Tình cha
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, “Ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây?”.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, “Ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm”. Chị sầm mặt xuống: “Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?”
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, “Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên”.
Anh năn nỉ, “nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về”.
Chị thở dài, “Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau”. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn.
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là 1 thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm “… đàn… klavia… con muốn…” Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi “Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?” Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu. Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -”Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con…”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg …
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
(Nhận được qua e-mail, không rõ tác giả)
Người buốn nhất trong câu chuyện này, chính là tác giả . Tôi biết chắc như vậy, vì tôi chính là tác giả của câu chuện này.
Tôi buồn vì có rất nhiều commnet hay và tình cảm mà tôi không được biết
Tôi buồn vì đã có hàng chục trang báo mạng có tiếng tăm, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn blog đăng lại bài này, mà ̣đến nay tôi mới biết. Tôi không buồn vì không một trang mạng nào ghi tên tác giả. Tôi buồn vì trong hàng trăm báo mạng đăng lại bài này, không có một trang nào ̣đăng ̣đúng tên nguyên bản của bài viết. Tên của câu chuyện nguyên bản là Tiết Tấu Việt, tôi chỉ đăng trên blog của tôi chứ chưa hề chia sẽ cho báo nào cả. Tiếc rằng, Qua một thời gian lưu lạc, người ta đã biến thành Một Câu Chuyện Cảm Động hay là Tình Cha….
Tôi không cần, hay nói đúng hơn tôi không quan tâm đến việc đăng tên tác giả hay không. Nhưng tôi thật mong muốn đừng thay tên đứa con tinh thần của tôi
tên Tiết Tấu Việt vốn có nhiều ý nghĩa mang lại sự suy ngẫm nhiều hơn
Dù sao cũng cảm ơn Đàn Chim Việt, đưa câu chuyện của tôi đến nhiều đọc giả. Chân tình
Thuận Nghĩa
” tình cha” là 1 câu chuyện được viết thành VĂN và đươjc ĐCV đăng lên theo mục thơ & truyện .. Com tuỳ ý & suy nghì trong cái tự do của bộ não …
Dĩ nhiên o ai giống ai & cũng như nhiều thích hoặc nhiều không thích
Com của Cô Bích liên thì 1 dạng tường thuật tương tự như chuyện của báo công an nhân dân ( thuộc về hình sự ) có phần hải hùng hơn chút xíu
Tất nhiên có những thảm kịch trong gia đình xãy ra ngoài ý muốn của khổ chủ .. Tuy nhieen phải hiểu rằng : đứa con chỉ có 1 người cha duy nhất & 1 người mẹ duy nhất .. Trong khi người chồng có thể có nhiều vợ , tình nhân .. & người vợ cùng có thể có nhiều tình nhân bồ bịch
Con cái sinh ra bao giờ cũng đòi hỏi ở cha mẹ sự hy sinh và tình thương đúng mực ,,, nhưng rất tiếc .. Không nhiều bậc phụ huynh có thể chu toàn về điều này …
Chào bác Builan,
Chẳng phải chủ quan hay lạc quan mà vì thấy bài viết xây dựng nhân vật giống như thời @ ngày nay nên khi đọc không thấy có tính thuyết phục, cốt chuyện viết ra đề cao tình cha đánh trúng tâm lý, hơn nữa lại để cho nhân vật cha nằm xuống nên độc giả cảm động “kết” chứ còn cách viết thì chẳng hay chút nào.
“Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông”… “Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau”…
Chỉ đọc hai câu trích ngắn này, ai cũng nghĩ họ sẽ yêu nhau bền vững nhưng vừa lấy nhau, định cư, nàng đã trở mặt và chỉ 3 năm đã ly dị mặc dù chàng chẳng có lỗi. Còn đổi thừa vì chàng nghèo lại càng khó nghe hơn vì chàng đã nghèo từ khi hai đứa yêu nhau. Như vậy là tiền yêu hay là tình yêu?!
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”
Nàng là một giáo viên có ăn học thì khó có thể thốt ra lời mắng chồng như thế, nó giống như thù ghét thay vì yêu thương. Người phụ nữ này chẳng phải không yêu chồng mà cũng chẳng yêu con, đừng nói chỉ vài gói quà hay vài lời thăm hỏi là đủ bổn phận làm mẹ. Bài viết cố tình đưa vai trò tình mẹ xuống để đề cao tình cha.
Có nhiều cách đề cao tình cha, nhưng để đề cao tình cha mà đưa tình mẹ xuống như thế thì không hay gì.
Vài hàng đáp lễ bác builan, chúc bác sức khỏe.
kbc
Cảm ơn kbc3505
Chủ yếu là:
“HÂM một chút cho ấm tình ! “
Giận vợ ngoại tình giết con bằng thuốc rầy!
Không ai có thể tha thứ cho hành động mất nhân tính của người cha đã bỏ thuốc rầy vào sữa khiến đứa trẻ 18 tháng tuổi mất mạng, nhưng có một người đóng “vai trò” không nhỏ làm nên bi kịch, đó chính là người vợ, người mẹ đã bạc tình.
