WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đảng Cộng sản Việt Nam: Bên thua cuộc

 

redface

Một nhà nước không do dân bầu chọn qua bầu cử tự do, được thiết lập trên cơ sở cướp chính quyền bằng “bạo lực cách mạng” và áp đặt sự cai trị độc tôn, nên tồn tại được cũng nhờ bạo lực.

Dùng bạo lực để đàn áp những tiếng nói phản kháng là nguyên tắc cơ bản của các chế độ độc tài. Tiếp theo là sự dối trá liên tục, tác động liên tục vào tâm thức để biến dối trá trở nên như thật. Đồng thời, những nhà nước phi dân chủ luôn nỗ lực tô vẽ hình ảnh của mình trước quần chúng và cộng đồng quốc tế.

Để đạt hiệu quả cao cho sự dối trá, các chế độ độc tài xây dựng và quản lý một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, thực hiện chính sách bịt tai, che mắt, thực tế là ngu dân hoá ngay từ tuổi đến trường. Song song, một hệ thống kiểm duyệt khắt khe được duy trì để ngăn cản người dân tiếp cận các nguồn thông tin khác.

Trong cuốn “A History of Reading“, Alberto Manguel, nhà văn Argentina, viết:

Các chế độ dân túy (populism) muốn lấy đi của chúng ta bộ nhớ, có nghĩa là sách báo ngoài hệ thống được xem như xa xỉ không cần thiết. Chế độ độc tài không muốn chúng ta suy nghĩ, nên ngăn cấm, đe dọa và kiểm duyệt. Trước và sau đều nhằm mục đích làm chúng ta ngu ngốc và cam phận với sự xuống cấp về sự hiểu biết của mình. Vì vậy các chế độ này khuyến khích tiêu thụ những thứ rác rưởi. Trong bối cảnh này, đọc sách báo ngoài luồng kiểm duyệt trở thành hoạt động phá hoại“.

Một nhà báo Ba Lan nói về một câu chuyện ở nước Nga. Đó là một người đàn ông bị bệnh tâm thần nặng. Theo gia đình, bệnh tật của ông ta bắt đầu từ sự sợ hãi sau cái chết của Stalin. Nghe tin Stalin chết, nhìn thấy rõ niềm vui trên mặt và trong ánh mắt của ông ta, ông ta sợ đến mức không dám đi ra đường, vì nghĩ sẽ bị trừng phạt khi có người nhìn thấy mình sung sướng. Điều này là ví dụ khủng khiếp của con người trong nỗi ám ảnh sâu sắc bởi đời sống bị kiểm duyệt, phải cố gắng tự kiểm duyệt suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Các chế độ CS kiểm duyệt hầu như mọi lĩnh vực của đời sống, từ đám cưới, sinh nhật, tang lễ, điện thoại, thư từ, bưu phẩm, chương trình truyền hình, nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn hoá nghệ thuật, thậm chí cả truyện cổ tích dành cho trẻ em.

Công dân không có cơ hội để chống lại nó, nhiều người bị tù tội với những bản án hết sức nặng nề, mà blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một điển hình. Họ là những người yêu nước, vô tội, chiến đấu cho tự do của chính mình và các thế hệ tương lai, nhưng là nạn nhân của chế độ cộng sản.

Sự kiểm duyệt mang lại hệ quả vô cùng tệ hại cho xã hội. Thông tin một chiều, thiếu trung thực với mục tiêu lừa mị, làm u tối não trạng, huỷ diệt các giá trị chuẩn mực của xã hội, triệu tiêu tư duy sáng tạo, làm con người mất khả năng phân tích và hành động đúng đắn. Thậm chí chính sách kiểm duyện đôi khi trở thành “gậy ông đập lưng ông” – các chuyên gia phải bổ sung số liệu từ các nguồn của nước ngoài để tổng kết, đánh giá thực trạng kinh tế của đất nước.

Vì thế, khi chế độ CS sụp đổ (vào năm 1989), pháp lệnh đầu tiên được nhà nước dân chủ Ba Lan ban hành là bãi bỏ ngay lập tức kiểm duyệt báo chí và giải thể Cơ quan Kiểm duyệt Trung ương với 465 công chức và hàng năm đã ngốn hàng tỷ đô la ngân sách.

Trước khi Internet ra đời, hệ thống kiểm duyệt của các chế độ chuyên chế, độc tài hoạt động dễ dàng hơn, vì chỉ cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấn loát, đàn áp thẳng tay những người phát tán ấn phẩm. Nhưng từ khi có Internet, những nỗ lực kiểm duyệt các nguồn thông tin trên mạng khó khăn hơn nhiều, nếu không nói là bất khả thi.

