WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây

Về sau Tướng Giáp bị mất ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản

Về sau Tướng Giáp bị mất ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản

Đối với người phương Tây, Võ Nguyên Giáp có lẽ là một hiện tượng đặc biệt trong quân sử thế giới. Ông là vị tướng châu Á được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II.

Người ta nhắc đến ông không phải vì ông là đồng minh của các lực lượng quân sự phương Tây mà là một đối thủ lợi hại. Ông Võ Nguyên Giáp được coi là người đã làm thất bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới là Pháp và Mỹ trong thời điểm từ 1945 đến 1975.

Một vinh hạnh không kém là ông được sự quí trọng của hai vị tướng tài ba trong quân đội Pháp và Mỹ, đối thủ của ông, đó là các ông Raoul Salan (đại tướng, người chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương thời điểm 1951-1953) và William Westmoreland (đại tướng, người chỉ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam thời điểm 1968-1972).

Ngoài chức năng điều quân khiển tướng, Võ Nguyên Giáp còn là một cấp lãnh đạo chính trị có tài nói và viết. Tập Hồi ký 1946-1954 gồm 3 tập của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Hết lời ca ngợi

Hiện nay không biết đã có bao nhiêu sách báo và tài liệu quân sự viết về Võ Nguyên Giáp, nhưng ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về ông, hay chính ông viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập…và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện.

Những sách viết về Võ Nguyên Giáp phần lớn do những nhà văn, nhà báo không nhiều thì ít có thiện cảm với ông Võ Nguyên Giáp và phong trào cộng sản.

Những tác giả này đã hết lời ca ngợi Võ Nguyên Giáp và so sánh ông với những thiên tài quân sự nổi tiếng trên thế giới như với Thomas Edward Lawrence, được biết nhiều dưới tên Lawrence of Arabia, người đã chinh phục cả lục địa phía đông châu Phi, hay với Ernesto Che Guevara, nhà cách mạng cộng sản Trung Mỹ rất được giới trẻ thiên tả châu Âu ngưỡng mộ.

Nhiều người còn ví thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp với Karl von Clausewitz, nhà chiến lược quân sự người Phổ đầu thế kỷ 19.

Các sử gia và dư luận phương Tây nể trọng ông Võ Nguyên Giáp vì ông là vị tướng “không tốt nghiệp một trường võ bị nào và cũng không bắt đầu sự nghiệp quân sự bằng một chức vụ sĩ quan nào”, nhưng đã đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ (1954) và gây khó khăn cho quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1964-1972, tức thời điểm quân đội Hoa Kỳ có mặt đông đảo nhất tại miền Nam Việt Nam.

Trợ giúp của Trung Quốc

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), các sử gia Pháp thường xuyên nhắc nhở đến Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn 1946, khi quân Pháp vừa trở lại Việt Nam và đã có những cuộc gặp gỡ với ban tham mưu của Hồ Chí Minh, như một thư sinh đi theo kháng chiến không có gì đáng ngại.

Tuy nhiên tất cả đều lấy làm tiếc cuộc thương lượng với phe Việt Minh, do đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, không tyành công dẫn đến cuộc chiến khốc liệt tại Đông Dương trong suốt thời gian từ 1946 đến 1954. Thật ra lúc đó chính quyền thuộc địa Pháp không đánh giá cao khả năng quân sự của phe Việt Minh.

Vào thời điểm 1946, lực lượng quân sự của phe Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chỉ có khoảng 40 chi đội, với trên dưới 50.000 dân quân du kích, thiếu trang bị và thiếu huấn luyện.

Phải chờ đến 1949, phe Việt Minh mới có được bốn đại đội bộ binh được trang bị súng máy và súng cối.

Lực lượng quân sự của Võ Nguyên Giáp chỉ được trang bị dồi dào từ sau khi phe cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã đánh bại phe Quốc Dân Đảng, do Tưởng Giới Thạch cầm đầu, và chiếm Hoa lục. Cố vấn quân sự và bộ đội Trung Quốc được gởi sang Việt Nam để tiếp tay với Việt Minh đánh Pháp. Nguồn vũ khí mà Mao Trạch Đông chi viện cho Việt Minh do tịch thu từ tay quân Tưởng.

Với những trang bị và giúp đỡ quân sự từ phe cộng sản Trung Quốc, những đơn vị quân sự Việt Minh đã từ du kích chuyển sang chính quy, với những cấp trung đoàn và sư đoàn, hàng ngàn sĩ quan Việt Minh được đưa sang Trung Quốc huấn luyện.

