WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch

Tết ta theo lịch tây: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm

Tết ta theo lịch tây: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm

Sau 3 ngày đăng tải, bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân đã nhận được hàng ngàn comment (ý kiến) của độc giả trong và ngoài nước. Giáo sư Võ Tòng Xuân tiếp tục lên tiếng để bảo vệ quan điểm của mình:

Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và Tp. HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, báo giới đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi.

Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.

Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình.

Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.

Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.

Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.

Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.

Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.

Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.

Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.

Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.

Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:

“Chơi có… mươi ngày!

- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! – Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!

- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.

- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!

- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi… họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi… cũng về ăn tết tiếp thôi…

- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến… mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao… tăng trưởng cho nổi hở ông?

- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”

Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày” rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống… vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.

Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”

Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.

Theo VTC News

Pages: 1 2

23 Phản hồi cho “Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch”

  1. NgườiFlorida says:

    Ở VN cứ tới ngày tết là hàng hóa do ba tàu tăng giá cắt cổ. Tết ta là dịp cho ba tau làm giàu! Hãy bỏ ngày tết này đi và theo tết tây như Nhật đi

  2. Vũ duy Giang says:

    Ngày Tết theo Âm lịch(tính theo vận trình của mặt trăng,mà nhiều nước Trung Đông cũng có cờ in”bán nguyệt,và sao,chớ không phải riêng văn hóa TQ!)thì là ngày đầu Xuân,nên TQ và Nhật Bản cũng chỉ lấy ngày ấy làm”Hội mùa Xuân”,còn năm mới thì họ theo Dương lịch(tính theo vận trình của mặt Trời).

    Như vậy có để để dân gian VN tiếp tục lễ Tết Âm lịch,nhưng rút ngắn ngày nghỉ,để dần dần chuyển qua cho nghỉ thêm(cũng ít thôi!)Tết Dương lịch.

    Đúng là ai muốn đi VN vì công việc,thì nên tránh đi vào dịp Tết,vì các công sở chẳng có”ma”nào làm việc,vì nhân viên đua nhau đi lễ”ma”ở chùa chiền,hay đi”mừng tuổi”các”Xếp”(bằng nhà cửa,hay”chân dài tới nách, theo bài báo đang đăng trên ĐCV!) để nhanh được”thăng quan tiến chức”.

    Ngược lại,VK lũ lượt diện”áo gấm về làng”ăn Tết, để”đầu tiên” là”mừng tuổi”hải quan(mà phần lớn nhận được từ VK Mỹ!).Vậy đừng bắt người dân”ăn năn”vì ăn Tết…ta (giống như 1 cựu”cầm cán ủy viên”cho 1 ông Chánh Tổng trưởng VNCH đã viết,bắt”Tổ quốc ăn năn”,chỉ vì không được xử dụng làm…”cây Kiểng”cho CSVN !), và hải quan”ăn năn”,vì”ăn tiền”của VK Mỹ!!

  3. Hoàng says:

    Còn một điều nữa mà GS Võ Tòng Xuân chưa “dám” nói hoặc chưa muốn nói. Đó là : Ăn Tết cổ truyền theo dương lịch là ta không bị ảnh hưởng văn hóa của thằng Tàu, thằng đang ( hoặc đã) xâm lược nước ta.

  4. Phan BA says:

    Tôi ủng hộ việc bỏ tết âm lịch và dùng tết dương lịch.. Mặt trăng là một vật nhỏ, không có ánh sáng, nó sáng nhờ mặt trời rọi vào! tại sao mình không dùng ánh sáng của nguồn sáng mà lại nhờ vào ánh sáng của một vật không có ánh sáng!

    Giống như một người xài điện nhờ câu của hàng xóm.

    Mặt trăng ít ánh sáng, có nhiều bữa mây mù nó âm u, ghê sợ, nên dân dùng mặt trăng thật âm u, sợ ma, có nữ tính, và mê tín nhiều hơn. Ma thích âm, thích đêm, người dùng âm lịch ít sáng sủa hơn người dùng dương lịch.

    Tiếng nói là dương lịch, từ phương tây, nhưng không ít người tây phương lúc đầu cũng chống dương lịch. nên nhớ là lúc trước có cả đống dương lịch chớ không phải một, họ phải cạnh tranh, thay đổi và chọn cái hay nhất, có thể tương lai sẽ có một lịch hay hơn.

    Tôi thấy cái gì hay thì thay đổi và dùng, người tây phương cũng vậy, nhất là người Mỹ nên họ luôn ở phía trước. Nếu người bảo thủ mà thắng thì giờ này cả thế giới vẫn ở trần!!!

    Mình không bỏ hẳn tết âm lịch, nhưng chỉ cho nghỉ một ngày, như một ngày lễ nhỏ thì OK.

