Trung Hoa với mộng cường quốc
Trung Hoa với mộng cường quốc lục địa hay đại dương
Đứng trước sự thách đố của thế kỷ canh tân với môt nuớc Trung Hoa sau nhiều ngàn năm luôn tự thỏa mãn bằng tư tưởng cai tri quân chủ chuyên chế độc tôn lên tất cả nhũng phần đất mà Hán tộc đã xâm chiếm được, hay goi vắn tắt đó là chính trị đại lục, kéo dài sau thời chiến quốc cho tới Thanh triều và đến hết thế kỷ 20, hiên tại Trung Hoa đang tỉnh mộng, vươn vai và bước dần ra đại dương.
Cưộc xâm chiếm cùa Hán tộc khởi đi mạnh bạo nhất có thể lấy mốc điểm từ thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng đánh tan sáu nước Yên, Ngụy, Sở, Tề, Hàn, Triệu để từ đó đế chế chuyên chính độc tôn được thiết lập và truyền đời mãi qua các triều đại về sau, đồng lúc tư tưởng cũng như đời sống con ngưòi càng bị gò ép hơn trong nền chính trị và tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Độc tài phong kiến trong triều đại Tần Thủy Hoàng đã đốt hết sách vở và chôn sống giới trí thức học trò. Cho dù nhà Tần cai trị thật ngắn ngủi nhưng thể chế quân chủ độc tài chuyên chế qua những triều đại khác về sau vẫn luôn buộc con nguời sống theo khuôn khổ sáo mòn với những tư tưởng chết động từ chương trong Tứ thư, Ngũ kinh, chỉ để biết ca tụng cổ nhân mà không được quyền có những tư tưởng sáng kiến hành động khai phóng nào vượt qua lễ giáo tập quán chứ đừng nói chi là vượt qua thời đại đang sống. Thiếu sự hợp tác liên đới và bình đẳng trong thân phận, con người thời phong kiến mặc nhiên âm thầm chứa đựng sự phảng kháng nằm sâu trong cấu trúc hạ tầng xã hội, ầm ỉ dâng cao và bộc phát liên tục đó đây những cuộc nổi loạn chỉ vì muốn bước ra khỏi vòng kềm tỏa những ràng buộc lễ giáo phong kiến, với một hệ thống chính trị đầy tôn ti và khắc khe chỉ cốt để phục vụ cho thiểu số dòng họ vua chúa.
Mất tự do tư tưởng nên suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa sau thời chiến quốc đến sau này không sản sinh thêm những tư tưởng triết học cao siêu nào khác, ngoại trừ chỉ nhai đi nhai lại các tư tưởng đã có sẳn như Khổng, Lão, Mặc; nhất là Khổng học luôn áp đảo và được giới vua chúa quan lại đưa lên hàng độc tôn nên mọi học thuyết khác đều phải bị lùi bước và Khổng giáo độc tôn trở nên ngất ngưỡng như một sự trấn áp, khiến tư tưởng văn học Trung Hoa suốt trên 20 thế kỷ chỉ đứng khựng trong sự lụi tàn dần mà không có tiến hóa khai phóng vì đánh mất sự tự do cần thiết, đánh mất sự bình đẳng liên đới và chia sẻ với mọi tư tưỏng học thuật khác. Nếu có thì chỉ là những sự nhỏ giọt không khác các quốc gia độc tài và nhất là cộng sản ngày nay cho dù có thay đổi phần nào cấu trúc kinh tế theo hướng thị trường tự do nhưng tư tưởng và mọi học thuật chính trị vẫn luôn bị thể chế kềm tỏa trong vòng độc tài toàn trị.
Một lục đia rộng lớn Trung Hoa trong qúa khứ đã chia làm hai miền Hoa Nam và Hoa Bắc, các tỉnh phía nam như Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây đều thuộc đất Bách Việt ngày xưa và có dòng huyết thống Sở, Việt, Thái. Phía Nam nhiều mưa và nhiều sông ngoài luôn ngập nước nên người dân nơi đây xử dụng các phương tiện giao thông bằng thuyền bè rất tài tình, trái lại người Hoa Bắc rất dở về đi thuyền mà chỉ giỏi về cởi ngựa, một sở trường mà phần lớn tổ tiên người Hoa Bắc có chung huyết thống du mục như dân Mông Cổ nên họ có biệt tài chiến đấu trên lưng ngựa rất giỏi. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu “Bắc nhân kỵ mã, Nam nhân thừa thuyền’’ là nhắc đến sở trường và sở đoản giữa Bắc Nam là thế.
