WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những đe dọa khi TQ muốn trở thành siêu cường

Lời người dịch: Tạp chí “The Economist” tuần lễ Dec. 6 -10, 2010 đăng bài nhan đề: “The dangers of a rising China” nói lên đe dọa chiến tranh giữa Trung quốc và Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Bài viết bàn về những giải pháp hai nước cần làm để tránh chiến tranh, như tự chế, trong sáng và tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên đó là những điều kiện không thể thực hiện, ngay cả giữa hai thể chế dân chủ có tự do ngôn luận nếu tranh chấp quyền lực với nhau, chưa nói đến giữa hai thể chế chính trị và văn hóa khác nhau như Trung quốc và Hoa Kỳ.

Cho nên bài viết của tạp chí The Economist không làm cho người đọc yên tâm mà còn có lý do để tin rằng thế giới của thế kỷ 21 cũng sẽ xáo động bởi chiến tranh như thế kỷ 20 vừa qua và sẽ đưa nhân loại vào một vòng chuyển biến gấp bội lần so với thế kỷ trước.

Sau đây là nội dung của bài viết “The dangers of a rising China” .

——————————————————–

Điều gì xảy ra khi TQ thống trị thế giới?

Khoảng cuối năm 2003 qua đầu năm 2004, các nhà lãnh đạo Trung quốc dẹp hết các công việc khác ra một bên, họp nhau tại một nơi thật yên tĩnh để nghiên cứu về một vấn đề: những xáo động trên thế giới khi một nước vươn lên thế siêu cường.

Với những sử liệu từ thế kỷ thứ 15 trở đi họ nghiên cứu các cuộc đấu tranh sinh tử giữa các thế lực tranh quyền bá chủ thế giới. Và một câu hỏi thực tế được đặt ra: “Làm thế nào để trở thành một bá chủ thế giới mà không dùng đến vũ lực?

Trung quốc đã cố gắng trấn an thế giới  rằng họ chỉ muốn hòa bình. Họ đầu tư dồi dào vào và rộng tay viện trợ cho các nước nhỏ, giải quyết các tranh chấp biên giới với các nước chung quanh một cách tương đối ôn hòa và tích cực tham gia vào các lực lượng giữ gìn hòa bình và các tổ chức quốc tế. Tháng trước khi Bắc Hàn bắn trọng pháo vào một  hòn đảo của Nam Hàn, Trung quốc đã đề nghị một khuôn khổ tự chế cho cả hai bên.

Nhưng bên cạnh thái độ hòa hoãn đó, trong năm 2010 Trung quốc đã có những thái độ lấn lướt quốc tế. Tháng Ba khi Bắc Hàn bắn chìm một chiến hạm Nam Hàn giết 46 thủy thủ Trung quốc không một lời lên án. Đầu tháng Chín Trung quốc gây sự với Nhật Bản khi Nhật Bản bắt giữ thủy thủ đoàn của một chiếc tàu Trung quốc đã cố tình đâm vào một chiếc tàu biên phòng của Nhật cạnh hải đảo Senkaku (Trung quốc gọi là đảo Diaoyu) trong biển Đông Trung quốc (East China Sea). Để trả đũa Trung quốc bắt giữ các doanh thương Nhật và ngưng không bán một loại quặng dùng chế đồ điện tử (gọi là “đất hiếm” – rare earth) cho Nhật. Trước đó Trung quốc đã đơn phương tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Biển đông ở phía Nam Trung quốc nằm giữa Việt Nam và Phi Luật Tân chạy dài đến bờ biển Nam Dương là của họ.

Nghiên cứu bài học lịch sử, các nhà lãnh đạo Trung quốc biết rằng thế giới có chiến tranh hay hòa bình là do quan hệ giữa hai thế lực muốn trở thành siêu cường. Tranh chấp giữa Đức và Anh (thế kỷ thứ 19) đưa đến chiến tranh. Trong khi tranh chấp giữa Anh và Hoa Kỳ (thế kỷ thứ 20) tránh được chiến tranh.

Cho đến lúc này quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc còn bình lặng. Trung quốc lo phát triển kinh tế, và Hoa Kỳ đang lo chống khủng bố và giải quyết chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Nhưng hai nước không tin cậy lẫn nhau. Trung quốc xem Hoa Kỳ là một đại cường đang thoái trào và đang tìm cách chận bước tiến lên siêu cường của Trung quốc. Trái lại Hoa Kỳ lo lắng không biết những kẻ chủ trương quốc gia cực đoan sẽ dùng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình như thế nào.

