WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ngày 4/10/2013, quá tuổi 102, (đến 25-8-2011 là tròn trăm tuổi).
Thọ hơn 1 thế kỷ là cực hiếm, cực quý trong đời một người, vượt qua Đại Thọ Bách Niên. Người xưa nói khi nắp quan tài đậy lại là dịp luận bàn đánh giá đầy đủ về cuộc đời của người mới mất.Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử, đấu tranh chính trị và chiến tranh kéo dài, sự phân chia Nam Bắc sau trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, do hòa giải hòa hợp dân tộc vẫn còn ở phía trước, nên việc đánh giá tướng Giáp còn là một vấn đề tranh cãi, tranh cãi quyết liệt, kéo dài, với những chính kiến khác nhau, xa nhau, trái ngược hẳn nhau. Đây là điều không có gì lạ. Cho nên một đánh giá thống nhất về tướng Giáp là điều khó xảy ra, là hoàn toàn ảo tưởng. Qua bài viết này, tôi giữ thái độ khách quan công bằng, cũng là tưởng niệm khi ông mới đi xa.

Tôi gặp tướng Giáp từ những ngày đầu khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hà Nội. Năm 1948 – 1949 tôi gặp lại ông ở Bộ Tư lệnh Quân khu 4, thành phố Vinh. Sau 1955 tôi dự nhiều cuộc họp ở Bộ Quốc phòng – Tổng tham mưu, do tướng Giáp chủ tọa. Đầu tháng 5-1975, khi vào Sài Gòn tìm hiểu tình hình, ông điện chọn «nhà báo quân đội Bùi Tín làm người lên kế hoạch và hướng dẫn đại tướng thăm thú phố xá Sài Gòn – Chợ lớn, thăm gia đình vài anh chị em biệt động thành, thăm bà mẹ chiến sỹ tiêu biểu», trong 2 ngày, sau đó ông mới làm việc chính thức với Ủy ban Quân quản, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và xuống Cần Thơ thăm Quân khu 9, tôi cùng đi theo.

Năm 1976 và 1977, tướng Giáp cầm đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đi thăm chính thức lần lượt các nước Trung Quôc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Liên Xô. Tôi ở trong đoàn, làm Trợ lý báo chí cho Bộ trưởng kiêm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân, giúp ông theo dõi thời sự quốc tế, trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền hình các nước, đồng thời làm tin về hoạt động hằng ngày của đoàn. Mỗi buổi sáng, Cục trưởng đối ngoại của Bộ Quốc phòng và tôi là 2 người thường ăn sáng riêng cùng tướng Giáp để báo cáo tình hình và bàn công việc trong ngày.

Những năm 1986, 1990 vào dịp Đại hội đảng CS khóa VI và chuẩn bị Đại Hội VII, ông thường nhắn tôi đến nhà riêng ăn cơm gia đình để tìm hiểu tình hình xã hội, quân đội, dư luận quốc tế. Ông là người ưa nghe hơn là nói, thường kín đáo, không cởi mở, ít bạn tâm giao; ông cũng không hút thuốc, không uống rượu, không uống cà phê, chỉ uống nước trà pha rất loãng, không đánh bài tulơkhơ để giải trí như các ông tướng khác. Một thời khi bị xét nét về cái gọi là vụ «án xét lại chống đảng» (1966-1967) ông giải tỏa tinh thần bằng cách học đánh đàn dương cầm, mới chơi được vài bài phổ thông, chưa chơi được bài cổ điển như Dòng sông Danube hay Phiên chợ Ba Tư.

Công danh và những điều hạn chế

Về tài năng, ông Giáp quả có tài, mới đứng vững trên vị trí chỉ huy cao nhất của Quân đội Nhân Dân từ 1946 cho đến 1982, nghĩa là suốt 36 năm, qua 2 cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Tất nhiên trong cơ chế lãnh đạo tập thể, còn có Bộ Chính trị, có Đảng ủy Quân sự Trung ương, có các tướng lãnh và sỹ quan giúp việc dưới quyền, lại còn có cố vấn quân sự Trung Quốc, Liên Xô và vài nước khác, nên những chủ trương chiến lược, chiến dịch thường được bàn bạc chung.

Như khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới năm 1950, lúc đầu tướng Giáp đề xuất đánh vào thị xã Cao Bằng trước, nhưng các cố vấn Trung Quốc do tướng Trần Canh cầm đầu đề nghị đánh theo kiểu «công điểm diệt viện», trước hết đánh vào Đông Khê trên đường số 4, ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, tiêu diệt cả binh đoàn Charton từ Cao Bằng rút chạy và binh đoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón, đều bị tiêu diệt hay bắt sống ở ngoài công sự, khi hành quân trong rừng; kết quả là giải phóng luôn cả Cao Bằng, Lạng Sơn và một vùng biên giới rộng lớn, thu rất nhiều vũ khí, bắt nhiều tù binh. Biên giới Việt – Trung rộng mở là chuyển biến chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho những chến thắng sau này.