Vua chúa các triều đại Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường đều là người Hoa Bắc nên hẳn nhiên phải sở trường về mọi kỷ thuật chiến đáu trên lưng ngựa. Nói như Hán Cao Tổ “Ta đây ngồi trên lưng ngựa mà được thiên hạ’’. Sơ lược qua như thế để thấy rõ những nét tổng quát về nguồn gốc và qúa trình lịch sử của chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa luôn đi cùng với ý hướng bành trướng sự cai trị trên đất liền hơn là mạo hiểm ra ngoài biển khơi, mở rộng ngành ngư nghiệp, hàng hải và chú trọng vào sự phát triển Hải quân.
Tâm lý sợ biển và sợ sóng cúa người Hoa Bắc rất rõ nét qua chứng minh suốt chiều dài lịch sử nước Tàu mà chi có mỗi một nhân vật Trịnh Hoà dưới triều Minh Thành Tổ là thấy được tầm quan trọng việc thám hiểm đại dương. Trịnh Hoà (Zheng He) là tên gọi được Hoàng tử Chu Đệ, tức vua Minh Thành Tổ sau này đặt cho trong lúc còn làm người hầu cận trong nhà, Trịnh Hòa rất có công giúp Chu Đệ đoạt được ngôi vua của người cháu là Chu Doãn Văn, tuy đoạt được ngôi nhưng vua Doản Văn đã đào thoát, nghe đồn đã chạy về hướng các nước Đông Nam Á nên Minh Thành Tổ mới sai Trịnh Hòa chỉ huy các binh thuyền đi về hướng các nước Đông Nam Á tìm kiếm tung tích vua Doản Văn. Theo các sử liệu Tây Phương thì xa nhất là chuyến đi lần thứ 7 sau cùng đến quần đảo Zanzibar và ghé thăm các nước nằm dọc bờ biển Đông Phi Châu, nói chung trong bảy chuyến hải trình các vùng duyên hải lớn như Ấn Độ Dương vịnh Ba Tư (Persan Gulf), Hồng Hải (Red Sea) đều đã đi qua và cũng đã từng hành hương đến thánh địa Hồi giáo La Mecque (Mecca). Ngoài ra không có chuyến hải trình nào đến châu Mỹ cả như một số người Tàu lắm tưởng tượng vẻ vời tự đề cao những chuyện không có, chỉ nhìn vào dấu vết lịch sử để lại trong những cuộc hải trình cũng như những phương tiện di chuyền, thời gian và những thế biển hiểm nghèo không thể khắc phục được khi muốn vưọt Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương đến châu Mỹ bằng hai ngã đều không phù hợp với thời gian, phương tiện và khả năng lúc đó.
Sau những hải trình xa xôi của Trịnh Hòa 1433, nước Tàu lại trở về ngủ yên với giấc mơ đại lục, để lại sự ngẩn ngơ kinh ngạc cho mọi người, không hiểu vì sao lại ngưng bặt hẳn những chuyến thám dương khác. Những yếu tố rõ rệt nhất về việc ngưng bặt này thật ra không có gì khó hiểu cả vì bởi những lý do sau.
Trung Hoa là một nước lớn luôn có sự tranh chấp nội loạn kỳ thị phân chia giữa nhiều sắc tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều địa phương mà vua chúa các triều đại Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường đều là ngươì Hoa Bắc nên nổi bận tâm chính vẫn là tìm cách thiết lập một đế chế trung ương tập quyền lên mọi phần đất mà Hán tộc đã chiếm đưọc, với sở trường “Bắc nhân kỵ mã’’ luôn là một việc chính yếu nhất, nên tư tưởng chính trị đại lục luôn là một sách luợc không thay đổi qua nhiều triều đại trong suốt chiều dài lịch sử bành trướng của Hán tộc.
Tâm lý sợ sóng gío biển khơi của đa số người Hoa Bắc được thể hiện qua các triều đại cho thấy việc thám hiểm đại dương không phải là sở trường và cũng không có những chính sách khuyết khích nguời dân đến lập nghiệp tại các hải đảo xa xôi, trái lại triều đình luôn coi các hải đảo là nơi tụ tập của các nhốm giang hồ cướp biển, cộng tác với các bang hội phản loạn bị truy nã trong lục địa, chạy ra hải đảo chiêu tập binh sĩ tìm cách lật đổ triều đình.
