Tình cha
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, “Ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây?”.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, “Ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm”. Chị sầm mặt xuống: “Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?”
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, “Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên”.
Anh năn nỉ, “nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về”.
Chị thở dài, “Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau”. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn.
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là 1 thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm “… đàn… klavia… con muốn…” Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi “Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?” Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu. Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -”Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con…”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg …
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
(Nhận được qua e-mail, không rõ tác giả)
Người vợ thiếu sự hy sinh mà đáng lẽ người đàn bà á đông l( nhất là VN ) phải có – nếu là giáo viên .. Theo tôi câu chuyên có cái thật & cái không thật .. Người mẹ sang Đức vì kết hôn .. Chứ o phải tất tả trong các trại tỵ nạn .. Đó là 1 điều may mắn … Khi tình yêu giữa vợ chồng o còn nữa .. Họ ly dỵ chứ o phải vì đứa con tật nguyền … Có đúng vậy o ? Cung cấp tiền , mua quà … đó là bổn phận .. Đón con bé về phải bàn lại người chồng mới vì sợ sức mẽ hạnh phúc …
Theo tôi .. Cô bé tật nguyền là hiện thân của sự hy sinh … Con về ở nội trú để o làm phiền mẹ … Thế mẹ có được bình yên & hạnh phúc khi con đã ra đi o ???? Ôi .. Trên thế giới có nhiẹu kỳ quan đẹp .. Nhưng vẫn o bằng trái tim của người mẹ … Nhất là mẹ VN
Câu chuyện rất đời thật…
Người Mẹ là hính ảnh chung củả các người phụ nử bình thường,rất đổi bình thường .Không đáng trách ,Không nên cho là không hợp “logic”.tráilại là khác.
Yêu nhau nhưng củng rất thực tế.Nhửng trách móc của chị không phải là không đúng mà rất thật ,rất đàn bà . Và chị bỏ chống để đi tìm hạnh phúc cho mình,nhưng chị vẩn yêu thương con bé,chị vẩn gời quà sinh nhật và các dịp lể cho con bé,chị vản có dịp về thăm con bé,chị còn gởi tiền phụ anh nuôi con bé…và cuối cùng ,chị đả nhận nuôi “tạm thời” con bé theo lời yêu cầu của anh..Vậychị có còn “yêu”anh không? Yêu cin không ?.Có gì không đúng tâm lý,không thật trong chuyện này. Chỉ có chuyện là trách chị không chung thủy…nhưng “một trăm con gái đới nay ấy, mấy ai nói tới ăn tình với thủy chung “.Còn hoàn cảnh cuôc sống và tâm của mổi người …Và con người phụ nử của thế kỷ 18,19 không CÒN nửa ,đả “tuyệt gióng”…
Ngưới cha thì phải chịu dựng .Chịu đựng vì thua kém ,vì phải vậy và đành vậy…Và anh ta củng biết “tài”của ‘mình.Anh ta an phận ,hi sinh nuôi con,vì con và tát cả cho con .Là niềm an ủi.Là nổi nhớ nhung ,là hạnh phúc ,là kỷ niệm củmột thời xa xưa ,của một thời hiện tại. An ủi anh là con bé bị bệnh chậm trí nhưng vẩn có tài ,cái thiên tài âm nhạc “trời” cho (bỉ sắc tưphong) đả làm nguôi ngoai nổi buốn và an uỉ
khich lệ anh trong cuôc sống dù có chút thua thiệt so với bạn bè rất nhiều…
Cái cốt của câu chuyện là cái chét âm thầmcủa người cha, Nó gây xúc động trong lòng người đọc:ca ngợi sự hi sinh chịu đựng của người Cha…
Và mẩu chuyện ngắn trên dây,dủ thực dù hư cấu (nhưng chắc chắn phải có một phần sự thực nào đó) củng là một chuyên “lấy nước mắt” của người đọc !…
Đáng đọc !!!
(hd)
Câu chuyện hay mà cô Hoàng Dung bình lại còn hay hơn!
@ Câu chuyện cũng tương tự chuyện của mình (chỉ tiếc là có kết luận buồn!), mà chuyện của mình hình như còn ngặt nghèo hơn!
