WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xây dựng Hiến pháp mới

hien phap

Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3) dựa vào bản dự thảo đã được công bố. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ được trình bày tại phiên họp Quốc hội vào giữa năm nay, sau đó bản dự thảo được sửa đổi bổ sung cuối cùng sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết tại phiên họp trong tháng 10.

Nhưng công việc không đơn giản như thế.

Ngay sau khi bản dự thảo đầu tiên được công bố, đã có ý kiến khá gay go về quá trình xây dựng bản dự thảo cũng như nội dung của bản dự thảo này.

Trước hết đã có ý kiến của hàng ngàn trí thức tiêu biểu yêu cầu kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến của nhân dân, vì 3 tháng xem ra không thể đủ. Lý lẽ của ý kiến này là Hiến pháp cực kỳ hệ trọng, nhất là khi toàn dân mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trở nên nền tảng của cuộc sống toàn dân. Do đó, không thể làm hình thức, qua loa được.

Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân không hài lòng với bản dự thảo vừa công bố, vì tuy đề ra hàng trăm điều sửa đổi, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua những thay đổi cơ bản cần thiết và cấp bách nhất. Trong những ý kiến này, có 2 đề nghị cực kỳ quan trọng rất khó lòng bác bỏ, đó là đổi tên gọi từ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thành Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) như trước đây; đồng thời có ý kiến yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên chọn cho mình một tên gọi khác thích hợp với thực tế và khoa học hơn.

Hiện nay VN gần như là nước duy nhất còn mang danh xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trung Quốc vẫn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuba nay là nước Cộng hòa Cuba. Libya đã từ bỏ danh xưng XHCN. Miến Điện cũng không còn tự gọi là một nước XHCN nữa.

Hơn nữa hiện nay chưa ai chỉ ra được hình thù chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở nước ta nó ra sao, mang những đặc điểm cụ thể gì, bao lâu nữa sẽ hình thành, qua mấy kế hoạch 5 năm, qua mấy chiến lược 10 năm. Trong Hiến pháp không thể ghi những khái niệm chung chung, mơ hồ, xa vời. Hơn nữa CNCS kiểu Mác-Lênin trong thực tế đã bị phá sản triệt để ở Liên Xô cũ và Đông Âu; vài nước còn theo chủ nghĩa này đang lâm vào tình trạng khủng hoảng cả trên lý luận lẫn thực tiễn. CNCS đã bị lên án là một sai lầm khủng khiếp của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, với hơn một trăm triệu nạn nhân được ghi rõ trên một tượng đài kỷ niệm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Trên khắp châu Âu, CNCS kiểu Mác-Lênin cũng bị cấm truyền bá và bị coi là tội ác lớn hơn cả tội ác của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)có nên giữ tên gọi như cũ, vẫn khẳng định trung thành với học thuyết Mác-Lênin, vẫn kiên định CNXH kiểu Mác-Lênin hay không? Lẽ phải, khoa học, uy tín của đảng, danh dự dân tộc, thể diện quốc gia đều yêu cầu phải sửa đổi.

Có ý kiến nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý gọn, nhanh về vấn đề trên vì đã chin trong lý lẽ, trong dư luận rồi.

Nếu đổi tên nước thành Nước VNDCCH thì sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, sẽ cần một đạo luật để sự chuyển đổi diễn ra trong luật pháp, trật tự, từ đó sẽ phải sửa rất nhiều điều khoản cho đồng bộ. Hiến pháp hiện hành, nếu được sửa đổi một cách cơ bản, hoặc tốt hơn nữa là được thay đổi bằng một văn kiện hoàn toàn mới theo đúng mệnh lệnh của đất nước, ý nguyện của toàn dân, và yêu cầu của thời đại, sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ cho đất nước. Sự chuyển đổi này có giá trị như một cuộc cách mạng dân chủ sâu sắc.

Ngoài ra có mấy vấn đề hệ trọng khác cần được trao đổi, đối thoại rộng rãi trong dư luận. Đó là vấn đề sở hữu nhiều thành phần về ruộng đất như tại hầu hết các nước khác, từ đó khôi phục quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vốn có từ xưa; vấn đề tách rời ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có kiểm soát và cân bằng quyền lực; vấn đề không coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế chung …

Mới có vài tuần lễ bản dự thảo được đưa ra công luận, đã có phản ứng và hồi âm ngay. Đã có yêu cầu
mạnh mẽ, dứt khoát chuyển thật sự sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Trong số người đông đảo đã ghi tên đóng góp ý kiến, người ta thấy có những nhân vật rất nổi tiếng, mới cũng như cũ, thuộc cả hai giới nam nữ, từ mọi miền Bắc, Trung, Nam, thuộc mọi lứa tuổi, có cả người ngoài đảng CS và trong đảng. Lý lẽ của họ rất rõ ràng, lập luận công phu, Ban Lý luận Trung ương, và 900 “lý lẽ viên” của Thành ủy Hà Nội khó lòng bác bỏ nổi.

