WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm cánh hoa Đào

Hoa đào thật

Tại buổi họp báo tổng kết công tác năm Ngoại giao – Văn hóa 2009,  vụ trưởng vụ văn hoá đối ngoại, ông Phạm Sanh Châu đã “khẳng định sự thành công trong Năm Ngoại giao văn hoá 2009 thể hiện qua nội hàm của ‘bông hoa đào 5 cánh’, gồm: Mở đường- Xúc tác- Quảng bá- Vận động- Tiếp thu.”

Điều ông Châu vừa “khẳng định,” chả hiểu sao, khiến tôi thốt nhớ đến mấy câu thơ của ông Mai Thảo:

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời

Lúc cuối đời, với riêng tôi, là lúc này đây. Và mãi đến lúc này, tôi vẫn không hiểu tại sao ông Đại Sứ Việt Nam tại LHQ Lê Văn Bàng (và người tài xế) khi bị bắt gặp đang mò sò ở Long Island – New York – vào ngày 31 tháng 7 năm 1994, cả hai đều làm bộ như họ không biết nói tiếng Anh. “The two men acted like they didn’t speak English.”(Martin Merzer. “Envoy From Vietnam commits claims crime.” Ocala Star-Banner 10 September 1994).

Cách ứng xử khác thường của ngài Đại Sứ Việt Nam tại LHQ đã mở đuờng, và tạo thành truyền thống, cho chính sách ngoại giao không ngoại ngữ của nước CHXHCNVN.

Trong phần phản hồi dưới bài viết “Nhân Viên Sứ Quán VN Buôn Lậu,” một độc giả của BBC, ông Tang Anh cho biết:” Khi tôi đến Đại sứ quán ở London, tôi thật xấu hổ khi thấy một ông tây đưa giấy tờ cho nhân viên Sứ quán và hỏi mấy câu thông thường. Vậy mà cái chú nhân viên không trả lời được, ra dấu tay cho ông Tây là không hiểu rồi gọi cô nhân viên khác đến giúp. Tôi để ý thấy cô ta cũng chẳng hơn gì chú kia, tôi đành bảo ông Tây để tôi giúp đỡ cho.”

Và hoa đào biểu tượng của ngành Ngoại giao VN

Một độc giả khác, vốn là một cán bộ trong ngành, giải thích hiện tượng (“ra dấu”) này như sau:

“Dư luận trong Bộ tôi nói, những người này họ đi bằng lo lót, chạy chọt và khi tới nước ngoài dù hiểu phải trung thành, giữ hình ảnh cho tổ quốc, đảng nhưng vì ngoại ngữ, nghiệp vụ không biết nên họ chả biết làm gì ngoài việc chăm chú nghiên cứu ‘buôn lậu’ ‘lạm thu’ để thu hồi vốn đã bỏ ra để được đi luân chuyển. Còn những người biết hai ba ngoại ngữ có lẽ chỉ đươc ưu tiên đi Lào, Bắc triều tiên… mà thôi.”

Chính sách ngoại giao không ngoại ngữ, cùng với tinh thần cảnh giác (“ta – bạn – thù”) cao độ khiến cho công tác quảng bá và xúc tác của những Đại Sứ Quán Việt Nam – đôi khi – trở nên… lố bịch:

“Ngay cửa vào là một đợt kiểm tra của nhân viên an ninh. Vào đến bên trong chúng tôi được đưa vào một phòng đợi khá lớn. Cánh phóng viên với dụng cụ lủ khủ kềnh càng được xếp đứng riêng ra một phía để đợi những nhân viên an ninh K9 với chó nghiệp vụ chuyên đánh hơi thuốc nổ kiểm tra.”

Đoạn văn thượng dẫn được trích từ  bài báo “Hội Nghị Meet Vietnam Được Tổ Chức Long Trọng Tại San Francisco” của phóng viên VietWeekly, Vũ Hoàng Lân (Vol.IX, NO.47. November 19 – November 25, 2009). Tôi chưa từng nghe nói đến một hội nghị nào được tổ chức “long trọng” tới cỡ phải dùng “nhân viên an ninh K9 với chó nghiệp vụ chuyên đánh hơi thuốc nổ kiểm tra” người được mời tham dự, như vậy cả.