Cái chết của bé trai 18 tháng tuổi ngày 25/5/2012 bị cha ruột Lương Ngọc Quân (29 tuổi, ngụ phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; tạm trú phường An Bình, thành phố Biên Hòa) bỏ thuốc rầy vào sữa khiến những người có lương tri bàng hoàng.
Chỉ vì giận vợ là chị Bùi Thị Thu Thủy (24 tuổi, quê Nghệ An, cùng tạm trú địa chỉ trên) mà người chồng đã quẫn trí như thế.
Người cha nhẫn tâm cho con uống sữa pha thuốc độc
Chồng lụy tình, vợ nhẫn tâm?
Quân là người Biên Hòa, gặp và quen Thủy quê miền Trung vào Nam làm trong công nhân một công ty trên địa bàn tỉnh. Họ đến với nhau bằng một đám cưới ấm cúng và không lâu sau một bé trai kháu kỉnh chào đời. Sinh xong Thủy nghỉ hẳn ở nhà để tiện chăm sóc con nhỏ. Cách đây sáu tháng, gia đình Quân chuyển tới khu phố 6 nêu trên thuê trọ.
Hàng ngày Quân đi làm từ sáng tới tối, còn cô vợ ở nhà lo nội trọ và chăm con nhỏ. Dù mới chuyển tới, cũng ít có thời gian giao lưu với mọi người nhưng chuyện gia đình Quân hàng xóm thường phải bất đắc dĩ chứng kiến. Phòng trọ liền kề, cách nhau chỉ một bức tường mỏng, nói hơi lớn một chút là người sống ở phòng kế bên đã nghe rõ, huống chi vợ chồng Quân liên tục “khẩu chiến” ầm ĩ cả khu trọ.
Dù không rõ nguyên do nhưng suy từ lời qua tiếng lại của cặp đôi, ai cũng hiểu dù sống trong một nhà nhưng họ đang “không đội trời chung” với nhau. Cô vợ thì cho rằng anh chồng luôn “cố ăn thua” với mình, không thể chịu được cái tính “luôn cho mình là đúng” và “suốt ngày nhậu nhẹt”; còn người chồng lại chì chiết vợ “lăng loàn bồ bịch”. Đôi vợ chồng trẻ cũng không quên mạt sát lẫn nhau và khẳng định “đã chán ngấy nhau” mỗi khi giáp mặt.
Sau những lần cãi vã như vậy, Thủy lại bỏ nhà đi mấy hôm mới chịu về, mặc hai cha con tự xoay xở với nhau. Cách đây hai tháng, thấy con đã cứng cáp, Thủy quyết định gửi con vào nhà trẻ để đi làm kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên từ ngày cô vợ đi làm, mâu thuẫn vợ chồng lại càng thêm căng thẳng, việc đưa đón con nghiễm nhiên trở thành công việc của chồng dù công ty của vợ tan ca khá sớm.
Nói thì bị vợ gắt gỏng, đòi li dị, thương con Quân cố gắng nhẫn nhịn, bởi “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, những lúc ức chế người chồng lại tìm đến rượu giải sầu rồi quen dần trong men rượu. Mâu thuẫn đỉnh điểm đến mức chỉ trong vòng gần hai tháng, Quân hai lần mua xăng về tưới quanh phòng để “cả nhà cùng chết” nhưng may sao hàng xóm phát hiện ngăn cản kịp thời.
Sợ vạ lây, chủ nhà từng cương quyết đuổi gia đình Quân đi, song họ vẫn ở lì với lý do “chưa tìm được chỗ mới”. Thương cảnh vợ chồng trẻ có con nhỏ, ông chủ đành ầm ừ cho qua sau khi bắt hứa không được tái lập chuyện cũ.
Giữ đúng lời hứa với chủ nhà, Quân không mua xăng về phòng trọ nữa nhưng những xích mích không vì thế mà giảm bớt. Nhiều nhân chứng cho biết: “Cô vợ vẫn ngày ngày đi làm, thích thì về sớm, không thích lại về trễ, nếu chửi nhau lại bỏ đi”.
Nhiều người nói Thủy có tình nhân, anh chồng cũng thừa biết chuyện đó nhưng Quân quá lụy tình còn cô vợ thì bất cần. Hơn nữa anh chồng cũng không “bắt tận tay day tận mặt” chuyện ngoại tình, dù cô vợ không còn coi trọng gia đình nhỏ của mình, hễ gây gổ lại bỏ đi và đòi li dị.