Tiếp đến là tư tưởng văn hóa Khổng giáo gò bó quanh chữ hiếu khi cha mẹ còn thì con cái không được đi lập nghiệp ở nơi xa, đã tạo nên tâm lý nhút nhát, bó buộc mọi thế hệ thanh niên quanh quẩn trong pham vi gia đình, sống bám vào cha mẹ, không tinh thần tự lập và lòng can đảm đi khai phá những chân trời, thế giới có những phần đất hứa hẹn nơi xa, nói chi là ra đến biển khơi muôn trùng sóng gió. Chữ nhân, chữ hiếu trong đạo Khổng chỉ để đề cao đức sáng trong nội tâm con người mà không cần phải tìm kiếm đâu xa, khi nghe tiếng nhân ái, hiếu đức thì mọi người nơi nơi sẽ tìm tới kết bạn, bái sư…như thế là thu phục được nhân tâm, về đời sống người thường muốn trở thành thánh nhân là như thế, còn một ông vua nếu có đức sáng thì bá quan văn võ đều thần phục, các nước nhỏ nơi xa đều lần lược sẽ kéo tới xin phong Vưong và làm chư hầu. Việc này được thể hiện qua câu nói trong văn hóa cung đình như sau.
Tọa pháp trung cung triều Tứ Di.
Tư tưởng chính tri đại lục kéo dài nhiều ngàn năm, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới triều Minh Thành Tổ, Trung Hoa lại luôn thu mình trở về truyền thống đại lục cố hữu cho đến hết cuối thế kỷ 19. Nhất là dưới triều đại nhà Thanh, Trung Hoa phải chịu những ô nhục khi các cường quốc thực dân bành trướng về mặt đại dương tại châu Âu kéo bầy tới yêu sách Thanh triều mở cửa giao thương, giới hạn quyền cai trị của triều đình và thiết lập các tô giới dưói quyền cai trị của các nưóc Âu châu bành trướng về mặt đại dương này, kể cả nước Nhật mà Trung Hoa luôn coi như Di Dịch da vàng ngoài mặt biển đã sớm canh tân hóa đất nước, hiện đại hóa quốc phòng, quân đội và Hải quân cũng đã nhãy vào dự phần chiếm đóng Trung Hoa.
Nhiều thế kỷ phát triển hàng hải, bành trướng sức mạnh hải quân để làm chủ mặt biển đả giúp cho các nước Tây Phương trở thành cường quốc. Sự việc xâm chiếm thuộc đia khởi đi sau thời kỳ Magellan vào đầu thế kỷ 16, người Portugal nhận chức thủy sư Đô đôc dưới triều vua Tây Ban Nha, dẫn 4 chiến hạm khởi hành từ cửa biển Seville đi vòng quanh thế giới qua khăp các đại dương, đó cũng là lúc các cường quốc Tây Phương với sức mạnh hải quân đã thay phiên nhau qua nhiều thế kỷ đi xâm chiếm thuộc đia và tranh quyền bá chủ khắp nơi kéo dài cho đến sau thế chiến thứ 2 chấm dứt, các cuờng quốc Tây Phương mới dần trao trả độc lập lai cho các quốc gia đã bị đô hộ.
Trung Hoa, một nưóc nhiều dân, đất rộng và có một nền văn hóa ảnh hưởng rộng khắp cỏi Á Đông, suốt thế kỷ 19 và 20 cũng đã phải chịu những ô nhục như các nước nhỏ khác đã từng bị các cường quốc đến xâu xé, đô hộ. Ngày hôm nay Trung Hoa đã biết mở mắt nhìn ra đại dương. Người Tàu chắc hẳn chưa được tiếng là những người có tài đi biển, bởi vì lịch sử truyền thống chính trị đại lục đã cho ta biết như thế.