Tương tự, từ Houston, vào ngày 26 tháng 3 năm 2010, thông tín viên Hiền Vy – của RFA –  đã tường thuật về “Ngày Khai trương Lãnh Sự Quán Việt Nam” tại thành phố này như sau:

“Trên dưới một ngàn người đã cùng nhau đến trước cao ốc số 5251 trên đại lộ Westheimer, nơi tòa Lãnh sự tọa lạc trên tầng lầu thứ 11, để bày tỏ thái độ cũng như đòi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho người dân trong nước.Hiền Vy tường trình…. Khoảng 11 giờ trưa, thì tin cho hay, tòa Tổng Lãnh sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phải âm thầm khánh thành lúc 9 giờ sáng, trên tầng lầu thứ 11 của cao ốc để tránh đối diện với đoàn người biểu tình và tất cả nhân viên của tòa lãnh sự đã đi cửa sau của cao ốc để đến một nhà hàng trong khách sạn Westin Oaks gần đó để dự tiệc mừng.”

Đó không phải là sinh hoạt ngoại giao, Giời ạ! Đó chỉ là cung cách hành xử của những kẻ chỉ quen sống trong rừng núi, hầm hố, hay pháo đài – vào thời chiến. Ông Nguyễn Trần Bạt còn có nhận xét rằng: ”Các anh, các chị mà thấy các nhà ngoại giao của chúng ta đi ra nước ngoài thì đau khổ lắm, không một ai tự nhiên, không một ai tự do. Và phải nói thật là họ ít sợ địch hơn  là sợ đồng nghiệp ở nhà. Những hiện tượng như vậy bóp chết cảm hứng sống, cảm hứng sáng tạo của con người.”

Tôi e là ông Nguyễn Trần Bạt có (hơi) quá lời, chút xíu. Nói tình ngay: không phải ở đâu những “nhà ngoại giao của chúng ta” cũng “mất tự nhiên,” cũng “sợ” thiên hạ (và “sợ” lẫn nhau) như vậy cả. Ở những nơi thưa thớt người Việt tị nạn cộng sản, hay chỉ có loe ngoe một nhúm công nhân xuất khẩu lao động, cách xúc tác của những quan sứ cũng thay đổi hẳn: “sáng tạo” và “thoải mái” hơn thấy rõ.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 2009, mọi người đã có dịp được nghe tiếng hét giận dữ của ông Tham Tán Nguyễn Xuân Việt (“Một là mày chết, hai là tao chết… Tao sẽ tìm đến tận nơi, và tao sẽ băm mày ra từng mảnh”) khi tiếp xúc với cô Vũ Phương Anh – một công nhân lao động xuất khẩu, 22 tuổi, tại Jordan – qua điện thoại.

Blogger Lâm Hoàng Mạnh cũng kể chuyện rằng, vào ngày 2 tháng 9 năm 1988, “ông bí thư đại sứ quán Việt Nam, mặt mày bặm trợn, giơ súng đe dọa người biểu tình chống cộng tại London.”

Giữa những thái độ cực đoan kể trên (hoặc là ru rú như gián ngày bên trong sứ quán, hay cầm súng đe doạ thiên hạ và  hùng hổ la hét qua điện thoại) là cách ứng xử “dung hoà” hơn – và cũng thường thấy hơn – của những nhân viên ngoại giao VN, khi gặp những tình huống “dễ xử” hơn.

Theo RFA, nghe được vào hôm 9 tháng 4 năm 2009, sau gần một năm làm việc không được trả lương ở Mã Lai, khi những công nhân xuất khẩu lao động “liên lạc được với nhân viên Đại Sứ Quán VN thì chỉ được trả lời à ớí rồi sau đó cúp điện thoại. Khi họ liên lạc trở lại thì không có ai bắt điện thoại để đáp cả.”

Tương tự như chính sách không dùng ngoại ngữ, không nhấc điện thoại (hoặc chỉ trả lời theo kiểu “à ới”) là phương cách xúc tác đặc thù – đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc – của ngành ngoại giao, nước CHXHCNVN.

