô giới Pháp v.v…Ta không thể dựa vào lý do tòa nhà xây theo lối Pháp mà kết luận rằng nhà đó của Pháp.”

Tôi xin mạn phép bác bỏ lập luận này.

Điều chúng ta có thể đồng ý với nhau là: trên lãnh thổ Trung Hoa, có thể có rất nhiều ngôi nhà xây theo kiểu Pháp. Nhưng nếu là nhà xây trong tô giới Pháp hoặc là tòa lãnh sự của Pháp thì không thành vấn đề, vì người Pháp xây nhà kiểu Pháp trên lãnh thổ một quốc gia khác là chuyện bình thường. Ở các vùng tô giới hay nhượng địa, việc nhà cửa được xây theo kiểu Pháp hay kiểu Anh cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là tại sao chính phủ Trung Quốc (nhà Thanh hay Quốc dân Đảng?) lại xây trụ sở của một cơ quan công quyền ngay tại biên giới mà lại xây theo kiểu Pháp thay vì theo kiểu Trung Hoa? Hơn nữa, cho dù chính phủ Trung Hoa ngày xưa có làm cái công việc đáng gọi là kỳ cục đó thì chính phủ Trung Quốc ngày nay chắc hẳn phải có vô số bằng chứng để chứng minh lai lịch của Pháp Quốc Lầu; tại sao lại phải bịa đặt chuyện tòa nhà đó được xây dưới thời vua Quang Tự? Đó mới là lý do khiến chúng ta đặt nghi vấn.

Xin lưu ý rằng khu vực ải Nam Quan thuộc tỉnh Quảng Tây, là địa phương mà chính quyền Trung Quốc gọi là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Zhuang Autonomous Region of Guangxi) . Đó là một vùng kém phát triển về kinh tế và văn hóa so với tỉnh Quảng Đông – một trong những tỉnh giàu có và văn minh nhất của Trung Quốc ngay từ thời trung cố.
Mặt khác, tôi cũng không thể đồng ý hoàn toàn với lập luận của anh Trương Nhân Tuấn về địa điểm của tòa nhà trong tấm ảnh chụp quân Pháp đầu hàng quân Nhật (ảnh 7). Theo anh, tòa nhà này chỉ có thể nằm ở Lạng Sơn. Tôi không hoàn toàn bác bỏ ý kiến này, vì chỉ cần nhìn vào tấm bưu ảnh của P. Dieulefils (ảnh 9), ta thấy ở Lạng Sơn có thể có một tòa nhà giống như thế:

Ảnh 9 : Lạng Sơn – Các trại lính

Nhưng tòa nhà đó vẫn có thể hiện diện ngay tại Đồng Đăng, nghĩa là chỉ cách ải Nam Quan từ 4 đến 5 km, như tôi sẽ trình bày sau đây.
Anh Trương Nhân Tuấn đã viết một đoạn khá dài để bác bỏ lời chú thích của tác giả Chân Mây dưới tấm ảnh “quân Pháp đầu hàng quân Nhật”. Nguyên văn lời chú thích: “Liên quân Pháp-Việt (trường Sĩ quan Đồng Đăng). Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật (25.09.1940)”. Về việc có hay không có “trường sĩ quan Đồng Đăng”, tôi xin dành câu trả lời cho tác giả Chân Mây hoặc những người am hiểu về tình hình quân sự dưới thời Pháp thuộc. Tuy nhiên nếu bỏ cụm từ “trường Sĩ quan Đồng Đăng” thì câu chú thích sau đây: “Liên quân Pháp-Việt – Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật” vẫn hoàn toàn có ý nghĩa, bởi vì “bảo vệ ải Nam Quan” là bảo vệ phòng tuyến biên giới mà trung tâm là ải Nam Quan, chứ không phải là “bảo vệ Nam Quan cho người Trung Hoa”.

Anh Trương Nhân Tuấn nhận xét về Đồng Đăng như sau: “Đồng Đăng là một huyện nhỏ, nếu không nói là một làng nhỏ gần biên giới, cách Nam Quan 2km5. Dưới thời Pháp thuộc, Đồng Đăng có một đồn binh gồm vài chục lính biên phòng. Đây là một vùng còn rất nghèo của Việt Nam, huê lợi chính ngày xưa là cây hồi (đinh hương). Dân số phần lớn là người dân tộc gốc Tày, Nùng. (…) Người ta không thể dựng một trường đào tạo sĩ quan, những người chỉ huy tương lai, ở một vùng biên giới cực bắc, đèo heo hút gió, việc tiếp liệu khó khăn, thường xuyên bị thổ phỉ quấy nhiễu.”

Đây là một suy luận hoàn toàn mang tính chủ quan. Mặc dù Đồng Đăng chỉ là một làng nhỏ, nhưng ở đó không phải chỉ có “vài chục lính biên phòng”. Làng Đồng Đăng thì nhỏ, nhưng ở đó người Pháp vẫn bố trí một (hay nhiều) trại lính (casernes) rất lớn. Chỉ cần nhìn vào tấm bưu ảnh số 791 của P. Dieulefils (ảnh 10) là có thể thấy điều đó. Cần chú ý là trên bưu thiếp ghi casernes (những trại lính) chứ không phải caserne (một trại lính).

Pages: 1 2 3

Phản hồi