WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê…

NYT2009062810201375C

Khi đoàn quân của tướng Giáp tiến vào Hà Nội, hàng triệu đồng bào công giáo miền Bắc bỏ xứ đạo ra đi trong khóc than uất hận. Khi những quân đoàn của Ông vây hãm Sài gòn, người Sài gòn tức tưởi trong sinh ly tử biệt. Hôm nay, Ông trở về cát bụi. Người ta khóc Ông. Tôi nhận ra những bi kịch và cả những nghịch lý trong từng giọt nước mắt của mỗi nạn nhân.

Những chàng trai chân đất cần cù đã nén bỏ những khát khao thầm kín, nhân bản, để trở thành những con người thép, rực lửa căm thù, quăng mình vào lửa đạn. Chiến tranh kết thúc, vòng nguyệt quế cho người chiến thắng là chiếc khung xe đạp trên vai, chiếc đồng hồ ba cửa sổ trên tay về quê lấy vợ sinh con. Những đứa con sơ sinh được quấn trong mớ tã lót còn vương mùi thuốc súng, được nghe tiếng ru của cha là những bài ca của người chiến thắng.

Tuổi tới trường, chúng lại được nhuộm đỏ thêm lần nữa bởi nền giáo dục đã được chính trị hóa đến từng nét chữ.

Tiếng bom càng lùi xa thì tiếng loa truyền thanh càng gần. Tin tức bị thao túng. Lịch sử được nhào nặn. Văn – nghệ chỉ được sáng tạo theo định hướng. Đảng được tôn lên bậc chí thánh. Việc điều khiển quốc gia diễn ra trong bóng đêm. Phẩm hàm được ban phát cho những ai biết ngoan ngoãn vâng lệnh. Quả đấm chuyên chính tung ra cho những kẻ cứng đầu.

Tất cả gia đình, nhà trường, và xã hội như một giàn giao hưởng hùng vĩ để dệt lên những công dân “sùng bái”. Thế hệ cha anh sùng bái đến cuồng tín sẵn sàng nhẩy vào vạc dầu để được ơn của đảng. Thế hệ con em sùng bái đến cả tin. Tin vào những điều mà mình chưa hiểu.

Tôi sẽ buồn, nếu con trai tôi chọn thần tượng là một thiên tài quân sự, bởi chiến tranh là những cuộc chinh phạt tha nhân.

Điều làm tôi xót xa hơn tất cả là nạn sùng bái không thể sinh ra một thế hệ công dân tự tin, trong sáng, giỏi giang, tháo vát. Sùng bái chỉ sinh ra những bầy tôi vâng lời, khúm núm qụy lụy, và nhu nhược. Những cuộc “lên đồng” than khóc tập thể chỉ thấy ở những quốc gia độc tài, bưng bít và lạc hâu.

Có người đánh giá công của Ông bằng số người đến dự đám tang, bằng số giọt nước mắt lăn trên gò má. Nhưng người ta lại quên rằng nếu có một sân chơi công bằng, số người phản đối Ông cũng chẳng kém gì. Nỗi đớn đau của nhiều người dân nước Việt chưa hẳn đã khôn nguôi.

Có người còn sùng bái đến mức phải kiến nghị với đảng để tấn phong Nguyên soái, phong Anh hùng dân tộc, hiển thánh, lập miếu thờ để Ông được ngang tầm với Trần Hưng Đạo. Tại sao chúng ta không chấp nhận một sự thực rằng có đến hơn nửa công dân nước Việt coi đội quân của Ông là đạo quân xâm lược, và những cuộc chiến tranh mà Ông phát động là cuộc áp đặt chủ nghĩa cộng sản và giành độc quyền lãnh đạo quốc gia.