Về chiến địch Điện Biên Phủ, có thể nói chủ trương chiến dịch mang đậm tài năng chỉ huy của tướng Giáp. Năm 1989, nhân kỷ niệm 35 năm chiến dịch này, ông đã kể lại cho tôi nghe diễn biến cụ thể của chiến dịch, có ghi âm, được nhà văn Hữu Mai cùng dự ghi lại, thành bài hồi ký «Quyết định khó khăn nhất» đăng trên tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11-1953, Bộ Tổng tham mưu đã phác họa ngay kế hoạch bao vây và tấn công theo phương châm «đánh nhanh giải quyết nhanh» (khoái tả khoái diệt), theo học thuyết quân sự của Lâm Bưu khi địch mới lâm thời phòng ngự, chưa có hệ thống phong thủ vững chắc. Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là «biển người». Đầu tháng 1-1954, tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26-1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tập đoàn cứ điểm.

Nhưng cả đêm 25-1, tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26-1  ông họp đảng ủy mặt trận cùng 3 tướng: Hoàng Văn Thái,Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận; Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận; Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm hậu cần kiêm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận. Sau khi nêu rõ tuyến phòng thủ đã trở nên kiên cố của quân Pháp, tướng Giáp đưa ra ý kiến ngừng cuộc tiến công, rút pháo ra phía sau, chuẩn bị lại theo phương châm «đánh chắc tiến chắc», nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụ tiến công chính. Cả 3 tướng Thái, Liêm, Giang đều sững sờ vì bị bất ngờ, muốn giữ nguyên phương châm cũ, vì bộ đội đã được động viên cao, chỉ chờ lệnh là xông tới, nay đình lại là như dội nước lạnh, sau này động viên trở lại rất khó. Đã xế chiều, tranh luận còn gay go, tướng Giáp hỏi lại rằng có ai tin là sẽ chắc thắng trăm phần trăm, theo phương châm cũ không, thì cả 3 tướng nói trên đều không trả lời được. Ông dùng quyền bí thư đảng uỷ mặt trận, quyền tư lệnh chiến dịch kết thúc cuộc họp,  dùng điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các tư lệnh dưới quyền giữ vững quyết tâm diệt địch nhưng đình chỉ tiến công, kéo pháo ra, chấp hành triệt để, vì tình hình đã thay đổi, địch đã phòng thủ vững chắc, cần thay phương châm tác chiến sang «đánh chắc tiến chắc», ai còn thắc mắc sẽ giải thích sau. Việc thay đổi phương châm, rút pháo ra, chuẩn bị thêm gần 50 ngày đêm, để đêm 10-3 mở cuộc tiến công vào cứ điểm Him Lam, Độc Lập cho đến chiều 7 tháng 5-1954 toàn thắng, cũng qua hơn 50 ngày đêm chiến đấu, được tướng Giáp coi là «Quyết định khó khăn nhất» trong đời ông. Cần công bằng công nhận đây là biểu hiện tài chỉ huy mang dấu ấn riêng của ông. Như ông kể, Đại tá Nguyễn Hiếu ở Sở chỉ huy chiến dịch và Đại tá Cục phó Quân báo Cao Pha đã góp phần của mình, sớm tán đồng phương châm «đánh chắc tiến chắc» do ông đề ra. Về sau, nhiều sỹ quan công nhận rằng không thay phương châm, cứ liều húc vào một hệ thống phòng thủ vững chắc như tướng Pháp Navare và Cogny mong muốn thì 4 sư đoàn tiến công – vốn liếng quân sự của cuộc kháng chiến -  sẽ bị tổn thất nặng nề ra sao, và diễn biến của cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ khác hẳn. Các cố vấn quân sự Trung Quốc đều bất ngờ khi tướng Giáp báo tin thay đổi phương châm và sau khi nghe giải thích họ cũng tỏ ra tán thành.

Sau chiến thắng lớn như trên, các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉ ra phía kháng chiến đã chịu những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996, trong cuộc hội thảo ở  trụ sở Quốc Hội  Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: «Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như tướng Giáp là một viên tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy».

Tôi nghĩ  nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh của các liệt sỹ cuối cùng đã trở nên phũ phàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân. Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng.

Tôi đã gửi 2 lá thư cho ông (năm 1992 và 1996), nhắc ông rằng quân hàm đại tướng 4 sao của ông được mạ bằng xương máu của hàng vạn vạn chiến binh, rằng «nhất tướng công thành vạn cốt khô», mong ông hãy tham gia, ủng hộ phong trào đổi mới theo hướng dân chủ hóa thật sự đất nước; rằng ông chỉ cần ghé thăm anh Hoàng Minh Chính đang bị chính quyền đối xử rất tồi tệ, hoặc nhắn anh Đại tá Phạm Quế Dương mới ra khỏi nhà giam đến hỏi chuyện, cả 2 đều là sỹ quan từng dưới quyền trực tiếp của ông, ông vẫn làm ngơ, không động lòng. Đây là điểm yếu về ý chí, công tâm, nhân cách.

