WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội người Việt lên báo Ba Lan

Ông Lê Thiết Hùng, giữa, khấn vái trước Điện thờ HCM trong ĐSQ VN tại Ba Lan. Ảnh: queviet.pl

Dưới tiêu đề “Liên Minh châu Âu cấp tiền, rồi sau đó…” tờ báo hàng đầu của Ba Lan đã có một bài viết dài liên quan tới Hội người Việt Nam tại Ba Lan (HNVNtBL), tới ông chủ tịch Lê Thiết Hùng và tờ báo của hội.

Trước đó, Wprost đã có đôi lời đề cập tới chuyện sinh hoạt đảng Cộng sản trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan – nơi chủ nghĩa Cộng sản chính thức bị loại bỏ bằng Hiến pháp. Những bài viết của báo Ba Lan ít nhiều liên quan tới loạt bài về hội đoàn đã đăng trên Đàn Chim Việt vài tháng trước đây.

‘Tuyên truyền đỏ’

Tác giả của bài báo, bà Aleksandra Szyłło, đã sử dụng cụm từ trên khi nhắc tới tờ Quê Việt, tờ báo chính thức của HNVNtBL. “Tuyên truyền đỏ” không được phép tồn tại ở Ba Lan, theo quy định của luật pháp nước này. Nhưng vấn đề tệ hại hơn ở chỗ, Quê Việt từng được Liên Minh châu Âu (UE) tài trợ trong dự án hỗ trợ sự hội nhập cho di dân. Dự án được cấp trong khoảng 2 năm và hiện đã chấm dứt. Báo chí chỉ chiếm một phần trong toàn bộ dự án. Quê Việt ra đời cuối thập niên 90s, trước và sau khi có ngân quỹ của EU, tờ báo hoạt động từ tiền thu quảng cáo và tài trợ của một số cá nhân và doanh nghiệp.

Ngay trong cộng đồng, cũng tồn tại dư luận cho rằng, đây là tờ báo thiên tả và gắn bó với Đại sứ quán nhưng lần đầu tiên, ý kiến này được đề cập thẳng thắn trên mặt báo Ba Lan.

Chứng cứ mà nhà báo đưa ra là một loạt những sai lệch về lịch sử liên quan tới thế chiến thứ 2, trong đó có những chi tiết có thể xúc phạm tới tình cảm dân tộc Ba Lan.

Cô Tôn Vân Anh, một nhà hoạt động đối- người đã thông tin cho báo chí- cho rằng, sự tuyên truyền này đã có từ lâu, những dẫn chứng được nêu chỉ là một phần.

Trong khi đó, ông Bartosz Ziolkowski, trưởng phụ trách bộ phận cấp xét dự án cho Di dân và Hội nhập phát biểu với nhà báo, EU không quan tâm tới chính trị. Trong dự án cấp cho HNVNtBL, ngoài phần phát hành báo, còn có kinh phí cho các hoạt động giới thiệu văn hóa và lịch sử Ba Lan. 90% dự án là kinh phí do EU tài trợ, 10% còn lại của phía Ba Lan.

Bartosz Ziolkowski nhấn mạnh thêm, cơ quan của ông không chịu trách nhiệm về nội dung các ấn phẩm hay hoạt động của ông Lê Thiết Hùng mà việc này nên có một ‘cơ quan nhà nước thích hợp’ xem xét.

‘Cánh tay phải’ thừa nhận

Bài báo của Aleksandra Szyłło chắc chắn sẽ có những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ngay trong cộng đồng người Việt. Nhưng, ít nhất phải thừa nhận một điều là, thái độ công tâm của nhà báo khi xem xét sự việc từ nhiều phía. Bà đã chủ động gọi điện thoại, hẹn gặp ông Lê Thiết Hùng- chủ tịch HNVNtBL- vào một chiều thứ Bẩy ở nhà hàng Vân Bình.

Nhưng ông Hùng không tới, mà thay vào đó là một người cùng trong hội, ông Ngô Hoàng Minh- kỹ sư tin học, phiên dịch tuyên thệ-, người được mô tả là ‘cánh tay phải’ của chủ tịch Hùng.

Trong cuộc nói chuyện sau đó, ‘cánh tay phải’ thừa nhận một số điểm:

Thứ nhất, ông Hùng là đảng viên đảng Cộng sản. Và đưa ra lời giải thích, “ai cũng ích kỷ cả thôi, nếu một người nào đó, đã đi khỏi Việt Nam, thì đó là bằng chứng cho thấy, Việt Nam không phải là nơi tốt để sống. Nhưng ai cũng muốn có thể quay về, muốn cánh cửa [sau lưng mình] để ngỏ. Bởi vì, khi cần mua nhà máy, hoặc một mảnh đất chẳng hạn, thì biết làm sao? Phần lớn đều có gia đình ở Việt Nam, không ai muốn kết cục như Tôn Vân Anh cả”.

‘Kết cục’ được nhắc tới ở đây là sự kiện 4 năm trước, Tôn Vân Anh  bị từ chối gia hạn hộ chiếu Việt Nam khi hộ chiếu cũ hết hạn. Sau gần 3 năm vật lộn với tình trạng giấy tờ không giống ai, đầu năm ngoái, cô và gia đình được đặc cách cấp quốc tịch Ba Lan.