Lúc này chính là lúc Bộ Chính trị cần lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân hơn lúc nào hết. Bộ Chính trị đã bỏ qua quá nhiều thời cơ và lãng phí quá nhiều thời gian của đất nước. Hãy lắng nghe tiếng nói của nông dân bị mất ruộng đất, của các nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị chèn ép, của tuổi trẻ nhiều ước mơ bị vùi dập. Trong khi đó, nạn tham nhũng đang ngang nhiên hoành hành, xã hội băng hoại vì kỷ cương buông lỏng từ trên cao, y tế xuống cấp, giáo dục lạc hậu, đều liên quan đến tệ quan liêu, độc đoán, thiếu vắng dân chủ.

Trong công cuộc sửa đổi Hiến pháp, tạo ra Hiến Pháp Dân chủ năm 2013, có thể nói trên thực tế đã hình thành 2 nhóm lãnh đạo đối lập nhau. Một bên là lãnh đạo của đảng CS mà đại diện chính là Bộ Chính trị hiện nay, có vẻ như không mặn mà với việc sửa đổi Hiến pháp, hài lòng với bản dự thảo hiện tại, gồm có hàng trăm thay đổi vụn vặt, thứ yếu, tránh né những thay đổi cơ bản cần thiết đã hoàn toàn chin muồi.
Một bên là một số trí thức khá đông đảo, chất lượng cao, không ít người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, một số từng là cán bộ lãnh đạo, cùng thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh… có trình độ và tâm huyết, mong muốn một cuộc thay đổi đúng mức, theo hướng dân chủ đa nguyên, hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại, có lợi cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

Đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa, bằng lý lẽ, qua lập luận, tranh luận, thuyết phục nhau, qua hội họp, bài nói và bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng, lấy nhân dân cử tri cả nước làm trọng tài. Đây là dịp để nhân dân ta tập dượt thực thi quyền dân chủ của cử tri trong xã hội, với thái độ ôn hòa, xây dựng, bình đẳng tương kính trong một xã hội văn minh, có hàng ngàn năm văn hiến.

Do có thể có những bất đồng gay gắt, cần đề phòng trước những thái độ nóng nảy, thành kiến, chụp mũ nhau, không lắng nghe rõ ý kiến của nhau, và nên luôn luôn lấy quyền lợi tối cao của nhân dân của đất nước làm trọng.

Đất nước quê hương ta đã qua một thời kỳ chến tranh bi thảm, nay là một dịp quý hiếm để chung sức chung lòng tạo nên một đạo Luật Cơ bản làm nền tảng vững vàng cho một chế độ dân chủ đa nguyên mà nhiều nước đã thực hiện từ thế kỷ XVIII như Hoa Kỳ và Pháp, những gương sáng từng được ghi đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước VNDCCH.

Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước có đóng góp nhưng cũng có nhiều sai lầm trong trách nhiệm của mình, nay có phần trách nhiệm chủ yếu trong việc điều hành xây dựng bản hiến pháp mới năm nay. Quần chúng nhân dân đang thức tỉnh về nền dân chủ đa nguyên ưu việt đặt niềm tin trên vai tập thể trí thức dân tộc đã có sáng kiến đề ra những tuyên bố, kiến nghị, lời kêu gọi vừa qua.

Lịch sử sẽ ghi nhận thái độ đúng đắn, trọng lẽ phải, vì nhân dân, thức thời tự nguyện rời bỏ vai trò độc quyền độc tôn lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, chủ động sát cánh cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ đa nguyên ưu việt, một bước tiến mạnh mẽ lên phía trước của nền văn minh nhân loại.

© Bùi Tín – VOA

9 Phản hồi cho “Xây dựng Hiến pháp mới”

  1. Huong Nguyen says:

    Tôi thật không còn muốn góp ý trong những vấn đề như thế này nữa bởi vì tiếp tục đóng góp như thế này là tiếp tục đồng lỏa với việc câu giờ và “buy out” cho tính khả thi của 1 sự “hồi đầu” của đảng CSVN.