Internet, như Mikhail Gorbachev nhận định: “Không nghi ngờ gì nữa, mạng Internet cung cấp rất nhiều khả năng. Nó giúp cho sự phát triển dân chủ và làm cho con người chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình”.

Trước tình trạng này, nhất là từ vài năm nay khi các mạng xã hội, nổi bật là Facebook, thu hút hàng triệu người sử dụng, các chế độ độc tài, trong đó có CSVN, một trong những hung thần của Internet, theo đánh giá của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, đã phát rồ, đầu tư rất lớn vừa kỹ thuật vừa con người cho chính sách kiểm soát thông tin. Không kiểm duyệt nổi thì đánh phá.

Trận địa thông tin

Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức xem không gian điện tử là “trận địa thông tin” và công khai  tuyên chiến với người sử dụng Internet.

Đánh phá các nguồn thông tin ngoài hệ thống là chính sách xuyên suốt của ĐCSVN. Trên facebook, hàng ngày chúng ta có thể thấy những lời ca thán, bực bội của người sử dụng Internet ở Việt Nam về sự truy cập khó khăn, phải “trèo tường lửa”, mạng chập chờn hoặc chậm chạp, v.v…

Chúng ta nhớ lại ngày 5/5/2010, tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam, trung tướng công an Vũ Hải Triều, đã khoe khoang: “Trong mấy tháng qua, bộ phận kĩ thuật của “ta” đã “phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu“.

Sau Hội nghị này, có vẻ như “phát huy thành tích”, vào tháng 9 năm 2010, lực lượng tin tặc đã tổng tấn công trên mạng với virus “Sinh Tử Lệnh”. Môt loạt các trang web ngoài lề đảng bị tin tặc đột nhập, phải mất nhiều thời gian, công sức phục hồi, như Bauxite, blog Osin, Dân Làm Báo, Dòng Chúa Cứu Thế, X-cafe, Dân Luận, Talawas, Đàn Chim Việt… nhưng nhiều trang bị sập luôn. Cùng với một số blog khác, blog của cá nhân tôi trên WordPress là nạn nhân trong dịp này.

5,43 triệu người Việt, đặc biệt giới trẻ, tham gia mạng xã hội Facebook, là nỗi lo lắng thường trực của nhà cầm quyền CSVN. Sau bài ném đá dò đường “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam” nhân danh một độc giả, trên tờ Giáo dục Việt Nam (16/11/2012), ngày 25/11/2012 tờ Quân đội Nhân dân cho đăng bài “Làm chủ mạng xã hội để tập hợp và giáo dục thanh niên“.

Dùng mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thực sự của giới trẻ nhưng mạng xã hội lại phát triển tự phát, thiếu định hướng và nguy cơ “Diễn biến hòa bình” tác động đối với giới trẻ từ đây cũng rất lớn. Các Mác từng nói: Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. Đã đến lúc, cuộc đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” - Bài báo viết.

Rõ ràng ĐCSVN ý thức được sự đe doạ nghiêm trọng tới sự độc quyền thông tin và bắt đầu thay đổi phương thức, một mặt tiếp tục đánh phá như trước, mặt khác xâm nhập gây rối trực tiếp trên mạng. Thế nhưng bài báo của QĐND cũng cho thấy bộ mặt nhơ nhớp đằng sau chính sách này.

Nếu ngoài đời ĐCSVN côn đồ hoá bộ máy đàn áp nhân dân trong các vụ biểu tình yêu nước chống Trung Cộng xâm lược hay trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất của nông dân, thì trên Internet họ cũng sử dụng lực lượng “côn đồ mạng”.

Báo QĐND ca ngợi “Hội những người ghét bọn phản động” trên Facebook “là trang có nhiều điều hữu ích cho giới trẻ, đưa ra các vấn đề nóng và có tính tương tác cao giữa các thành viên, phản bác nhiều luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước” và đưa ra con số sau 2 năm hoạt động có “gần 50 ngàn thành viên yêu thích (like), khoảng 10 ngàn người thường xuyên trao đổi bàn luận hằng ngày, hàng trăm tới hàng nghìn bình luận sau mỗi bài viết”.