Bắt đầu từ tháng 10/1950, bộ đội Việt Minh bắt đầu gây nhiều thiệt hại cho các đơn vị viễn chinh Pháp trên Đường số 4 (Route coloniale 4-RC4) từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, qua Đồng Khê, Thất Khê, Na Chầm và Đồng Đăng trên vùng Việt Bắc, từ đó tên tuổi Võ Nguyên Giáp mới được giới quân sự Pháp nhắc nhở đến nhiều.

Những vị tướng tài ba của Pháp như Georges Revers, Marcel Carpentier, Henri Navarre với những lực lượng quân sự chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ như Lực lượng Viễn chinh (Corps Expéditionnaire), Lê Dương (Légion Etrangère), Nhày Dù… (Bataillons Étrangers Parachutistes) đã không ngăn chặn được sự bành trướng của những người lính nông dân do Võ Nguyên Giáp cầm đầu.

Lòng chảo Điện Biên

Sau này giới quân sự Pháp thường nhắc nhở tới những mưu chước của Pháp dụ dỗ quân đội Việt Minh vào bẫy để tiêu diệt như tại Vĩnh Yên, Đông Triều, Ninh Bình, Nghĩa Lò, Đông Khê, Đường số 4, nhưng không được. Ngược lại, chính quân đội Pháp đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề và đã phải rút lui khỏi các địa điểm chiến lược trên vùng Thượng Du Bắc Việt.

Trước sự lớn mạnh của phe Việt Minh, giới quân sự Pháp quyết định mở ra một địa bàn chiến lược khác tại khu lòng chảo Điện Biên Phủ để dụ quân Việt Minh vào tròng để dội bom tiêu diệt. Ý đồ này đã được các chiến lược gia và tướng lãnh Pháp nghiên cứu tỉ mỉ.

Cũng nên biết vào thời điểm này phe Việt Minh đã chiếm gần như toàn bộ khu vực Trung Lào và Nam Lào, nếu ngăn chặn được đường tiếp tế của phe Việt Minh tại Điện Biên Phủ thì Pháp sẽ triệt hạ dễ dàng lực lượng Việt Minh tại Lào.

Với nhận định như thế, bộ chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương dồn nỗ lực củng cố địa bàn Điện Biên Phủ. Tại đây, với hỏa lực sẵn có, quân Pháp vừa làm chủ trên không vừa làm chủ những đường tiếp tế trên bộ.

Cũng nên biết khu lòng chảo Điện Biên Phủ nằm sát biên giới Lào với nhiều đồi núi thấp, do đó dễ quan sát một vùng rộng lớn chung quanh. Quân đội Pháp đã xây dựng tại đây một hệ thống địa hào chằng chịt và kiên cố có thể cầm cự với quân Việt Minh trong một thời gian dài khi bị bao vây.

Nói chung, giới quân sự Pháp rất tin tưởng vào sự phòng thủ chiến lược của Điện Biên Phủ, họ hy vọng có thể tiêu diệt quân Việt Minh dễ dàng khi bị tấn công.

Ngoài trí tưởng tượng

Nhưng ước muốn là một chuyện thực hiện được hay không là chuyện khác. Sau này giới quân sự và chiến lược gia Pháp đã viết rất nhiều sách và tài liệu nghiên cứu sự thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ. Tên của Võ Nguyên Giáp cũng được thường xuyên nhắc tới như một đối thủ nguy hiểm, cần triệt hạ.

Tác giả những bài viết này đều không ngờ khả năng điều động lực lượng dân công của Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ. Khi nhắc tới Võ Nguyên Giáp, những chuyên gia quân sự phương Tây thường nhắc tới một vị tướng không có chiến lược chiến đấu nhưng lại thắng tất cả mọi trận chiến.

Các chiến lược gia Pháp không ngờ phe Việt Minh đã có khả năng huy động một lực lượng dân công hùng hậu (hàng chục ngàn người) từ các vùng đồng bằng lân cận lên vùng Điện Biện cách đó hàng trăm cây số.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác

Kinh ngạc nhất là sáng kiến tháo gỡ từng bộ phận rời của những khẩu đại bác và súng ống hạng nặng và để vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ (xe đạp), xe bò, gồng gánh các loại vũ khí và đạn dược, ngày đêm băng rừng, vượt suối và leo núi để mang lên các đỉnh đồi chung quanh Điện Biên Phủ, lắp ráp và tấn công quân Pháp.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác
Những sự kiện vừa kể vượt ra ngoài tưởng tượng của những chiến lược gia quân sự danh tiếng của Pháp thời đó, và họ đã tốn rất nhiều giấy mực để diễn tả sự kinh ngạc này, với tất cả sự thán phục.

