WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc nằm gai nếm mật, chờ đợi ngày phục hận?

Tác giả: Brushwood and Gall (The Economist) -04-12-2010

Sau 30 năm cải tổ kinh tế do Chủ Tịch Đặng Tiểu Bình chủ xướng, Trung Quốc đã mạnh. Thời đại ngoại giao thân thiện đã qua?

Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, 1979

Trung Quốc khẳng định rằng tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao không là mối đe dọa đối với ai. Cả thế giới còn lại, đặc biệt là Hoa Kỳ, không tin chắc như như vậy (nhận định của Sử Gia Edward Carr).

Vào năm 492 trước Công Lịch, vào cuối Thời Kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, Vua Câu Tiễn của nước Việt tại vùng Chiết Giang hiện nay bị bắt làm tù binh sau một trận chiến chống lại Vua Phù Sai của nước Ngô, một quốc gia láng giềng về phía Bắc. Câu Tiễn bị sai làm việc ở chuồng ngựa của Vua Ngô, nhưng vẫn giữ nhân cách của mình trong thời gian bị giam giữ nên được Vua Phù Sai dần dần kính nể. Sau vài năm, Vua Phù Sai cho phép Câu Tiễn trở về quê quán với tước hiệu của một chư hầu.

Câu Tiễn không bao giờ quên được nỗi nhục. Đêm nằm trên giường kết bằng cành cây và hàng ngày liếm một túi mật treo ở trong phòng để nuôi dưỡng ý chí trả thù. Nước Việt xem ra trung thành với Vua Ngô. Nước Việt lại có nhiều thợ thủ công khéo léo và gỗ tốt nên Vua Ngô xây nhiều cung điện và lâu đài khiến mang nợ. Câu Tiễn làm Vua Ngô lãng trí với nhiều gái đẹp nhất của nước Việt (trong đó có Tây Thi), hối lộ quan chức của nước Ngô, mua ngũ cốc để làm cạn kho lương thực của Vua Phù Sai. Trong khi vương quốc của Phù Sai suy sụp, nước Việt trở nên giầu có và gây dựng một đạo quân mới. Câu Tiễn chờ đợi thời cơ trong suốt 8 năm trời. Vào năm 482 trước Công Lịch, tin tưởng vào ưu thế của mình, Câu Tiễn đưa gần 50,000 quân tiến về phía bắc. Sau một vài trận chiến, Câu Tiễn đánh bại Phù Sai và nước Ngô.

Câu chuyện nằm gai nếm mật rất quen thuộc đối với người dân Trung Hoa như câu chuyện Vua Alfred và những chiếc bánh đối với người Anh, và Tổng Thống George Washington và loại cây anh đào đối với dân Mỹ. Vào đầu thế kỷ 20, Vua Câu Tiễn trở thành một biểu tượng của sự phản kháng của Trung Hoa chống lại những thương ước buộc nước này phải mở rộng hải cảng và những nhượng bộ khác do ngoại quốc đòi hỏi trong những năm Trung Hoa bị biến thành thuộc địa.

Câu chuyện ngụ ngôn về Vua Câu Tiễn được kết luận bởi một số người như là một báo động đối với việc Trung Quốc trở thành một đại cường quốc hiện nay. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc chỉ nói về hòa bình. Còn quá yếu về mặt quân sự và kinh tế để có thể thử thách Hoa Kỳ, Trung Quốc chú trọng về việc làm giầu. Ngay cả khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh và xây dựng lại quân đội, Tây Phương và Nhật Bản mắc nợ và bán kỹ thuật cho Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc vẫn kiên nhẫn, nhưng cái ngày quốc gia này có thể thực hiện ý chí của mình đã gần kề.

Tuy nhiên cũng có một cách giải thích khác về chuyện Vua Câu Tiễn. Học giả Paul Cohen của Đại Học Harvard viết về Vua Trung Quốc giải thích rằng người dân Trung Quốc nhìn Vua Câu Tiễn như một tấm gương kiên trì và tận tình. Học sinh được dậy rằng nếu muốn thành công thì phải như Vua Câu Tiễn, nằm gai nếm mật – những thành quả lớn đòi hỏi sự hi sinh và phải có mục đích vững chắc. Vua Câu Tiễn này tượng trưng cho sự tự cải tiến và tận tình, không phải là sự trả thù.

Vào thế kỷ 21 này Trung Quốc sẽ theo Vua Câu Tiễn nào? Trung Quốc sẽ hội nhập hay không vào thế giới Tây Phương, nơi mà mọi người không mong muốn gì hơn là có cơ hội thành công và thụ hưởng kết quả của sự làm việc vất vả? Hay là khi sự giầu có và sức mạnh của Trung Quốc vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa – một quốc gia tức giận muốn phục thù những sai trái trong quá khứ và buộc những nước khác phải uốn mình theo ý muốn của Trung Quốc? Jim Steinberg, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao của Hoa Kỳ nhận xét rằng sự lựa chọn vai trò của Trung Quốc là “một vấn đề to lớn của thời đại chúng ta.”  Nền hòa bình và thịnh vượng thế giới phụ thuộc vào đường lối của Trung Quốc.

Một số người lập luận rằng hiện nay Trung Quốc vướng mắc quá sâu vào mạng lưới toàn cầu hóa để có thể làm đảo lộn kinh tế thế giới bằng chiến tranh hoặc áp bức. Thương mại đã mang lại sự thịnh vượng. Trung Quốc mua nguyên liệu và bộ phận ở nước ngoài và bán sản phẩm chế tạo trên thị trường ngoại quốc. Hiện nay Trung Quốc có trong tay $2,600 tỉ dự trữ ngoại tệ. Tại sao Trung Quốc lại muốn phá sập hệ thống đã phục vụ nước này một cách khá tốt đẹp?

