WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sài Gòn của tôi

Sài Gòn đối với đa số dân Sài Gòn chính hiệu không phải là “thành phố 10 mùa hoa”, “thành phố mang tên Bác”, hay thành phố cay cú “tôi mất người như người đã mất tên” …

Sài Gòn hiền lành hơn thế nhiều, và dân Sài Gòn vốn vẫn thờ ơ với chính trị, nhất là thứ chính trị Salon vô bổ nhiều lời lẽ thiếu tính thực tế hay cái thứ chính trị xảo quyệt của đảng ta.

Dân Sài Gòn chính hiệu “con nai vàng” chẳng bao giờ gọi Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Không nhất thiết là vì lý do chính trị. Thằng Tí thằng Tèo trong mắt bà ngoại trăm năm vẫn là thằng Tí thằng Tèo, bất kể địa vị xã hội của nó là gì. Tôi có nói chuyện với vài bạn trẻ ở miền Bắc mới sang Mỹ, nghe họ dùng “thành phố Hồ Chí Minh” để nói đến Sài Gòn. (Theo cảm nghĩ và kinh nghiệm của mình, người Sài Gòn khi nói chuyện vẫn luôn prefer xài từ Sài Gòn)

Sài Gòn, dù trong thời buổi khó khăn nhất, vẫn như một cô tiểu thư đài các, đỏng đảnh đôi chút mà dễ thương thiệt nhiều.

Nhắc đến Sài Gòn người ta hay nhắc đến mưa, nhưng tôi lại nhớ dai dẳng cái nắng gay gắt của Sài Gòn.

Nhà tôi ở một con đường nhỏ, trưa hè đặt cái “lưng dài vai rộng” xuống nền gạch bông mát lịm ngắm bầu trời xanh ngắt, gió nhẹ hiu hiu, thì không có nơi nào trên quả đất này cho cảm giác thanh bình hơn.

” Một ngõ vắng xôn xao
Nằm trong lòng phố lớn …”

Khác với Hà Nội, không gian Sài Gòn rất thoáng, chí ít là cách đây hơn 15 năm. Không gian của một buổi trưa hè hiu gió còn thoáng hơn vạn lần. Tôi luôn có cảm giác mình có thể bay bổng lên, thò tay với cụm mây bồng bềnh trêu ngươi .

Tuy thế, cái không gian ấy không bao giờ làm ta cảm thấy lạc lõng. Thỉnh thoảng những tiếng rao của người bán dạo nghe nao nao, cuộn cả buổi trưa hè thành một miếng bột bánh bèo trắng phau với ít đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm.

Từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ đều có nguời mang đến tận cửa. Có rất nhiều tiếng rao mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.

Người Sài Gòn cũng thoáng như không gian Sài Gòn vậy … Không đâu có thể dễ có nhiều bạn, và bạn không tồi, như ở Sài Gòn. Không chỗ nào trên đất Việt Nam người ta sống năng động và khoáng đạt hơn ở Sài Gòn.

Trước khi bàn chuyện ” người lớn” này, xin mạn phép quay lại chuyện thằng Tí thằng Tèo.

Đối với một thằng Tèo Sài Gòn chính gốc con nhà nòi thì Sài Gòn dĩ nhiên là ” bự” hơn một buổi trưa hè.

Sài Gòn là các hồ bơi Lao Động, Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, là mấy củ khoai mì nóng hổi với dừa nạo, là nước mía lạnh, là ốc dích ốc táng, là bắn bi ca-de với những câu đồng dao khó hiểu như thần chú: ” lang cang báng dội ăn tiền” . Nói sai hay nói thiếu một chữ là đánh nhau chí tử để rồi ngày mai lại càu nhàu chơi tiếp.

Sài Gòn là những buổi tối cúp điện, tụ họp ca hát hay vừa hồi hộp vừa thích thú nghe và kể chuyện ma như chính mắt mình thấy hôm qua.

Sài Gòn là những con diều làm đi làm lại, treo thêm cả cái móc câu để cắt dây diều khác; là dế hộp quẹt thổi phù phù ” đá bắt xác” ; là chùm ruột chua ngọt, những cùi thơm, cóc ổi ngâm cắm que cà rem ” đa năng” không biết đã được dùng lại bao nhiêu lần.