Những người bi quan tin rằng định mệnh thế giới đã vạch ra con đường đụng độ nhau giữa Hoa Kỳ và Trung quốc vì quan niệm của Trung quốc và Hoa Kỳ về một thế giới tốt đẹp khác nhau. Trong khi Trung quốc muốn vươn lên tạo một trật tự thế giới theo ý mình thì Hoa Kỳ cũng không muốn nhường vị thế ưu tiên mình có gần một thế kỷ nay.

Những người lạc quan cho rằng, không có gì sai trái nếu Trung quốc có tham vọng, nhưng không nhất thiết Trung quốc phải là kẻ thù của Hoa Kỳ. Trung quốc không có tham vọng bành trướng chủ nghĩa như Liên bang Xô viết (nay là Liên bang Nga) trước đây. Trung quốc cũng không có tham vọng chinh phục thuộc địa như các nước Âu châu vào thế kỷ thứ 19.

Trái lại Hoa Kỳ và Trung quốc có nhiều điểm tương đồng. Trung quốc và Hoa Kỳ đều cần thị trường và sự toàn cầu hóa để mua nguyên liệu và bán sản phẩm của mình. Cả hai nước đều muốn một thế giới ổn định, vũ khí nguyên tử được hạn chế và các quốc gia “bất trị”  như Iran và Bắc Hàn không có đất dụng võ. Cả hai nước đều biết cái giá phải trả nếu có chiến tranh.

Trong tình hình đó Trung quốc chỉ trở thành một kẻ đối địch nếu Hoa Kỳ đối đãi với Trung quốc như một cừu địch. Cho nên sẽ rất nguy hiểm nếu hai nước ăn miếng trả miếng đưa đến nghi kỵ lẫn nhau như quan hệ giữa hai nước Anh và Đức mấy chục năm trước Thế chiến I.

Hiện nay quan hệ quốc phòng giữa Trung quốc và Hoa Kỳ đang căng thẳng. Trung quốc cảm thấy bị đe dọa bởi hải quân Hoa Kỳ nên ra sức cải tiến hỏa tiễn, tàu ngầm, radar, vũ khí chống vệ tinh và chiến tranh điện tử. Trước sự kiện đó Hoa Kỳ cảm thấy lo. Bản nghiên cứu mới đây của bộ quốc phòng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự của Trung quốc cảnh giác rằng Đài Loan và các căn cứ Hoa Kỳ cũng như các mẫu hạm Hoa Kỳ gần bờ biển Trung quốc có thể bị đe dọa. Do đó hải quân Hoa Kỳ bắt đầu chuyển thêm tàu chiến vào Thái Bình Dương. Trung quốc sẽ không ngồi yên và cứ thế hai bên leo thang.

Ngay cả trong trường hợp Hoa Kỳ và Trung quốc không có ý hại nhau, chỉ một việc lo tăng cường quân lực để bảo đảm an ninh cho mình cũng đủ cho mỗi bên nghĩ rằng bên kia là một đe dọa.

Nhiều người cho rằng để vượt ra khỏi cái vòng leo thang luẫn quẫn cách tốt nhất là Hoa Kỳ ngừng tăng cường hải lực. Nhưng như vậy lấy gì bảo vệ quyền lợi thương mãi của Hoa Kỳ trong vùng Đông Á (mà Hoa Kỳ đã lơ là sau khi thất bại tại Việt Nam) và bảo vệ Đài Loan?

Lịch sử đã chứng tỏ rằng hai siêu cường có thể chung sống hòa binh nếu cường quốc đang lên cảm thấy không ai cản trở sự lớn mạnh của mình và cường quốc đang làm bá chủ cảm thấy trật tự xã hội dưới ảnh hưởng của mình không bị ai cướp mất. Vì vậy hai siêu cường phải vừa xây dựng quân lực vừa xây dựng tin tưởng lẫn nhau.