Nhưng quan điểm này quá lạc quan. Trong quá khứ sự hội nhập đến trước xung đột. Âu châu nằm trong biển lửa vào năm 1914 mặc dù Đức là thị trường xuất cảng lớn thứ hai của Anh và Anh là thị trường lớn nhất của Đức. Nhật Bản trở nên giầu có và gia nhập vào nhóm các cường quốc Âu châu trước khi xâm chiếm Á châu làm thuộc địa một cách tàn bạo.

Một số người khác có quan điểm cực đoan trái ngược lập luận rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt buộc là kẻ thù của nhau. Theo những người này kể từ khi Đế Quốc Sparta lãnh đạo Liên Minh Peloponnesian chống lại Athens [theo lịch sử Hy Lạp 600 năm trước Công Lịch], những cường quốc suy thoái không chịu nhường bước nhanh chóng để thỏa mãn những cường quốc đang vươn lên. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự tăng lên, quyền hạn và tham vọng của Trung Quốc cũng sẽ tăng lên. Cuối cùng, Trung Quốc không còn kiên nhẫn được nữa vì Hoa Kỳ sẽ không muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo.

Lý do để lạc quan

Quan điểm trên quá đơn sơ và bi quan. Trung Quốc quyết tâm đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ về Đài Loan, Nam Hải, một số hải đảo và tranh chấp về biên giới với Ấn Độ. Tuy nhiên không giống những đại cường quốc trước 1945, Trung Quốc không tìm thuộc địa. Và không giống Liên Bang Sô Viết, Trung Quốc không có chủ thuyết gì để xuất cảng. Thật sự, lý tưởng cấp tiến của Hoa Kỳ có sức thuyết phục hơn là chủ nghĩa Cộng Sản, đạo Khổng đang được làm sống lại, hay bất cứ cái gì khác mà Trung Quốc phải cống hiến. Khi hai nước đều có võ khí nguyên tử, không đáng để giao chiến với nhau.

Trên thực tế, cách đối xử giữa những cường quốc đang vươn lên và những cường quốc đang suy thoái không đơn giản. Hai lần nước Anh lo sợ lục địa Âu châu bị chế ngự bởi một nước Đức đang bành trướng và cả hai lần nước Anh dấn thân vào chiến tranh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ dành vai trò lãnh đạo thế giới của Anh, hai nước vẫn tiếp tục là đồng minh của nhau. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản và Đức vươn dậy từ đám tro tàn và trở thành cường quốc kinh tế thứ hai và thứ ba của thế giới mà không có một dấu hiệu nào muốn thử thách Hoa Kỳ.

Những lý thuyết gia về bang giao quốc tế dành nhiều suy nghĩ về sự suy tàn của những đế quốc. Sự hiểu biết sâu sa về “lý thuyết về chuyển tiếp quyền lực” (power-transition theory) cho thấy rằng những cường quốc được thỏa mãn như Đức và Nhật Bản sau chiến tranh không thách thức trật tự thế giới khi đang vươn lên. Nhưng những cường quốc bất mãn như Đức và Nhật Bản trước chiến tranh nghĩ rằng hệ thống xếp đặt và duy trì bởi những cường quốc đang ngự trị chống lại họ. Trong thời đại hỗn loạn của địa chính (geopolitics), những quốc gia này tin rằng những quyền lợi chính đáng của mình sẽ bị phủ nhận, trừ khi họ ép buộc các nước khác phải tôn trọng.

Theo nhận định của GS David Lampton thuộc Shool of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, trong gần cả một thập niên vừa qua, hai đại cường quốc tiến gần đến tình trạng được gọi là hai cuộc đánh cá.  Một cách tổng quát, Trung Quốc nằm trong trật tự hậu chiến của Hoa Kỳ, đánh cá rằng những nước khác trên thế giới cần sự giúp đỡ và thị trường của Trung Quốc, sẽ cho phép Trung Quốc làm giầu hơn và mạnh hơn. Hoa Kỳ không ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc với niềm tin rằng sự thịnh vượng cuối cùng sẽ biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia ủng hộ chế độ – một “cổ đông có trách nhiệm” theo cách nói của Ông Robert Zoellick, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush và nay là Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới.

Trong gần cả một thập niên vừa qua, bỏ ra ngoài những xích mích nhỏ, hai cuộc đánh cá trên đã thành công. Trước 2001, Trung Quốc và Hoa Kỳ tranh cãi nhau về Đài Loan, Hoa Kỳ ném bom vào Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Belgrade và vụ đụng độ làm chết người giữa phi cơ do thám EP3 của Hoa Kỳ và một chiến đấu cơ của Trung Quốc. Nhiều bình luận gia vào lúc đó nghĩ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trong chiều hướng nguy hiểm, nhưng những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không theo đuổi con đường này. Kể từ đó, Hoa Kỳ bận rộn với việc chống khủng bố, và chọn lựa cách ứng phó giản dị với Trung Quốc. Những công ty Mỹ vui vẻ được tiếp cận với thị trường của quốc gia này. Trung Quốc cho chính phủ Hoa Kỳ vay một số tiền lớn lao.

Điều này rất phù hợp với Trung Quốc. Đã từ lâu Trung Quốc kết luận rằng cách tốt nhất để xây dựng quyền lực quốc gia toàn diện là bằng cách phát triển kinh tế. Theo sự phân tách của Trung Quốc qua những sách trắng và những bài diễn văn vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Trung Quốc cần một “Quan Niệm An Ninh Mới.” Phát triển cần sự ổn định. Điều này đòi hỏi rằng những quốc gia lân cận với Trung Quốc không cảm thấy bị đe dọa.