Cuộc bao vây đã chỉ kéo dài trong ba tháng, từ 13-3 đến 7-5-1954. Quân đội Pháp cùng với bộ chỉ huy tiền phương tại Điện Biên Phủ, do đại tá de Castries cầm đầu, đã đầu hàng vô điều kiện.

Điều không ngờ là người Pháp chấp nhận sự thất trận này một cách tự nhiên, họ không thù oán gì quân đội Việt Minh mà chỉ trách móc các cấp lãnh đạo chính trị và quân sự của họ đã không sáng suốt.

Riêng các tướng Raoul Salan, Christian de La Croix de Castries và rất nhiều tướng tá khác đều hết lời ca ngợi và kính phục Võ Nguyên Giáp.

Đây là một trường hợp hi hữu trong lịch sử quân sự của Pháp nói riêng và của cả châu Âu nói chung. Hầu như các cấp lãnh đạo quân sự của châu Âu đều có cùng nhận định như các đồng sự Pháp. Họ kính nể sự quyết tâm và khả năng huy động người và quân cụ tại Điện Biên Phủ và trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất của Võ Nguyên Giáp.

Đáng giá không đúng mức?

Nếu Võ Nguyên Giáp là một người sinh trưởng tại các quốc gia phương Tây, chắc chắn ông đã đón nhận tất cả những vinh hạng của một vị anh hùng, một vị tướng tài ba. Rất tiếc ông là một người Việt Nam và, hơn nữa, là một đảng viên cộng sản, tất cả những vinh dự đó đã không thể hiện đúng mức.

Trong sinh hoạt của đảng cộng sản, tất cả mọi chiến thắng đều do tập thể quyết định, một mình Võ Nguyên Giáp không thể một mình mang lại chiến thắng. Hơn nữa, tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, không ai được quyền nổi tiếng hơn Hồ Chí Minh.

Mặc dù vậy, Võ Nguyên Giáp vẫn được dư luận Pháp thời đó và cho đến ngày nay nhìn nhận như người đã đánh bại quân đội Pháp tại Đông Dương.

Sau sự thất trận này, dư luận Pháp đã không thù oán gì Việt Nam mà ngược lại còn giữ rất nhiều cảm tình với dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam. Người Pháp rất quí trọng tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam : khi chiến đấu thì coi nhau như kẻ thù, giết chóc thẳng tay, tất cả mọi phương tiện đều sử dụng để tiêu diệt kẻ thù; khi hết chiến tranh, con người và đất nước Việt Nam trở nên hiếu khách, sẵn sàng sang trang quá khứ để xây dựng lại đất nước từ những hoang tàn và đổ nát.

Mặc dù đau thương vẫn còn, dân tộc Việt Nam đã rất kiêu hãnh để không van xin giúp đỡ hay đòi bồi thường. Những người đã từng là kẻ thù trước kia có thể trở thành bạn bè thân thiết nếu chấp nhận chia sẻ một tương lai chung Việt Nam.

Người Pháp có lý do để đề cao yếu tố này, vì trong suốt thời gian chiến tranh, từ 1946 đến tháng 7-1954, không một phụ nữ, cụ già hay trẻ em người Pháp nào bị bắt cóc làm con tin hay bị sát hại để trả thù báo oán, như đã từng xảy ra tại Algeria hay những quốc gia Châu Phi những năm sau đó.

Đây chính là điều mà dư luận Pháp nói riêng và phương Tây nói chung quí mến dân tộc Việt Nam.

Trong chiến tranh thì chém giết nhau không nương tay, nhưng chỉ giữa những người đàn ông với nhau (la guerre entre les hommes), khi hết chiến tranh thì những đối thủ trước kia có thể trở thành bạn bè một cách dễ dàng. Đó cũng là quy ước danh dự (code of honor) của người lính Việt Nam.

Chính vì thế mà tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù không tốt nghiệp từ một trường sĩ quan quân sự nào và bị trù dập ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi đảm nhiệm thành công những chức vụ được giao phó, luôn luôn được dư luận phương Tây nhắc nhở đến với tất cả sự quý mến và kính phục.