Có nhiều cách tạo niềm tin lẫn nhau tại Á châu. Trước tiên cần làm thế nào cho các cuộc xung đột không vượt ra khỏi sự kiểm soát của đôi bên. Trung quốc cần cho thế giới biết nhiều hơn, rõ hơn chủ thuyết quân sự của mình, cách xử dụng vũ khí nguyên tử và các lọai vũ khí khác như mẫu hạm và hỏa tiễn. Mặt khác Hoa Kỳ và Trung quốc cần đồng ý về một quy tắc giải quyết các bất đồng đối với Bắc Hàn, Đài Loan, về cách xử dụng không gian và chiến tranh điện tử. Và các nước tại Á châu cần ký các thỏa thuận giúp cho các cuộc tranh chấp trên biển không trở thành cơ hội đọ sức.

Trung quốc và Hoa Kỳ cần làm việc với nhiều nước khác và không nên tiếp tục con đường tranh cãi tay đôi hiện nay. Á châu chỉ cần một diễn đàn an ninh như Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit)  để giải quyết các bất đồng về an ninh. Các nước Á châu cũng có thể hợp tác nhau trong các lĩnh vực liên quốc khác như chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường, chống khủng bố và nạn cướp biển.

Nếu Hoa Kỳ muốn Trung quốc tôn trọng các nguyên tắc ứng xử Trung quốc từng nói sẽ tôn trọng thì Hoa Kỳ cũng phải tôn trọng những gì mình đã hứa. Mỗi lần Hoa Kỳ không giữ một điều đã hứa – như ban hành luật lệ bảo vệ công nghiệp cho riêng mình– thì Trung quốc đâm ra nghi ngờ và mất lòng tin.

Trung quốc và Hoa Kỳ có một bài học lịch sử là đã chứng kiến những biến động của thế kỷ 20 do tranh chấp siêu cường. Cho nên thế kỷ 21 có hòa bình hay không là do cung cách Trung quốc và Hoa Kỳ áp dụng bài học của thế kỷ trước ./.