Để làm các nước láng giềng an tâm cũng như để chứng tỏ là một công dân tốt, Trung Quốc gia nhập những tổ chức quốc tế mà một thời đã tránh xa. Đây là cách an toàn nhất để đối phó với ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trung Quốc lãnh đạo cuộc thương thuyết giữa sáu nước để ngăn chặn chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Chính phủ Trung Quốc ký kết Hiệp Định Chống Việc Thử Nghiệm Võ Khí Nguyên Tử Toàn Diện (Comprehensive Test-Ban Treaty) và một cách tổng quát chấm dứt phổ biến võ khí (mặc dù những công ty đểu cáng vẫn tiếp tục việc này). Trung Quốc gửi nhiều nhân viên tham dự vào những hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc hơn là các thành viên thường trực của Hội Đồng An Ninh hoặc bất cứ quốc gia nào trong tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chắc chắn là vẫn còn có những tranh chấp và khác biệt. Nhưng những nhà ngoại giao, những người làm chính sách, và giới học giả tự cho phép mình tin tưởng rằng trong thời đại nguyên tử, Trung Quốc có thể trỗi dậy thành một đại cường quốc mới một cách hòa bình. Tuy nhiên, sự tin tưởng đó đã yếu đi. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tranh cãi với Nhật về việc một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đã đâm vào ít nhất một lần, nếu không phải là hai, hai chiến hạm bảo vệ duyên hải ngoài khơi của một chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Diaoyu.

Trước đó, Trung Quốc đã không ủng hộ Nam Hàn về vụ một chiến hạm của Hải Quân Nam Hàn bị bắn chìm với 46 thủy thủ bị thiệt mạng – mặc dầu một nhóm chuyên viên quốc tế đã kết luận rằng chiến hạm Cheonan bị tấn công bởi một tầu ngầm của Bắc Hàn. Khi Hoa Kỳ và Nam Hàn phản ứng lại bằng cách tổ chức một số cuộc tập dượt hỗn hợp ở Hoàng Hải (Yellow Sea), Trung Quốc đã phản đối và đã buộc một cuộc tập dượt phải dời qua biển Nhật Bản. Và khi Bắc Hàn nã đạn vào một hòn đảo của Nam Hàn vào tháng vừa qua, rõ ràng là Trung Quốc miễn cưỡng lên án Bắc Hàn.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu xếp việc dành chủ quyền trên những phần rất lớn của Nam Hải vào danh sách sáu “quan tâm quan trọng nhất” của Trung Quốc – một ngôn ngữ mới đã làm những nhà ngoại giao lo ngại. Khi các nước hội viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations – ASEAN) than phiền tại buổi họp tại Hà Nội vào mùa Hè, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc Yang Jiechi đã tức giận tuyên bố: “Tất cả quý vị nhớ rằng bao nhiêu thịnh vượng kinh tế của quý vị dựa vào chúng tôi.” Theo báo cáo, ông ta cũng phản ứng bằng cách nhổ nước bọt.

Năm ngoái, một bài xã luận của tờ Nhật Báo Nhân Dân của Trung Quốc đã tấn công Ấn Độ sau khi Thủ Tướng của nước này, Manmohan Singh, viếng thăm một địa điểm trong vùng tranh chấp gần Tây Tạng; Barack Obama bị đối xử một cách không xứng đáng, lần thứ nhất trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh và lần thứ hai tại Hội Nghị về môi trường tại Copenhagen. Tại đây một viên chức ngoại giao cấp thấp của Trung Quốc vừa lắc vừa chỉ ngón tay vào nhà lãnh đạo của thế giới tự do như để quở trách. Những chiến hạm của Trung Quốc liên tiếp quấy rối tầu của Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản, kể cả khu trục hạm USS John S. McCain và tầu tuần thám USNS Impeccable.

Những điều này xem ra nhỏ bé nhưng mang tính cách quan trọng vì cả đôi bên đều dò dẫm nhau. Hoa Kỳ liên tục tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chấm dứt quan hệ bình thường và trở thành gây hấn – Trung Quốc cũng tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh cấu kết với nhau để ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc. Mọi sự đều bị pha trộn với mầu sắc của sự ngờ vực có tính cách chiến lược.

Chăm chú nhìn qua ống kính này, những người theo rõi Trung Quốc phát hiện một sự thay đổi. Ông Richard Armitage, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush nói: “Chính sách ngoại giao thân thiện đã qua rồi.” Yukio Okamoto, một chuyên viên về an ninh Nhật Bản nhận xét rằng: “khát vọng về quyền lực của Trung Quốc khá rõ rệt.” Những nhà ngoại giao với điều kiện dấu tên nói về những ngờ vực và lo ngại trong sự giao tiếp với Trung Quốc. Mặc dù sự liên lạc hàng ngày giữa các bộ của hai chính phủ vẫn trôi chảy, nhưng “sự ngờ vực chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục tăng thêm” theo nhận xét của chuyên gia về Trung Quốc, Boonie Glaser của Trung Tâm Nghiên Cứu chiến Thuật và Quốc Tế (Centre for Strategic and International Studies) tại Washington-DC.

Không  có thể tránh được sự suy đồi này. Hòa bình vẫn có ý nghĩa. Trung Quốc phải đối phó với những vấn đề to lớn ở trong nước. Trung Quốc hưởng lợi từ thị trường Hoa Kỳ và liên hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, cũng giống như vào năm 2001.  Đảng Cộng Sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo Tòa Nhà Trắng dù thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào cũng đều thu thập được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế hơn bất cứ cái gì khác.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều này. Vào tháng 11-2003 và tháng 2-2004, Bộ Chính Trị của Trung Quốc đã nhóm những phiên họp đặc biệt về sự hưng thịnh và suy thoái của các quốc gia kể từ thế kỷ 15. Những nhà làm chính sách Hoa Kỳ dư hiểu biết rằng mặc dù đối phó với một Trung Quốc mạnh sẽ khó khăn, không thể có một Trung Quốc bất mãn và hùng mạnh.