(Theo BBC)

36 Phản hồi cho “Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây”

  1. Nguyễn Văn says:

    Hãy hỏi nếu các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý … và tất cả những nước khác có một ông đại tướng thắng trận để đưa chủ nghĩa cộng sản vào đất nước tước mọi tự do và giết hại dân mình thì chính phủ và người dân các nước này sẽ nghĩ gì và đánh giá ông tướng ra sao? Họ có còn cho ông tướng là anh hùng dân tộc? Họ có còn cho ông tướng là người yêu nước vĩ đại? Họ sẽ cho ông là người có công giải phóng “tự do” cho đất nước hay cho ông là tội đồ của dân tộc họ?

  2. haingoai says:

    Phản hồi của Dâm tiên kỳ này thì đoàng hoàng tử tế, giá mà DT cứ đoàng hoàng tử tế như rứa thì có phải không khí diễn đàn đoàng hoàng vui vẻ hơn không, right?
    DT bỏ cái lối mè nheo xỉ vả người này, châm chọc người nọ thì không ai nói đụng tới DT được

  3. Hùng Lê says:

    Bọn rận đang mơ một ngày nào đó chúng dành được tình cảm của dân Việt bằng 1/10 tình cảm của dân VN dành cho tướng Giáp!

  4. DâM TiêN says:

    Điện Biện Phủ báo hiệu cuộc chạm mặt Mỹ Hoa trong thời gian kế tiếp.

    Thiển nghĩ, riêng cá nhân ông HỒ là được thông báo về trận ĐBP,–do Trung Cộng? OSS? hay cả hai bên ? Vài ngày trước chiến dịch, ông Hồ cho họp bộ tham mưu, căn dặn,” Đây là một trận đánh quyết định vế CHÍNH TRỊ; vậy các chú phải đánh thắng cho bằng được, dù phải hy sinh đến bất cứ giá nào.”

    Thật ra, ĐBP là trận thắng được báo trước cho phe ông Hồ, nhưng mở màn cho cuộc đối đầu dứt khoát giữa Hoa Kỳ- Trung Cộng, sau lần đối đầu thư nhứt tại TriềuTiên mà Hoa Kỳ có ý nhẹ tay Hoa Dung Lộ tha mạng cho Trung Cộng,– vì thế, qua suốt chiến dịch, Mỹ làm lơ, không hề can thiệp bắn phá ngăn chặn hoạt đồng của khối lượng lớn lao pháo binh mà TC tăng viện cho ĐBP. Hỏa lực Pháo binh TC thực tế là kết quả chiến thắng cho trận ĐBP. Từ đó, Trung Cộng chính thức can dư vào tình hình Đông Dương và Việt Nam.

    Về quốc tế, năm đại cường Mỹ, Nga, Anh, Tàu và Pháp từ tháng Hai 1954 hội họp tại Bá Linh bàn về hậu chiến Triều Tiên;nhưng theo đề nghị của Hoa Kỳ, đã chuyển về Geneve trong tháng Tư 1954 tiếp tục bàn về sự việc Triều Tiên, và đồng thời về chiến tranh Đông Dương. Trận ĐBP nổ ra trong tháng Ba 1954, nghĩa là nằm ngay vô thời điểm giữa hội nghị năm đại cường tại Bá Linh rồi chuyển về Geneve. ĐBP đã mang tính cách quốc tế ngay từ đó.

    Về phía quân Pháp, có ai lại mang đại quân ra mà trấn đóng, như con chim trong bụi gai, nằm …chờ chết trong một cái lòng chảo xa cách Hanoi hơn 300 cây số ngàn, nếu không có lời hứa sẽ có một thảm lửa triệt hạ những sư đoàn Việt Minh, nhằm kết thúc chiến tranh có lợi…cho Pháp. Lời hứa đó bị quên đi mất, hà hà.

    Và ông Giáp suốt chiến dịch, đã nằm trong một căn hầm chỉ huy, ngoài tầm pháo binh và sự quan sát không quân địch. Hắn là Tướng Giáp biết rõ mình vừa nên “tố chề ” vừa nên ” thank you” cả hai bên kia, đã tạo vinh quang cho riêng một mình ông ta hưởng lộc.