Lớn lên một tí, Sài Gòn là cô bé hồi hộp chờ thằng Tèo hái cho cả cành phượng về ép làm bướm; là hàng điệp trải thảm vàng rực trên cao và dưới đất ở trường phổ thông; là quán cà phê từng buổi đón em về.

Xin trích đoạn một bài hát tôi viết đã lâu, đặt tên (rất tự nhiên) là “Lâu Lâu” :

” Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Buổi trưa thường hái trộm me
Thằng leo, thằng đứng làm thang …

Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Phượng cao mấy cũng trèo lên
Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe, … mắt tròn xoe”

Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ “màu mè ba lá hẹ” , không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.

Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ.

Sài Gòn còn là thành phố của sự đối lập: giữa những biệt thự kín cổng cao tường và đám nhà ổ chuột trên kênh hôi hám; giữa văn minh đô thị và những tiếng chửi thề; giữa sự ồn ào bụi bặm và không gian im lắng thanh taọ Nổi bật hơn tất cả là sự đa dạng vô cùng của con người Sài Gòn. Đặc biệt là họ không sống ”như đã từng được sống”, mà luôn “sống như chưa được sống bao giờ”.

Ẩn mình sau các hàng bông giấy, dây thủy tiên chói đỏ, là những ngôi biệt thự lúc nào cũng kín cổng. Không ai biết những người sống trong đó làm gì, là ai, và cũng chẳng ai thật sự quan tâm … ngoại trừ bọn thằng Tí thằng Tèo.

Bọn nhóc chúng tôi thường có rất nhiều các truyền thuyết về những người sống trong mấy ngôi nhà ấy.

Ở đầu ngõ nhà tôi cách đây khoảng 20 năm có một ngôi nhà như thế, chỉ hơi khác là hai cánh cửa sắt to đùng lại thấp lè tè. Mỗi chiều có một anh chàng vác ghế đẩu cao ngồi tì tay lên cửa trông ra đường. Gã chẳng bao giờ cạo râu cắt tóc. Mặc dù nắng chiều rạng rỡ xóa bớt phần nào sự ma quái, bọn tôi vẫn chẳng dám đến gần gã. Người ta có rất nhiều ” lý thuyết” khác nhau về gã: nào là người yêu bỏ đi Mỹ, bị lấy mất gia tài, vân vân và vân vân. Cuối cùng hình như hắn chỉ giả điên để trốn nghĩa vụ quân sự, đến khi hết tuổi người ta thấy hắn cạo râu, cắt tóc ngắn chờ ngày xuất cảnh.

Dù gì thì gì, những ngôi biệt thự vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho hàng tỉ câu chuyện mê li rùng rợn bọn tôi truyền miệng mỗi tối cúp điện.

Chỉ cách những tòa lâu đài ấy vài trăm mét là một xóm lao động nghèo với những ” truyền thuyết” kiểu khác hẳn: truyền thuyết về các “anh hùng” du đãng như trong tiểu thuyết Duyên Anh.

Đi thêm khoảng trăm mét nữa là đến con rạch thúi hơn cầu tiêu công cộng ở Đại Học Bách Khoa tỉ lần. Vậy mà tôi vẫn từng đi câu cá bống, vớt trùng chỉ với lũ bạn. Câu cả ngày được 2 con cá nhỏ hơn ngón tay út. Chỉ có trùng chỉ là lần nào cũng vớt được rất nhiều, làm mấy con cá Tàu nhà tôi ăn sình bụng bơi lặc lè kéo theo dây phân dài cả thước.

” Xóm” tôi có khá nhiều nhà có piano. Chiều chiều nghe lũ nhỏ tập từ Methode Rose, Hannon đến Classic 3, từ sòn đô sòn đến Tempest. Lẫn vào trong đó luôn là tiếng chửi thề của bà Tư nhà bên cạnh. Có lẽ chẳng có món ” xí quách” nào … xí quách hơn sự pha tạp của hai loại âm thanh ấỵ

Buổi chiều ở Sài Gòn đối lập hẳn với buổi trưa yên tĩnh. Dường như cái dìu dịu của nắng ấm làm người ta có nhiều năng lượng hơn. Chí ít là bà Tư lúc nào cũng có thừa năng lượng vào buổi chiều… trong lúc đó tiếng Tempest vẫn vang vang ngắt quãng.