Giận vợ thì… cướp mạng con
Theo lời khai ban đầu của người chồng tại cơ quan điều tra, hai ngày trước khi xảy ra bi kịch, vợ chồng họ tiếp tục cãi nhau. Lần này Thủy không bỏ đi “tạm thời” như lần trước mà chờ chồng đi làm, người vợ lặng lặng thu dọn đồ đạc bỏ đi sau khi để lại lá thư căn dặn. Trong thư người vợ viết Quân “đừng chờ, cũng đừng tìm làm gì bởi em chán sống cảnh lúc nào cũng cãi nhau mà lúc nào anh cũng cãi lấy thắng”, đừng để ý đến cô bởi “em là người phụ bạc”, “hãy sống để nuôi con anh cho tốt”…
Quân khai nhận đọc xong thư của vợ để lại hắn rụng rời chân tay, biết vợ đã bỏ gia đình này thật sự, quyết đi theo tình nhân bấy lâu của cô. Dù vậy Quân vẫn hy vọng vợ nghĩ lại, nên những ngày sau đó cố liên lạc với vợ để mong cô tha thứ để trở về với con, để con còn có mẹ nhưng Thủy tuyệt nhiên không nghe máy.
Trưa ngày 25/5, Quân đón con ở nhà trẻ về rồi gọi điện cho vợ, hy vọng nghe được tiếng con thì vợ mình sẽ hồi tâm chuyển ý. Thế nhưng mọi nổ lực của Quân như “nước đổ lá môn”, cô vợ vẫn cương quyết sống cùng người tình. Quá tức giận gã hét lên: “Nếu cô không về tôi sẽ giết con rồi cùng chết” nhưng Thủy tảng lờ cảnh báo đó.
Bực tức đến mờ mắt vì vợ quá tuyệt tình, lại nghe con khóc đòi sữa, Quân chợt nảy ý định chết cùng con để trả thù vợ. Nghĩ là làm, Quân tức tốc đi mua bịch thuốc rầy pha một ít vào sữa, phần còn lại định để dành cho mình. Chuẩn bị xong xuôi, Quân viết thư tuyệt mệnh lên tường trách móc vợ và cho con uống sữa.
Những điều tra viên lấy lời khai của người cha quẫn trí đã đỏ hoe mắt khi nghe lời khai của người cha quẫn trí: “Thấy sữa thằng bé ngưng khóc hì hụp uống. Nhìn con uống hết, tôi cũng cầm ca sữa lên bắt đầu cho vào miệng thì đứa con lăn xuống đất ôm bụng quằn quại đau đớn”. Hắn sực tỉnh, quẳng bịch thuốc rầy bế con chạy thẳng tới nhà ông bà nội kêu cứu.
Tuy nhiên do cháu quá nhỏ mà liều lượng và độc tố trong cốc sữa quá lớn nên cháu đã qua đời trong phòng cấp cứu. Ở bên ngoài hay tin con chết, Quân chạy về phòng trọ cắt đứt tay tự tử nhưng gia đình kịp thời phát hiện, kịp thời đưa hắn đến bệnh viện cấp cứu. Ngày 26/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt Quân tại bệnh viện.
Người vợ thờ ơ có phạm tội?
Cái chết thương tâm của cháu bé vô tội khiến người dân cả khu phố chết sững. Một người hàng xóm nói trong nước mắt: “Tội nghiệp thằng nhỏ, mới hôm trước còn lẫm chẫm tập đi ra vào nhà trọ. Nó có tội gì mà cha mẹ nó lại nỡ đối xử tàn độc như vậy. Lúc được uống sữa chắc thằng bé đã sung sướng lắm, ai ngờ lại phải chết”.
Thương cháu bé bao nhiêu, người ta lại phẫn uất với hành động tàn nhẫn của người cha bấy nhiêu, dù “tôi biết nó cũng là nạn nhân nhưng muốn chết thì cứ chết một mình đi, sao phải lôi con chết cùng mới chịu. Hành động đó không thể tha thứ”, tiếp lời người hàng xóm này.
Những người biết chuyện cũng không quên phẫn nộ với Thủy, người đàn bà bạc tình. “Tội nó lớn nhưng tội con vợ nó cũng không kém. Là một người mẹ biết nghĩ thì không bao giờ bỏ rơi con”, một phụ nữ sống sát vách nhà Quân nói. Pháp luật chắc chắn sẽ trừng trị hành vi tội ác của người chồng, nhưng còn người vợ, có phán quyết nào dành cho người mẹ vô tâm kia không? Người phụ nữ vì tình nhân mà bỏ rơi con nhỏ, vô cảm trước lời cầu xin của chồng, mặc kệ sự sống chết của con là nguyên nhân gián tiếp gây ra sự việc đau lòng có bị luật “níu áo”?
Trả lời câu hỏi này, Thạc sĩ luật Nguyễn Thế Anh (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết đối tượng Thủy đã có dấu hiệu phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự). “Thông tư hướng dẫn điều luật này đã quy định rõ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng về tội này khi hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là làm cho gia đình tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát… Ở đây việc hậu quả đã xảy ra, đối tượng Thủy nếu bị khép tội có thể phải chịu hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”, thạc sĩ Thế Anh cho biết.