Tuy nhiên ngày nay nhiều yếu tố về nhiều mặt, từ chính trị nội bộ đến hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh, kết hợp lại làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Sự rủi ro không phải là chiến tranh – vào giai đoạn hiện nay điều này gần như không thể nghĩ ra được, nếu chỉ vì rủi ro quá to lớn, rất bất lợi cho mọi người. Sự nguy hiểm là các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ tạo ra một nền tảng cho sự đối kháng sâu đậm trong thập niên sắp tới. Điểm này được Ông Henry Kissinger mô tả tốt nhất.

Khía cạnh đen tối

Dưới thời Tổng Thống Richard Nixon, Ông Kissinger đã tạo điều kiện cho 40 năm hòa bình ở Á châu bởi nhìn thấy rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng hưởng lợi khi hợp tác làm việc với nhau thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Ngày nay, Ông Kissinger lo âu. Tại buổi họp của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (International Institute for Straregic Studies) vào tháng 9 vừa qua, Ông Kissinger nhận xét rằng mang Trung Quốc vào trật tự thế giới còn khó hơn là mang Đức quốc vào một thế kỷ trước.

Theo Ông Kissinger: “Đây không phải là một vấn đề kết hợp một quốc gia thuần nhất mà là một cường quốc to lớn phát triển toàn diện… DNA của cả hai quốc gia có thể tạo ra một mối quan hệ thù nghịch ngày càng lớn rất giống như hai nước Đức và Anh chuyển từ bạn sang thù… Washington hoặc Bắc Kinh đều không thực tập một quan hệ cộng tác với sự bình đẳng. Những nhà lãnh đạo của hai nước không có một nhiệm vụ nào quan trọng hơn là cần nhận thức một chân lý rằng không bao giờ một nước này có thể chế ngự nước kia và sự xung đột giữa hai nước sẽ làm kiệt quệ xã hội và làm hại cho triển vọng hòa bình thế giới.”

Không có nơi nào mà sự kình địch chớm nở lại rõ rệt hơn là giữa quân lực của Hoa Kỳ và quân lực của Trung Quốc, một lực lượng đang được tối tân hóa nhanh chóng. Về toàn bộ, quân lực của Hoa Kỳ siêu việt hơn nhiều. Nhưng quân lực của Hoa Kỳ sẽ không còn có thể đoạt được chiến thắng một cách dễ dàng ở trong vùng duyên hải của Trung Quốc.

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

19 Phản hồi cho “Trung Quốc nằm gai nếm mật, chờ đợi ngày phục hận?”

  1. Ở Đông hải có giống ác ôn ngư khổng lồ, chuyên ăn thịt hết mấy cá khác, nhưng ác ôn ngư lại dung thứ một giống cá nhỏ, cho sống bám bên miệng. Bọn cá nhỏ này có nghề ăn thịt thối bám kẻ chân răng ác ôn nên nó tha chết cho mà sống.
    Nằm dưới miệng một láng giềng hung dữ, hó hé ho he là nó đánh, nó đập, nó xáng hoả tiễn vô mái nhà, nó bắn ngày vài quả đạn pháo qua…sống chi nổi ? Tất nhiên phải lạy lục, nịnh nọt để khỏi bị nuốt . Vậy đó !
    Cũng không phải là không có lý. Ai đã từng thoát chết dưới làn bích kích pháo VC, từng chạy qua đại lộ kinh hoàng QT, từng nằm hầm nằm hố nước ngâm đĩa cắn, nhịn đói chịu khát, mới thấy“chờ mong em như con chờ mẹ…” nó giá trị thể nào.
    Định mệnh dân tộc này, khi sanh ra trời bắt phải sống cạnh thằng Tàu ác ôn. Tàu nó đã chu cấp để cho CS thắng trận, bám vô lưng vô cổ, phụ thuộc hết cả rồi, đành phải đầu hàng thôi : “ trong quan hệ Trung – Việt , “hợp tác sẽ phát triển, cạnh tranh sẽ thất bại”, có còn cóc khô gì để mà chống ???
    Ngu si nên hèn kém. Đành chịu ngu si hưởng thái bình.
    Có điều bi đát, Tàu sư phụ Lã Vọng cổ quá rõ cái thế thằng đệ An nam có cái xương phản cốt ” phản Trụ đầu Châu” mấy ngàn năm nay rồi . Nên keo nầy, ngài sẽ lấn tới, dần dà nuốt chửng.
    Con cá ra sức ráng “cộng sinh” mấy, rồi cũng chết …

  2. Đem câu chuyện Phù Sai và Câu Tiễn để so sánh giữa TQ và HK xem ra có vẻ quá hồ đồ , phi lý . TQ hận HK cái gì ??? Nếu nói hận thì TQ phải hận Tây Phương , nhưng hận thù Tây Phương chỉ dành cho những kẻ nhỏ nhen , hẹp hỏi , tiểu nhân . Nếu không có Tây Phương thì TQ ngày nay như thế nào ??? Phải chăng là một quốc gia nghèo đói , lạc hậu , mê muội với những ông vua ông quan hàng trăm , hàng ngàn bà vợ với hàng ngàn thái giám phục vụ , muôn đời vẫn là một xã hội ” người ăn thịt người ” như lời đại văn hào Lỗ Tấn . Hãy nhìn xem một thành phố nhỏ nhoi như Hong Kong dưới sự cai trị cũa người Anh so sánh với một Trung Cộng dưới sự cai trị cũa Mao vĩ đại và một đảng CS trung quốc quang minh .Tương tự hãy so sánh một đảo quốc nhỏ nhoi Đài Loan do HK ủng hộ , giúp đỡ . Đất nước Trung Hoa lạc hậu , nghèo đói không phải do ngoại bang mang lại cho TH , chính dân TH làm hại quốc gia cũa họ . Một TH kiêu ngạo , tự xem mình là cái rốn cũa vũ trũ không có thể tự bão vệ trước sự xâm lăng cũa các dân tộc Kim , Mông Cỗ , Thanh …Và một lịch sữ không thể phủ nhận , nhà Thanh cai trị TH tốt đẹp hơn , nhân đạo hơn rất nhiều so với chính người Hán cũa các triều đại Tống , Minh ….Chính cái bãn chất ” người TH xấu xí ” như một Mao Trạch Đông …là nguyên nhân tai họa cũa chính TH và ngày nay , chính cái bãn chất đó đang là hiễm họa cho thế giới . Napoleon chẵng biết gì về dân tộc nên so sánh dân TH như con cọp , theo tôi là con rắn , con trăn mới đúng . Dân tộc TH thực chất chỉ là một dân tộc hèn nhát , bất lương , gian xảo , vô nhân đạo …cũa một con rắn . Con rắn thì không đáng sợ như người ta cố tình cường điệu …Hơn nữa Tây Phương , HK , Nhật Bãn không phải nhà ngô cũa một Câu Tiễn .