Nhiều người nhắc đến lá thư tháng 1-2004 của tướng Giáp gửi lãnh đạo đảng CS yêu cầu giải quyết «vụ án siêu nghiêm trọng» liên quan đến Tổng cục II, làm rõ vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4, và sau này là 3 lá thư của ông hồi 2008-2009 về yêu cầu đình chỉ việc khai thác bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đây là những việc làm có ý nghĩa tích cực, nhưng lá thư thứ nhất quá chậm trễ, vì các vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4 đều xảy ra từ hồi 1991 – 1993 cũng như vụ dựng lên Tổng cục II từ Cục 2 Quân báo đến lúc đó cũng đã được mười năm. Ông Giáp phải chờ đến năm 2004 – năm kỷ niệm nửa thế kỷ Chiến thắng Điện Biên Phủ  – mới lên tiếng. Mà nội dung lên tiếng xem kỹ ra là nặng về thanh minh cho riêng cá nhân mình, như ông bị Năm Châu, Sáu Sứ dựng lên tài liệu để vu cáo là ông có âm mưu đảo chính, hay vụ T4 là do Tổng cục II bịa ra tài liệu vu cáo ông và nhiều nhân vật khác có quan hệ với CIA  của Hoa kỳ. Nói tóm lại ông chỉ trước hết nhằm bảo vệ thanh danh của cá nhân mình, cố chăm nom cho cái bộ mã của người hùng Điện Biên không bị hoen ố, cho đến khi hơn trăm tuổi.

Thái độ của ông đối với vụ khai thác bauxite cũng có phần yếu ớt, buông xuôi, so với những lá thư mạnh mẽ, lặp đi lặp lại của các tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và một số sỹ quan cấp cao khác.

Dũng khí là đức tính hàng đầu của một danh tướng, nên vào năm 1984, khi ông Lê Duẩn đến nói chuyện rất hẹp với cán bộ lãnh đạo báo Nhân Dân, ông kể rằng hồi 1968, bộ trưởng quốc phòng «nhát như thỏ đế», tránh mặt ra nước ngoài. Sự thật kế hoạch quân sự Mậu Thân 1968 là do các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đề xuất, khởi thảo và chỉ đạo thực hiện. Khi chiến sự bùng nổ Tết Mậu Thân, ông Giáp đang dưỡng bệnh 2 tháng ở Hungary sau khi mổ cắt túi mật ở đó. Thật ra ông không tán thành tham vọng tổng tiến công và nổi dậy, ông chỉ có ý thực hiện tập kích chiến lược, đánh rồi rút bảo toàn lực lượng, đánh lâu dài. Ý ông đúng, nhưng không cản nổi.

Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng  và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam (1959 – 1975), ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam (trừ 2 ngày tháp tùng ông Fidel Castro trên một đoạn ngắn thăm đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Cam Lộ – Quảng Trị, khi sắp kết thúc chíến tranh.). Trong khi đó các tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Lê Ngọc Hiền, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê … đều ở chiến trường miền Nam vài năm. Do đó trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, rút ra được những kinh nghiệm nóng hổi, thiết thực và bổ ích nhất, tướng Giáp đóng góp không có gì đáng kể, so với một loạt bài tổng kết lớn của tướng Nguyễn Chí Thanh (ký tên Trường Sơn), một số bài báo của tướng Trần Độ (ký tên Cửu Long) cũng như một số tài liệu tổng kết cho Học viện quân sự cấp cao của các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo và Nguyễn Hữu An …mà cán bộ học viện thường gọi là «Binh thư mới» của Quân đội Nhân dân.

Một nhược điểm của tướng Giáp là văn phong, khẩu khí của ông, nếu không thể nói là yếu kém thì có thể nói là không có gì nổi bật. Ông mất đi, để lại hàng chục đầu sách, hàng trăm luận văn, bản báo cáo, hàng chục hồi ký (phần lớn do nhà văn quân đội Hữu Mai ghi lại), rất nhiều bài trả lời phỏng vấn trong nước và nước ngoài. Có cuốn sách nào hay, những ý tưởng quân sự nào đặc sắc của cá nhân ông, để lại cho hậu thế hay không? Điều này rất khó nói. Tôi từng dự nhiều buổi nói chuyện của ông tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, tại Học viện Quân sự cấp cao, ở trường Sỹ quan Lục quân, ở nhiều Quân khu, có thể nói ông không có năng khiếu truyền đạt, thông tin một cách bổ ích, hấp dẫn, rất thiếu những hình ảnh, dẫn chứng đặc sắc thú vị. Ông không có tài hùng biện, lôi cuốn của tướng Nguyễn Chí Thanh, không có tài kể chuyện thú vị  của tướng Trần Độ, không có sự sống động dày dạn của lão tướng Lê Trọng Tấn, không có sự táo tợn bộc trực của tướng Phùng Thế Tài, cũng không có cái giọng bình dân lính tráng bỗ bã của tướng Đinh Đức Thiện.

