WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khoảng cách chạy tội – Sự thật phũ phàng về Hiệp Định Paris 1973

Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay. Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau.Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.

Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.

Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục tiếp diễn dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc.Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972.Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.

Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ.Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội

Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.

Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973. Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.

Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.

Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire]. National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận.Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng.Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which–after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCHcó thể sẽ mất sau cuộcbầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974.Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam.NhưngÔng ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.

Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II. Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% – 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”

Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.

Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.

Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào đầu năm 1975 và bẩy ngày sau tỉnh Bình Long thất thủ. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách xua quân ngang nhiên vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên ánnặng nề những lỗi lầm đó. Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta cũng có trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, Ông Nguyễn Ngọc Bích sẽ không thâu tóm phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 cho chính phủ của ông ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Để đỡ tốn giấy mực, tóm tắt lại, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 khốn nạn này do chính họ dựng lên.

© Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

————————————————–

Tài liệu tham khảo:

1- Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.

2- Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.’

3- Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.

4- Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.

5- Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.

6- Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.

7- Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.

8- Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.

9- Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.

11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.

12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Tags:

176 Phản hồi cho “Khoảng cách chạy tội – Sự thật phũ phàng về Hiệp Định Paris 1973”

  1. Chuyện ruồi bu như ông Bích says:

    : Nón cối khan hiếm tại Việt Nam vì cộng đồng người Việt nhất là Việt Tân chơi trò cả vú lấp miệng em đi buôn nón cối không vốn ghét ai cứ đội nón cối lên đầu là xong. Tại Hoa Kỳ, tất cả các vụ kiện liên quan đến vu cáo VC, Việt Gian đều bị thua đến thua chưa có ai thắng. Gần đây nhất nhà thờ Arizona không treo cờ Vàng 3 sọc đỏ, bị ông Phan Kỳ Nhơn kéo “viện binh” từ quận Cam qua biểu tình cũng bị thua bỏ chạy như Tào Tháo rượt không kịp tụt quần. CĐNV Arizona bèn xin cha quản nhiệm tha tội bỏ qua. Chưa có luật nào bắt nhà thờ treo cờ Vàng 3 sọc đỏ. Nhưng giáo hội Công Giáo thì có giáo luật hãy tha thứ cho kẻ có tội: Thoát chết và toát mồ hôi lạnh về tội vu khống.
    Vụ kiện ông Cương và Thái hoá Lộc, Ngô TÝ đã xong. Nhưng cách hành xử của Thái hóa Lộc đúng là một tên gian xảo.Mạ lỵ ông Cương thì đăng trên trang A của tờ báo mình. Bây giờ tòa án đã xử, có tội phá họai làm phân hóa cộng đồng, thì dấu kín ở trangC, cùng chung các mục quảng cáo Nail.Bọn Nguyễn Văn Nở, Kha Lạt, Ngô Tý , Bùi QuangThống làm chứng cho Ngô Tý đâu rồi. Qua sự vệc nầy, xin cám ơn ông Cao Chánh Cương, đã làm được cái việc ” Cháy nhà lòi ra mặt chuột”. Những một mặt chuột đó đã dẫn dắt bs Hưng làm nên bức Tượng Đài tệ hại của người lính VNCH.Bs Hưng cũng đã mất hết danh dự mìng vì đã giao du với phương thảo khấu.Tượng Đài đang đi về đâu, cuối năm khai thuế rồi, yêu cầu bs Hưng tuyên bố tài chánh minh bạch để đồng hương khai thuế.

  2. Hạnh says:

    Nghĩ như ông Bích là chuyện lạ, có người ủng hộ lại là chuyện lạ hơn, cũng là một chuyện gây cười vô hại nhưng đúng với bản chất của cộng đồng người Việt chống cộng

  3. quang phan says:

    Thiệt hại nhân mạng của Việt cộng trong chiến tranh Việt nam :

    “Đồng chí” Bảy Vân – vợ Lê Duẫn – trong cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 12 năm 2008, đã trả lời Xuân Hồng – phóng viên đài BBC – rằng:
    - “Anh Ba (Duẫn) nói với lãnh đạo Trung Quốc rằng: Chúng tôi đã hi sinh 10 triệu người rồi, nếu Trung Quốc chi viện cho chúng tôi thì chúng tôi thắng Mỹ với những hi sinh thấp hơn, còn như Trung Quốc không chi viện, chúng tôi dù phải hi sinh vài triệu người nữa, chúng tôi vẫn thắng Mỹ”.