  3. nguyen van sac says:

    Hai cường quốc này đang giữ miếng với nhau trên võ đài…nhưng chẳng anh nào dám gây chiến trước đâu,tại sao? Một bên (mỹ)thì suy thoái kinh tế bởi nhiều lý do,trong đó có sự dàn trãi quân đội quá rộng,kể cả chi phí cho quốc phòng(để mong thủ đắc các loại kũ khí tối tân nhất),không còn đủ hơi sức mà thở đâu nữa mà dám gây chiến với Trung Quốc.Trái lại,Trung quốc thì nội tình rối ren…,kinh tế phát triển và thực lực chưa chắc đã đúng như sự phô trương(hay chỉ là sự thị uy bề ngoài để che đậy một mưu đồ đen tối nào đó…).Nếu mà vì quá sân hận mà gây ra chiến tranh giữa hai cường quốc này thì”chó chết ,mèo cũng le lưỡi”.Tóm lại chẳng ai thắng ai mà lại đem đến sự kiệt quệ khinh tế vốn dĩ đã quá nặng nề,và gây thêm mầm mống bất mãn trong nhân dân của hai nước( điều này chắc nước Mỹ rõ biết hơn ai hết).

  4. BaWa says:

    KhươngCông câu cá, xưa dzồi!..
    Co tay bấm đốt…thì cuộcđời cũng cứ xoay…
    Chuátrời dù có loayhoay
    Cũng luânhồi sanhdiệt,..có muámay, được mấy hồi?!?

    Cho nên, hãy sống với hiệnthời
    Với những gì có được,.. là thảnhthơi và nhẹnhàng…

  5. D.Nhật Lệ says:

    Dựa vào chủ trương “Thao quang dưỡng hối” của ĐTBình,Tàu cộng mới đây xác nhận 1 lần nữa rằng
    họ không muốn thay thế Mỹ trong vai trò bá chủ thế giới (họ cố ý tránh dủng ngôn ngữ thời chiến tranh
    lạnh là sen đầm quốc tế).Đây cũng chỉ là 1 trong vô số thủ đoạn của Tàu nhằm làm an lòng thế giới sau khi Tàu đã qúa trớn biểu lộ những hành động thiếu ngoại giao,đòi hỏi tham lam về biển Đông,hù doạ lân bang.Điển hình là không ngại gây áp lực thô bỉ trong việc trao giải Nobel hoà bình cho LHBa còn hơn cả áp lực các nước không được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma trước đây.
    Nếu Tàu muốn hất cẳng Mỹ để tranh giành ngôi bá chủ thì ít nhất cũng phải chờ trong vòng 25 năm,sau khi đã hiện đại hóa mọi lãnh vực.Ngoại trừ nông dân Tàu bất mãn nổi loạn thì thời gian còn ngắn hơn rất nhiều vì như vậy,nhà nước Tàu sẽ lái họ hướng về kẻ thù bên ngoài để tránh sụp đổ chế độ !

  6. Nhìn tấm hình thấy cảnh bắt tay …Jimmy CARTER thì cười tươi cao lớn …còn Đặng Tiểu Bình thì lùn và cúi mặt …SAU KHI ĐÃ BẮN ĐỨNG thằng đàn em và dạy cho nó 1 bài học năm 1979 …..

    Thế mà 1991 bọn LÊ CHIÊU THỐNG Đ.M họan lợn, Lê Đức Anh “chột” cai phu đồn điền qua quỳ lạy GIANG TRẠCH DÂN ở Thành Đô ….

    Tiếc năm 1977 chính Jimmy CARTER đã gởi Đặc sứ Mỹ qua Hà Nội …. vì quá nhìn gần và chủ quan tin đồng chấy TÀU mà hỏng việc …. Đúng là bọn lãnh đ…ụ ăn hại đái nát …

    Không thôi tránh cuộc chến biên giới 1979, không làn sóng vượt biên …Đất Nươc tránh bao BẤT HẠNH ……

  7. Lữ Út says:

    Dịch bài Tây viết ( cái gì Tây viết mới đúng ) về điển tích có liên quan đến cụ tổ nhà mình mà không biết, thế mà cũng đòi IQ cao hơn cả của giống Aryen. Miệng thì ca tụng bài tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc mà có biết Bình Ngô Đại Cáo, Giặc Bên Ngô Không Bằng Bà Cô Bên Chồng, Ngô đó là chỉ ai biết không ? Việt Câu Tiễn mất nước, bị Ngô Phù Sai cầm tù phải nuốt hận Nếm Phân để phục quốc. Còn TQ thì hận gì mất gì ? Mao Trạch Đông, gốc Hồ Bắc thuộc Hán Tộc, tóm thâu Trung Hoa từ tay nhà Thanh thuộc Mãn Tộc lấy được cả Nội Mông đầy Vàng, Đồng, Ura, Đất Hiếm; thôn tính Tây Tạng cũng là vựa Lithium; vớt Hoàng Sa của VN..đầy dầu (?).
    Đang đói dã họng vì Đại Nhẩy Vọt, CM Văn Hóa ( đầy đọa giết hại bao nhiêu nhân tài ), người ta ,cũng e ngại thằng Chí Phèo, đem tiền đem kỹ thuật đến gíup để thóat nghèo. Mới vênh vang tí chút là đã đem lòng phản trắc cố hữu ra thi thố ( cứ xem phim Hướng Nghiệp thì biết, mới làm cho ngọai quốc chưa biết hết nghề quản trị mà đã muốn hất cẳng người ta ).
    Thầy nào trò nấy, Chí Phèo hoàn Chí Phèo. Sau ngày được phỏng, thợ lên điều khiển thầy nên bây giờ mới đạt đỉnh cao.