Điểm lạ (!?) nhất là tiếng Tempest vài năm sau biến mất, còn vợ chồng ông bà Tư vẫn sống “vui vẻ” với nhau như thế …

Thành phố không ngủ

Đúng vậy, Sài Gòn không bao giờ ngủ. Khoảng 9, 10 giờ đêm là các vũ trường bắt đầu hoạt động. Bọn con nhà giàu tí tởn hẹn hò dream, LA, su 100, quần xẻ, váy cao, phóng vù vù qua các đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghị … sau đó vọt đi mấy cái Discoteques vang bóng một thời như Thái Sơn, Cadillac, Queen Bees, … (nay thì Thái Sơn không còn nữạ)

Phong trào đua xe thì Sài Gòn luôn đi đầụ Thủa chưa có nhiều xe gắn máy thì bọn choai choai đã biểu diễn đi xe đạp một bánh xoay mòng mòng hàng đêm trước nhà hát lớn. Đến khi có xe gắn máy nhiều rồi thì cả đội “Bồ Câu Trắng” cũng chẳng bị ai ngán.

Khuya hơn nữa thì gái ” Ca Ve” tràn về các quán cơm tấm, mì xe để ” đá đèn” (ăn đêm). Bọn ” dân quậy” bao gồm lũ nhóc mới lớn lẫn dân giang hồ thứ thiệt cũng tham gia đá đèn la hét đến 3, 4 giờ sáng.

Cùng khi đó các em nhỏ bán vé số cũng hoạt động cật lực. May mà vớ phải dân chơi trúng quả nó mua cả cọc thì ngày mai không phải lo tiền ăn.

Đến 3, 4 giờ sáng, khi lũ dân chơi đã hoàn toàn mệt lử lũ lượt ra về, thì dân lao động bắt đầu một ngày mớị Xích lô, ba gác chở rau thịt ra chợ bán. Các lò bánh mì mắt đầu xay bột trét bơ nướng bánh thơm lừng. Mấy chị bán cà phê vỉa hè cũng bắt đầu đun nước, pha cà phê vợt cho gã xích lô mới tỉnh ngủ mắt vừa nhắm vừa mở vừa tán tỉnh.

Mùi mồ hôi lẫn với mùi bơ, mùi men, mùi khói SU 100 dần biến, lẫn với mùi không khí ẩm mát tinh sương tạo ra “mùi Sài Gòn” buổi sáng ở các khu phố chợ rất đặc trưng …”

Xài trước, lo sau

“… Dân Sài Gòn “quái chiêu” lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền. Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài “xả láng sáng dậy sớm” , dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ. Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền.

Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn. Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường “tiêu chuẩn” , thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo, bán thuốc Tây ” bột năng” đầy ngoài chợ … hiển nhiên một phần là do ưu thế xa “trung ương”, nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất “năng động” .

Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tâỵ Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần zin áo pun, đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp, … Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Đừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là ” rành” nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Đó là chưa nói đến giá cả trời ơi. Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà mua? Tiền đâu ra mà mua? Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Đúng là Sài Gòn!

Nếu không thích cảnh chợ búa ” gần mực” thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhà. Chuồng heo phải lau rửa ít nhất một ngày hai lần, sợ công an phát hiện. Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chở. Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên nuôi heo ở Cầu Tre sau nàỵ Chích điện con heo chỉ kêu cái “éc” là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ

Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đá. “Cho con 2 cục đi dì ơi!” là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏị

Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như pho mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn…

Đến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bộị Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Đông Âu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn “ghệ” đi chơi dễ như bỡn. Bọn Tèo kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiến tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tâỵ Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai!

Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứa. Các thầy nổi tiếng rất biết marketing, dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ

Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Đồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình.

Đừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước 75, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo của Mỹ, HongKong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant đều có cả.

Nhân chuyện buôn thuốc, tôi có thằng bạn đi Tây Ninh buôn 2 cây thuốc Zet bị bắt tịch thu luôn cả cái xe dream. Thằng cu phá phách kinh khủng, nhưng cũng vui tính ra phết.