Ngày 19 tháng 12 năm 2006, nhật báo International Herald Tribune loan tin “có hàng chục thiếu nữ VN đang được trưng bầy tại các quán cà phê ở Mã Lai, để chờ được mua về làm vợ. Sự kiện này khiến cho người dân bản xứ cảm thấy vô cùng bất an, thiếu điều muốn lên… cơn sốt. Họ mô tả đó là một việc làm “bệnh hoạn và vô luân” (The pratice has been described as “sickening and immoral…”)

Dù vậy, theo như tường thuật của phái viên AP: ”Đại sứ Việt Nam ở Mã Lai, Nguyễn Quốc Dũng, nói rằng giới chức có thẩm quyền không hề biết có những sự cố như vậy … ” (“Vietnam’s ambassador to Malaysia, Nguyen Quoc Dung, said officials were not aware of such incidents…)

Thằng chả nói (“không biết”) như vậy là kể như … huề, chớ còn gì nữa?

Chiến lược ngoại giao “mũ ni che tai” này hiện cũng đang được Đại Sứ Quán VN, tại Tầu, áp dụng một cách hết sức thành công và nhuần nhuyễn.Trong thời gian qua, dù có hàng trăm sự kiện “lạ” tại biên giới và lãnh hải giữa hai quốc gia, ông Đoàn Xuân Hưng – Thứ Trưởng Ngoại Giao VN – trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài CRI, vẫn tuyên bố (y như) là không hề có chuyện gì “đáng tiếc” xẩy ra sất cả:

Quan hệ giữa hai nước chúng ta hiện nay đang ở trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ chúng ta, là một trong những giai đoạn rất tốt đẹp.”

Thiệt là … thầy chạy!

Điểm lại, năm cánh hoa đào (Mở đường- Xúc tác- Quảng bá- Vận động- Tiếp thu”) của văn hóa ngoại giao Việt Nam trong thời gian qua – xem ra – chỉ có cánh vận động là khởi sắc hơn cả. Vận động thành công nhất, được công luận chú ý nhiều nhất, là việc thuyết phục được chính phủ Nam Dương và Mã Lai đục bỏ hai bia tưởng niệm thuyền nhân ở đảo Galang và Bidong.

Chưa hết, Nhật báo Jakarta Post, số ra ngày 01 tháng 8 năm 2009, lại vừa có bài viết (“Vietnamese Refugee Camp Still Open’) đề cập đến việc vận động của nhà đương cuộc Hà Nội, đóng cửa (luôn) trại tỵ nạn ở Batam – cho nó tiện việc sổ sách.

Từ Galang, phóng viên Hồng Nga của BBC có bài tường thuật về sự kiện này (nghe được vào ngày 5 tháng 8 năm 2009) như sau:

“Hai thập niên hiện diện của người Việt tại đây khiến thông tin trại có thể sẽ đóng cửa vĩnh viễn, ngừng đón người tới thăm khiến người dân địa phương ngỡ ngàng.”

“Lý do chính là từ khi ngừng hoạt động, trại tỵ nạn Galang cũ đã trở thành một địa chỉ du lịch khá phổ biến, mang lại thu nhập cho người bản địa.”

“Dư luận địa phương bày tỏ bất bình, trong khi có cáo buộc chính phủ Việt Nam đã gây áp lực với Jakarta để làm công việc này.”

Người Việt cũng “ngỡ ngàng” và “bất bình” không kém. Từ Việt Nam, một độc giả của nhật báo BA SÀM, ông Lương Khanh cho biết:

Nhà nước Việt Nam mà gắng can thiệp để Indonesia đóng cửa khu du lịch trại tỵ nạn Galang là đang thực hiện một hành vi ngu xuẩn thứ hai sau việc đòi hỏi chính phủ Indo đập phá bia tưởng niệm do đồng bào tỵ nạn góp công xây dựng mấy năm trước đây. Ngu xuẩn vì hai lẽ: thứ nhất là nếu muốn cho đừng ai chú ý đến v/đ nhạy cảm này thì nên giữ im lặng là tốt nhất. Càng quậy lên thì càng nhiều người chú ý và không chừng chuyện nhỏ lại thành chuyện lớn. Lẽ thứ hai là hành động đó sẽ xác nhận một điều mà phần lớn bà con Việt kiều vẫn nghĩ, đó là nhà nước chẳng hề quan tâm chút gì đến tâm tư tình cảm, mà chỉ chăm chăm nhìn vào túi tiền của họ mà thôi.”