Xin bạn đừng nổi nóng, buộc tôi vào tội khi quân. Việc đánh giá di sản của tướng Giáp để lại cho dân tộc chưa bắt đầu. Những gì bạn biết đều rất phiến diện bởi nó được viết ra bởi nhóm người quá sùng bái Ông. Chỉ khi nào quê hương chúng ta có được một nền dân chủ lành mạnh, mọi nhận thức đều được lắng nghe, mọi sự kiện phải được nhìn qua nhiều lăng kính, mọi khoảnh khắc phải được tái hiện, mọi vùng tối phải được chiếu sáng, mọi bằng chứng phải được khai quật, lúc đó mới ngã ngũ.

Chiến thắng không luôn có nghĩa là “Đúng”. Chiến bại không luôn đồng nghĩa với “Sai”.

Rất nhân bản khi chúng ta khóc cho một người vừa mất. Nhưng có lẽ cũng nên dành nước mắt cho những nấm mồ không hương khói của cả hai bên. Và, nhất là dành lại chút nước mắt khóc cho chính số phận mình đang chìm đắm nơi bờ mê bến lú.

17/10/2013
Trần Hồng Tâm
Cựu trung úy QĐND

© Đàn Chim Việt

Tags:

37 Phản hồi cho “Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê…”

  1. Phan Huy says:

    Lời Anh Bộ Đội Vào Nam

    Năm ấy tôi mới vừa khôn lớn
    Hai miền đã dứt cuộc tương tranh
    Hiệp định Ba Lê vừa ký kết
    Tôi mừng đất nước hết đao binh.

    Nhưng rồi đảng bảo tôi cầm súng
    Lên đường chiến đấu ở Miền Nam
    Đảng nói nguỵ quyền đầy gian ác
    Dân mình trong đó sống lầm than.

    Nghe thế lòng tôi giận biết bao
    Đầu quân giết giặc cứu đồng bào
    Tôi thấy mình lớn như Phù Đổng
    Dép râu, nón cối, phất cờ sao.

    Đơn vị tôi qua từng thôn xóm
    Ruộng vườn tươi tốt cạnh bờ tre
    Cửa nhà sung túc, người không thấy
    Giải phóng, mà sao họ bỏ đi?

    Đơn vị tôi qua nhiều thị tứ
    Nhà cao, đường rộng, phố sang giàu
    Người dân gồng gánh thi nhau chạy
    Bỏ cả gia tài lại phía sau.

    Đơn vị tôi vào đến Sài Gòn
    Thủ đô Miền Nam đẹp hút hồn
    Người dân chen lấn nhau di tản
    Những người ở lại nét u buồn.

    Bên đường một bác phu xe lô
    Hỏi tôi: “Anh bộ đội cụ Hồ
    Miền Nam có cần anh giải phóng?
    Đây là vùng đất của tự do.”

    Tôi nghe anh nói, lòng bừng tỉnh
    Thấy mình hổ thẹn với lương tâm
    Thì ra tôi là kẻ phá hoại
    Cuộc sống an lành của người dân.

    Tôi ngỡ ngàng đi như chú mán
    Lang thang qua những phố điêu tàn
    Tự hỏi mình là quân giải phóng
    Hay là quân chiếm đóng Miền Nam.

    Chiến thắng mà sao chẳng thấy vui
    Có gì vướng mắc ở trong tôi
    “Tại sao phung phí xương và máu
    Để chiếm Miền Nam quá tuyệt vời.”

    “Tại sao không dựng xây Miền Bắc
    Phồn vinh hạnh phúc tợ Miền Nam
    Mà lại xâm lăng và cướp bóc
    San nghèo cào khổ cả giang san.”

    Bây giờ nghĩ lại càng chua xót
    Cuộc chiến sao mà quá dại điên!
    Sao đem xương máu người dân Việt
    Xây đắp ngôi cho đảng bạo quyền.

    http://fdfvn.wordpress.com

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Trần Hồng Tâm thân mến,

    Các viết càng lên tay. Xin có lời chúc mừng.