Sài Gòn lãng mạn

Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng!

Dù phần nào bị cuộc sống sôi nổi cuốn trôi, Sài Gòn vẫn có nhiều thằng Tèo mộng mơ làm thơ viết truyện dễ thương khôn tả: làm ăn tay phải, văn nghệ tay trái. Hình ảnh con Thơm cái Thắm hàng me gốc điệp không bao giờ phai nhạt trong mắt bọn Tèo Sài Gòn.

Tôi vẫn còn nhớ Nguyễn Nhật Ánh với “cô gái đến từ hôm qua” , ” còn chút gì để nhớ” , ” truyện cổ tích dành cho người lớn” …

” Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu …”

Hay Bùi Chí Vinh:
” Cô gái ơi anh nhớ em,
Như con nít nhớ cà rem vậy mà
Như con dế trống đi xa,
Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi
Con dế thường gáy một hơi,
Còn anh gáy hết … một thời con trai, …”

Đến đây tôi chợt nhận ra rằng viết về “một thời để nhớ” , về những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ thì rất dễ, dễ đến mức cái thằng văn dốt chữ nát như tôi cũng “xổ nho” được vài dòng.

Khi viết cái gì ít vô thưởng vô phạt hơn một chút thì phải bắt đầu nhìn trước ngó sau, câu chữ trúc trắc, ý vẫn tràn nhưng sợ hiểu sai hiểu lệch, lại phải tránh chính trị chính em …

Tôi đã định dừng ở đây vì câu chuyện đã nhạt dần đi, cái hào hứng ban đầu của bạn đọc chắc cũng không còn nồng nhiệt nữa. Thế nhưng chẳng thể để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng về một Sài Gòn với 2 cây thuốc Zet, tôi lại phải tìm cách khác để kết thúc. Chỉ sợ rằng cũng chẳng khá hơn 2 cây thuốc Zet là mấỵ

Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi Sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn dễ thương lắm! Họ có cái nhìn trong trẻo về cuộc sống, lại chẳng giận dai vùng vằng vô lý bao giờ. Đi đón trễ thì: “anh để em chờ nãy giờ đó coi có được hông? Ghét dễ sợ luôn hà!” :-) (Phải nói rằng “Ghét dễ sợ luôn hà” là một trong ‘tuyệt chiêu’ của con gái Sài Gòn ) Cộng với một cái lườm, hai cái nguýt thì bọn Tèo Sài Gòn hối hận quá cả 2 tháng sau mới … trễ lần nữa. )

Con gái Sài Gòn còn biết ăn mặc, đi đứng, nhất nước. Tiền có thể thiếu chứ phong cách tiểu thư thì chẳng thiếu bao giờ. Tiểu thư Sài Gòn không ưỡn ẹo mè nheo, mà phóng xe vèo vèo đứng tim Tèo.

Giọng gái Sài Gòn thì ngọt hơn mía lùi. Cái câu “hổng chịu đâu” mà nghe dân xứ khác nói thì ngứa lỗ nhĩ, nghe con gái Sài Gòn nói thì bọn Tèo Sài Gòn như bong bóng xì hơi, biểu cái gì cũng nghe ráo trọi :-) . Con gái Sài Gòn lãng mạn chẳng kém ai, nhưng cũng rất thực tế. “Được thì được hổng được thì thôi, làm chi mà dzữ dzậy!”

Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của Tèo tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế.

Còn ti tỉ nhiều đề tài thú vị về Sài Gòn mà tôi không muốn đề cập vì lười là chính: cuộc sống sinh viên học sinh Sài Gòn, các trò ma mãnh ” cua ghệ” của bọn Tèo Sài Gòn, con trai Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn, …

Tôi đã nghe rất nhiều những lời nhận xét kiểu vơ đũa cả nắm: con trai Sài Gòn thế này, con gái Sài Gòn thế kia, dân Sài Gòn thế nọ … Càng nghe càng thấy buồn cười vì đa số những người nói mấy câu đó chưa bao giờ thật sự  sống ở Sài Gòn.