Từ California, ông Bùi Bảo Trúc cũng lớn tiếng thoá mạ: ”Càng ngày những việc chúng mày làm, và những việc chúng mày không dám làm, đều cho thấy chúng mày là một bọn chó đẻ không hơn không kém.”

Tôi e rằng cách dụng ngữ (“ngu xuẩn, chó đẻ”) nghe rất kém tế nhị, và hoàn toàn không thanh tao của hai ông Lương Khanh và Bùi Bảo Trúc – rất có thể – khiến cho ông Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao) buồn lòng hay phật ý. Tuy nhiên, trong tinh thần tiếp thu (như đã được “khẳng định” là một trong năm cánh hoa đào của “nội hàm ngoại giao”) tôi thiển nghĩ cũng đã đến lúc nên rà soát lại – chút xíu – đường lối và chính sách ngoại giao của nước CHXHCNVN.

Lạc quan quá, không nên đâu.

Trong bài “Dấu Ấn Của Nền ngoại Giao Văn Hóa 2009” của ông Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Thành công lớn nhất trong năm qua của NGVH là tạo được bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành và địa phương.”

Tôi thiệt tình không thấy ‘thành công” nào (ráo) “trong năm qua,” cũng như trong mấy năm trước. Tôi cũng không tin rằng có “chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành và địa phương.”

Coi: Osin mới mở vài tiếng mà đã có 3000 hit và 42 comments. Còn bài viết của ông Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao, dù được trang trọng đăng trên trang nhất của báo Nhân Dân (số ra ngày 5 tháng 2 năm 2010) sau hơn ba tháng – theo nghi nhận của Báo Mới.com – tính đến ngày 24 tháng 6, cũng chỉ có 57 người ghé mắt vào coi.

Trời! Cả chục triệu đảng viên và cán bộ “lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các cấp, các ngành trong và ngoài nước” mà chỉ có mấy chục vị quan tâm đến “Dấu Ấn Của Nền ngoại Giao Văn Hóa 2009” thì sao gọi là “một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động”của họ được – cha nội?

Thằng chả, rõ ràng, nói dối.

Đã thế, nhân “Ngày Nói Dối Toàn Thế Giới,”  bọ Nguyễn Quang Lập còn xúi (dại) thêm:

“Nhờ có nói dối chúng ta có được hàng ngàn dự án bánh vẽ, giải thưởng ma, tiến sĩ giấy, công trình dổm. Nhờ có nói dối mà nhân dân tin tưởng, bạn  bè quốc tế nể trọng, cho vay ngày càng nhiều đòi nợ ngày càng khó. Thử hỏi cứ nói thật làm thật thì chúng ta có bao nhiêu thắng lợi rực rỡ, bao nhiêu thành công lớn lao, bao nhiêu công trình vì đại. Và lấy đâu ra sự đồng thuận hả các đồng chí, lấy đâu ra?”

Cứ tiếp tục dối trá, và cứ tiếp tục những phương thức (“ngu xuẩn” và “chó đẻ”) như hiện nay – trong tương lai gần – “chúng ta” sẽ còn nhiều dịp chứng kiến những “cơ hội đột phá” và “bứt phá”  để lại những dấu ấn rất phá (hoại) khác nữa của ngành ngoại giao Việt Nam.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Năm cánh hoa Đào”

  1. dinhtan says:

    Dạ thưa Chị PTV,Chị mà không biết “xúc tác” là “cái khốn nạn gì? ( c hay t cũng được,dân thường mà).Người ta “tát ” rồi mới “xúc” ,cái này nó “nôn ” quá,”xúc” đại trước được “mớ nào hay mớ ấy”,rồi “tác” lại,”lượm” cho nó hết sạch.?! (Câu gì mà: vét cho đầy túi tham.Ấy ạ)

  2. Le Tran Hy Vong says:

    Can bo Dai su quan CHXHCNVN o nuoc nao cung vay chi lo buon gian ban lau,ngoai giao gi,ma tieng ngoai ngu khong biet,an mac thi loi thoi,trong khong khac gi mot lu an may..an noi thi vo van hoa.Con nhung nguoi tu te co trinh do,ma khong chiu luon cui thi chi lcho chung no lam so ma ve huu.