Tôi đã thử vào trang này quan sát và vài lần viết bình luận, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng, người đứng đắn không thể nào tồn tại trên trang này. Bình luận được viết nghiêm túc tới đâu đi nữa, nhưng chỉ cần có ý phê phán chính sách của ĐCSVN hay các vấn nạn của xã hội VN hiện hành, ngay lập tức bị “ném đá” ào ạt với những quy chụp bạt mạng, vô văn hoá và ngôn ngữ tục tĩu, đa phần từ những thành viên giấu mặt hoàn toàn, hoặc với những thông tin khó kiểm chứng độ khả tín ở địa chỉ trên Facebook. Tôi tự nghiệm rằng, muốn hiện diện ở đây thì phải hạ tư cách xuống hạng côn đồ. Tuy nhiên, chẳng cần tôi phải làm thế, khi phát hiện ra tôi là ai và e chừng không thích thú gi với một gã sẵn sàng tranh luận đến cùng nhưng với điều kiện đối thoại tử tế, họ đã chặn tôi vào địa chỉ này!

Báo QĐND cho rằng trang “Hội những người ghét bọn phản động” “không thuộc một tổ chức đoàn thể chinh thống nào“. Có thể tin không?

Trong bài viết, kêu gọi đầu tư mạnh mẽ vào các trang xã hội, báo QĐND nhận định “Trên internet cần có những lực lượng tiến bộ tiên phong để tập hợp, định hướng giới trẻ” và “các tổ chức thanh niên nhiều năm qua gần như “bỏ trống” một trận địa quan trọng trên mặt trận tư tưởng này, sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu hiệu để tập hợp thanh niên và tổ chức các phong trào hành động cách mạng“.

Nội dung trên hoàn toàn phù hợp với việc làm thực tế, được thừa nhận bởi ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tại Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc vào ngày 9/12/2012.

Trong hội nghị này ông Lợi cho biết nhà chức trách Hà Nội đã thành lập một đội ngũ “tuyên truyền miệng” với 900 “dư luận viên”, “tổ chức nhóm chuyên gia bút trên Internet, mở hơn 400 tài khoản trên mạng”. Các tờ báo của Hà Nội cũng đã thành lập tổ “Phóng viên bấm nút” phản ứng nhanh… Đây chỉ là con số của Hà Nội. Trên cả nước sẽ là bao nhiêu?

Vậy thì, ngạc nhiên gì nữa với sự xuất hiện của những trang như “Hội những người ghét bọn phản động” trên Facebook?

Người sử dụng Internet giờ đây ngoài việc đối phó với sự ngăn chặn, đánh phá, còn phải đối diện với đám côn đồ mạng, một thứ “Hồng Vệ binh” xả rác, ném đá giấu tay, không nhằm mục đich tranh luận tử tế mà chỉ nhắm tiêu diệt khả năng tranh luận khi bị đuối lý hoặc thấy bất lợi cho mục đích tuyên truyền.

Trong một xã hội có tự do báo chí, không nhà nước nào lại phung phí tiền bạc vào những trò tấn công người sử dụng bằng phương pháp rẻ tiền, hạ cấp như thế, mà ngược lại, mọi cuộc tranh luận xã hội đều cởi mở, tự do và bình đẳng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Kết án tù nặng nề những người bất đồng chính kiến, nhưng thử hỏi đã bao giờ nhà nước CSVN dám công bố các bài viết của họ bị cho là “chống phá nhà nước” trên các phương tiện truyền thông? Hãy để dư luận rộng rãi đánh giá xem sao? Nếu công minh chính đại, thì nhà cầm quyền sợ gì? Không dám đã đành, nhà cầm quyền CSVN còn dùng độc quyền thông tin để xuyên tạc, bôi nhọ riêng tư của họ. Đây chỉ có thể là thái độ của một kẻ đê tiện, tiểu nhân, vì sợ sự thật.

Bên thua cuộc

Trong Tuyên ngôn Độc lập của Internet (Declaration of the Independence of Cyberspace) ngày 8/02/1996, John Perry Barlow nói rằng, các nhà cầm quyền là những gã khổng lồ xác thịt và thép, mệt mỏi, sẽ không có quyền lực trên không gian điện tử và khái niệm pháp lý về cách thể hiện tư tưởng không thể áp đặt nổi lên người sử dụng.

Công nghệ tin học ngày một phát triển, giúp người sử dụng đối phó hiệu quả hơn với bàn tay lông lá của những kẻ thù của Internet, vì họ được cung cấp các nhu liệu hiện đại cho việc vượt tường lửa, thay đổi địa chỉ truy cập (IP), chống virus, v.v…

Thất bại của ĐCSVN được chứng minh rõ rệt, không thể chối cãi, bằng sự thú nhận của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn:

Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”. “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc“.