  5. quandannambo says:

    cái bệnh của thiên hạ
    kỳ lạ quá
    *
    nay
    thì đưa ra
    một ông tây râu xồm mủi lỏ
    *
    mai
    lại đưa ra
    một anh tàu mắt xếch mủi tẹt
    *
    với mục đích rất tồi

    chỉ để lừa gạt

    hù dọa nhửng người Việt Nam
    non gan và thiếu hiểu biết
    *
    trong bài này
    tác giả lại đưa ra
    “con mắt người phương tây”
    *
    tại sao không là
    “lổ rún người phương tây”
    *
    ông vỏ nguyên giáp

    người Việt Nam
    *
    vậy thì phải lấy
    “con mắt của người Việt Nam”
    mà nhận xét thì mới chính xác
    *
    dưới
    “con mắt Việt Nam “của tôi
    thì
    ông giáp chỉ là tội đồ quân sự
    *
    ông ấy đả
    phung phí và vung vải máu xương
    của
    thanh niên thanh nử Việt Nam
    một cách bừa bải
    vô trách nhiệm vô lương tâm
    *
    điểm cuối cùng của việc làm rất tệ hại ấy
    là chỉ để phục vụ
    cho
    một mục đích ngông cuồng mù quáng
    *
    không có trân điện biên phủ

    cuộc chiến bức miền Nam
    thì
    Việt Nam vẩn giành được độc lập
    *
    hảy nhìn xem
    trên thế giới có hơn 60 nước thuộc địa
    *
    cho đến thời điểm hiện nay
    thì
    tất cả đều đả giành được độc lập
    bằng nhiều cách thức

    nhiều con đường khác nhau khác nhau
    *
    nhưng
    không có nước nào
    lại
    tổn thất quá nhiều xương máu như Việt Nam
    *
    sự thật là
    trận điện biên phủ ở Lai Châu Việt Nam
    chỉ là
    trận đánh phục vụ cho chủ nghỉa cộng sản
    *
    lấy
    xương máu của người Việt Nam
    để
    xây thành đắp lủy cho chủ nghỉa cộng sản

    được xem là
    có công lớn với dân tộc
    thì
    thật là quái gở và không có đầu óc
    *
    theo tôi thì
    chỉ có
    tội lớn tội lớn và tội lớn
    *
    rất lớn rất lớn và rất lớn *

  6. DâM TiêN says:

    Cộng Sản khắp nơi sống nhờ thần tượng và dối trá. Nhưng toàn thế giới công sản, nay đã tan tành. Riêng CSVN sống còn, là bởi Hoa Kỳ tiên liệu, xử dụng làm công cụ hiệu quả cho họ hướng mũi tiến công vô thành trì CS Quốc tế, Ông HC Minh đã tuyên thệ làm điệp viên cho OSS tại Côn Minh năm 1941,mang bí số 019 và bí danh Lucius, thì không thể nào thoát khỏi sự bám sát của Tính báo HK qua những điệp viên dấu mặt , ngay trong nội bộ CSVN.

    Riêng với VN, sử gia Philippe Devillers, trong cuốn Histoire du Viet Nam, đã tiên đoán : ” Cette guerre, née du mensonge, ne peut être en effet prendre fin qu’avec la destruction des mythes = Cuộc chiến này ( chế độ) này, sinh ra từ dối trá, sẽ chỉ chấm dứt một khi các huyền thoại bị sụp đổ.”
    Người ta thấy, ngay như Bắc Cao, người dân nghèo đói như thế, mà khi KN. Thành chết, tụi Cs đã quay phim chụp hình, cho thấy rất nhiều” nhân dân” thương khóc Thành còn hơn cha chết! Thì còn lạ gì, đa số quân dân Bắc Kỳ từng bị đói kém bo bo củ mì, từng có kinh nghiệm đấu tố dã man, mà giờ này cũng ủ ê thương tiếc đồng chí Giáp

    Có ai trong dân quân Bắc Kỳ biết răng, chính Giáp đã cấu kết với Pháp năm 1946, tìm diệt các lực lượng quốc gia yêu nước thương dân , khác xa bọn CS khát máu, tham tàn.

  7. Lý Chính Luận says:

    “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.” (Trích: Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi)

    Đó là lời chân thực và ấn tượng nhất mà cụ Nguyễn đã tố cáo giặc nhà Minh của tàu.

    Từ hồi tôi học bài này đến nay, lời cáo giác nghe sao mà ngờ ngợ, vì cái hình ảnh này nó gần gũi lắm, quen lắm, chứ không xa xưa chi nhiều!

    Nay nghe thiên hạ ồn ào “thương tiếc” một tên tướng cướp mới chết, tôi mới sực tỉnh ngộ.

    THÌ RA TÊN “ĐẠI TƯỚNG” NÀY NƯỚNG DÂN ĐEN, VÙI CON ĐỎ VN, CÒN HƠN CẢ GIẶC TÀU NHÀ MINH.