Cũng trong đoạn nói chuyện trên, câu “bà có hiểu không?“- một câu không mấy lịch sự- được lặp lại 2 lần.

Thứ hai, những bài báo sai lệch của hội là có và do sự giảng dậy về lịch sử của Việt Nam khác với Ba Lan. Ông Minh nói tiếp, “không ai tin vào cộng sản hay vào đảng nữa, ai cũng thấy rõ tham nhũng, nhưng ai cũng ích kỷ.”

Thứ ba, HNVNtBL vi phạm pháp luật nước sở tại.

Nghi vấn về chuyện phạm luật này đã được chúng tôi- Đàn Chim Việt- nêu ra trong loạt bài trước đó. Dẫn chứng là, hội đã truy nã người một phụ nữ tình nghi trốn nợ và dán ảnh bà này cùng các thông tin liên quan khắp các cửa ra vào trong các khu trung tâm thương mại.

Tiếp đó, một việc nằm ngoài chức năng của một tổ chức xã hội dân sự, là hội liên hệ với an ninh trong nước, qua bức thư gửi cho thiếu tướng công an để tiếp tục việc truy nã.

Công dân nọ, có thể thực sự là một kẻ ăn cắp, gây thiệt hại cho cộng đồng, nhưng một tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Ba Lan, thậm chí hưởng tiền quỹ của EU không thề xài luật rừng được.

Giải thích với nhà báo, ông Ngô Hoàng Minh thừa nhận sai luật, nhưng cho rằng, quyền con người nên dành cho hàng trăm người buôn bán [bị thiệt hại] hơn là dành cho kẻ lừa đảo.

Trao đổi trên mạng xã hội, sau khi bài báo được công bố, ông Minh tỏ ý bực tức vì nhà báo đã “bịa quá nhiều”.

Thư ngỏ- chuyện ‘nhỏ như con thỏ’

Mặc dù không đến cuộc gặp như đã hẹn, nhưng nhà báo Wyborcza vẫn cố gắng tiếp xúc với ông Hùng bằng một cuộc gọi sau đó. Ông Hùng không muốn nói chuyện về mối quan hệ với đảng Cộng Sản mà cho rằng, mình chỉ là “người hoạt động xã hội, giúp đỡ người nhập cư”.

Về bức thư ngỏ mà một số người (gốc) Việt hoạt động đối lập đã gửi công khai trước đó, ông Hùng nói, đó chỉ là chuyện vặt, chuyện vớ vẩn, không đáng quan tâm.

Cũng cần nói thêm, 2 tháng trước, nhóm hoạt động ở đây đã gửi một thư ngỏ cho cá nhân ông Hùng. Bức thư đồng gửi tới tới nhiều cơ quan chức năng của Ba Lan, báo chí và văn phòng Tổng thống. Bức thư kêu gọi ông Hùng tự từ bỏ quốc tịch Ba Lan vì những hoạt động của ông không thích hợp với đất nước này.

Bức thư có đoạn: “Trở thành công dân của nước nào đó trên hết có nghĩa là cùng gánh vác vận mệnh đất nước đó, là biểu hiện sự hiệp thông với đạo lý đất nước này và trung thành với các nguyên tắc của Hiến Pháp. Cả cuộc đời mình, ông đã chứng minh rằng, ông theo đuổi các giá trị mâu thuẫn với những gì thuộc về bản sắc Ba Lan, rằng ông không xứng đáng với việc được quốc tịch Ba Lan”.

Hiện, HNVNtBL cũng như cá nhân ông Lê Thiết Hùng chưa có phản ứng gì về bài báo đăng trên Wyborcza. Thái độ tuyệt đối im lặng này cũng diễn ra với loạt bài trước kia trên Đàn Chim Việt.

Những thông tin cuối cùng cho biết, một công dân Ba Lan gốc Việt đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hội HNVNtBL ra tòa án Ba Lan.

© Đàn Chim Việt

 

16 Phản hồi cho “Hội người Việt lên báo Ba Lan”

  1. NÊN TRÁNH XA BÁC VA ĐẢNG CS

  2. Minh Tri says:

    Lê Thiết Hùng, ông này có phải là nhà báo của Quân Đội CS không ? Những nhà báo Cộng Nô này thì dĩ nhiên có nhiều mánh khóe

  3. tomek says:

    các ông người việt ở đây thế đéo nào ấy. có 2 em đối lập mà bao năm nay không nam nhân kế được để cho các em ấy chọc cho. HB đang yên đang lành thì đi gây xự với 2 em làm đ… ji`, ngu thì chết.

  4. Vuzek says:

    Tuyên bố chuyện nhỏ như con thỏ khéo vài bữa nữa ra tòa lại thua trắng bụng, tiền mất tật mang bị thu mất quốc tịch thì toi bác Hùng ơi. Ai chứ hội của bác mà bới ra thì lắm chuyện chết, tiền quỷ eu, tiền chùa, tiền đất, tiền cứu trợ đủ loại gian nận khuất tấc

Leave a Reply to Vuzek