  3. Phùng Tường Vân says:

    HOA NGOẠI GIAO : NĂM CÁNH XÒE RA NĂM CÁI NGU

    1/ Trí óc “bã đậu”, gốc gác “ngu lâu dốt bền” chữ nhét không vào nói gì đến văn hóa, nhất là văn hóa ngoại giao !

    2/ Không nói, không nghe được ngoại ngữ ở ngay cái xứ mà mình phục vụ mà làm ngoại giao !

    3/ Mặt mày thì đần độn, búng ra sự ngu muội, đi đứng thì xiêu lệch, động tác thì lóng ngóng !

    4/ Không hiểu gì về ngay những nguyên tăc căn bản của nghi lễ ngoại giao, quen thói bạ thằng phải gió nào cũng a vào ôm hôn thắm thiết !

    5/ Ngay 5 cái tiêu chuẩn khoe ra cũng đã thấy cái ngu lồng lộng : Trong ngoại giao “xúc tác” là cái khốn nạn gì ?!

  4. Phùng Tường Vân says:

    HOA NGOẠI GIAO !

    Nhắn ai trên, dưới làm ngoại giao
    Năm cánh hoa mai phải thế nào :
    Trước hết phải cho thông ngoại ngữ
    Ngoại giao “ngọng, điếc” mãi hay sao ?
    Vệ sinh răng miệng đừng coi nhẹ
    Tuyệt đối không nên hút thuốc lào !
    Thịt chó có thèm phải cố nhịn
    Đừng làm cho đất nước thêm đau !

  5. Sigma says:

    Tuong dai tuong niem Thuyen Nhan dang tu tu duoc dung len tren toan the gioi.
    do la ket qua cua những phương thức (“ngu xuẩn” và “chó đẻ”)

  6. Lữ Út says:

    Vì thấm nhuần Phật Giáo ( xây chùa to đùng kèm với thùng Phước Sương cũng to đùng ) nên có đường lối ngạo giao rất từ bi hỷ xả.
    Nước lạ bắn, như bắn bia, con dân mình thì cũng im lặng cho qua không học theo bọn Ki T gì đó để kêu gào “oeil pour oeil dent pour dent”.
    Bắt buộc đi họp kín với Obama, trong lòng không ưa ( da dẻ gì trông như FULRO ) nhưng nhất định không tỏ thái độ, bèn nhường cho Aquino nói hết, làm vậy đâm ra được tiếng nhún nhường.
    Thương cho 43 triệu dân Mỹ nghèo khổ nên nhịn hết các của ngon vật lạ, gửi tất tần tật sang cứu trợ không cần đòi lại cái gì chỉ cần vài chục ký giấy xanh thôi, lại còn gửi con gái VN sang để sưởi ấm mùa đông ( nhiều homeless lắm, do sleep cell tên gì đó ở Philladelphia chụp hình gửi về ).

  7. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Xin góp thêm với bác Tưởng Năng Tiến, ngoại giao của Việt nam ngoài “5 cánh hoa đào” còn có “5 cách đào”:

    1-Đào mỏ: Nghị quyết 36 tung ra đào mỏ Việt kiều, chẳng cần xuất khẩu, mỗi năm cũng kiếm gần chục tỷ Mỹ kim kiều hối ngon ơ.

    2-Đào đất: Đất ruộng, đất đồi, đất đỏ ba-dan (Bauxite Tây nguyên), khoáng sản tài nguyên đào tuốt tuồn tuột, đem bán tất tần tật cho nước ngoài.

    3-Đào đường: tất cả các đường phố đào lên, lấp xuống, lô cốt mọc… gây bụi và tắc đường kinh niên.

    4-Đào biên: Rừng nguyên sinh biên giới bán cho nước ngoài đào lên khai thác.

    5-Đào tẩu: Quan chức tham nhũng vô độ, gửi tiền ra nước ngoài, chuẩn bị đào tẩu.

    Có phải thế hôn, bác Tiến?

Leave a Reply to Lâm Hoàng Mạnh