    Đoạn bình luận này thật đắt giá:

    [trích]
    Tiếng bom càng lùi xa thì tiếng loa truyền thanh càng gần. Tin tức bị thao túng. Lịch sử được nhào nặn. Văn nghệ chỉ được sáng tạo theo định hướng. Đảng được tôn lên bậc chí thánh. Việc điều khiển quốc gia diễn ra trong bóng đêm. Phẩm hàm được ban phát cho những ai biết ngoan ngoãn vâng lệnh. Quả đấm chuyên chính tung ra cho những kẻ cứng đầu.

    Tất cả gia đình, nhà trường, và xã hội như một giàn giao hưởng hùng vĩ để dệt lên những công dân “sùng bái”. Thế hệ cha anh sùng bái đến cuồng tín sẵn sàng nhẩy vào vạc dầu để được ơn của đảng. Thế hệ con em sùng bái đến cả tin. Tin vào những điều mà mình chưa hiểu.

    Tôi sẽ buồn, nếu con trai tôi chọn thần tượng là một thiên tài quân sự, bởi chiến tranh là những cuộc chinh phạt tha nhân.

    Điều làm tôi xót xa hơn tất cả là nạn sùng bái không thể sinh ra một thế hệ công dân tự tin, trong sáng, giỏi giang, tháo vát. Sùng bái chỉ sinh ra những bầy tôi vâng lời, khúm núm qụy lụy, và nhu nhược. Những cuộc “lên đồng” than khóc tập thể chỉ thấy ở những quốc gia độc tài, bưng bít và lạc hâu.

    Có người đánh giá công của Ông bằng số người đến dự đám tang, bằng số giọt nước mắt lăn trên gò má. Nhưng người ta lại quên rằng nếu có một sân chơi công bằng, số người phản đối Ông cũng chẳng kém gì. Nỗi đớn đau của nhiều người dân nước Việt chưa hẳn đã khôn nguôi.

    Có người còn sùng bái đến mức phải kiến nghị với đảng để tấn phong Nguyên soái, phong Anh hùng dân tộc, hiển thánh, lập miếu thờ để Ông được ngang tầm với Trần Hưng Đạo. Tại sao chúng ta không chấp nhận một sự thực rằng có đến hơn nửa công dân nước Việt coi đội quân của Ông là đạo quân xâm lược, và những cuộc chiến tranh mà Ông phát động là cuộc áp đặt chủ nghĩa cộng sản và giành độc quyền lãnh đạo quốc gia.
    [hết trích]

    Thân ái,
    Lại Mạnh Cường
    Nguyên trung úy VNCH

  3. Nguyễn Văn says:

    Ông tác giả là cựu trung úy của quân đội nhân dân mà có cái nhìn thật đúng đắn. Ông thấy, ông nói ra bản chất thật và bộ mặt giả dối của lãnh tụ cũng như của chế độ cộng sản. Nhưng cái đáng phục là ông có lương tâm. Ông nói thật – cái mà chế độ và lãnh tụ đảng luôn luôn sợ người dân biết, sợ hơn cả mọi thứ sợ. Xét cho rõ, có lẽ thế lực thù địch của chế độ không có gì sợ bằng SỰ THẬT, và chế độ khó tồn tại nếu người dân biết sự thật.

    Hãy thay đổi tư duy và suy nghĩ. Thay vì sợ cộng sản thì tại sao chúng ta không nói ra cái mà chế độ luôn sợ là SỰ THẬT?!
    Hãy trả sự giả dối trở về lại sự thật.
    Cảm ơn tác giả Trần Hồng Tâm.

  4. BUILAN says:

    Tôi hân hạnh đọc 4 coms suả quý vị Lãng Du says: Người góp ý says: Thanh Pham says: nguenha says: phần tôi có lẽ cũng chã khác gì ! Lương tri , đạo lý, trí tuệ, lẽ công bằng – sự thật… làm sao, thể nào noí nghĩ … khác hơn.!!