Vốn là giáo sư sử học trường tư thục Thăng Long, tướng Giáp say mê nghiên cứu lịch sử, hiểu rõ thiên tài quân sự của Napoléon. Ông thông minh, đôi mắt sáng, có trí nhớ tốt. Nhưng cách trình bày, khoa sư phạm của ông thường lại sáo mòn, đầy những quy luật, nguyên tắc nhạt nhẽo, khô cứng, lặp đi lặp lại đến phát chán cho người nghe. Bao giờ cũng là do sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn; có Quân đội Nhân dân, quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân bao bọc, che chở, nuôi dưỡng, gồm 3 thứ quân: chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, phối hợp chặt chẽ 3 vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng; vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm; luôn giữ quyền chủ động cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, kết hợp chặt chẽ tiền tuyến với hậu phương…, quanh quẩn chỉ có thế.

Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh, từng sang Việt Nam gặp tướng Giáp hồi 1987 đã viết cuốn «GIAP – hai cuộc chiến tranh Đông Dương» (GIAP – les deux guerres d’ Indochine) do nhà xuất bản Perrin – Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: «Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người » (ses pensées transcrites sur le papier sont souvent mortellement ennuyeuses). Đây là nhận xét gần với sự thật.

Kết luận cuốn sách 350 trang, tướng P. Mac Donald viết: «Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải».

Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cúu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).

Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt.

Blog Bùi Tín (VOA)

66 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết”

  1. De Castries says:

    Tướng De Castries cũng phải thốt lên rất thành thực rằng: “Tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cogny và tướng Navarre. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

    • Láo khoét! says:

      Nhận định như De Castries về Vỏ Nguyên Giáp như thế thì thua trận là phải quá rồi De Castries hoàn toàn không biết chỉ chưa đầy một ngàn mét sau lưng bộ chỉ huy của Vỏ Nguyên Giáp là bộ chỉ huy tiền phương của cố vấn Trung cộng do Vị Quốc Thanh đứng đầu.

      Hoạt động của bộ chỉ huy của Giáp nối liền với bộ chỉ huy của Vị Quốc Thanh bằng điện thoại dả chiến có dây. Đại Thắng Mùa Xuân, 1975, Văn Tiến Dũng đã thú nhận hết cả! Sau đó quyển sách ca ngợi tận mây xanh chiến dịch Đông Xuân, tấn công Sài Gòn toàn thắng đã bị cộng sản ráo riết thu hổi. Vì Văn Tiến Dũng trong cơn cao hứng đã thố lộ nhiều sự thật làm bể bộ mặ tuyền truyền láo khoét của Ban Tuyên Giáo và bộ máy chuyên tuyên truyền láo lếu của cộng sản Hà Nội.

  2. dân nam says:

    Chiến tranh, đối với quân đội cộng sản miền bắc, chỉ người lính là phải chịu hy sinh nặng nề hơn ai hết, đời trai, tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình riêng, phải hy sinh cả xương và máu của chính mình. Các cấp tướng lĩnh phục vụ cho các cấp lãnh đạo chính trị. Lãnh đạo chính trị thì phục vụ cho mưu đồ cá nhân, chức vụ, địa vị, quyền lợi bản thân!

    Những tướng lĩnh bão vệ dân tộc, bão vệ đồng bào trước ngoại xâm là những danh tướng nghìn đời bất diệt. Những tướng lĩnh để cho dân tộc, đồng bào bị giặc sát hại, để cho lãnh thổ quốc gia bị giặc chiếm đóng, cướp đoạt, thôn tính những tướng như thế là tướng tồi. Tướng mà gây tổn thất quá lớn cho binh sĩ dưới quyền cũng là tướng tồi.

    Vỏ Nguyên Giáp đã giết chết, đã nướng, đã thúc đẩy bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu binh sĩ, bộ đội của các đơn vị chính quy miền bắc và du kích quân miền nam (MTGPMN do bộ chính trị đảng cộng sản Hà Nội tổ chức) vào các cuộc tấn công với kỹ thuật gọi là “Biển Người”? Không ai biết! Không có thống kê chính thức nào. Chỉ biết số người của quân chính quy miền bắc, du kích miền nam chết trong các cuộc tấn công tự sát, tấn công chỉ để “lấy tiếng” kiểu này là nhiều, nhiều lắm!

    Các cuộc tấn công biển người Giáp áp dụng đã bắt đầu từ năm 1964 đến cao điểm Mậu Thân. Sau Mậu Thân, các cuộc tấn công biển người vẫn áp dụng đến ngày cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kéo dài tính từ 1959 đến 1975.