Phần Việt Nam chúng ta thì sao? tài chèo thuyền, đi biển, đánh trận trên mặt nuớc có phải là sở trường của dân ta không. Mở đầu thời kỳ tự chủ Ngô Quyền đã đánh trận trên sông Bạch Đằng. Thời nhà Trần cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, tầm quan yếu vẫn là đối trận với quân Nguyên trên mặt sông cũng như trên mặt biển, cắt đứt quân lương và dụ địch vào trận thủy chiến Bạch Đằng, đến thời vua Quang Trung thì thủy quân lại được vua rất coi trọng, hàng vạn quân Xiêm đã bị chôn vùi nơi các dòng sông Rạch Gầm, Xoài Mút, Rạch Dừa…Những lần nam chinh bắc chiến, thủy quân vẫn là chủ lực chính trong cuộc đổ quân và tiếp viện, những danh tướng như Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Võ Văn Dũng, Trương Văn Đa v.v…ngoài tài chỉ huy đánh trận địa chiến, còn chỉ huy cả những trận thủy chiến. Không phải vô cớ mà danh từ Đô Đốc được trân trọng gắng liền với danh xưng của các vi tuớng. Nghĩa quân Tây Sơn xuất phát từ Bình Định là vùng tiếp giáp với núi rừng An Khê và vùng duyên hải Quy Nhơn ngày nay, và trong trận đánh mở màng đầy ly kỳ độc đáo trong việc chiếm thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đã tự trói mình đầu hàng trong lòng khung củi lớn, để đến nữa đêm phá củi, mở thành cho nghĩa quân tràn vào chiếm thành là điều khó ai có can đảm và mưu trí có thể làm được như thế. Quy Nhơn có một gía trị chiến lược quan trong vì đó là nơi “tranh địa“. Nhà Tây Sơn dựng nghiệp khi Quy Nhơn còn, và mất nghiệp khi Quy Nhơn mất. Một vùng biển trọng yếu như thế chắc hẳn các danh tướng thời Tây Sơn đều phải thông thạo thủy chiến và trân trọng với danh xưng Đô Đốc.
Từ Quảng Ngải đến Quy Nhơn, Đà Nẳng hay Nha Trang đều tương xứng với tầm nhìn ra Hoàng Sa và Trường Sa, trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn ghi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngải, Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ hoàn thành năm 1838 đều vẽ hai quần đảo này thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên ở thế kỷ 17 đều đã ghi chép trong các bản đồ cổ. Dựa theo những bằng chứng lịch sử cùng với những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam với nhà Thanh, Pháp đã đại diện cho VN trong những chính sách đối ngoại bang giao quốc tế và đã hành xử chủ quyền trên các quần đảo này, như thế đủ xác định Truờng Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngoài những dữ kiện lịch sử, Việt Nam còn hội đủ cả mọi điều kiện về chủ quyền hải phận và các đảo dựa theo công ước quốc tế về nguyên tắc thềm lục đia của Liên Hiệp Quốc.
Trở lại hiện tình đất nước Việt Nam đang có cuộc tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền hải phận và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cuộc tranh chấp an nguy lên chiến lược quốc phòng, kinh tế với ngư nghiệp, hải sản và tài nguyên dầu khí, số tổng sản lượng quốc gia (GDP) này đã chiếm trên phân nữa và còn vượt cao hơn nữa với đà phát triển kỹ nghệ hóa. Nhưng khốn thay quốc phòng và kinh tế mặt biển sẽ không bao giờ đạt kết qủa tốt đẹp khi Trung Cộng không bao giờ rời bỏ tham vọng chiếm cứ Biển Đông, ngoại trừ một nước Trung Hoa với sự lãnh đạo của một đảng độc tài chuyên chế và toàn trị hiện tại bị bại trận và bị quốc tế cô lập như Nhật, Đức trong qúa khứ vì tham vọng đế quốc thực dân muốn thống trị thế giới bị tan rã.