  8. Trung hoàng says:

    “Khương Tử Nha sông Vị còn phiền,
    Câu không ngạnh chờ non phụng gáy.”

    Ngoại giao đa cực để kiếm miếng cơm miếng cá cho qua thời buổi khó khăn nầy, Việt Câu Tiển phải chịu thân cúi lòn để chuộc cái lổi lớn với người dân Việt. Những kẻ giàu sang kia cũng như nước ở trên nguồn, gặp cơn mưa lớn ắt phải chiụ đổ tuôn chỉ trong một giờ mà thôi. Bởi tổ tông chẳng thờ, lại lo thờ mác với lê vong ân bội nghiã, thờ buá với liềm hại dân hại nước quên phận làm người.

    Xưa Khương Thượng độn thuỷ trốn sang đất Tây Kỳ, ngồi buông câu bên sông Vị, câu lại không có ngạnh là chờ thời với vận chuyển xoay. Nhìn lại Việt Nam, nạn tham ô nhũng lạm đúng là cơn ÐẠI DỊCH, đang tàn hại đất nước và dân tộc đến đỉnh điểm cùng cực. Niềm tin vào đảng CSVN xuống thấp tận đáy, kể cả các đảng viên về hưu hay tại chức, nên mạnh ai nấy vơ vét bòn rút cuả công, bán rừng giựt đất tha hồ tự tung tự tác. Bởi vì không còn lại gì gọi là cái lý tưởng vì dân vì nước, sự sai lầm từ KHỞI ÐIỂM cuả ÐCSVN ngày càng rõ ràng trước toàn dân Việt trong và ngoài nước.

    Hãy nhìn lại nhà đương quyền cuả đất nước Việt Nam hôm nay, một guồng máy từ trên xuống dưới đã bị cả một mạng tơ hồng mao buộc bó lại chặt, cái gốc rễ nó đã ăn sâu từ khi có cái gọi là ÐCSVN đó. Khi mà cái nghiã lớn không còn, thì con người rồi ai cũng phải bị tha hoá với lòng tham không đáy, càng ngày càng phải dấn sâu vào con đường tội lổi, cho dù đó là đại tội buôn dân bán nước. Chẳng khác chi con ngưạ điên cùng đường, cứ biết cấm đầu cấm cổ phi nước đại, không còn biết phương hướng nào cả. Mà cụm từ “định hướng XHCN, chỉ là lời lập đi lập lại vô nghiã, như một con vẹt không hơn không kém.

    Ngư dân Việt nơi Biển Ðông, luôn bị Trung Quốc săn lùng truy đuổi bắt bớ đánh đập, nhưng nhà cầm quyền thì buộc phải im tiếng không dám có một hành động phản ứng gì, do bởi cái ghế ngồi cuả những kẻ nầy phải dựa hẵn hoàn toàn vào ÐCSTQ. Mà cay đắng nhục nhã nhất, là khi người dân Việt lên tiếng đối với hành động lấn lướt cuả Trung Quốc, thì lại bị chính nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp bắt bớ giam cầm, lấy lý do là để giử Mười Sáu Chữ Vàng và Bốn Tốt, với người làng giềng khổng lồ Trung Quốc.

    Cái thế chốt giử chận cưả ra vào mặt biển từ cứ điểm Hoàng Sa, cộng với sự kềm giử mặt Tây Nguyên và những khu rừng biên cảnh, ÐCSTQ hoàn toàn khống chế ÐCSVN. Trong khi sự phòng thủ quốc phòng lại quá kém so với Trung Quốc, lổi lớn chính từ bòn rút cuả công, không liệu lo đủ sức trang bị phòng thủ, chỉ biết vơ vét cấp thời khi tại quyền tại chức, đất nước suy bại cũng mặc, dân Việt nay mai bị đồng hoá thì cũng chẳng biết màng tới. Miễn SAO được toàn quyền thống trị, để bòn rút xương máu người dân Việt cho TẬP ÐOÀN ÐỎ MAFIA giàu sang là đủ. Đúng là thời anh tài rơi rụng tơi tả như lá muà Thu, tuấn kiệt thưa thớt lụn tàn dần như sao buổi sớm. Ðó là nổi lo ray rứt không lúc nào nguôi cuả người dân Việt yêu nước trong ngoài, khi Cái Lưỡi Bò Trung Quốc lúc nào cũng thè liếm không ngừng nghĩ trên Biển Ðông Việt Nam.

    Người dân Trung Quốc và người dân Việt hiện nay, đều phải sống dưới thể chế độc đảng toàn trị như nhau, chính quyền độc tài Trung Quốc và chính quyền độc trị Việt Nam luôn như cái khuôn đúc sẵn là Cộng Sản Mác Lê, dù có phần nào thay đổi để tồn tại, nhưng bản chất buá với liềm thì lúc nào cũng rất là sắt máu với chính người dân trong nước. Nhưng CSBK thì nguy hiểm rất nhiều đối với Việt Nam, nhất là mối nguy to lớn vẫn còn đối với nhơn loại trên khắp thế giới. Mộng bá quyền bành trướng chắc chắn không bao giờ Bắc Kinh từ bỏ nó, bởi vì qua đó mà ngôi vị cuả kẻ cầm quyền mới được yên, trước làn sóng tranh thủ quyền con người cuả các sắc tộc trong đất nước họ.