- Con gái lúc 3 tuổi vẫn chưa biết nói, 5 tuổi nói bập bẹ, trường học chê (bố phải đến từng trường để “cãi lộn” với hiệu trưởng! Để cuối cùng, bố là người chiến thắng!)
- Mẹ cháu thì tâm thần do hậu quả cuộc chiến VN, vẫn có những nhu cầu giống như người mẹ trong câu chuyện trên…
- Song, bố tin vào việc làm đúng của mình, tin rằng mỗi người sinh trong cuộc đời nầy đều có sứ mệnh riêng và hãy thực hiện trọn vẹn sứ mạng đó, tin vào luật bù trừ của tạo hóa, dù biết:
…”Đôi tay nhân gian chưa lần độ lượng,
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì,…
(TCSơn)
Tin vào sự độ lượng, ta cứ lần độ lượng để “lại thấy trong ta hiện bóng con người”, để “bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
* Mình mới vừa qua mổ tim, sự sống cũng thật tình cờ, mai mắn cũng thật không ngờ ! …
- Con gái sắp tuổi dậy thì (gần 13 tuổi), bố tự mò mẫm lo từ lúc lọt lòng, dù niềm tự tin lo cho con gái của bố chỉ giá khoảng ..1 xu đỏ!
Không có mẹ, thiếu vắng bàn tay và tình mẹ; nhưng trời hình như liếc nhìn bé, ẩn tàng cho cháu nhiều năng khiếu, không bị ảnh hưởng mẹ và lớn dần theo … niềm tin của bố (cháu đang theo học chương trình trung học quốc tế (IB)…)
CHO TÔI đồng tình với NA về com cuả hoàng dung
“Câu chuyện hay mà cô Hoàng Dung bình lại còn hay hơn! ”
XIN lắng lòng chia xẽ với NA
” @ Câu chuyện cũng tương tự chuyện của mình (chỉ tiếc là có kết luận buồn!), mà chuyện của mình hình như còn ngặt nghèo hơn! ”
THAM LAM với vào TP một chút để không phụ lòng
“..Theo tôi .. Cô bé tật nguyền là hiện thân của sự hy sinh … Con về ở nội trú để o làm phiền mẹ … Thế mẹ có được bình yên & hạnh phúc khi con đã ra đi o ???? Ôi .. Trên thế giới có nhiẹu kỳ quan đẹp .. Nhưng vẫn o bằng trái tim của người mẹ … Nhất là mẹ VN
Trân trọng !
Câu chuyện thật cảm động. Người đàn bà đã không nhìn thấy tình yêu mình đang có vì không biết yêu, chỉ biết chạy theo cuộc sống riêng cho cá nhân mình, thiếu sự hy sinh, cho chồng và ngay cả cho đứa con tật nguyền mình sinh ra.
“Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông”… “Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau”…
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh”
Đọc những câu trích trên, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn, không logic. Nếu một người phụ nữ yêu thương chồng chắc chắn không bao giờ đối xử và mắng chồng như thế. Câu chuyện cố tình đưa vai trò làm cha của một người đàn ông nghèo lên và nhẹ nhàng đưa người phụ nữ xuống trong vai trò làm vợ và nhất là làm mẹ đối với một đừa con tật nguyền. Chỉ đọc giải trí!
kbc
“Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông”… “Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau”…Đó là lúc họ yêu nhau thật, họ cần có nhau nên cố tâm chờ đợi!
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh”. Đó là lúc họ đã chán nhau, sau khi đã lấy và sống với nhau một thời gian rồi, người vợ đua đòi, đặt nặng về vật chất, thấy chồng không bằng người ta, không làm ra nhiều tiền như người khác, nên khinh thường, hất hủi, vì thế mà li dị!
Chuyện này thế gian xảy ra khá nhiều, chẳng có gì là mẫu thuẫn hay không logic cả.
Dear kbc,
Tôi bảo đảm 101% những chi tiết kbc nêu ra là thật đấy nhớ :-( !