    Tấn công Biển Người là chiến thuật Mao Trạch Đông đã áp dụng ở Hoa Lục trong chiến tranh chống quân đội của phe quốc gia, Quốc Dân Đảng, do thống chế Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Mao Trạch Đông đã áp dụng chiến thuật biển người trong chiến tranh Korea. Chiến thuật này sau đó Vỏ Nguyên Giáp đã học, đã áp dụng trong chiến tranh Việt Nam!

    Tấn công biển người là ra lệnh cho lực lượng tấn công với một quân số đông nhiều lần hơn quân trú phòng của đối phương, xông thẳng, vượt qua hàng rào bão vệ dày đặc dây théo gai, mìn bẩy, lựu đạn gài dưới mưa đạn pháo binh, phi pháo ào ạt của quân trú phòng với hy vọng dùng sức người đông đảo tràn ngập vị trí của đơn vị quân đang trú phòng. Sức con người bằng xương, bằng thịt, với đôi dép làm bằng vỏ xe hơi cũ của Trung cộng cấp cho, tất nhiên binh sĩ, bộ đội miền bắc phải thi hành lệnh tấn công kiểu này phải chết vô số!

    Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp…đánh giặc cho Trung cộng, Trung cộng cấp vủ khí, đạn được, quân trang, quân dụng, quân nhu (đồ dùng cho quân đội. Giày để binh sĩ mang là quân trang) giày của người lính trận VNCH là giày bố đi rừng, suốt chiều dài của đế giày có một lớp thép bão vệ chân. Giày Trung cộng cấp cho binh sĩ cộng sản miền bắc làm bằng vỏ xe hơi cũ, trần trụi. Nón của người lính VNCH là nó sắt để bão vệ đầu của người lính. Công dụng của quân trang miền nam VNCH giày và nón sắt là để bão vệ phần nào sinh mệnh của người lính trong chiến đấu. Quân trang của Trung cộng cấp cho quân đội cộng sản miền bắc là dép cao su làm bằng vỏ xe hơi, nón cối làm bằng carton, tức giấy bồi, và nón tai bèo mà hệ thống tuyên truyền của cộng sản ở miền bắc đã tốn bao công sức để thi vị hóa nó, chiếc nó tai bèo rẻ tiền.

    Quân viện của Trung cộng cấp cho quân đội cộng sản miền bắc không phải là cho không, mà là cho vay, phải cầm thế bằng văn kiện giao Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông cho Trung cộng, 1958. Chỉ với nguồn giá trị hải sản đời đời,và hàng ngày của Biển Đông không mà thôi, cũng đáng giá trăm ngàn, triệu lần hơn giá trị tổng chi phí chiến tranh mà Trung cộng đã cho Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng vay mượn!
    Chiến tranh chấm dứt, cộng sản Hà Nội lại còn phải trả bằng một phần vàng trong tổng số mười bảy tấn vàng đã cướp được từ tổng nha ngân khố của người miền nam, VNCH.

    Tướng mà thúc quân sát hại đồng bào mình thì đấy không phải là tướng mà là giặc. Bên cạnh biệt tài thúc quân, binh sĩ, bộ đội miền bắc, du kích miền nam xông vào rừng dây chì gai, để chết dưới mưa bom, đạn vang rền, đinh tai, điếc óc, Võ Nguyên Giáp đã thúc quân miền bắc sát hại hơn năm ngàn đồng bào Huế vào Tết Mậu Thân. Chưa hết, gần tàn cuộc chiến tranh, bắc quân dưới sự chỉ huy của Vỏ Nguyên Giáp đã pháo kích, đã bắn đạn đại bác thẳng vào đoàn người chạy loạn từ miền Trung vào nam! Máu, thịt, người chết bị đoàn xe chạy loạn cán nát bét, nhòe nhoẹt gần như phủ đầy quốc lộ 13, Đại Lộ Kinh Hoàng.

    Võ Nguyên Giáp, danh tướng của quân đội cộng sản, đã thể hiện tài năng quân sự, thành tích yêu nước, yêu đồng bào với đồng bào Việt Nam của mình như thế.

    Cuối đời, trước khi bị đột quỵ, tàn phế, Võ Nguyên Giáp còn tự hào nhắc lại thành tích tấn công, chiếm Huế hồi Mậu Thân, Giáp đã không nhắc đến hơn năm ngàn người dân Huế đã bị quân của Giáp giết chết, bị trói bằng dây thừng, bị đập đầu bằng vật nặng, bị chôn sống, bị bắn, bị xỏ xâu bằng dây chì gai và giết chết.

    Võ Nguyên Giáp đã sống đời của một người gần như toàn thân bất toại, nhưng não bộ vẫn còn năng lực làm việc , dù không toàn phần, trong nhiều năm trước khi chết.

    Giáp đã nghĩ gì về cuộc đời mình, về những hành động của mình ở vào giai đoạn cuối đời này? Không ai biết. Nhưng trước con mắt và sự hiểu biết của người nhân thế, người ta chỉ biết luật của Trời tuy vô hình mà hiển hiện. Lưới Trời lồng lộng, tuy thưa nhưng một khi đã làm ác, không ai tránh được hình phạt của Thượng Đế Chí Tôn.