Từ ngữ “hợp tác toàn diện“ không có nghĩa gì trong liên hệ bang giao quốc tế. Hợp tác là vấn đề có qua có lại chứ có phải nhắm mắt lìa đời rồi viết di chúc giao hết gia tài lại cho người khác đâu, thế mà giới cầm quyền như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết…đi tới đâu cũng nhắc đi nhắc lại từ ngữ “hợp tác toàn diện“ Từ ngữ này có lần Bắc Kinh đã nặng ra “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hưóng tới tương lai.“ Với chính sách thực dân đế quốc kiểu mới, Bắc Kinh muốn chiếm lĩnh biển Đông vì đói nguồn dầu khí cung cấp cho nền kỹ nghệ hiện tại thì làm gì có chuyện đẹp như trong mơ, khuông đúc ra 16 chữ vàng kể trên rồi đem treo đầu gường ngắm chơi mà tưỏng chừng như thực! trừ khi nước Tàu chịu gôm mọi cơ sở kỹ nghệ sản xuất lại bỏ xó thành những đống sắt vụn, một việc làm không hề có được, hơn nữa tham vọng trở thành một siêu cường kinh tế và quân sự thì việc kiểm soát Biển Đông với những hải trình mà Trịnh Hòa ngày xưa đi qua, nay đang trở thành huyyết mạch với nguồn dầu khí từ Trung Đông vận chuyển qua eo bể Melaka (Malacca, Malaysia) về lục địa Trung Hoa mới nuôi sống kinh tế, và vũ trang quân sự, thế thì dù trời có sập, Bắc Kinh cũng không bao giờ từ bỏ tham vọng này. Riêng những người cầm quyền hiện tại ở Việt Nam nghĩ gì mà cứ lập lại câu “hợp tác toàn diện” thay vì biết tự trọng chỉ nên nói những câu như , hợp tác nhiều mặt, hợp tác chân thành v.v…Chứ đừng bao giờ ngây thơ đến mức lập lại lời di chúc mà Bắc Kinh đã viết ra cho giới cầm quyền các nước nhược tiểu đọc, nhằm cố lôi ta vào quỷ đạo kiểm soát của Bắc Kinh, thậm chí bị lừa giao hết “toàn diện“ tài sản quốc gia, trong đó có Biển Đông vào tay con khủng long đói khác. Chính trị về bang giao quốc tế, chứ không phải là di chúc để lại gia tài của kẻ hấp hối, mong rằng những người cầm quyền Việt Nam hiện tại biết tự trọng và có lòng dũng khí có thể coi nhẹ tấm thân ô trọc của mình mà đứng thẳng không luồng cuối Bắc Triều.
Tàu chiến Trịnh Hòa cặp bến Đà Nẳng từ ngày 18 đến 22-11 vừa qua có phài là sự răng đe giới cầm quyền Hà Nội hiện tại không ? Có phải muốn nhắc khéo với Hà Nội rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Hoa. Người biết chuyện thì đau lòng nhưng không hề sợ hải, trái lại kẻ ương hèn có tư tưởng thần phục ngoại bang thì hí hởn vui mừng vì nhờ quan thầy Bắc Kinh mà uy danh quyền hành của họ được thêm bảo chứng. Người Tàu chịu ảnh hưởng tư tưởng thần quyền rất nặng, bởi thế họ tưởng tượng đến những cảnh giới thiên đường địa nguc mà tưởng chừng như thực rất tài tình, những chuyện như tề thiên , ngọc hoàng thượng đế nơi có cảnh sống hoan lạc không khác cung đình có vua quan cai trị như ở trần thế, sự tưởng tượng này tạo nên rất nhiều các tiểu thuyết dã sử Trung Hoa đầy mập mờ hư thực. Điều này phải kể đến lịch sử những chuyến hải trình của Trịnh Hòa, người Tàu cũng đã tưởng tượng thêm việc đến châu Mỹ, tưởng tượng đến Hoàng Sa và Trường Sa, và còn vẽ ra bản đồ lưỡi bò hay lưỡi rồng gì đó với những tài liêu lịch sử đầy mơ hồ chỉ làm lộ ra thực chất ngụy tạo, bởi vì ai nghiên cứu qua lịch sử Trung Hoa đều biết các vua chúa qua nhiều triều đại không hề rời xa truyền thống chính trị lục địa. Thực ra thì trong 7 chuyến hải trình của Trịnh Hòa, với kỹ thuật đi biển vào thế kỷ 15 phần lớn phải dựa vào hải lưu và gío mùa cốt sao cho thuận buồm xuôi gío, để phòng tránh mọi rủi ro bảo tố, Trịnh Hòa đã mon dọc theo bờ biển mà đi thôi, cho dù có đi qua Hoàng Sa và Trường Sa (tưởng tượng thôi!) hay cả ngàn quần đảo tại Sumatra mà Trịnh Hòa thực sự có ghé qua nhiều nơi, nếu như đều bắt quàng cho là thuộc chủ quyền Trung Hoa thì chắc mọi người sẽ chỉ ngã lăng ra cười khi nhắc tới… Từ việc ghé qua đến việc thiết lập chủ quyền hoàn toàn khác xa.