    Còn một cái nữa ta nên làm luôn là, cho thế hệ tương lai Việt dùng Anh ngữ, việc dùng anh ngữ sẽ đẩy người Việt lên rất nhanh chóng trong học hành, sinh hoạt, văn hoá.. và nhất là việc làm. Người giỏi tiếng anh làm việc ở đâu cũng được.

    Tôi để nghị với DCV, cho hệ thống rating, khi một người viết nhiều bài, được bầu chọn là hay/thích nhiều. Tới một số điểm nào đó thì được privilege là post thẳng bài, không qua kiểm duyệt! Tôi thấy tôi, tien ngu, Trúc Bạch, builan, noileo nên có privilege post thẳng!

  5. khế ngọt says:

    sao vội nặng lời thế ! cứ nhìn vào nước NHẬT ,NAM HÀN sẽ rõ ,họ đã làm việc này từ lâu ,thứ nhất giảm ảnh hưởng văn hóa Tàu ,ăn nhập lâu đời vào dân gian ” nô lệ văn hóa đồng nghĩa diệt vong , thứ hai giảm rủi ro về chính trị ,kinh tế , thứ ba tiết kiệm thời gian hòa đông thế giới văn minh . tuy nhiên tết ta cũng tổ chức rất ngắn ngày gọi là kỷ niệm

  6. Lão ngơ says:

    Bùi Lễ nghe đâu mà bảo tết cổ truyền của ta là tết tàu? Không biết đừng nói nhảm! Tết cổ truyền tính theo lịch âm tức lịch trăng tròn theo cách tính của cha ông ta. Bùi Lễ có nhớ có một số năm lịch âm của ta chệch ngày so với lịch của tàu! Vậy lịch ta đâu phải lịch tàu. Chỉ nói linh tinh.
    Đã là cổ truyền của dân tộc thì ta giữ lấy, cơn cớ gì mà phải đổi sang lịch dương? các bạn thích hòa nhập chứ không phải hội nhập! Muốn mất gốc rồi hả?
    Ngày tết của ta cũng giống như những ngày lễ khác của những dân tộc khác, có bản sắc riêng, tại sao phải bỏ?

  7. Trước đây khi cs cấm nhân dân đốt pháo (vì vẹm sợ Mậu thân lại xảy ra ấy mà) thì dư luận cũng đã quá xôn xao một thời gian rồi cũng quen đi. Bây giờ một cao kiến nên đổi ngày Tết cổ truyền từ Âm lịch hay lịch tàu sang Dương lịch thì dư luận cũng đang xôn xao nhưng theo thiển kiến của tôi điều đó có chiều hướng Tốt nhiều và mạnh hơn Xấu, Lợi nhiều hơn Hại và chắc chắn một thời gian ngắn sau rồi cũng quen đi thôi. Hơn nữa phải như thế thì Dân tộc VN mới hòng thoát khỏi chậm tiến và lạc hậu !!!

  8. Bùi Lễ says:

    Tôi rất là tán thành ý kiến thay đổi tết. Vì ở nước ngoài họ đâu biết tết Vietnam mà chỉ gọi
    là tết Tàu thì hà cớ gì phải giữ nó mà thành tính lệ thuộc . Hơn nữa Vietnam ta thời Trần (?)
    đâu có ăn tết theo Tàu .
    Còn vấn đề truyền thống hay không truyền thống cũng là do thói quen và tập tục mà ra .
    Tổ tiên ngày xưa cố thoát ra khỏi ảnh hưởng của Tàu mãi đến sau này nhờ có chữ
    quốc ngữ mới bỏ chữ Tàu mà dùng chữ ta .

  9. ng­ười cần thơ says:

    chuyển đổi tết âm lịch sang tết dương lịch! đúng là ý kiến ngu xuẩn, Âm lịch của chúng ta là âm dương lịch chứ đâu phải âm lịch như của bọn Tàu, Tết âm lịch là tổ truyền ngàn đời mà bỏ thì còn gì là quốc hồn quốc túy Việt Nam nữa? Muốn làm giàu thì đã có 365 ngày một năm tha hồ mà làm cần gì phải cắm đầu làm vào mấy ngày tết nhỉ???

    • Builan says:

      IÔng/b có thật là Người Cần Thô không nhĩ ??
      Nếu thật thì không thể ăn noí như thế – bộc lộ cái ngọng, vẫu Hô cuả bọn du thủ du thưc “nhiệt tình + ngu dốt”

      Ông/b làm ơn đọc hết vài chủ để biết TÁC GIẢ là ai !
      Ông/b có được ăn học như Người Cần Thơ (THẬT) không mà vội HỖN !!!

Leave a Reply to Bùi Lễ