WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Philippines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang làm đối trọng với TQ

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)

Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Financial Times số ra ngày hôm nay, 10/10/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố là Manila ủng hộ một nước Nhật Bản được tái vũ trang để làm đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh. Cụ thể, ông del Rosario ủng hộ việc Nhật Bản, quốc gia từng chiếm đóng Philippines, từ bỏ bản Hiến pháp hòa bình để trở thành một thế lực quân sự thật sự.

Ngoại trưởng Philippines tuyên bố như trên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên vấn đề Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc giành chủ quyền gần như toàn bộ.

Tại Manila, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez xác nhận quan điểm của chính phủ nước này rằng: Nhật Bản nên nâng cấp lực lượng quân sự (mà hiện nay về mặt chính thức vẫn được gọi là “lực lượng phòng vệ”), để được tự do hành động hơn khi cần được triển khai trong khu vực.

Vào thời gian Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã từng chiếm đóng Philippines trong hơn 3 năm từ tháng 12/1941. Trong thời gian đó, nhiều người Philippines bị tình nghi là quân du kích đã bị tra tấn và hành quyết; một số phụ nữ bị ép buộc làm gái mãi dâm phục vụ cho binh lính quân đội Thiên hoàng. Theo các sử gia, chiến tranh đã khiến hơn một triệu thường dân Philippines thiệt mạng.

Bài phỏng vấn Ngoại trưởng Philippines được đăng tải vài ngày trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội ở Nhật Bản ngày 16/12. Ông Shinzo Abe, lãnh đạo đảng đốì lập, mà theo các cuộc thăm dò sẽ thắng cử, đã từng tuyên bố là ông sẽ sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình, do Hoa Kỳ áp đặt cho Nhật Bản sau chiến tranh.

Theo RFI

4 Phản hồi cho “Philippines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang làm đối trọng với TQ”

  1. Theo tôi Nhật Bản phải thay đổi Hiến pháp để thay đổi lực lượng phòng vệ thành quân đội và có quyền tiến hành chiến tranh vượt khỏi Nhật Bản nếu cần thiết.

    Đồng thời Nhật Bản nên nhanh chóng sản xuất và bố trí tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân, các loại vũ khí hạt nhân hiện đại khác có tầm bắn phủ khắp châu Á, sức tàn phá cực kỳ ghê gớm và độ chính xác cao nhằm răn đe những kẻ muốn làm càn.

    Một khi Nhật Bản bị đe dọa thì hãy cho bọn xâm lược biết thế nào là đất nước Nhật Bản vĩ đại và anh hùng.

    Nếu không Nhật Bản tiếp tục bị bao vây, yếu thế về quân sự và luôn bị những kẻ ngang ngược bắt nạt.

    Muốn duy trì hòa bình thì Nhật Bản phải rất mạnh mới duy trì được hòa bình.

  2. Minh Đức says:

    Phillipines và Nhật là hai nước có lập trường rõ ràng là sẽ dùng quân sự để ngăn cản việc lấn chiếm của Trung Quốc. Khi tàu hải giám của Trung Quốc lảng vảng gần hải phận của đảo Điếu Ngư thì Nhật cho ngay chiến hạm ra để canh chừng. Tàu hải giám của Trung Quốc không dám xâm nhập hải phận của Nhật mà chỉ lảng vảng ở ngoài. Khi máy bay Trung Quốc đến gần không phận đảo Điếu Ngư thì Nhật cho 8 máy bay F-15 lên nghênh cản. Máy bay Trung Quốc chưa xâm nhập không phận đảo Điếu Ngư. Nếu máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Điếu Ngư thì liệu máy bay Nhật sẽ bắn? Có thể lắm. Và nhất là máy bay Trung Quốc thấy không dễ mà bắn hạ máy bay Nhật vì các chiếc F-15 tuy đã cũ nhưng không thua gì máy bay Trung Quốc.

  3. Tiger_885 says:

    Tiger không đồng ý với anh. Nếu muốn người khác giúp mình thì mình phải tự giúp mình trước đã.

  4. kbc3505 says:

    Các nước mà Hoa Kỳ có thể bắt tay làm đồng minh chiến lược ở Á Châu thì nhiều nhưng các nước đó không đủ sức ngăn được sức mạnh cũng như đối đầu với Tàu như Hoa Kỳ mong muốn mà ngược lại chỉ bận tâm cho Hoa Kỳ phải bảo vệ. Ngoài VN là nước mà Hoa Kỳ cần nhất vì địa lý chiến lược, kế đó phải là Ấn Độ. Ấn Độ tuy xa nhưng đủ năng lực làm Tàu cộng e ngại. Bởi vậy, bắt tay với Ấn Độ là chiến lược cầm chân Tàu mà Hoa Kỳ phải làm khi “đồng minh” nhỏ bé cộng sản VN từ chối hợp tác vì sợ bị lật đổ. Thật ra chỉ cần hợp tác với Nhật cũng đủ cầm chân Tàu, nhưng Hoa Kỳ lo ngại sự trỗi dậy của kẻ thù cũ. Nga Sô cũng thế; chỉ còn Ấn, tuy không mặn nồng nhưng dù sao cũng là đồng minh cùng ý thức hệ, nay lại cùng hoàn cảnh bị đe dọa quyền lợi mà phải tìm đến nhau.

    Để giải quyết bài toán quyền lợi chiến lược và muốn thắng Tàu (họ Tập là một đối thủ đáng gờm), ngoài sức mạnh quân sự, Washington cần chứng tỏ đủ khả năng kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của Tàu trong khu vực đối với các nước nhỏ xung quanh. Hoa Kỳ phải phát triển kinh tế để lấy lại niềm tin các nước Đông Nam Á và thế giới. Nếu không, quyền lợi kinh tế sẽ mất dần và sẽ bại. Cứ nhìn đồng minh chiến lược lâu đời Úc; kinh tế “mặn nồng” giữa Úc và Tàu ngày nay đã làm Úc có ý tưởng ngày càng ngó về Phương Đông. Hoặc Hoa Kỳ cần có một tổng thống can đảm như Kennedy mới mong cản được sức mạnh của Tàu.

    kbc

Leave a Reply to Minh Đức