Không hiểu có ai đó đọc bài này xong thì có thay đổi cái nọ cái kia trong nhận thức của họ không? Hy vọng nhỏ nhoi của tôi là những thay đổi, nếu có, là theo hướng tốt hơn.

Riêng tôi thì tôi vẫn nhớ day dứt cái ngõ nhỏ xôn xao ấy…

30 Phản hồi cho “Sài Gòn của tôi”

  1. Như Ý says:

    Tôi cũng một thời ở Sàigòn trước 75 ,dù sau nầy Saìgòn có đổi tên là Tp HCM tôi cũng không bao giờ gọi, vẫn cứ gọi Sàigòn., khi viết tên Sàigòn tôi cũng không bao giờ viết tắt, tôi rất trân trọng Sàigòn. Tôi yêu Sàigòn lắm , bài viết của bạn rất đáng yêu làm tôi nhớ Sàigòn quá muốn bay về ngay để xem Sàigòn của tôi hôm nay ra sao . Nhân đây cũng xin nói vài lời với các bạn nhỏ Tố Quyên, HH, HM sinh viên du học, các bạn cần học hỏi nhiều để biết nhiều về văn học rồi hảy nói nhé, chứ các bạn chưa biết mà nói người ta cười cho. Thân ái.

  2. TrucTruong says:

    Nai dzàng, chánh hiệu bà Lang…
    NguyễnDănTámThẹo dối làng bỏ số ”de”!
    Chàng hô: ”Nhìn chúng, đừng nghe!”
    Ai dè chính kậu lại lete chạy trước làng!!!

    NaiDzàng, lệ chảy hai hàng…

  3. Phung Truong says:

    Bạn Tèo ơi, dân Sàigòn chính hiệu con nai dzàng không nói chữ “cánh cửa to đùng” mà là “cánh cửa dzĩ đại” hoặc “cánh cửa khổng lồ” hoặc “cánh cửa tổ nái” …v v
    Đọc đến chữ “to đùng” tôi bị choáng váng, giống như Sàigòn bị Việt Cộng pháo kích năm nảo năm nào.
    Tuy nhhiên, cũng xin cám ơn đã cho tôi về lại Sài Gòn năm xưa

  4. TỐ QUYÊN--- CALI. --- USA says:

    DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG – có một LỮ ÚT … BỐC MÙI .
    Tại sao LỮ ÚT NÓI THÔ THIỂN , CỤC SÚC thế ? Sao lại nói : ” …ở đây …thối … cục phân …”?

    Đàn chim Việt -nơi tụ họp bày tỏ những ý kiến khác nhau , tự do phản biện nhưng phải ôn hòa lịch sự . Vậy mà giữa nước Mỹ cờ hoa này, lại có 1 Lữ Út khoác áo Dân chủ và miệng khạc ra mấy từ BỐC MÙI như vậy ư ?
    Thế thì để cho mấy người hỉ hả với nhau nơi xú uế này nhé !
    Các Bạn trẻ SV du học ta ơi .! Hãy tránh xa mấy nơi này ! Hàng chục ngàn SV VN du học chúng ta không thiếu những nơi sạch sẽ và lịch sự hơn đây .
    Goodbye .

    • Lữ Út says:

      ” Trí thức không bằng một cục phân” không phải thoát ra từ miệng Lữ Út mà là từ miệng lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông, người mà cha gìa dân tộc HCM thoắt một cái lại sang chầu, thậm chí lúc đẩy 70 ngàn con dân vào cõi chết Mậu Thân lại không dám ở VN mà phải trốn qua Tầu cho an toàn.

    • Thanh Nguyen says:

      Tôi không biết cô học đến đâu, tư cách đáng trọng đến mức nào. Trong đây nhiều người lớn tuổi đáng cha chú và có học vị hơn cô nhiều lắm. Bỏ qua phần suy luận và của cô đúng hay sai. Nhưng dùng chữ ” 1 lũ ” của cô thì thật là mất dạy và hỗn láo. Tôi chỉ xin nhắc cô một câu nói của cổ nhân, khi nào tự ái của cô lắng diệu hãy nghiền ngẫm cho suốt phần đời còn lại của cô:” Có đức mà không có tài là người vô dụng. Có tài mà không có đức là kẻ gian hùng”.