Trung Hoa hiện tại không mạnh như nhiều người lầm tưởng, sở dỉ trong qúa khứ qua nhiều triều đại luôn giữ truyền thống chính trị đại lục là vì mâu thuẩn chủng tộc, ngôn ngữ cộng với những vua chúa đều là người Hoa Bắc chỉ mong áp đặt nền cai trị trung ương tập quyền và Hán hóa mọi sắc dân khác, tìm cách dẹp tan mọi sự chống đối cũng đã làm cho triều đình khốn đốn, nên mọi sách lược dài lâu đều phải dồn vào việc “bình thiên hạ” ở chính ngay nội địa, thế thì còn lòng dạ đâu tính đến chuyện hải ngoại, mở rộng bờ cỏi ra các hải đảo. Nội loạn luôn âm ỉ ngấm ngầm trong xã hội Trung Hoa, cho đến thế kỷ 21 này chắc vẫn còn đó, những vấn nạn chủng tộc về sự áp đặt, Hán hóa luôn bị các sắc dân như Mông, Mãn, Hồi, Tạng v.v… khước từ. Nền chính trị độc tài toàn trị, mất dân chủ, tự do và nhân quyền cũng là nguồn góc bấc ổn xã hội. Rồi đây Trung Hoa có trở thành cuờng quốc lục địa và đại dương không, hay rồi như Trịnh Hòa khi xưa, chấm dứt sau mấy mươi năm xiển dương uy thế của Hán tộc ra hải ngoại, sau đó quay về lại truyền thống chính trị đại lục cố hữu vì những bất ổn xã hội, kinh tế suy thoái, văn hóa sơ cứng với nền chính trị độc tài đang phá hủy nhân quyền, đánh mất sự tự do và bình đẳng cùng với mọi cơ hội để người Trung Hoa xây dựng phát triển trong hòa bình, tiến theo trào lưu tiến hóa chung của nên văn minh nhân loại.
Bài do tác giả gửi tới.
Việt Nam nhập Tàu thì cũng tốt nhưng mong anh NĐMạnh xin anh Hồ CĐ cho VN làm một tỉnh chứ đừng là khu tự trị. Địa vị khu tư tri sẽ bị kém quyền lợi hơn. Nó có vẻ như con nuôi, chứ không phải là con đẻ
Làm người dân lao động thì cũng như con trâu con bò, không khoác ách cày thì khoác ách bưà …Mang quốc tịch nước nào thì cũng tay làm, ham nhai, chứ ai người ta nuôi không. Vả lại Việt cổ ( Bách Việt xưa ) đã thành Tàu lâu rồi thì vài chục triệu người Việt mới cùng mảnh đất hình chữ S bây giờ nhập Tàu, có quốc tịch Tàu cũng là hơi muộn.
Anh Mạnh, anh Triết, anh Dũng …đừng có lo. Làm quốc trưởng, tỉnh trưởng hay quận trưởng cũng chỉ khác nhau cái danh xưng chứ quyền lợi có mất mát gì đâu. Bốn phương vô sản đều là anh em mà !
Continued…
Nuóc Tàu là nuóc đông dân số nhất,và theo sau là nuoc Ấn-Độ. Nhu+ng nuóc Tàu cũng là nuóc có rất nhiều phúc-tạp “complication” về tôn-giáo; thần-giáo; ngôn ngũ+; tập quán nhiều nhất khiến cho nhiều Triều Đại Minh;Hán Đuòng, Tần, Thanh etc… không thể kiểm soát đuọc hết trong nhiều thế-kỷ; truóc khi Nhật và Tây Phuong đến Á châu tìm đất mói. Cảnh nôị chiến ỏ+ Trung hoa luôn luôn khỏ+i lên giấy nghiệp giành quyền cai trị riêng khu vụ+c của mình, và chịu triều cống phẩm vật lên vị vua Tàu nào cầm quyền CAI TRỊ. Cac tiểu quốc chịu cống hiến đó có AN-NAM; no+i do nguòi KINH,và nguoi LẠC tập họp tại phuong NAM của Tàu qua nhiều triều đại của VUA TRUNG HOA; mà AN NAM phải cống vật đến thòi đại VUA QUANG TRUNG đại thắng quân Thanh; bên TA mói chấm dú+t VẬT CỐNG ?.
Mãi đến khi CSTQ do Mao lãnh đạo đuổi T.G THẠCH chạy qua Dailoan; thì Trung hoa mó+i thống nhất đuọc ngôn ngũ+; tiêu diệt đuọc Đảng phái,Tôn-giáo để tiến tó+i Cộng-sản hoá trong nôị địa TQ; duói sụ+ cai trị khắc nghiệt; tàn sát của M.T.Đ là TUÂN thì sống. Nghich thì CHẾT.