  8. Lâm Vũ says:

    Trích: “Ngoài chức năng điều quân khiển tướng, Võ Nguyên Giáp còn là một cấp lãnh đạo chính trị có tài nói và viết. Tập Hồi ký 1946-1954 gồm 3 tập của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.”.

    Trái lại tác giả Bùi Tín thì bảo: “có thể nói ông không có năng khiếu truyền đạt, thông tin” (BT, “Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết”, DCV), Ở một bài khác, tôi nhớ ông Bùi Tín còn chê VNG viết đọc chán đến độ chết được!

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Tướng Giáp – người hùng và nghịch lý

    TS. François Guillemot

    Gửi cho BBC từ Pháp
    thứ bảy, 5 tháng 10, 2013

    Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một điều bất ngờ, thế nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng đó là sự ra đi của một nhân vật vĩ đại trong lịch sử thế giới.
    Là huyền thoại của cách mạng và cuộc chiến Đông Dương, ông hiện thân cho chiến thắng Điện Biên Phủ, một cuộc đặt cược quân sự ngu ngốc mà ngày nay vẫn còn là biểu trưng cho thắng lợi của các dân tộc thuộc địa trước phương Tây.
    Mảnh đất địa ngục này như mô tả bởi Bernard Fall là nơi mà người Pháp sẽ còn phải nhớ mãi.
    Tuy nhiên, Tướng Giáp đã lưu giữ một vầng hào quang ngay cả trong các đối thủ người Pháp ác chiến của ông. Ông nhận được sự ngưỡng mộ ở những người Pháp khác như nhiếp ảnh gia Roger Pic, người đã giữ một chân dung lớn của tướng Giáp trong xưởng làm việc ở Montparnasse hoặc với sử gia Alain Ruscio, một người bạn đồng hành của cộng sản Việt Nam, từng có nhiều cuộc phỏng vấn quan trọng với vị tướng này (trong thời gian từ 1979-2008).
    Cuốn sách “Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân” (1961) của tướng Giáp trở thành kinh điển cho một thế hệ phản kháng và thế giới thứ ba ở thập niên bảy mươi.
    Là tài liệu tham khảo không thể thiếu cho nghiên cứu chiến tranh Bắc Việt, cuốn sách làm dấy lên nhiều quan tâm trong truyền thông và đóng vai trò chiến lược trong nhiều phóng sự truyền hình của phương Tây về cuộc chiến Việt Nam .
    Nhưng số phận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại phức tạp như được tác giả chuyên viết về tiểu sử, Cecil B. Currey, chứng minh trong cuốn ‘Chiến thắng bằng mọi giá’ (2003).
    Nếu ông là một vị anh hùng đối với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ở thời của ông Hồ Chí Minh, ông cũng đại diện cho một con đường khác mang tính quốc gia dân tộc hơn mà Việt Nam đã chối từ thực hiện ở thập niên sáu mươi trong thời gian xảy ra những căng thẳng Trung-Xô.
    ‘Tiêu tốn sinh mạng’
    Dù thân Liên Xô, ông đã không trực tiếp bị tấn công như trường hợp tướng Lê Liêm và nhiều cốt cán khác của quân đội nhân dân trong vụ án “xét lại chống đảng.” Vị tướng từng thắng thực dân vẫn chưa bị đụng tới.
    Nhà báo Bùi Tín, cựu Tổng biên tập báo Nhân Dân, chắc chắn là một trong những người biết rõ thời kỳ đen tối này khi đảng lựa chọn cùng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh một chế độ độc tài, tuyên truyền và một chủ nghĩa cộng sản chiến tranh.
    Võ Nguyên Giáp với nhiều người Việt Nam khác, những người chống cộng và lưu vong, xuất hiện như kẻ chủ mưu của một cuộc chiến nhắm vào các đảng phái quốc gia dân tộc cạnh tranh với Việt Minh trong giai đoạn 1945-1946.