Trên Facebook tôi đưa ra ví dụ: Vào ngày 30/11/2012 tàu Trung Cộng “cắt cáp” tàu Bình Minh của VN trên vùng biển VN, tờ Petrotimes do ông đại tá Nguyễn Như Phong làm Tổng Biên tập, sau khi đăng tin với hình ảnh giây cáp bị cắt ngọt rõ nét, nhưng sau đó đã sửa “cắt cáp” thành “gây đứt cáp”!

Petrotimes

Trong một bài đăng ngày 14/01/2013, tờ Nhân Dân điện tử viết:

“Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng hiện trường giả, đưa tin lập lờ nhằm gây thật-hư lẫn lộn,… vốn là thủ đoạn xấu xa của kẻ bất lương”.

Báo Nhân Dân đã không thấy xấu hổ, nhục nhã vì nói vậy là nói về chính bản chất của báo chí lề đảng, mà bản tin của Petrotimes là một trong vô khối sự việc tương tự, như kẻ thù của Hai Bà Trưng là “quân ngoại xâm” thay vì gọi đích danh giặc Hán, tàu của Trung Cộng xâm hấn biển VN gọi là tàu “lạ”, hay các chiến sĩ  đánh trả Trung Cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma của Trường Sa trong năm 1988, thì viết họ đã hy sinh vì… “hoà bình và ổn định khu vực“!, thay vì họ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, v.v…

Với những thủ pháp “xấu xa, bất lương, đưa tin lập lờ” và hèn hạ trước quân xâm lược phương Bắc như thế thì có gì mà Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phải băn khoăn “báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc“?

Trên “trận địa thông tin”, chỉ cần nắm vững một số thao tác kỹ thuật cơ bản, nếu mỗi người sử dụng Internet cố gắng trở thành một chiến sĩ, biến sự chống trả kẻ thù của Internet thành cuộc “chiến tranh nhân dân” chính nghĩa, thì nhà cầm quyền CSVN luôn là bên thua cuộc.

Ngày 15/01/2013

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

7 Phản hồi cho “Đảng Cộng sản Việt Nam: Bên thua cuộc”

  1. bui Le says:

    “… các chiến sĩ đánh trả Trung Cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma của Trường Sa trong năm 1988, thì viết họ đã hy sinh vì… “hoà bình và ổn định khu vực“!, …”

    Nhìn vào cách dùng từ ai cũng thấy đám viết báo này đã lệ thuộc Tàu từ trong
    tư tưởng! Thử nghĩ xem tư tưởng đã bị nô lệ thì chắc hẳn tinh thần và thể xác của bọn này đã là
    nô lệ phải từ lâu lắm. Một đất nước mà những kẻ làm hướng dẩn (báo chí việt cộng) dân chúng
    có đầy nô lệ tính như vầy thì đất nước đó chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt .

    Có một điều đáng phỉ nhổ đám lãnh đạo việt cộng là những vị anh hùng đất nước đã chống lại sự xăm lăng của Tàu hy sinh lại biến thành những kẻ gần như “gác cổng” không biết gia đình những vị
    này nghĩ gì!? Trong khi Tàu sang VietNam (được chính quyền VN trọng đải) để làm lễ truy điều cho những quân nhân của họ trên đất nước VietNam lại gọi họ là những anh hùng đã chết cho đất nước Tàu . Hổng biết các ông tướng lãnh quân/bộ đội Việt Nam có thấy nhục không ?
    Nhục không đánh người là chuyện chấp nhận vì mình yếu. Nhưng nhục vì sự hèn hạ của tư tưởng, của tinh thần (chỉ là từ ngữ dùng) cũng không dzám đây mới là điều đáng nói .
    Thấy mà tội nghiệp!

  2. doctin says:

    VN đứng sau Miến Điện về tự do báo chí
    Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam trong nhóm mười nước đàn áp báo chí mạnh nhất.
    Việt Nam, Sri Lanka và Trung Quốc thậm chí được nêu tên trong danh sách các nước tiêu biểu về trấn áp báo chí ở câu mở đầu của thông báo tóm lược báo cáo của Phóng viên Không Biên giới về tình hình bạo lực và kiểm duyệt báo chí ở Châu Á.
    Trong số 10 nước ASEAN, Việt Nam cũng có vị trí thấp nhất về tự do báo chí sau Miến Điện, Lào và Campuchia với số xếp hạng tương ứng cho bốn nước là 172 (VN), 169 (MD), 165(L) và 117© trong tổng số 179 nước .
    ‘Kẻ thù của Internet’
    Tổ chức này phê bình về Việt Nam trong bản tóm lược báo cáo: “Các nhà báo chuyên viết về chính trị và các blogger dân chủ đã bị chính quyền sách nhiễu trong khi tòa án tiếp tục lấy lý do “an ninh quốc gia” để đưa ra những bản án từ hai tới bảy năm tù giam.”
    Việt Nam hiện cũng nằm trong danh sách mười nước mà Phóng Viên Không Biên giới coi là “Kẻ thù của Internet”.
    170 Sudan
    171 Yemen
    172 Vietnam
    173 Bahrain
    174 China
    175 Iran
    176 Syria
    177 Turkmenistan
    178 North Korea
    179 Eritrea
    (Reporters Without Borders)

    • Củ Lẫn says:

      Không chỉ về nhân quyền (thiếu tự do) mà về đời sống vật chất cũng tồi tệ. Thu nhâp bình quân đầu người (PPP) VN cũng đứng “cao chót vót” (hạng 166 trên thế giới), nạn lạm phát còn ghê hơn, hạng 214 gần tệ nhất thế giới…

      Đây là con số thống kê của cơ quan tình báo CIA, Hoa Kỳ. Nhưng cũng theo tài liệu công khai của CIA, thì tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ có 3.6%, tức là rất thấp, coi như không có ai thất nghiệp cả (*)! Chắc hẳn còn số thông kê thất nghiệp đó là do nhà nước VN cung cấp cho CIA!

      LB
      (*) Để so sánh, Đức thất nghiệp 6%, Úc – nước kinh tế vững nhất trong những nước tân tiến thể giới – thất nghiệp đến 5.1%… Trong khi đó Lào và Cam-bu-chia thất nghiệp còn ít hơn VN, chỉ hơn 3%! Chắc nhà nước VN (và Loà lẫn Cam-bốt) tính cả nhưng người bán vé số, ngồi quán cà-phê, ngồi gốc cây đếm xe qua lại… là có việc làm chắc?!

      • doctin says:

        Lợi tức đầu người của Việt Nam trong năm 2011: USD 800 (chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh). So với các nước láng giềng: Thái Lan: USD 3500, Phi luật Tân: USD 2000, Nam Dương: USD 1160, Tân gia Ba USD 30000 US$. ( Theo The Economist World, năm 2011) .

        Theo World Bank, trong năm 2011, GDP bình quân đầu người (GDP:Tổng sản phẩm quốc nội) của Việt nam là USD 757. Trong khi của Hoa kỳ là USD 49000, Tàu cộng USD 8500, Nam Hàn USD 32100, Thái lan USD 9500…

  3. Trung Kiên says:

    Trích bai chủ:…“Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng hiện trường giả, đưa tin lập lờ nhằm gây thật-hư lẫn lộn,… vốn là thủ đoạn xấu xa của kẻ bất lương”.

    Dối trá là bản chất của csvn, làm chẳng ra gì, nhưng rất thích cướp công của người. Mà điển hình là vụ cứu hộ tầu bị nạn ở Cồn Sẻ. Dân ra sức làm, nhà nuớc nhận công trạng!

    Sự thật về vụ đắm tàu cá làm thiệt mạng 14 ngư dân!

    Đồng ý với kết luận của tác giả Lê Diễn Đức rằng:…”nếu mỗi người sử dụng Internet cố gắng trở thành một chiến sĩ, biến sự chống trả kẻ thù của Internet thành cuộc “chiến tranh nhân dân” chính nghĩa, thì nhà cầm quyền CSVN luôn là bên thua cuộc.”

    Cám ơn t/g Lê Diễn Đức và ĐCV.Info

    • BUILAN says:

      Xin có lời khuyên chí tình
      KÈN CƯẠ hơn thua với DT, CN laị là điều không nên !
      Tốn thì giờ vô ich ! cố tình hạ nhục nhau là HẠ SÁCH nhỏ nhen- con trẻ !
      Nên lờ đi ! tránh ” làm phiền lòng hàng xóm”
      Tập trung hướng về ” Kết luận cuả Tg LDĐ” – Tranh biện những gì cân tranh biện NGHIÊM TÚC – giưã những người hiểu biết với nhau
      Anh DÂM cũng vậy- CN cũng thế !

      Xin nghe lời chân thật cuả kẻ thấp hèn

  4. Trọng says:

    Bài viết phân tích quá hay!

Leave a Reply to doctin