Trần Bình Nam lược dịch

Dec . 11, 2010

5 Phản hồi cho “Những đe dọa khi TQ muốn trở thành siêu cường”

  1. Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc?
    Những chính sách lợi dụng quan hệ với Trung quốc từ đời tổng thống Ri-chat Nisxon được phát huy cao độ thời tổng thống Bush đã khiến cho kinh tế Trung quốc nhảy vọt bốc đồng và ngày càng nuốt đi và thâm nhập kinh khủng vào Hoa kỳ nay biến quốc gia này phụ thuộc hơn vào họ khó mà thoát ra được. Dư luận cho rằng Mỹ không còn khả năng kiểm soát ngăn được xu thế Trung quốc hoá ở Hoa kỳ. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài báo nhan đề sau đây đang được đăng tải trên các báo quốc tế CNN và Việt nam với nhan đề Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc để các bạn tự quán xét:
    Trân trọng:
    Người Quán Sát
    “Theo công bố của Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) hôm 2.12, tính đến cuối năm 2009, Trung Quốc có 670 nghìn hộ gia đình có số tài sản hơn 1 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung, tổng tài sản của những người giàu Trung Quốc tăng 28%, lên 5.4 nghìn tỉ USD.
    “Sự gia tăng nhanh chóng tầng lớp những người giàu có là do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, cộng với sự lớn mạnh của thị trường vốn và doanh nghiệp khu vực tư nhân” – ông Frankie Leung, giám đốc điều hành BCG nhận xét.
    Theo kết quả nghiên cứu của BCG, mặc dù các doanh nhân Trung Quốc chiếm phần lớn dân số có tài sản trị giá trên 1 triệu USD, nhưng xu hướng gần đây còn có các nhà đầu tư chuyên nghiệp, giám đốc điều hành và những cá nhân độc lập cũng sở hữu bộn tiền. Ngành nghề hoạt động của những người giàu mới nổi này khá đa dạng, từ kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghệ cao hoặc dược phẩm.
    Sự giàu có cũng lan rộng về mặt địa lý, vượt khỏi những thành phố ven biển tới những khu vực xếp hàng thứ 2, 3 trên khắp đất nước.
    Trong năm 2009, các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Bắc Kinh, Thượng Hải chiếm hơn một nửa số tài sản của các triệu phú đô la. Tuy nhiên, các khu vực miền trung và tây dự kiến sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), đặt nền móng cho sự phát triển tiềm tàng và gia tăng nhanh chóng số người siêu giàu ở những khu vực này.
    Mặc dù có tốc độ kinh tế phát triển đã rất ấn tượng, nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều “đất” để nhân lên nhiều lần số tài sản của giới giàu có. Theo BCG, Trung Quốc chỉ chiếm 5% số của cải toàn cầu, ít hơn “thị phần” GDP là 7%, trong khi đó số tài sản của giới triệu phú chỉ chiếm 0.2%, ít hơn nhiều lần so với ở Mỹ là 4.1% và ở Thuỵ Sĩ là 8.4%.
    “Số lượng tài sản của những người giàu mới nổi là một cơ hội hấp dẫn để tăng trưởng, nhưng Trung Quốc cũng cần chú trọng vào vấn đề sự giàu có được tạo ra từ đâu và như thế nào” – ông Leung nói.
    Chẳng hạn, Hong Kong là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn và là một nơi để giới giàu có ở lục địa tới định cư, rất nhiều người đã mua nhà ở đây. “Đây là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư nước ngoài cũng như từ đại lục chớp lấy cơ hội để hiện diện tại Hong Kong” – Nelson Choi, giám đốc BCG nói.
    Hiện nay Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có số người thật nghiệp bặc nhất hiện nay ở ngưỡng 13,5 % nhưng con số mà bộ lao động mỹ đưa ra trên đây vẫn bị cho là không phản ánh chính xác mà phải ở người 30 %, nghĩa là cứ 10 người ở độ tuổi lao động thì có 3 người thất nghiệp. Nhiều người Việt, Hoa, Ấn và châu Âu đã dời Mỹ làm ăn ở nước khác thay vào đó lại là đoàn quân nghèo khổ Mexico tiếng sang thay thế. Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc. Nước Mỹ ‘thuộc về’ Trung Quốc
    Với các công ty Trung Quốc, Mỹ đang là địa điểm thuận lợi và ít tốn kém để kinh doanh.
    Nếu bạn có dịp qua nhà thờ Bountiful Blessings ở vùng ngoại ô Spartanburg, Nam Carolina thì hãy rẽ phải. Tới một khu công nghiệp sau những hàng cây anh đào mơn mởn, rồi lại qua một công ty sản xuất con dấu cao su và sản phẩm để gắn logo lên mũ và cặp, bạn sẽ nhìn thấy một nhà máy mới toanh: nhà máy chuyên sản xuất xi lanh dùng cho công nghệ in lõm của công American Yuncheng. Họ tạo ra những ống xi lanh dùng để in nhãn chai như nhãn bao quanh chai sô-đa chẳng hạn. Nhưng không giống như những láng giềng của mình tại Spartanburg, Yencheng là một công ty Trung Quốc. Họ đến Nam Carolina vì theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc nước Mỹ thật là rẻ.
    Khu đất mà công ty Yuncheng mua tại Spartanburg chỉ có giá là 350.000 USD cho 2,6 hecta, bằng một phần tư giá của đất phía sau của Thượng Hải hay Đông Quan – thành phố gần Hong Kong mà công ty này đã có 3 nhà máy. Giá điện cũng rất rẻ: họ phải trả tới 14 nhân dân tệ cho một kWh trong giờ cao điểm ở Trung Quốc, nhưng chỉ mất 4 tệ tại Nam Carolina. Ở đây cũng chẳng hay sụt điện như ở Trung Quốc.