    Ông Giáp ký các nghị định vào tháng 9/1945 chống lại cái gọi là các tổ chức “phản động”. Như vậy, ông cũng biểu trưng cho cuộc đàn áp khủng khiếp ở miền Bắc chống lại Việt Nam Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu).
    Chiến lược quân sự của ông vốn tiêu tốn nhiều sinh mạng phụ nữ (cần nhấn mạnh điều này) và nam giới, ngày nay vẫn được thế hệ trẻ đặt dấu hỏi. Bởi vì Điện Biên Phủ, bất chấp chiến tích, là một cuộc xay thịt với cả hai bên và người Việt Nam đã trả một giá đắt cho trận chiến này, như công trình của nhà báo độc lập Đào Thanh Huyền và cộng sự (2010) chỉ ra.
    Chiến lược của ông không phải là “chiến lược hòa bình” như ông đã nói với Dominique Bari, một nhà báo của tờ Nhân Đạo (l’Humanité, tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp) vào năm 2004, mà chiến lược của ông là để giành chiến thắng trong dài hạn cùng với một cái giá về hy sinh nhân mạng cao không gì có thể so sánh được.
    Tôi nhớ tới Georges Boudarel, người mà nhờ vào các quan hệ kết nối với Hà Nội, đã biết chuyện Tướng Giáp viết gần một ngàn trang hồi ký.
    Hồi ký (giai đoạn 1946-1954) đã được công bố trong ba tập tại Pháp và mặc dù được kỳ vọng cao, ông Giáp tiếp tục đưa ra một cái nhìn “chính thống” của lịch sử quốc gia theo cách thức của cộng sản Việt Nam.
    ‘Nghịch lý anh hùng’
    Tướng Giáp được cho là trung thành với Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản tới hết đời
    Bị thách thức từ thất bại của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã nhìn thấy những đặc quyền quân đội và chính trị của mình bị giảm bớt trong những năm cuối của cuộc chiến Việt Nam và còn giảm sút nhiều hơn nữa sau khi đất nước thống nhất.
    Ông cúi mình trước tất cả các thử thách của đảng để không bao giờ phản bội Hồ Chí Minh. Đó là đường lối hành xử của ông cho đến hết đời, gần như một nỗi ám ảnh. Sống đúng với giá trị và cam kết của mình.
    Cũng vì lý do này mà nghịch l‎ý thay, ông vẫn là hiện thân của một thứ trung trực và chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam nay bị kẹp trong trong suy thoái xã hội và xuống cấp đạo đức.
    Hành vi và lối sống đơn giản của ông là một hình mẫu cho nhiều đồng bào.
    Ông kêu gọi trong những năm 1990 một “Điện Biên Phủ về kinh tế” và về mặt này, ông đã không phải thất vọng.
    Tên tuổi của ông cũng gắn liền với nhiều blog bất đồng chính kiến thách thức sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông và khai thác bauxite trên đường mòn Hồ Chí Minh cũ.
    Tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là người anh hùng mà Việt Nam cần để đáp lại thách thức về một cuộc chuyển đổi ôn hòa, trong một thứ hòa bình mà ông yêu thích vào cuối đời. Nguyện vọng này vẫn còn phổ biến cho đến ngày ông mất.
    Với ông, người đã đưa rất nhiều thanh niên đến chỗ chết, với ông, người đã căm ghét những người quốc gia dân tộc chủ nghĩa, đây là nghịch lý .
    Ông là người sống sót cuối cùng trong số các nhà lãnh đạo gần gũi quây tụ quanh Hồ Chí Minh (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng , Lê Duẩn, Lê Đức Thọ).
    Lịch sử của ông, gắn liền với lịch sử của đảng và quân đội, vẫn còn tiếp tục phải xem xét.