    Đối với những ai còn hà hơi tiếp sức cho những hoạt động này thì tôi chỉ còn có thể nói điều này: Tôi cám ơn thời gian vì cuối tháng 3 sẽ là thời điễm đảng CSVN sẽ tổng kết ý kiến để sữa đổi hiến pháp. 38 năm đã trôi qua thì 2 tháng nữa có nghĩa lý gì? Chỉ có điều là vào cuối tháng ba, người ta sẽ nói gì về 1 phong trào đổi mới khác và cứ thế người dân Việt-Nam lại được dẫn dụ đễ xếp hàng góp ý đổi mới…?

    Tôi xin quí vị – Giáo Sư, Tiến Sĩ, xin tha cho người Việt-Nam. Có khi trong khốn cùng họ tìm ra con đường sống còn hơn là cứ thoi thóp với chút nước đường.

  2. kbc3505 says:

    Tham gia góp ý sửa đổi hiến pháp là một hình thức đấu tranh tiêu cực. Cả trăm, cả ngàn trí thức, cán bộ đã lên tiếng góp ý, nhưng thử nghĩ xem tiếng nói góp ý của quí vị có được đảng lắng nghe để sửa đổi? Chắc chắn là không. Đơn giản vì tất cả góp ý chỉ có lợi cho dân cho nước chứ không có lợi cho đảng, cái (đảng) đứng trên hết mọi cái. Đã có tiếng nói than phiền góp ý bị cắt xén. Thế thì đủ hiểu góp ý chỉ là trò mị dân. Đảng chỉ cho dân cất tiếng nói để xả bớt bất mãn, oán giận, và căm thù vào đảng. Góp ý chỉ củng cố thêm sức mạnh cho đảng, góp ý chỉ làm cho đảng có thêm giá trị trên trường quốc tế, và góp ý chỉ làm đảng tồn tại thêm lâu dài mà thôi.

    Gần đây đảng bắt các cháu “học sinh lớp 1 bị bắt ký cam kết “không tham gia biểu tình”. Bắt các cháu nhỏ lớp một, nghĩa là chỉ khoảng 5,6 tuổi ký giấy cấm biểu tình là gián tiếp bắt bố mẹ và người lớn trong gia đình tham gia. Tại sao đảng sợ biểu tình thế?

    Sách động, khủng bố, giựt dây, và xuống đường biểu tình là nghề của của đảng. Chiếm được quyền cai trị đất nước hiện nay cũng là nhờ phần lớn ở mặt trận này.

    Xuống đường biểu tình đòi tự do, xuống đường biểu tình đòi công bằng và bác ái, xuống đường biểu tình chống độc quyền cai trị đất nước, xuống đường biểu tình chống Việt gian bán nước, xuống đường biểu tình chống giặc Tàu xâm lược; người dân Việt Nam yêu nước dùng nghề của đảng chống lại đảng thì hỏi sao đảng không lo không sợ? Đất nước có trăm ngàn cái lo, nhưng biểu tình là cái lo trên mọi cái lo của đảng, vì đảng sợ người dân sẽ đưa đảng về với “Bác”.

    Cái mà đảng đang sợ là sợ người dân xuống đường biểu tình chứ đảng không sợ người dân góp ý xây dựng đảng nên đảng đã chuẩn bị đối phó với nhiều côn đồ (công an) đã được huấn luyện. Nhưng đảng có ngăn được không khi lòng dân đã quyết? Xin thưa: Chẳng có sức mạnh nào ngăn được sức mạnh của người dân.

    Đoàn kết xuống đường biểu tình là con đường tranh đấu ngắn nhất và hiệu quả nhất.

    kbc

  3. Trung Kiên says:

    Nói đến “Xây dựng Hiến pháp mới”…chúng ta không thể không quan tâm đến những ý kiến xây dựng của đảng Dân Chủ Việt Nam!

    Chúng ta hãy theo dõi buổi phỏng vấn dưới đây của Thomas Việt (truyên thông CCT) và cô Hoàng Lan, (đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam):

    Đảng Dân chủ Việt Nam trao đổi về sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam!

    Một bài phỏng vấn và trả lời rất có ý nghĩa cùng với những tài liệu của đảng Dân Chủ Việt Nam đã đưa ra…

    Cám ơn PV Thomas Việt và Hoàng Lan rất nhiều…

    Chúc đảng Dân Chủ Việt Nam mạnh tiến và đồng hành cùng dân tộc…

  4. Trung Kiên says:

    Chào bác Bùi Tín

    Xem ra việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp cũng xôm tụ ra trò, người người nô nức góp ý.

    Ngay cả Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người được coi như là một “vị ẩn tu”, (sau khi bị nhà nước csvn tìm mọi cách bôi nhọ, bóp méo xuyên tạc ý tưởng và lời phát biểu của ngài)…cũng đã lên tiếng ủng hộ bản kiến nghị sửa đổi HP 1992.

    TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 !

    Đảng csvn đổi tên gì là quyền của 3 triệu đảng viên…Nhưng thiển nghĩ cái tên nước “CHXHCNVN” thì nên cho vào bảo tàng viện lịch sử…

    Việt Nam nên có một cái tên mới cho phù hợp với thời đại khái như;

    a) VNDCCH
    b) VN-TỰ DO
    c) CỘNG HOÀ-VN
    c) VN-CỘNG HOÀ

    Điều quan trọng là xây dựng nền DÂN CHỦ với đa nguyên đa đảng…trong tinh thần “HOÀ GIẢI – HOÀ HỢP & ĐOÀN KÊT DÂN TỘC”.

  5. Một Giáo sư vật lý gốc Việt làm việc tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ, phản ánh trên mạng việc ông bị ‘cắt xén’ ý kiến khi ông đáp ứng lời kêu gọi gần đây của chính quyền và quốc hội Việt Nam, góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.

    Trong một thông điệp đưa ra trên trang blog “Hiến pháp”, Giáo sư Đàm Thanh Sơn cho hay ông đã gửi một ‘thư’ góp ý tới Văn phòng Quốc hội vào hôm thứ Ba tuần trước, nhưng khi được công bố, trang mạng chính thức về dự thảo hiến pháp của Quốc hội và chính quyền đã “cắt bỏ” ý kiến của ông và không hồi đáp để giải thích lý do, mặc dù ông đã “nhiều lần” liên lạc chất vấn.

    Phần đóng góp liên quan điều 70 (sửa đổi, bổ sung điều 45), Giáo sư Sơn đề nghị và nhấn mạnh:

    “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

    Mọi người có thể xem chi tiết vụ việc trên trang mạng của BBC:

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130130_damthanhson_constitution.shtml

  6. Dân trí says:

    Nói thì như vậy nhưng làm được mới là khó… Đối với Đảng cộng sản VN thì nói, góp ý hay sửa đổi .v.v và v.v.. chỉ bằng thừa hoặc “tự vạch áo cho đảng xem lưng mình,, ..Hy vọng, trông chờ vào sự thay đổi cải tổ của đảng chỉ là trò chơi “bịp mắt bắt dê,, mà đảng ta là người đạo diễn. Đất nước hiện đang là cái chợ trời của đảng như bao cái chợ trời cuả người Việt ở Séc, ở Nga, ở Ba lan,..Giới chủ chợ không bao giờ mở nút hầu bao nếu mọi người buôn bán trong chợ không biết liên kết lại tạo ra sự đối trọng với giới chủ vì miếng cơm manh áo cuả chính mình thì sẽ mãi mãi là nạn nhân cuả những trò chơi mánh khoé tham lam độc ác của chủ trợ Đảng cs Việt nam.

  7. vong quốc dân says:

    đảng anh tài bắt dân blogers rồi đến những ai yêu nước dám nói thẳng nhưng cảm thấy bắc chưa xong cái gai của đảng ,nên mở ra chiến dịch tham khảo hiến pháp chơi kiểu này sẻ lộ nguyên con có khác chi trăm hoa đua nởthời xưa.hiến pháp vn công dân có quyền đi lại ,lập hội,tự do ngôn luận,tự do báo chí,mà có ai dám thi hànhđúng hp đâu ,đi tù dài dài.bịa đặc để kéo dài thời gian mà thôi.

  8. nguyen viet says:

    đảng ta sáng suốt quá!chắc chắn lần này thế giới hết kêu ca nhé,đảng ta đả đưa ra công khai cho nhân dân tham gia góp ý,sửa đổi……nhưng sao đảng không cho thời hạn trông dịp noel mà chỉ trong dịp tết thôi nhỉ…như thế hiệu quả đâu có cao..(dân vừa lo noel,lo tết vừa lo tham khao,sửa đổi hiến pháp)
    tôi chỉ có 1 yêu cầu duy nhất:
    nói đến đề tài này xin mọi người đừng văng tục!.

  9. Tổ Quốc Việt Nam là của 90 triệu Nhân dân VN, Không phải của riêng một phe phái nào một đảng phái nào. Một cá nhân nào, một phe phái nào, một đảng phái nào muốn lãnh đạo Đất Nước đều phải qua phổ thông đầu phiếu, phải do Dân bầu trực tiếp tự do và công bằng. Đó mới là một Dân tộc Văn minh của Thế kỷ 21.

Leave a Reply to vong quốc dân