  3. vybui says:

    Chỉ với ba giòng cuối cùng của bài viết, ông BT đã đánh giá “công, tôị” cuả VNG.
    Ngoài ra, về phương diện “văn học”, tức là những những hồi ký, sách vở v.v…, ông Bùi Tín cũng nhận định:”…Ông Giáp mất đi, để lại hàng chục đầu sách, hồi ký, hàng trăm luận văn, báo cáo, những phỏng vấn ở trong và ngoài nước, có cuốn sách nào hay, ý tưởng quân sự nào đặc sắc cuả cá nhân ông để lại cho hậu thế hay không? ĐIỀU NÀY RẤT KHÓ NÓI!”

    Bồi bút Đặng Tiến từ Paris, năm 2000 đã viết bài ” Từ Cầm Quân Đến Cầm Bút” ( không phải từ cầm quân đến cầm quần đâu nghe), nay 4/10/ 2013 viết lại, chỉnh sửa, nhuận sắc…v.v…để xứng tầm văn nô với nhan đề:” Tướng Quân và Văn Nghệ”!
    Xin mời vào trang Diễn Đàn,(Việt Kiều yêu Cộng) Paris để thưởng thức http://www.diendan.org/viet-nam/tuong-quan-va-van-nghe.

  4. quandannambo says:

    tôi
    không có diểm phúc
    để
    được biết ông tướng này
    *
    nhưng
    cái mùi của ông
    đả
    làm cho tôi khiếp vía kinh hồn
    *
    xin
    Liệt tổ anh linh
    hảy
    ngăn chặn nhửng ông tướng loại này
    từ trong trứng
    *
    để cho
    tuổi trẻ Việt Nam
    không bị
    sa vào địa ngục lần thứ hai *

  5. Phan Huy says:

    Nỗi Lòng Đại Tướng

    Tôi hiểu lòng ông, đại tướng ơi!
    Rằng ông yêu nước thật đầy vơi
    Nhưng ông yêu nước còn thua đảng
    Đành mặc quê hương hận ngút trời.

    Một thuở ông làm tướng sát quân
    Oan hồn uổng tử vướng đôi chân
    Quân dân, đồng chí theo đòi mạng
    Ông trả làm sao hết nợ nần.

    Vì thế về già ông ăn năn
    Nhận ra phải trái được đôi phần
    Nhưng rồi nghiệp ông còn quá nặng
    Buộc chặt ông vào đảng ác gian.

    Ông đã làm thinh khi đảng ta
    Sai Đồng ký giấy hiến Hoàng sa
    Nói rằng thà giaoTàu quản lý
    Còn hơn để nguỵ giữ quê nhà.

    Ông đã làm thinh khi đảng ta
    Bản giốc, Nam quan, biếu làm quà
    Cao nguyên, hải đảo dâng triều cống
    Rước giặc Tàu xâm chiếm quốc gia.

    Ông đã làm thinh khi đảng ta
    Hoá thân thành đảng cướp ma phi a
    Đuổi nhà, chiếm đất dân cùng khổ
    Khắp trời than khóc tiếng kêu la.

    Ông đã làm thinh suốt cuộc đời
    Đến khi gần chết mới gom hơi
    Viết thư kiến nghị về bô xít
    Đảng vứt thư ông chẳng trả lời.

    Thế giới cười ông, đại tướng điên
    Dân chúng chê ông, đại tướng hèn
    Riêng ông vẫn một lòng trung nghĩa
    Với đảng mà thôi, đảng búa liềm.

    http://fdfvn.wordpress.com

  6. tonydo says:

    Ngài Bùi Tín hơi bệnh rồi, không nên viết nữa!
    Bùi Tín có ý bảo Tướng Giáp thông minh, giỏi quân sự nhưng vẫn mù quáng không sớm nhận ra và từ bỏ được lý thuyết sai lầm tệ hại,(CS).
    Năm 90 ngài ở lại Pháp, tướng Giáp cũng nằm im, chẳng còn chút quyền lực nào cả, nếu không muốn nói là có thể mất cái đầu bất ký lúc nào.
    Trước đó thì ngài Bùi Tín tự hào là được đi làm phụ tùng cho tướng Giáp.
    Cả hai đều mù quáng không sớm nhận ra và từ bỏ được lý thuyết sai lầm tệ hại.
    Xin Thượng Đế Toàn Năng dẫn đưa linh hồn tướng Giáp về cõi Vĩnh Hằng.