TQ đã bị Tây phuong đóng khung tù+ đấy; nên TQ chịu cay đắng ăn thịt hài nhi; nếu ai lõ+ sinh đôi; mà luật lệ của Đảng chỉ cho mỗi gia đình chỉ đuọc một CON. Ai đến TQ thấy hài nhi vú+t ngoài đuòng; họ chẳng để tâm đến; khi họ đi ngang qua cái xác hài nhi.
Sau khi, CSTQ nhìn thấy CSVN làm ăn vói Tây phuong khá khấm, họ liền thay đổi đuòng lối nhu+ CSVN,và nho+ sụ+ lèo lái khéo léo của họ Đặng tiểu Bính, Hồ cẩm Đào hiện là chủ tịch TQ đã cho Tây phuong vào TQ đầu tu+; vó+i dân số quá đông TQ đã vùng dậy. truóc hết là họ muốn chiếm lấy nhũ₫ng vùng đất ỏ+ phuong Nam TQ; đó là Việt-Nam; mà truóc đây TQ họ nhò tay nguòi Việt-Nam chống lại phuong tây cho họ; để họ rảnh tay kiểm sóat tòan lãnh thổ của họ. chú₫ họ chẳng tủ+-tế gì voí nguoi Việt: “MOI HO RĂNG LẠNH”.
Là nguoi VIET,ta không thuong yêu nguoi viet; thì chẳng ai thuong yeu ta hết. ngay cả Mỹ họ cũng chẳng thuong yêu gì bạn; nếu bạn không bảo bọc đuọc bạn; cộng đồng bạn.
Qua nhiều kinh nghiệm đã qua qua lịch trình đấu tranh tại Việt Nam và tại nuoc ngoài; tôi cho kinh nghiệm các bạn VN biết rằng: Trong các đế quốc xâm lăng: NHẬT vào VN chỉ trong giai đoạn ngắn thôi: NHẬT muốn giết hết BẮC KỲ bằng cách bỏ đói chết. Tại miền Nam, một nguoi VN bán khoai chạy đến báo cáo cho lính NHẬT rằng: ông VN kia bốc khoai của tôi ăn. Lính Nhật tóm nguoi đàn ông kia mổ bụng tại chỗ; nếu khoai có trong bụng thì chết. Nếu không có khoai; thì nguòi phụ nũ+ bán khoai bị cắt mồm. có no+i lính NHẬT thấy nguòi VN ăn cắp thì chặt tay.
Nguòi T.Hoa thì không giết nguoi việt nhu+ NHAT; nhu+ng dân ta đã mò ngọc trai, kiếm ngà voi; cả món ăn ngon cũng phải dâng lên TQ trong suốt hàng ngàn năm.
1.
Mộng bá quyền vươn ra biển cả,
Bóng phượng hoàng sao lạ lại bơi.
Nết xưa quen thói con trời,
Vô nghì lổi đạo bao đời dọc ngang.
Dạ Tần Chính hung tàn cường bạo,
Trí gian hùng Tào Tháo kể ơn.
Ngàn năm còn đó nổi hờn,
GIA VONG QUỐC PHÁ giang sơn đổi dời.
2.
Mộng bá quyền Lưỡi Bò bành trướng,
Ngưạ hồ cầm hoạ xướng đào nương.
Tàu ngầm hoạ tiển phô trương,
Nét ngài Mười Sáu ru phường bướm hoa.
Bày Bốn tốt mượt mà lơi lả,
Hang KHỬ TỪ lòng dạ hiểm sâu.
Chờ ngày HUNG PHẠT cánh Âu,
Thương người Câu Tiễn vươn sầu nếm phân.
3.
Mộng bá quyền mưa Tần nắng Sở,
Gà học bơi chỉ sợ trôi thây.
Vịt kia bơi lội từng bầy,
Vịt quen sông nước gà mầy được sao.
Vịt vì sao nhờ gà dìu dắt,
Luống cuống chưn vịt ắt khó bơi,
Quên nguồn xa cội bao đời,
Vịt sao xa nước vui chơi bên gà.
4.
Mộng bá quyền tường hoa leo phủ,
Hoa đường xa quyến rủ kỳ hương.
Tình ta thắm thiết du dương,
Hoàng Sa giọt ngọc đào nương ngậm ngùi.
Ngưạ qua sông cùng vui hội ngộ,
Vọng hồ cầm lố nhố gió cu.