  5. BaWa says:

    Đời vôthường, biếnđổi
    Tâm, ý, cũng thế thôi…
    SàiGòn và thếgiới,
    Đã thay đổi nhiều rồi…

    Hỏi có gì ”của” tôi?
    Xét ra: toàn tội, lỗi,..
    Từ khi bước vào đời
    Ăn, xài, phá,..và ”chơi”…

    Rồi, ngày mai sẽ tới
    Lìa bỏ hết,.. bạn ơi,
    Kể cả tấm thân ”tồi”
    Có cái gì ”của” TÔI ???

  6. LAM HANH- HOANG MAI ...SV HAI NGOAI says:

    May Chu , Bac xa doi thuc te qua ! Sao lai noi:
    Co ai buoc xuong mot giong song 2 lan dau ?

    Tai sao khong ? Con nhieu hon 2 lan ay chu ! Lu Tre con nha Nguoi Lao Dong chung toi , tu xua toi nay – ngay nao ma cha … tung tang boi loi duoi Song .
    Toi dang tay om nuoc vao long .
    Song mo nuoc om toi vao da …
    roi chung toi lon len – moi nguoi mot nga…

    May chung toi du hoc sang day . Bun phu sa con vuong mai toc nay,…

    HOANG MAI – LAM HANH — du sinh hai ngoai

    • Lữ Út says:

      Dùng cái lý lịch ba đời bần cố nông để hù dọa hết ăn rồi các chú CAM đóng vai du sinh ơi, trendy bây giờ ở VN phải là có gốc gác quyền qúy của thời phong kiến ( xấu xa ) ngày xưa, sang trọng lịch sự như người trường an cơ.Bác đây cho các chú hai tuần để tìm hiểu cái expression ” không ai tắm hai lần ở một dòng sông ” rồi hãy vào lại đây để phá thối nghe chưa.
      Người Pháp đã làm survey từ những năm 1960 để đi đến kết luận: cần phải mất 3 thế hệ để con cháu các nông dân mới có IQ bằng con cháu của một trí thức (không bằng một cục phân )

  7. thanhtho says:

    Cám ơn Bạn đã cho mọi người trở về với ký ức tuyệt diệu này, thấy hình ảnh SàiGòn mà chảy nước mắt.. nếu Bạn không phiền có thể gởi cho Tôi hình ảnh này đc không ? chân thành biết ơn Bạn thật nhiều..
    BBT- sẽ gởi bạn video clip này vào ngày mai…

  8. D.Nhật Lệ says:

    Khoảng những năm 1984-1985,khi loay hoay tìm đường vượt biên tôi trôi dạt đến Xuyên Mộc chổ rừng trồng cao su và ghé qúan càphê trong khu dân cư của lâm trường,tôi nghe hoài bản nhạc do Bảo Yến lúc ấy đang phất lên có câu trên :
    Một ngõ vắng xôn xao
    nằm trong lòng phố lớn !
    Tôi buồn cười tự hỏi ngõ vắng mà xôn xao sao được nhỉ ? Đã vắng như…chùa Bà Đanh mà xôn
    xao gì được! Lẽ ra,nhạc sĩ nên viết là “1 ngõ nhỏ xôn xao” mới phải chứ ?
    Nhà thơ Bùi Chí Vinh tôi từng ngồi nói chuyện một lần trong qúan VNS,đường TQThảo.Mới đầu,
    tôi thấy BCV.trông mặt mũi “ngầu” thật khi tôi được 1 nhà thơ khác giới thiệu,sau đọc nhiều bài
    thơ của BCV.thì mới biết ông có giọng thơ “ngang tàng” là phải,xứng với phong thái của ông !
    Còn về bán thuốc Tây thì theo chổ tôi biết có nhiều chổ tụ tập bán chứ không phải chỉ ở đường
    NHC.Phía sau chợ Bến Thành,dọc đường Thủ Khoa Huân,Gia Long,Lê Thánh Tôn đủ mặt giang
    hồ bán thuốc Tây,đa phần dân có học,ngay cả dược sĩ lẫn bác sĩ…(bị cấm mở phòng mạch !).
    Cũng có lai rai ở đầu đường Nguyễn Huệ (góc Lê Lợi).