    Cựu đại tá CS Bùi Tín : Lê Duẫn từng khoe: Tôi gặp ông Mao, tôi nói thẳng rằng Trung Quốc chi viện cho chúng tôi thì chúng tôi thắng Mỹ với những hi sinh thấp hơn, còn như Trung Quốc không chi viện, thì chúng tôi sẽ phải hi sinh thêm 1 đến 2 triệu người, chúng tôi không sợ và cuối cùng chúng tôi vẫn thắng” .

    ( Nếu Hoa kỳ không bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa thì ắt hẳn mấy tên du kích Việt cộng trước nay vẫn sủa trên trang mạng này đã chết banh xác từ lâu rồi )

  4. quang phan says:

    Chẳng khá hơn tình trạng của Việt Nam Cộng Hòa trong hòa đàm Paris năm 1973, Hồ chí Minh cũng bị Mao trạch Đông chơi ép trong hội nghị Geneva năm 1954 . Dưới đây là vài trích đoạn từ Bạch Thư dài hơn 40000 chữ năm 1979 của đảng Cộng sản Việt nam tố cáo sự phản bội của đàn anh Trung cộng trong hội nghị Geneva 1954 :

    Năm 1950, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trung Quốc là nước viện trợ vũ khí, trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

    Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.
    Đối với những người lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Triều Tiên và Đông Dương là một cơ hội để họ cùng với các nước lớn bàn bạc và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, mặc dù Mỹ đang thù địch với Trung Quốc, Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch còn giữ vị trí của Trung Quốc là một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
    Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Ngày 24 tháng 8 năm 1953, chính thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như thế, những người cầm quyền Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc, đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á.

    Pháp đến Hội nghị Giơnevơ cũng nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh Pháp, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương.
    Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp.
    Thời kỳ thứ nhất từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6 năm 1954, trưởng đoàn đại biểu Pháp, trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam, đã đàm phán trực tiếp với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc bốn lần, đi tới thoả thuận về những nét cơ bản của một Hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.
    Từ tháng 5 năm 1954, đoàn đại biểu Trung Quốc đưa ra phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến giữa hai miền Việt Nam, và còn muốn Việt nam nhân nhượng nhiều hơn nữa, thậm chí muốn Việt Nam bỏ cả thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và đường số 5 (đường nối liền Hà Nội với Hải Phòng):
    “Đánh giá (phương án vĩ tuyến 16) khó có thể thoả thuận, nếu không được thì sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do, ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định, nếu không được nữa thì đem đường số 5 và Hà Nội, Hải Phòng làm khu công quản và phi quân sự…”.
    Nhưng về sau, đặc biệt từ ngày 10 tháng 7 năm 1954, 10 ngày trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam nhân nhượng, “có những điều kiện công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể nhận được để đi đến Hiệp định trong vòng 10 ngày.

    Trong tình thế bị Trung Quốc ép buộc, Việt Nam đã chấp nhận giải pháp: Các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai miền .
    Năm 1950, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trung Quốc là nước viện trợ vũ khí, trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

    Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.
    Đối với những người lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Triều Tiên và Đông Dương là một cơ hội để họ cùng với các nước lớn bàn bạc và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, mặc dù Mỹ đang thù địch với Trung Quốc, Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch còn giữ vị trí của Trung Quốc là một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
    Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Ngày 24 tháng 8 năm 1953, chính thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như thế, những người cầm quyền Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc, đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á.