    • SAO NGÀN says:

      CÁI GIỐNG VÀ CÁI KHÁC

      Tướng Giáp và đại tá Tín đều có khởi điểm giống nhau vì ở trong hoàn cảnh giống nhau. Nhưng cuối cùng tướng Giáp và đại tá Tín đều có kết thúc khác nhau vì hoàn cảnh và cách suy nghĩ mỗi người đã trở nên khác nhau. Tướng Giáp thành công ở sự nghiệp bản thân riêng của mình nhưng thất bại khi không thực hiện được CNCS tại VN vào cuối đời có nghĩa tướng Giáp đã hoàn toàn thất bại trong mục đích lớn đời sống của mình về mặt chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đại tá Bùi Tín cũng đã thành công trong sự nghiệp riêng của mình khi còn ở VN. Đại tá này cũng thành công trong mong muốn của mình khi đào thoát ra nước ngoài. Âu đó cũng chỉ là những điều bình thường đối với mọi người đời. Nên đọc những gì của cựu đại tá Tín viết ngày nay ở nước ngoài, dù đã trên 90, vẫn thấy ông ta còn khá minh mẫn và trung thức trong các suy nghĩ riêng của mình, đó cũng là điều không nên kết luận hoặc quy chụp ông ta theo kiểu riêng tư.

      NẮNG NGÀN
      (07/10/13)

    • UncleFox says:

      Dù sớm hay muộn, ông Bùi Tín cũng đã nhận ra bản mặt thổ phỉ của băng đảng Vi-Xi, và đã có những nhận định nghiêm khắc dành cho cái đảng bán nước ấy.
      Còn ông? Ngoài tài xiên xỏ, ông làm được cái gì tích cực hơn ông Bùi Tín?

      • tonydo says:

        Kính bác UncleFox! Hôm qua em mới mua được một ít quần aó, vừa tốt, vừa rẻ ở tiệm Van Heusen. Điều đáng mừng là rất đông người mua giống em và ai cũng biết là những mặt hàng này Made in Viet nam.
        Đó là điều em đang làm một cách tích cực cho quê hưong và đặc biệt là người lao động. Tất nhiên em cũng hiểu là lợi nhuận của sản phẩm này phần nhiều vào tay tụi vô lại ( nhóm lơi ích), phần vào tay bọn (khốn nạn tham nhũng) nhưng ít nhất bà con lao động ta còn có miếng cơm ăn.
        Em không xiên xỏ như bác nói. Xin bác chú ý tới câu kết bài này của ngài Bùi Tín từ chữ Bi kịch lớn nhất tới ông nhắm mắt, bác sẽ thấy nó thừa cho mục đích của bài này.
        Hơn nữa bác sẽ thấy ông ta cố lái vào “lý tưởng” chút xíu cho ai đó hài lòng.
        Đi tranh đấu tới cái tuổi của bác Bùi Tín mà phải a dua theo người khác là không những không cần thiết mà còn làm cho mình có vẻ hơi thấp.
        Kính bác.

    • UncleFox says:

      -”Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt”.
      Ông Bùi Tín nhận định thế có gì là sai ? Nếu có hơi hướng “lý tưởng” gì đấy như bác nói thì cũng chấp nhận được cơ mà . Bởi thời ấy, hễ có mèo bắt được chuột là người ta hoan hỉ rồi . Đâu biết giống mèo mà Kụ Hồ mang về là giống cáo, thịt xong lũ chuột là nó quay sang vật cổ nốt cả gà nhà .
      Chào bác .

  7. BUILAN says:

    HÈN TRÊN CAÍ TAÌ KHÔN LÕI !

    “Nhưng cả đêm 25-1, tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26-1 ông họp đảng ủy mặt trận cùng 3 tướng: Hoàng Văn Thái,Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận; Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận; Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm hậu cần kiêm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận…..”

    _ Xin thưa : cuối đời 3 vị tướng làm khung cho HUYỀN THOẠI ĐB!!!! HỌ sống chết ra sao ??? Ai còn ai mất? Vinh quang- TUỈ NHỤC – ĐÀY ĐOẠ ra mầng răng…. ??? bà con ai rành xin làm ơn TÍNH SỔ luôn một lần, cống hiến cho bạn đọc ĐCV – Mong thay

  8. Trần Nam Định says:

    Hay đưa ra hai con số để so sánh: Tổng số lính Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam là 58 000, và số bộ đội miền Bắc chết được ước tính là 2 500 000 (thực ra còn cao hơn). Như vậy, khoảng 44 bộ đội thiệt mạng mới diệt được 1 người của đối phương. Vậy thử hỏi Ai thắng ai đây? Ai khôn ai dại? Ai thiên tài ai ngu ngốc? Ai nhân đạo ai dã man?

    Làm tướng mà “không tiếc máu xương”, chết bao nhiêu cũng được, mạng người không tính, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, chỉ có một khát vọng chiến thắng.

    Làm tướng mà không tính đến thời gian phát triển cho một dân tộc. Mở miệng ra tuyên bố “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…”

    Làm tướng mà không có một ngày làm lính, thì thử hỏi tướng gì?

    Làm tướng mà khi viết sách gọi những đối thủ của mình là thằng này, thằng nọ.