    Nếu ÐCSVN vẫn mua thời gian để kéo dài sự tồn tại cuả ÐCS, điều đó có nghiã là chấp nhận Hoàng Sa hoàn toàn bị mất trong tay ÐCSTQ, bởi vì chắc chắn không bao giờ ÐCSVN có thể thương thuyết được gì hơn nưã, trước đảng đàn anh nhiều tham vọng là ÐCSTQ. Toàn dân Việt yêu nước trong ngoài phải nhận biết thật sâu sắc điều đó, nhất là thành phần đảng viên CS còn yêu nước thương nòi trước mối nguy cơ to lớn đồng hoá đó. Càng mua thời gian để tồn tại vơ vét công lợi, tội lổi với dân tộc và đất nước càng nặng nề thêm trước LỊCH SỬ DÂN TỘC.

    Hành động và thái độ cuả Nga gần đầy qua việc Nam Bắc Triều Tiên, đã cho thấy Nga sẽ chọn thế NGƯ ÔNG. Khi Nga liên kết với Hoa Kỳ, hẳn nhiên rất bất lợi cho Trung Quốc, nhưng Nga cũng sẽ là một cái bóng mờ trong khối liên minh đó trước Hoa Kỳ. Nhưng nếu Nga hơi nghiêng về phiá Trung Quốc, Nga sẽ có lợi nhiều hơn nếu nằm trong khối liên kết với Hoa Kỳ. Vì vậy, Nga sẽ luôn giử thế lững lơ con cá vàng, thì hẳn sẽ có lợi hơn là nghiêng hẳn về một phiá nào đó. Thiết nghĩ, Nga sẽ chọn cái thế cầm cần câu không ngạnh để chờ thời vận, cũng như các bên không ít thì nhiều cũng có nhiều khách hàng vũ khí khá nặng ký cuả Nga.

    NGOẠI GIAO ÐA CỰC là cái đường lối khá an toàn, nhiều khôn ngoan cuả Việt Nam trong thời điểm nầy. Ðối trọng tương lai cuả Việt Nam trên Biển Ðông là Trung Quốc, nước mà sự lớn mạnh về quốc phòng vượt trội hơn hẳn Việt Nam về mọi mặt. Trung Quốc cũng đã từng dạy cho Việt Nam một bài học nơi biên giới phiá Bắc, vết hằn chiến tranh vẫn còn đó trong tâm tư người lính Việt Nam, ắt hẳn mặt bằng mặt mà lòng chẳng bằng lòng. Nhưng ra mặt chống đối lại với nhà cầm quyền Bắc Kinh, thì hẳn nhiên nhà cầm quyền Việt Nam chắc hẵn là không dám thực hiện đường lối đó.

    Tập đoàn đỏ ÐCSVN có quá nhiều tham nhũng bòn rút công lợi, thì thử hỏi làm gì HIỆN ÐẠI HOÁ HẢI QUÂN nhanh chóng cho được, mà điểm khó khăn nhất chính là những kẻ tay trong cho Trung Quốc, lúc nào cũng phá hoại đường hướng tự chủ tự lực tự cường cuả Việt Nam. Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam phát triển và mạnh lên về quốc phòng, cho dù người Việt tự mình vượt lên hay nhờ vào thế loc khác họ, bởi vì tất cả điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đảng cầm quyền Bắc Kinh hiện nay. Chia rẽ phân hoá dân Việt trong ngoài, là MƯU SÂU HIỂM ÐỘC cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay. Chẳng những thế, tạo thù hận giưả hai dân tộc Việt-Trung bên trong đất nước họ, khinh thường miệt thị dân Việt, xem người Việt là mối cản trở chính yếu, cho sách lược bá quyền bành trướng cuả giới lảnh đạo Bắc Kinh CS.

    Nga cầm cần câu không ngạnh trong lúc Trung Quốc bớt hung hăng phần nào trước mặt biển, vưà tạo thế an lòng cho Trung Quốc để Trung Quốc tìm thế tiến lên trong tương lai, Nga luôn chờ đợi điều đó xảy ra. Sự đối đầu Nhật-Trung sẽ có nhiều điểm lợi cho Nga, khi mà vùng biển cuả Nga-Trung hay Nga-Nhật cũng luôn là mối tranh chấp có cơ hội là bùng phát. Hẳn nhiên, Nga sẽ không quên Trung Quốc luôn muốn thao túng các nước Bắc Á bằng “quyền lực mềm”, những quốc gia mà thường được xem là sân sau cuả Nga. Nga-Trung hay Nga-Nhật, nếu có sự gắn bó thì chẳn qua là tạm thời trong giai đoạn, nó khó tồn tại trong lâu dài ở một tương lai.

    Trong cuộc co thế nào đi chăng nưã, Trung Quốc trước sức ép cuả thế giới sẽ là một hiện thực, khi mà cái bộ mặt thật “chưa đỗ ông nghè lại đe hàng tổng” đã bị lộ rõ trước mắt thế giới. Sự ngạo mạng cuả một số không ít chính khách trong giới cầm quyền Bắc Kinh gần đây, đối với các nước ASEAN mà nhất là Việt Nam, đã đẩy Trung Quốc vào cái thế “TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN” . Tới cũng chẳng xong mà lui ắt chẳng được vẹn toàn, cái thế “ẩn mạnh phô yếu”, chỉ là cách nói cho đở thẹn mặt cho họ mà thôi. Thực ra mà nói thì cái thế Câu Tiễn cuả Trung Quốc thì đã qua rồi, họ đã quá vội vàng hành động khi nanh vuốt sói hùm cuả họ xét ra còn quá non nớt. Nhận định cuả Bùi Tín có phần đúng hơn cả, Trung Quốc đã bị hố một đòn rất nặng, sự vấp ngã cũng sẽ khó đứng dậy cuả người khổng lồ, nhất là chỉ có cái bụng thì quá to mà cái đầu quá nhỏ.