    =======

    quang phan says:
    25/02/2013 at 02:18
    Hung thần Việt Minh Cộng sản (VMCS) Võ nguyên Giáp ra tay đàn áp, tiêu diệt các đảng phái quốc gia chống Pháp :

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    Số: 8
    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —– o0o —–
    Hà Nội , Ngày 05 tháng 09 năm 1945

    SẮC LỆNH
    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
    SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

    Xét vì trước tình thế nghiêm trọng hiện thời, toàn thể quốc dân phải đoàn kết để bảo vệ nền độc lập quốc gia,
    Xét vì theo các cuộc điều tra của Ty Liêm phóng Bắc bộ, “Đại Việt quốc gia xã hội Đảng” đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và Đại Việt Quốc dân Đảng đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam,
    Sau khi Hội đồng Các Bộ trưởng đã thoả hiệp,
    SẮC LỆNH:
    Khoản thứ nhất : Nay giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng”.
    Khoản thứ hai : Nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động thì những người can phạm sẽ phải đem ra Toà án chiểu luật nghiêm trị.
    Khoản thứ ba : Các ông Bộ trưởng Nội vụ, Quốc phòng và Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này./.

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    BỘ TRƯỞNG
    (Đã ký)
    Võ Nguyên Giáp

    ***Theo Ông Philippe Devillers, một sử gia nổi tiếng Pháp, tác giả quyển Histore Contemporaine de l’Indochine và ông Hoàng Văn Đào, tác giả quyển Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDD) cho biết, khi Hồ Chí Minh qua Pháp, đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ được tạm quyền thay thế chủ tịch Nước. Giáp lợi dụng lúc cụ Kháng đi kinh lý tỉnh Quảng Nam, họ Võ tuy đang giữ Bộ Quốc Phòng, trong mưu đồ có phương tiện và cơ hội ra tay triệt hạ các chiến sĩ quốc gia, Giáp lại đề nghị kiêm luôn chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ để tiện hành sử.

    Được biết, sau khi Tạm Ước 6-3- 1946 ký kết giữa Marius Moutet và Hồ Chí Minh một cách ám muội và nhục nhả, thì dư luận trong toàn quốc đã dấy lên một phong trào chống lại sự phản bội của Hồ Chí Minh và bọn VMCS (Việt Minh Cộng sản). Họ xách động quần chúng và đặc biệt là các chiến sĩ VNQDĐ phản kháng rất sôi nổi. Vì thế VM tìm cách ngụy tạo ra một vụ án để làm một công đôi việc; vừa áp đảo quần chúng, luôn tiện đàn áp chiến sĩ VNQDĐ.

    Ngoài ra, tổng Bộ cộng sản VM có dịp để lấy cớ lập giới nghiêm lùng bắt hết các chiến sĩ quốc gia còn lại trong nước chưa kịp chạy thoát qua Tàu; ngoài ra, còn tìm cách đánh lạc hướng quần chúng nhân dân, không cho họ chú tâm vào Tạm Ước vừa ký kết.

    Giáp phịa ra tin, ngày14-7, VNQDĐ sẽ đưa quân cảm tử đến hành thích các nhân viên chính phủ tham dự lể duyệt binh của Pháp, thế là Giáp vịn cớ đó nhắm vào số 9 đường Ôn Như Hầu để tấn công. Biết rằng, Ôn Như Hầu là Trụ sở Ban Tuyên Huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ VNQDĐ từ Quảng Ngãi mới thuyên chuyển ra đóng lầu trên, còn lầu dưới dùng làm nơi huấn luyện cho các cán bộ từ cán nơi đưa về.

    Ngày 12-7-46, sở Quân Vụ Thành phố Hà Nội phối hợp với Tư Lệnh Bộ lệnh giới nghiêm toàn thành, rồi lợi dụng giờ giới nghiêm vắng người qua lại ,Sở Công An Bắc Bộ xuống các bệnh viện Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận đem vứt trong trụ sở VNQDĐ Ôn Như Hầu đồng thời cho mai phục vũ khí quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào trụ sở bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó và bí mật đưa đi giam, trong số có Phan Kích Nam, , một đảng viên VNQDD lỗi lạc, cùng với tài liệu quan trọng liên quan đến kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh.

    Sáng ngày 13-7 VMCS cho khai quật các hầm chôn xác chết mà bọn chúng vừa vứt vào tối hôm trước, rồi mời báo chí, quần chúng và một số người ngoại quốc tới xem, chụp hình quay phim; tuyên truyền và tố cáo trước dư luận, trụ sở VNQDĐ, là một ổ hắc điếm, chuyên cướp của giết người, và bắt cóc thủ tiêu thường dân vô tội, mà đã có “bằng chứng” rõ ràng. Trước bằng cớ ngụy tạo đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng – mắc bẫy Giáp – chỉ biết dậm chân than:”Không ngờ bên VQ lại có những hành động tàn ác dã man như vậy”.

    Chỉ cần đợi lệnh Bộ Nội Vụ “cương quyết trị tội” những kẻ làm việc phi pháp thì đến ngày 13-7, Võ Nguyên Giáp lệnh cho bộ đội và công an các địa phương được phép tấn công triệt hạ các chiến khu VNQDĐ, trừ trụ sở Trung Ương Hà Nội. Và chỉ trong vòng một tháng thì bàn tay đẫm máu của Giáp đã triệt hạ và tận diệt hết lực lượng quốc gia và chiến sĩ yêu nước liên hệ.
    ( Trích)

  10. Haingoai says:

    Tướng Giáp ráng bỏ ra 30 năm để chiếm được miền nam, hy sinh hơn một triêu quân , giết được 200 ngàn lính Ngụy và 58 ngàn lính Mỹ.. lấy năm đổi một, nếu đánh trận lấy năm người lính của ta đổi một tên lính địch, lấy 30 năm để chiến thắng thì phải nói là cố đấm ăn xôi nhất thế giới

Phản hồi