Kinh nghiệm bản thân cho thấy …
ÔI ĐÀN BÀ
Đã từ lâu tôi vẫn thường trong bóng đêm
Mang nỗi buồn không biết tên
Tôi đã thầm thề mây hẹn gió
Tôi muốn lánh xa chuyện đời
Tôi muốn quên đi loài người
Tôi ước mơ trong cuộc đời không có đàn bà
Bỗng một hôm tôi với người quen biết nhau
Tôi nghĩ tình chỉ thế thôi
Đâu biết lòng thầm mang niềm nhớ
Tôi muốn lánh nhưng lại tìm
Tôi muốn quên nhớ càng nhiều
Tôi muốn xa nhưng lại gần hỡi đàn bà ơi
DK:
Ôi đàn bà là những niềm đau
Hay đàn bà là ngọc ngà trăng sao
Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu
Ôi đàn bà dịu ngọt đêm qua
Ôi đàn bà lạnh lùng đêm (hôm) nay
Ôi đàn bà là vần thơ say
Khúc nhạc chua cay
Vĩnh biệt em thương chút tình nơi xứ xa
Tôi biết rồi em sẽ quên
Muôn kiếp buồn mình tôi sầu nhớ
Em đã đến như huyền thoại
Em đã đi không một lời
Ôi thế nhân, ôi cuộc đời hỡi đàn bà ơi
CHÀO kbc3505
HÂM một chút cho ấm tình !
Tưởng ông kinh nghiệm đời lắm! Qua com nầy, xem ra ông quá lạc quan và cả chủ quan ! “hở sườn” thành lộ ra “non người nhẹ dạ” hehehe!
Mừng ông, mừng cho bà cụ thân sinh cuả mấy cô chú -con cuả ông bà ~! Cũng như mừng cho con cái cuả chúng tôi ! Cuả bất cứ ai có đủ cả CHA lẫn MẸ – trọn một đường tình !!!
_ Dĩ nhiên vẫn có người chê- cho là điạ ngục !!!
Chia xẽ chút tâm tư ! VÔ CÙNG THƯƠNG cho những dỗ vỡ dù bất cứ lý do gì ! CON CAÍ là nạn nhân phải gánh chiụ moị dắng cay !
Chào quý huynh TBT và LNĐ
Xin hỏi .Có ai dịch câu chuyện nầy sang Anh ngữ dùm tôi không ?.
Bác sĩ Cường ơi ! Có thể giúp em không Bác ? .Thành thật cảm ơn trước.
Bạn viết hay lắm, rất tiếc tôi dở ngoại ngữ lắm.
Ở đây có ông “tây con” NGUYỄN HỮU VIỆN giỏi chữ Tây
Ông Lâm Vũ tinh thông tiếng Đức lẫn tiếng Anh.
Hay nhờ Nguyễn Khoa Thái Anh trong Ban Biên Tập giúp một tay.
Mong mọi người giúp Dương Nhật Hùng một tay nhé. Chúc thành công.
Nếu cần tôi nhờ người dịch sang Hòa ngữ, rồi cho xuất bản truyện đa ngữ :-) !
Bạn cố gắng sáng tác nhiều vào, rồi có ngày sẽ xuất bản sách truyện của mình.
LMC
Khiông hiểu vì sao TÔI KHÓC !
Có bao nhiêu ngưới cùng khóc như tôi ?
Cảm ơn những người viết trước tôi !
Dù chuyện có thật hay không thì tôi vẫn tin rằng…nó có thể đã xảy ra trong số gần bảy tỉ người trên thế gian này! Còn có những chuyện bi thảm hơn thế nữa!
Con người sống mà không có tâm hồn
Khác gì những loại gỗ thông trên đồi
Mây kia theo gió nổi trôi
Vi vu trong gió trên đồi thông reo
Cám ơn DCV.Info
Câu chuyện cho dù là hư cấu cũng cần nên có để nhắc nhở người đọc thỉnh thoảng nên nhìn lại chính mình
CN
Chả biết truyện có phần nào sự thật, nhưng rất cảm động ở phần cuối.
Truyện có thể quay thành phim ngắn được đấy nhé
Lại Mạnh Cường
Thật là đau lòng. Ước gì chuyện này không có thật!
Dù câu chuyện có hư cấu chút đi chăng nữa, nhưng vẫn làm tôi rất xúc động.
Cảm ơn người đã gửi và BBT đã đăng lên.