    Phân xưởng sản xuất của một nhà máy Trung Quốc tại Mỹ.
    Tất nhiên, nhân công Mỹ đắt hơn nhiều và tổng chi phí để sản xuất một sản phẩm ở Trung Quốc có lẽ sẽ luôn thấp hơn so với ở đây. Nhưng đối với hàng trăm công ty Trung Quốc như Yuncheng, nước Mỹ đã trở thành một địa điểm ít tốn kém và vô cùng thuận lợi để kinh doanh.
    Có lẽ sự ngược đời này bắt đầu kể từ khi Nixon đến Trung Quốc. Jonh Ling, một người Mỹ nhập tịch gốc Trung Quốc, đang phụ trách văn phòng tuyển chọn các doanh nghiệp Thượng Hải của Bộ Thương mại Mỹ cho khu vực Nam Carolina cho rằng: “Khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đang đang được rút ngắn”. Ling đã chọn Yuncheng và nhiều công ty khác vào Spartanburg: những công ty Trung Quốc đã đầu tư 280 triệu USD và tạo ra hơn 1.200 việc làm chỉ tính riêng ở Carolina.
    Hiện nay, đã có 33 bang, cảng và thành phố của Mỹ cử đại diện giống như Ling tới Trung Quốc để thu hút những việc làm của Mỹ đã bị mất vào tay Trung Quốc. Ngoài những khu đất rẻ và nguồn năng lượng đảm bảo, các bang và thành phố hiện cũng áp dụng chính sách hoàn thuế và nhiều ưu đãi khác để thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc. Trong khi đó, theo những nguồn tin kinh doanh từ Trung Quốc, Bắc Kinh – nơi đang chỉ thị cho các công ty Trung Quốc toàn cầu hóa bằng cách mở rộng tới các thị trường trọng điểm trên thế giới – đang thu hút đầu tư bằng cách cấp vốn lên tới lên tới 30% chi phí đầu tư ban đầu.
    Theo tập đoàn tư vấn kinh tế Rhodium có trụ sở tại New York, số vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã lên tới gần 5 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2009. Mức này thấp hơn rất so với đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ với 148 tỷ USD năm 1991, tuy vậy đây vẫn là một bước nhảy lớn so với mức đầu tư trung bình chỉ đạt khoảng 500 triệu USD một năm trước đây.
    Năm ngoái, số lượng các công ty tại Mỹ mà các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại hoặc thông báo bắt đầu kinh doanh đã lên tới hơn 50. Và khi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, người Mỹ có thể tiên đoán rằng trong tương lai những dự án của Trung Quốc sẽ thực sự phát triển và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.
    Đây có thể là điều tốt cho mối quan hệ giữa hai nước. Ông Dan Rosen, người đứng đầu Rhodium Group nói: “Sẽ mất nhiều năm để cân bằng sự đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc”. Nhưng ông cũng cho rằng mối quan tâm tích cực của Trung Quốc trong việc đầu tư vào Mỹ đã tạo ra đòn bẩy cho Washington trong bối cảnh nước này đang nỗ lực đàm phán với Bắc Kinh về thuế nhập khẩu, các vấn đề thương mại và chính sách kinh tế.
    Thế nhưng, đó không phải là điều quan trọng tại Spartanburg. Những công nhân có tay nghề tại American Yuncheng kiếm được 25 đến 30 USD mỗi giờ, những người điều khiển máy kiếm được 10 đến 12 USD một giờ. Mức lương này nhiều hơn 2 USD so với chi phí cho lao động không có tay nghề tại Trung Quốc, nhưng công ty lại có đủ điều kiện nhận khoản hoàn lại thuế lương của chính quyền là 1500 USD mỗi công nhân (cho các công ty sử dụng hơn 10 lao động).
    Và với việc trở nên thân thiết với những công ty như Cocacola, Yuncheng có thể nhanh chóng đáp ứng khi họ cần một nhãn mác mới cho các sản ít béo hay những sản phẩm có thêm hương vị mới của mình. Nếu như việc kinh doanh tiến triển tốt, ông Li Wenchun – Chủ tịch công ty, hy vọng có thể mở rộng quy mô hoạt động lên gấp đôi trong 5 đến 10 năm nữa, và tuyển dụng thêm khoảng 120 lao động Mỹ.
    Cho đến nay, có ít dấu hiệu cho thấy người dân Carolina ác cảm với các công ty của Trung Quốc, dù họ từng chứng kiến bang của mình đã đánh mất ngành công nghiệp dệt may vào tay những đất nước giá rẻ như Trung Quốc. Được hỏi về quan điểm của mình khi chứng kiến những người cộng sản đang tạo ra công ăn việc làm cho người dân bang mình, Nghị sĩ Jim DeMint, một lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, chỉ trả lời: “South Carolina là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để làm kinh doanh và đó là lý do tại sao rất nhiều công ty nước ngoài đã đến bang của chúng tôi.”
    Bà Brenda Missouri, một công nhân 43 tuổi chuyên kiểm tra lỗi rò rỉ cho công ty sản xuất thiết bị Haier, đã nói về ông chủ của mình với những từ khá hoa mỹ. Haier là công ty Trung Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Mỹ vào năm 2000- đó là một nhà máy sản xuất tủ lạnh tại Camden, Nam Carolina. Bà nói: “Họ là những doanh nhân tài giỏi. Còn việc họ là cộng sản ấy hả? Có hề gì, tiền mới là thứ làm nên sự khác biệt”
    Trước các tình trạng này thì Mỹ phải làm gì? Câu trả lời này thật là nan giải cho tổng thống OBama dù ông là người rất yêu và có trách nhiệm với nước Mỹ hiện nay nhưng người ta ăn ốc đã đổ thành dãy núi dài mà ông phải đổ vỏ lại diễn ra khi lòng dân Mỹ chán chường thật vọng nhất liệu có thành công? Hãy chờ xem liệu có phép nhiệm mầu từ trên trời ban cho ông đảo ngược ddược tình thế này?
    Tuyến Nguyễn (dich theo CNN)