    Pháp đến Hội nghị Giơnevơ cũng nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh Pháp, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương.
    Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp.
    Thời kỳ thứ nhất từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6 năm 1954, trưởng đoàn đại biểu Pháp, trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam, đã đàm phán trực tiếp với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc bốn lần, đi tới thoả thuận về những nét cơ bản của một Hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.
    Từ tháng 5 năm 1954, đoàn đại biểu Trung Quốc đưa ra phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến giữa hai miền Việt Nam, và còn muốn Việt nam nhân nhượng nhiều hơn nữa, thậm chí muốn Việt Nam bỏ cả thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và đường số 5 (đường nối liền Hà Nội với Hải Phòng):
    “Đánh giá (phương án vĩ tuyến 16) khó có thể thoả thuận, nếu không được thì sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do, ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định, nếu không được nữa thì đem đường số 5 và Hà Nội, Hải Phòng làm khu công quản và phi quân sự…”.
    Nhưng về sau, đặc biệt từ ngày 10 tháng 7 năm 1954, 10 ngày trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam nhân nhượng, “có những điều kiện công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể nhận được để đi đến Hiệp định trong vòng 10 ngày.

    Trong tình thế bị Trung Quốc ép buộc, Việt Nam đã chấp nhận giải pháp: Các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai miền .

  5. Nguyễn Quốc Khải says:

    Ông Nguyễn Ngọc Bích, Thủ Tướng lưu vong của Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH, cần giải thích một cách cụ thể cho độc giả biết làm thế nào ông có thể phục hồi Hiệp Định Paris 1973, ngoại trừ ông đệ trình kiến nghị lên TTK Liên Hiệp Quốc. Khi Ông Nguyễn Bá Cẩn còn sống là thủ tướng của Chính Phủ VNCH lưu vong, cũng từng tuyến bố rằng rằng chính phủ của ông gửi thư lên LHQ để đòi thực thi Hiệp Định Paris 1973. Nhưng khi báo chí hỏi chi tiết (ngày tháng, trụ sở nào, địa chỉ nào) để phổ biến bản tin, Ông Cẩn không trả lời được. Đất nước là chuyện thiêng liêng, không phải là chuyện để chúng ta có thể đùa rỡn.

  6. quang phan says:

    ‘…Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ”- Nguyễn quốc Khải . Trích .

    Sự thật về vấn đề này ra sao ?

    Sử gia Trần Gia Phụng -: Danh xưng chính thức của Hiệp Định Genève là Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự :
    - Việt Nam chia làm hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải (Tỉnh Quảng Trị). Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía Bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía Nam.
    - Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên,
    để làm ‘’khu đệm’’, có hiệu lực từ ngày 14.8.1954.
    - Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày Hiệp Định có
    hiệu lực.
    - Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27.7 ở Bắc Việt, 1.8 ở Trung
    Việt và 11.8 ở Nam Việt.
    - Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành
    chánh riêng.
    - Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu
    thuộc phía bên kia.

    Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam chỉ là một Hiệp Định có tính cách
    thuần túy quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjon (Bàn Môn
    Điếm) ngày 27.7.1953, Hiệp Định đình chiến Genève không phải là một hòa ước, và
    không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

    “BẢNTUYÊN BỐ CUỐI CÙNG KHÔNG CHỮ KÝ”:

    Sau khi Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn
    họp tiếp ngày 21.7.1954 và ‘’thông qua’’ bản ‘’Tuyên Bố Cuối Cùng Của Hội Nghị
    Genève 1954 Về Vấn Đề Lập Lại Hòa Bình Ở Đông Dương’’. Đây chỉ là lời tuyên bố
    (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam, và đặc
    biệt không có phái đoàn nào ký tên vào Bản Tuyên Bố nầy, nghĩa là Bản Tuyên Bố
    không có chữ ký.
    Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (Ngoại Trưởng Anh) hỏi từng phái
    đoàn, thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt
    Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng ‘’đồng
    ý’’. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không đồng ý, và tự đưa
    ra tuyên bố riêng của mình.
    Bản ‘’Tuyên Bố Cuối Cùng Của Hội Nghị Genève 1954 Về Vấn Đề Lập Lại Hòa Bình Ở Đông Dương’’
    gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7. Điều nầy ghi rằng:
    ‘’Hội Nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị
    thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
    sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm
    bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau Tổng Tuyển Cử tự do và bỏ phiếu kín. Để
    cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể
    tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ tổ chức vào tháng 7.1956 dưới sự
    kiểm soát của một Ban Quốc Tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám
    Sát và Kiểm Soát Quốc Tế đã nói trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự. Kể từ ngày
    20.7.1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc
    6 gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó’’. (Bản dịch của Thế Nguyên, Diễm Châu,
    Đoàn Tường)
    Điều 7 của Bản Tuyên Bố được xem là dự kiến về một giải pháp chính trị
    trong tương lai, theo đó một cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ có thể được tổ chức để thống
    nhất đất nước, mà sau nầy Bắc Việt dựa vào điều nầy để đòi hỏi Nam Việt tổ chức
    Tổng Tuyển Cử trên toàn quốc.
    Bắc Việt thường nói và viết rằng việc tổ chức Tổng Tuyển Cử giữa hai miền
    Bắc và Nam Việt Nam là theo quyết định của Hiệp Định Genève. Thật ra Hiệp Định
    Genève chỉ là một Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự (đình chiến) mà không đưa ra một
    giải pháp chính trị nào. Giải pháp chính trị về một cuộc Tổng Tuyển Cử giữa hai
    miền Bắc và Nam Việt Nam dự tính tổ chức vào năm 1956 nằm trong điều 7 của bàn
    ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông
    Dương’’.
    Trong Bản Tuyên Bố riêng của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Bác Sĩ Trần
    Văn Đỗ, Trưởng Phái Đoàn, giải thích vì sao phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký
    kết Hiệp Định Genève. Sau khi phản đối việc chia cắt đất nước và việc đại diện quân
    đội Pháp tự ý ký kết Hiệp Định mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của quân đội
    Quốc Gia và nhân dân Việt Nam, Bản Tuyên Bố của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
    viết:
    ‘’Vì thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận một cách
    chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp Định cùng những
    điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam
    yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do
    hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực
    hiện Thống Nhất, Độc Lập, và Tự Do cho xứ sở’’.
    Vì phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký vào Bản Hiệp Định đình chỉ chiến
    sự ở Việt Nam (Hiệp Định Genève) và nhất là không tham dự vào bản ‘’Tuyên bố
    cuối cùng’’, nên chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự cho rằng không bị ràng buộc vào
    điều 7 của Bản Tuyên Bố nầy.
    Hơn nữa, đây là một Bản Tuyên Bố chứ không phải là một bản hiệp ước. Môt
    Bản Tuyên Bố lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nước nào, kể các các chính
    phủ liên hệ đến cuộc chiến ở Đông Dương, có được xem là một văn kiện có giá trị
    pháp lý để thi hành hay không ?
    Vì những lý do căn bản nầy, bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève
    1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’, trong đó đặc biệt điều 7 của Bản
    Tuyên Bố nầy về dự kiến một cuộc Tổng Tuyển Cử trong năm 1956, không có tính
    cách pháp lý để bắt buộc bất cứ nước nào thi hành.
    Đúng một năm sau Hiệp Định Genève, để kiếm cớ gây chiến, Phạm văn
    Đồng, Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức Bắc Việt gởi thư ngày
    19.7.1955 cho Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam tức Nam Việt là Ngô Đình Diệm, yêu
    cầu mở Hội Nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20.7.1955, để bàn về việc Tổng
    Tuyển Cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp Định Genève.

  7. conmeo says:

    Sự nguy hiểm từ kết quả sự sùng bái Vatican của giáo dân vong bản tại hải ngoại và trong nước.
    1. Mất đi khả năng suy nghĩ độc lập của một con người VN có tự trọng.
    Bằng chứng: Vatican đã đào tạo thành công những con chiên chỉ biết vâng lời Vatican, Vatican nói sao nghe vậy. Nước Mỹ có những điểm cần phải sữa chữa thì chúng lại không biết mà chỉ biết che giấu cái sai, cái xấu và tung hô những cá nhân tốt.
    Ai mà vào Viet land sẽ thấy não trạng vong bản của các con chiên mất lý trí này.
    Nghiện đạo mù quáng bất chấp sự thật dù sự thật đó do nhà nước mỹ công bố!!!.
    Sự vong bản mù quáng này ăn sâu đến mức cho dù con chiên đó là trẻ, có học vấn cũng bị !!!.
    Họ chỉ biết ra rả ca tụng thiên chúa như cái máy, chửi bới người khác vô thần mặc dù họ mở miệng ra tự do tôn giáo. Hãy thử lòng họ trên diễn đàn Viet land rồi sẽ biết não trạng vô cùng quái đản và tàn ác của họ.
    Những ai làm chính trị nên biết rõ họ: Bắc kỳ ( Trung kỳ)+ đạo Kito là những con chiên vong bản hết thuốc chữa, tôi đã kiểm nghiệm qua thực tế có những người bạn Bắc kỳ hải ngoại có đạo bịp này.
    1. Họ kỳ thị người đạo Phật, tự cho đạo họ là thánh thiện dù cho thực tế xấu xa.
    2.Bản chất của họ giống y như chủ Vatican: ganh ghét, đố kỵ, tham lam.
    Đây là sự thật mà tôi thấy rất kinh tởm vì tương lai VN sẽ ra sao khi sản sinh ra những con chiên vong bản này, cái gì của chủ cũng hay, cái xấu của chủ cần phải giấu và đổ thừa.

    • quang phan says:

      Cách đây mấy tuần ta đã nói rồi có sai đâu rằng ” Một trăm tên đại Việt gian Hồ chí Minh tái sanh, một trăm tên đại Việt gian Nguyễn phú Trọng có bò vào các trang mạng hải ngoại này mà giở trò tuyên truyền bịp bợm , nói láo nói lếu ,nói điêu nói ngoa, nói bẩn nói thỉu thì cuối cùng cũng phải lắc đầu bó tay chịu thua, huống chi mấy tên du kích cắc ké “.

    • p says:

      Hiện nay các đạo giáo tại VN , đang bị thuần hóa thành đạo ( QUỐC DOANH ) người theo đạo hãy nhận ra đâu là chân giá trị chứ không nên hoang tưởng , mụ mị , cuồng tín mai kia mốt nọ sẽ biến tướng giống HỒI GIÁO CỰC ĐOAN do chính trị hóa đạo giáo . Có không ít cha , sư , thầy , xơ thích đủ thứ kễ cả xe hơi xịn nhà lầu và ….??? Dân gian gọi là buôn thần bán thánh vì bị …xỏ mũi nên bị phá giới

      • Sáu C + cc says:

        Tôn giáo là : CHÂN,THIỆN,MỸ . Người ngay thật luôn hướng THIỆN,kẻ …? thì nghỉ dùng đạo đặng hưởng thụ cho cá nhân và lôi cuốn người nhẹ dạ ! mê tính vào quỷ đạo của ” thần thánh ” ni sư,cha cố,sơ hiện đang hướng đến ….? ! .

  8. conmeo says:

    Giọng điệu đổ thừa nước Mỹ chỉ làm cho thiên hạ thấy bản chất ươn hèn, quỵ luỵ ngoại bang nhưng rất hống hách, khoe khoang. Bản chất này nằm trong loại người thượng đội hạ đạp, vong bản, ham danh nhưng nhát.

  9. Lê Hoàng says:

    thật không thể hiểu nổi lại có những người suy nghĩ quái gở như ông Bích, nhưng những chuyện như vậy trong cái cộng đồng CC cũng là chuyện lai rai đâu cũng có, có vậy trươc kia họ mới thua đau, có vậy 38 năm họ mới vậy, họ bị tịt mất đường suy nghĩ, chỉ làm con rối trong các phe cánh hội đoàn, nhưng luôn mơ sờ được đến cái lông chân của nhà nước VN

    • Langthang says:

      @Lê Hoàng: Ông biết gì về sự thắng bại mà ngồi đó bàn láo ?

      • Trúc Bạch says:

        Các anh chị không nên tiếp tục dây dưa với đám “mèo mả, gà đồng này” cho mất thì giờ, bọn chúng không có khả năng tranh biện mà chỉ cốt ý vào diễn đàn ĐCV đẻ xả rác mà thôi.

        Gặp những ý kiến như của Lê Hoàng hay Kiến Vàng hay conmeo …thì ta nên bịt mũi bước qua như chúng ta bước qua những đống rác mà người vô ý thức đã quăng ra đường.