Hồng mao giăng phủ mịt mù,
GIA VONG QUỐC PHÁ sấm phù truyền rao.
“Thầy lạc tớ không ai chỉ bảo,
Như vịt con dìu dắt nhờ gà.”
Rồng Tiên Hồng Lạc xót xa !!!
Bài khảo cú+u qua quá trình lịch sủ+ của tác giả PTT rất độc đáo; có một cái nhìn rõ giũ+a nguòi và mình ” TQ và VNCS”; vói tham vọng là TQ đã đuọc nuốt trọn hai quần đảo TS và HS của Việt-Nam do PVĐ thì+a lệnh HCM ký tặng TQ; cái món quà mà VNCS gọi là THẦN PHỤC nuóc đàn anh đã lấy môi bao che cho răng để khỏi bị HÔ vì lạnh.
Nhu+ng nhũ+ng thập niên gần đây; VC đã đi vào phuong NAM; nhất là THAILAND; MÃLAI,và Singapore,và nhìn thấy các nuóc dụ+a vào Tây Phuong phát triển giàu mạnh. Khiến CSVN tỉnh giấc đổi mó+i; liền chặt đuôi CHÓ; bất PHỤC TRUNG QUỐC nhu+ Hồ chí Minh truóc đây đã thần phục Trung-Cộng. Do đó, TQ nổi sung khí đùng đùng công khai thách thú+c VNCS là bất cú+ tàu bè; ngu+ phủ nào của Việt-Nam biển đánh cá đều bị TQ tóm cổ tịch thu; bắt chuộc; hoặc bị bắn; mà CSVN lên tiếng một cách yếu ó+t; vì BỤNG LÀM DẠ CHỊU CHÚ+ KHÁ TRÁCH AI ?
Lịch sủ+ đã chú₫ng minh MANH ĐUOC, YÊU THUA. Xu+a kia VN đem gả công chúa HT cho vua CHIÊM để đuọc CHIÊM dâng cho VN Châu Ô; châu Lý. Trong thò+i kỳ chống Pháp; đuổi Mỹ HCM dâng cho TQ hai quầng-đảo,và đàn con của HCM thò+i nay lại dâng ít đất liền, kèm theo cho muón đất ỏ+ BẮC giói tuyến,và Tây nguyên…
Châu Ô, Châu Lí đã lần mòn thuộc về VN; thì HS,TS và cao nguyên đến bắc Việt sẽ một mai thuộc về TQ ? “luật vay trả”.
Tác-giả PTT chỉ bình qua lịch sủ+; nhu+ng không thấy cái XÂU XA ỏ+ bên trong của TQ; cái thâm thúi của đầu óc của nguòi Á-Châu bao gồm cả TQ, Đại-Hàn, VN,và Nhật-Bổn. Mà nhất là nguoi VIETNAM dùng câu: NHỔ CỎ PHẢI NHỔ CHO SẠCH “Trần thủ Độ”.
Sau cùng là HCM sinh ra thêm hai ác tính:Diệt bạn; giết thù ; LANH MUU cái thế:
Đú+ng truóc tuọng TRAN HUNG DAO mà rằng:
BÁC……
TÔI dắt năm châu đến đại đồng.
Xu+a TTD dụng TC để tiêu dịêt nhà LÝ. Nay HCM dắt 5 Châu tó+i cho+i VN girls cho biêt; hoặc bán girls,and men đi khắp năm châu để làm NÔ-LỆ thì sao tg PTT không đề cập đến.
Bạn cú+ tuong tuọng xem: bạn đú+ng truóc bao lo+n của nhà nhìn ra biển đã thấy kẻ thù chò+ mình sẵn; con mình chạy ra nhà thì bị kẻ thù đón bắt; thì VN của bạn ỏ+ trong tình trạng MẤT; ho+n nũ+a; dân GIAO CHỈ còn trong nuoc là bao ?. Hay là đã 90% đã lai CHỆT, và trên vài trăm ngàn cô gái VIỆT hiện nay đã gả cho CHỆT ?.
chiết tụ+ tù+ chũ+ TÀU là TQ bị đóng KHUNG; VUA là VUONG bị đóng KHUNG nên không dễ gì vung vẫy; cũng nhu+ NGUOI bị ĐÓNG KHUNG là mất nhân quyền; là không duoc quyền làm nguòi.
Nhu+ng TQ đuọc VN là do HCM hiến tặng mà NỊ.