    Chỉ vài thí dụ này thôi người ta cũng dễ nhận diện Ông là ai. Không hề thấy bóng dáng của một danh nhân lỗi lạc. Thấy ngượng cho những giáo sư, tiến sỹ đang oang oang bốc phét trên BBC, RFI, RFA.

    Nam Dinh

    • UncleFox says:

      Bác so sánh như thế e không được đúng lắm ạ. 58.000 lính Mỹ và 250.000 lính Ngụy bị tiêu diệt trong khi chỉ có mấy mươi liệt sĩ quân đội thiên triều ta hy sinh, thì dốt cách mấy cũng tính ra được ai thắng ai chứ bác.
      Vài triệu bộ đội cỏ rác bỏ mạng có đáng chi? Mao Chủ Tịch đã bảo dù có hy sinh hết người Việt Nam để thắng được giặc Mỹ thì Người cũng hoan hỉ “hẩu lớ” kia mà.

    • vietnam nguyen says:

      rat hay !

  9. Dâm Tiên Bốc Phét says:

    Võ Nguyên Giáp giả đấy. Võ Nguyên Giáp thật chết ở mặt trận ĐB rồi!
    Hồ Chí Minh giả sao VNG không giả được nhỉ?

    • DâM TiêN says:

      Buổi sáng tinh mơ nước sông lờ đờ, chào nhau giữa chốn..sa trường
      một cái đau lắm : Đồ cu ni cu neo – đồ vô nuân lý …đồ noạn nuân, náo !

      Làm gì có cái ông Hồ giả được ? Che mắt ai ? Che mắt dân làng Kim
      lien đâu có được ? Không bao giờ… Đừng nghe CS Tàu bốc phét…

      Vậy ta nói ; Mao trạch Đông…giả đấy ! Là Chí Phèo bên An Nam ta làm
      Cộng Sản, rồi đầu dộc MT Đông, thay chổ Đông, rùi dần dà mang cà nước
      Tàu làm nước …Đại Ngu An Naam đấy… Nghe lọt lỗ tai chăng?
      ———————————————————————————————————–

      Nhưng có một cái GIẢ thật sự 100 phần trăm: Đó là vào buổi sáng 30
      tháng Tư 1975, tụi răng hô Bắc Kỳ tiếm danh, GIẢ danh thằng MTGPMN..
      ép ông tong tong “vi hiến ” là Minh Cồ… đọc lời đầu hàng đấy.

      ( Nên cái sự việc GIẢ kia của tụi Bắc Việt sẽ nhứt định được XÉT LẠI.
      Vì GIẢ như thế, nên THỰC THỂ Việt Nam Cộng Hòa còn toàn vẹn. Thằng
      Mỹ nó đã trở lại, thì mọi việc lại do nó sắp lại thôi Vì dù thực hay giả,
      thằng Bắc Kỳ vô Nam bắt Minh Cồ đầu hàng , là hành độing Xâm Lăng
      y như bên Triều Tiên. Nên xét lại HĐ Ba Lê là hợp lý. Chính thằng Bắc
      Việt khi vô đường cùng, cũng xin xét lại, đề sống còn, bằng cách trút
      hết tội lỗi cho tụi Lê Duẫn, y như bên Nga, thằng Staline bị đấu tố vậy.

      (Sao? Buồi sáng ra Paloma làm ly cà phê sữa, paté chaud nhá, bạn?)

  10. RayLussac says:

    Để nhại một ông Tây CS: “Globalement de ce point de vue par cet article Monsieur Bùi Tín a complètement raison”.
    Cám ơn ông Bùi Tín.

    • TRAN TRA VINH says:

      Cãm ơn Bác Bùi Tín, đây là một nhận xét công bình nhất về tướng Võ Nguyên Giáp ,nhìn lại tất cả những gì ông có đều do đãng tạo ra ,hay noí đúng hơn là ban phát cho ông vì nhu cầu của đãng ,nên khi cần đãng lấy lại đơn giản chỉ có thế thôi ,bao lần đãng dìm ông xuống bùn ,chặt hết tay chân bộ hạ của ông, từ một DANH TƯỚNG đãng đưa ông làm nhịêm vụ của một tên cai đẻ ông vẫn chẳn từ nan, đãng kiếm đâu ra một tên nô bộc hơn thế ?nên chút hào quang phủ lên người ông là điều nên có ,nhưng lễ quốc táng nên đổi lai là đãng táng ,cầu mong ông được yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng, nếu thật sự có kiếp sau xin ông đừng làm tướng nữa,nhật là tái sinh trên đất Việt ,vi tôi cho dân việt biết dường nào

      • BUILAN says:

        QUÁ HAY,
        QUÁ ĐÚNG

        Caí gì cuả Đảng- Bác..
        Thì TRẢ LAỊ chó Bác- Đảng
        Rồi cùng VỀ, THEO Đảng -Bác!!!
        BỊT MỒM BÁC !!
        TỔ TRÁC!

Leave a Reply to SAO NGÀN