    Muốn gở cái thế vấp ngã nầy, Trung Quốc phải mất nhiều thời gian nưã, để lấy lại được cái thế lợi điểm như trước đây. Nhất là đối với Việt Nam, cho dù có sự thức tỉnh phần nào trong giới lảnh đạo CSVN, nhưng tính bài Hoa trong cộng đồng dân Việt trong ngoài, sẽ là cản trở lớn cho mộng bá quyền bành trướng cuả Bắc Kinh ở tương lai. Toàn dân Việt trong ngoài đã thấy rõ cái dã tâm đồng hoá Việt Nam cuả Bắc Kinh, mà các đập xây để cướp nước thượng nguồn sông MêKông là một chứng tích vẫn còn đó trong lòng dân Việt.

    Làm khô kiệt giòng nước rồi bất ngờ nhận chìm luôn ÐBSCL khi thuỷ triều dâng lên đồng loạt. MƯU THÂM Ý HIỂM đó có được thực hiện hay không lại là một chuyện khác. Ác lai ác báo là luật trời phân định xưa nay.

    Xin trân trọng.

  9. DO NGHE says:

    Nhớ
    Từ thuở
    Việt Vương CÂU TIỂN
    Nằn gai nếm MẬT
    Nếm CỨT Ngô Phù SAI
    Hán TỘC
    Lấy đó LÀM KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC
    Phục THÙ rửa HẬN
    Từ LƯU BANG đất BÁI
    Đến HỒ CẨM ĐÀO Chiết GIANG
    Một HOÀI BẢO
    Thiên TRIỀU chỉ MỘT GIANG SAN
    Bốn BIỂN năm CHÂU
    Hán TỘC thu về MỘT MỐI
    Lấy LƯỞI BÒ BIỂN ĐÔNG LÀM CỐT LÕI
    Nào ngờ
    Gậy ÔNG lại THỘC LƯNG ÔNG
    CỐT LÕI hoá thành CỔI LÓT
    Đem TRÙM ĐẦU ôm hận THIÊN CƠ
    Bày LẠI CUỘC CỜ
    Lấy BỐN TỐT muời SÁU CHỬ VÀNG
    Kìm HẢM VĂN LANG
    Diệt LẠC VIỆT
    Bằng MƯU THÂM KẾ ĐỘC
    Lấy cớ dành DÂN chiếm ĐẤT
    Giãi TRƯƠNG SƠN xương SỐNG mẹ VIỆT NAM
    Tốc xõa dài ĐÔI ĐẦU NAM BẮC
    Đôi tay ÔM CHẶT Hòang SA Trường SA
    Cốt nhục THÂM TÌNH
    Mẹ MỘT BÀO
    GIỒNG GIỐNG RỒNG TIÊN
    Dân VIỆT vốn THIÊN THƯ ĐỊNH PHẬN
    Từ lúc TÔ ĐỊNH
    Mã VIỆN chôn CỘT ĐỒNG
    Đến Trạch ĐÔNG Đặng TỬ BÌNH ĐẠI BẠI
    Sao VẬY
    Bởi KHÍ THIÊNG UN ĐÚC
    Bởi CỘT THỀ TRUNG HIẾU LƯỠNG TOÀN
    Từ thuở VĂN LANG
    HÙNG VƯƠNG LẬP QUỐC
    Cha LẠC LONG mẹ ÂU CƠ
    Mãi mãi KHÔNG THỜ GIẶC PHƯƠNG BẮC
    Thiên CƠ bách Kế MƯU TOAN
    Chung CUỘC vẫn GIẶC TÀU THẤT BẠI

  10. Vũ Duy Giang says:

    Bức hình chụp vào tháng 1,năm 1979 khi”Câu Tiễn” Đặng tiểu Bình thăm chính thức HK thời TT.Jimmy Carter, nhằm 1 trong nhiều mục đích là thuyết phục HK”án binh,bất động”khi TQ tấn công VN ngay sau khi ĐTB trở về TQ vào tháng 2,1979,để”cho VN một bài học”(cũng là trả thù dùm cho HK đã”tháo chạy”ở VN 4 năm trước đấy).Đây cũng là lỗi của CSVN đòi HK”bồi thường chiến tranh”tới 4 tỷ USD,mà Carter chỉ muốn trả 50 triệu USD(mà sau này HK xử dụng cho”Vietnamese Education Foundation”(VEF) của chương trình Fullbright.Kennedy School of Goverment.Harvard University),và HK trợ giúp TQ trở thành 1 cường quốc kinh tế(như Đức và Nhật bản sau khi thua trận),và quân sự,thì”quyền hạn và tham vọng của TQ cũng sẽ tăng lên.Cuối cùng TQ không còn kiên nhẫn được nữa,vì HK sẽ không muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo”.

    Cho nên,nếu CSVN dựa vào TQ để”cứu Đảng,cứu chỗ,nhưng mất nước”,hay”dựa vào HK để cứu nước,nhưng mất Đảng,và mất chỗ”,nghĩa là nếu”trâu bò húc nhau,thì ruồng muỗng chết”,nên VN phải tìm đường TRUNG LẬP giữa Trâu,Bò,như Thụy Sĩ đã thành công trong 2 cuộc chiến Thế giới 1914-18,và 1939-45.

    Về hội thảo IISS tại Genève tháng 9 vừa qua,Henri Kissinger”đã tạo điều kiện cho 40 năm(từ 1970) hòa bình ở Á châu,bởi nhìn thấy rằng HK và TQ CÙNG hưởng lợi khi hợp tác làm việc với nhau,thay vì cạnh tranh lẫn nhau”,thì vào dịp này ông Kissinger đã phải thú nhận với tôi là HKđã”nuôi ong trong tay áo”,nên bây giờ HK có bị con ong TQ trổi dậy đốt,thì là thời đại của Hilary Clinton phải tìm cách diệt ong!!

Phản hồi