    • sjman says:

      tôi cũng rời Sài gòn thập niên 80, mang theo trong lòng nhiều kỷ niệm, tôi ở gần trường DH Bách Khoa. Một ngỏ vắng xôn xao lại đúng với ngỏ vắng của xóm tôi. buổi trưa nắng nóng ăn cũng lặng lẽ trong nhà để tránh nắng nhưng chỉ một tiếng rao quà vặt lại xôn xao hẳn lên…cái thời còn ăn canh bún…toàn là rau muống với tí nước lèo …. bây giờ về lại sài gòn, thèm được nghe giọng sài gòn, nhưng quay qua quay lại toàn là giọng bk 2000 pha lẫn tí tiếng anh khôi hài không chịu được, ví dụ “em nà em sozy, nhá” nghe vừa lôm côm vừa láo cá.
      Khi xưa vẻ kỷ thuật dạo xuống gần chợ bến thành mua giấy, mua chì lead etc… Nay hoàn toàn đổi khác nhìn mặt mấy thằng công an răng vổ, trán dzồ thấy muốn ói chẳng muốn về thăm saì gòn lần nữa
      sjman

      • D.Nhật Lệ says:

        Anh bạn ở gần trường ĐHBK.ư ? Phía đường Lý Thường Kiệt hay Tô Hiến Thành ?
        Tôi ở cư xá Phú Thọ,đ.THT.tức cổng sau ĐHBK.,nhà mở quán café vườn (có thể nói đầu tiên) nổi tiếng thời đó,đầu thập niên 80.Hiện nay,nhà cũ trở thành 1 Ngân Hàng nước ngoài và dọc đường THT.đầy dẫy cửa hàng bán vật liệu xây dựng.

      • sjman says:

        phía bên Lý thường Kiệt, nhà tôi nằm trong hẻm phía sau trường Nguyễn Thái Bình, xịch vô gần chợ Ông Hoàng. đi tắt qua cư xá Phú thọ phải đi ngang nhà thờ hầm đó. Hồi xưa con đường đất đỏ chạy dọc theo bên hông trường Nữ Quân Nhân vào thẳng nhà thờ Hầm đó.
        Nay vật đổi sao dời về lại không nhìn ra được cảnh xưa cảm thấy bơ vơ lạc lõng giữa Sài gòn.

  9. Thanh says:

    Xin them mot vai chi tiet ve Sai Gon. Luc moi cap cang Sai Gon, dung tren tau Marine Serpent (?) canh dau tien ma mot thang be 10 tuoi nhu toi thay thu vi la mua hot vit lon tu nhung chiec ghe nho dua cay sao cao o dau co mot gio tre nho dung hot vit, mua xong bo tien vao gio (hay nguoc lai?). Sau do la canh xich lo may chay nguoc xuoi truoc khach san Majestic ( o day sau do co su kien hoc sinh, sinh vien di cu danh duoi phai doan cs). Sau do ve o khu Ban Co, toi rat thich thu voi viec an nuoc da “nhang” hay ly hot e. Roi con chuyen to giay mot dong bac Dong Duong xe lam hai ma van co gia tri xu dung. Thoi nho qua thoi xua, nuoc mat sap chay roi. Van nho nhung chi nu sinh lop De ngu CVA nien khoa 56-57 con minh thi moi vao De that B 2 (Anh Van). Vay ma da biet dem long luu luyen mot bong hong trong lop do. Hoi oi! Co ai con nho khong, xin hay chia xe voi chang thanh nien U-70. d ao hoa y cuu tieu dong phong. (Quen mat cau truoc roi).

  10. hoang le says:

    Bạn viết về Sài Gòn thật là có duyên, đúng như những ký ức của tôi về Sài Gòn, ‘em Sài Gòn đẹp nhất về đêm’. Nhưng Sài Gòn bây giờ đã thay đổi nhiều quá rồi, không còn như Sài Gòn trước 1975 hay trong một vài năm hậu chiến 75-85. Có ai bước xuống một giòng sông 2 lần đâu? bây giờ Sài Gòn chỉ còn trong ký ức, mà tôi chắc sẽ mãi ‘nhớ em trọn kiếp lưu đầy’

Leave a Reply to Thanh