  2. ton da says:

    Bai nay chac cua thang Tau cong nao do viet.TAU khong bao gio tu te ca,tat ca deu la am muu cua no ,luon luon mang tu tuong banh truong muon lam chu ca the gioi.THAM NHO ,DEU GIA,BAN TIEN,NHO MON…..tat ca nhung gi sau xa nhat cua loai nguoi thi gioi lanh dao tau co het ,no da di vao ban chat cua TAU roi .Lat long doi trang thay den khong co long tu trong va danh du cua mot dan toc .Nhu DANG TIEU BINH noi Meu trang hay den cung nhu nhau ,mien la bat duoc chuot.Ban chat gioi lanh dao trung quoc la vay .Co nghia la trang den khong can biet mien la duoc viec.LAT LONH DEU GIA cho do ,Noi cho cung KHONG THE CHOI DUOC,KHONG THE TIN DUOC.

  3. DO NGHE says:

    Lúc TRUNG QUỐC trở thành SIẾU CƯỜNG
    Lúc NHÂN LOẠI cùng đương TẬN SỔ
    Nhớ lại NGÀN NĂM ĐÔ HỘ
    Dân VIỆT NAM đau khổ BIẾT NHƯỜNG NÀO
    Trúc LAM SƠN không ghi HẾT TỘI
    Nước BIỂN ĐÔNG không rữa SẠCH MÙI
    Gẩm xem BIẾN CỐ VỪA RỒI
    Dân CHÀI NƯỚC VIỆT ngậm ngùi KHỐC THAN

  4. nguyen van sac says:

    Trong cọng nghiệp có biệt nghiệp
    Người người lo dứt mọi điều tham,
    dù cho thế giới nhiều tai họa,
    người hiền cũng sẽ được an toàn.
    ***
    Bao giờ thế giới mới an bình,
    lòng người gian dối thấy bất kinh!!!
    Tâm đà động loạn,làm sao đời thôi loạn lạc,
    Tâm tham của người là cội gốc chuyện đao binh.
    ***
    Sách “Đạo noi theo dấu,
    tán cái tung tàn vậy,
    phá điền Thiên tử xuất,
    bất chiến tự nhiên thành…
    người người tự làm lành,
    họa hoạn rồi qua khỏi.

  5. Vũ Duy Giang says:

    Yếu điểm của HK là:”Trái lại,HK lo lắng không biết những kẻ chủ trương quốc gia cực đoan sẽ dùng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình như thế nào”,mà bây giờ TQ có đủ cả 2 sức mạnh này,hơn cả Đức Quốc Xã(mà TT.Rosevelt đã ngần ngừ tuyên chiến khá lâu),Nhật bản(mà HK chỉ tuyên chiến sau khi bị Nhật đánh bất ngờ tại Trân châu cảng),etc…Vì vậy mà 1 tướng TQ đã đề nghị chia đôi Thái Bình Dương với HK,cũng như các học giả TQ đề nghị G2(= ChinAmerica)hợp tác thống trị Thế giới.Như vậy,mặc dầu những tuyên bố hung hăng của vài Tướng,tá”rằn ri”TQ được”xổng chuồng lính
    vì CT.Hồ cẩm Đào không”xích”chặt các”rằn ri”này trong chuồng như Đặng tiểu Bình,nhưng TQ sẽ tránh”đối đầu “thẳng,và không”chạm chiến”với HK,mà xử dụng chiến sách”không đánh,mà được”,để gậm nhấm dần biển Thái bình Dương,cũng như TQ đã và đang xử dụng với VN ở Biển Đông,và trên đất đai của VN.

Leave a Reply to Vũ Duy Giang