        Xin hãy để cho bọn chúng hả hê cùng với rác của chúng . (Nếu bức xúc quá thì chửi thề một tiếng rồi ….thôi)

    • Áo vải cờ đào says:

      @Bạn Lê Hoàng! Tôi thành thật góp ý cùng bạn, hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi nói hay viết! Họa chăng bạn…Phải và chỉ có thể hoặc sự…Hiểu biết chỉ có vậy?! Dù bạn không trực tiếp tranh luận với Avcđ tôi, nhưng chữ “Họ” mà bạn viết ở tiêu đề này, ở Reply phía trên, có ít nhiều…Quơ đủa cả bó! Vì vậy, tôi muốn chia sẻ cùng bạn đôi điều, kẻo không thì bạn mãi lầm tưởng rằng…”Họ bị tịt mất đường suy nghĩ”! Bạn viết: “Có vậy trước kia họ mới thua đau,”…Thưa bạn, họ thua ai? Và…Đau như thế nào? Bạn có nhớ từ ngữ “Đồng bào ruột thịt” không? Nói cho dễ hiểu là, anh em cùng một bào thai sinh ra từ Mẹ Việt Nam! Hay nói cách khác, gà cùng một mẹ, vinh, nhục gì bôi mặt…Thắng, thua?! Hơn nữa, bàn tay ngón ngắn, ngón dài, khôn ngoan đối đáp người ngoài (TQ) sờ sờ trước mắt kìa, mảnh cơ đồ đất, biển VN, các anh luôn tự hào là chiến thắng vinh quang, sau 38 năm, nay còn, mất những gì? Điều mà Avcđ tôi muốn nhắn nhũ với các bạn hôm nay và ngày mai là: Thế sự vốn mãi thăng trầm, chế độ có lúc thịnh, lúc suy, chỉ có dân tộc hy vọng sẽ mãi trường tồn. (Vì giất mơ đại Hán là đồng hóa VN.) TQ đã và đang hăm he…Nuốt trọn đất nước VN! Chứ không phải chỉ…”Mơ sờ được đến cái lông chân của nhà nước VN” mà bạn đang tuyên truyền, mai mỉa những hội đoàn chống chế độ CS đảng trị của NVHN khắp nơi trên TG đâu bạn ạ. Tóm lại, về hiện tượng GS Bích, bạn phải hiểu là: Ông đã 75 tuổi (qua cả thất thập cổ lai hy) rồi, nhưng ông vẫn miệt mài dấn thân, dống lên tiếng nói từ thế giới TD DC NQ cho ĐB QN VN! Vạch mặt bọn xảo trá, gian manh, Hán gian CSVN qua các điều khoảng đã được ký và cam kết trong (hiệp ước hòa bình chấm dức chiến tranh VN) Hiệp Định Paris 27 tháng 1, năm 1973 cho cả thế giới biết, để cảnh giác và đề phòng, sự tráo trỡ, lật lộng…Khi đánh khi đàm, từ xưa đến giờ của CSBV hay CSVN hiện tại! Một lần nữa, xin nhắc lại cùng các bạn rằng, chế độ nào cũng sẽ có những thay đổi, vấn đề là thời gian, đó là định luật! Đừng vội khẳng định…Tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN như GS Bích phát biểu, đòi hỏi là…Hoang tưởng? Sau hết, bạn có quyền bảo vệ lập trường của bạn! Nhưng…Đời người thường chứng kiến những…Chuyện không ngờ!!! Vài hàng trân trọng!….. Áo vải cờ đào.

  10. Kiến Vàng says:

    Ông Quốc Khải nói ý tưởng của ông Bích và cái tổ chức của ông ta là hoang tưởng và bệnh hoạn, vậy là chí lý, mà ông Bích là giáo sư đấy, giáo sư của VNCH, thành phần được gọi la tinh hoa của VNCH mà có suy nghĩ như kẻ đầu bã đậu, nếu có một cuộc thi ý tưởng hoang tưởng, ngu dốt nhất, chắc ông Bích và nhiều người CC khác sẽ rinh được giải!

Phản hồi