    “Nêú ta (?) thực sự thương xót đất nước nầy, thương xót cái dân tộc nầy, thì phaỉ gọi sự việc bằng đúng tên gọi cuả nó” Trần văn THỦY

    Một sự thật trần trui !
    “Vẫn còn lắm người U MÊ”
    Trích
    “Những chàng trai chân đất cần cù đã nén bỏ những khát khao thầm kín, nhân bản, để trở thành những con người thép, rực lửa căm thù, quăng mình vào lửa đạn. Chiến tranh kết thúc, vòng nguyệt quế cho người chiến thắng là chiếc khung xe đạp trên vai, chiếc đồng hồ ba cửa sổ trên tay về quê lấy vợ sinh con. Những đứa con sơ sinh được quấn trong mớ tã lót còn vương mùi thuốc súng, được nghe tiếng ru của cha là những bài ca của người chiến thắng.

    Tuổi tới trường, chúng lại được nhuộm đỏ thêm lần nữa bởi nền giáo dục đã được chính trị hóa đến từng nét chữ.

    Tiếng bom càng lùi xa thì tiếng loa truyền thanh càng gần. Tin tức bị thao túng. Lịch sử được nhào nặn. Văn – nghệ chỉ được sáng tạo theo định hướng. Đảng được tôn lên bậc chí thánh. Việc điều khiển quốc gia diễn ra trong bóng đêm. Phẩm hàm được ban phát cho những ai biết ngoan ngoãn vâng lệnh. Quả đấm chuyên chính tung ra cho những kẻ cứng đầu.

    Tất cả gia đình, nhà trường, và xã hội như một giàn giao hưởng hùng vĩ để dệt lên những công dân “sùng bái”. Thế hệ cha anh sùng bái đến cuồng tín sẵn sàng nhẩy vào vạc dầu để được ơn của đảng. Thế hệ con em sùng bái đến cả tin. Tin vào những điều mà mình chưa hiểu.

    Tôi sẽ buồn, nếu con trai tôi chọn thần tượng là một thiên tài quân sự, bởi chiến tranh là những cuộc chinh phạt tha nhân.

    Điều làm tôi xót xa hơn tất cả là nạn sùng bái không thể sinh ra một thế hệ công dân tự tin, trong sáng, giỏi giang, tháo vát. Sùng bái chỉ sinh ra những bầy tôi vâng lời, khúm núm qụy lụy, và nhu nhược. Những cuộc “lên đồng” than khóc tập thể chỉ thấy ở những quốc gia độc tài, bưng bít và lạc hâu.

    _ Chính sách NGU DÂN để dễ bề sai- thống trị – gần 80 năm nay nó là vây !
    – Cãm ơn tac già THT !
    _Mong bác tony domuoi có lúc đi lạc vào coĩ nầy !

    CUối tuần- Có chút tin lạ lạ vui vui .” VƯỢT QUA U MÊ ”
    Mời quý vị thưởng thức

    http://www.youtube.com/watch?v=5uARBtAdqfg&feature=youtu.be

  5. quang phan says:

    Sayonara. Ngàn năm vĩnh biệt huyền thoại Võ nguyên Giáp . Một trong những tờ báo lớn nhất- Wall Street Journal- toàn cõi nước Mỹ, ngày 9 tháng mười chình ình một bài viết đánh giá lại Võ nguyên Giáp rằng Giáp thắng trân Điện Biên Phủ là nhờ có sự giúp đỡ lớn lao của Tàu cộng cũng như sự từ chối giúp đỡ Pháp từ phía Hoa kỳ. Và rằng trong trận chiến tranh Đông Dương lần Hai, vai trò của Giáp lu mờ dần trong việc chỉ đạo cuộc chiến. Bài báo cũng tố cáo Giáp tiêu diệt các đảng phái quốc gia trong thời kỳ kháng Pháp và thí quân không tiếc của đồ tể Giáp trong cuộc chiến tranh. Xin coi các trích đoạn dưới đây từ bài viết hay nhấn chuột vào link dưới đây để đọc toàn bài :

    http://vietvungvinh.com/2013/

    Vietnam’s Giap Reappraised
    Tác giả: Mark Moyar
    Wall Street Journal
    09-10-2013
    Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

    Tuy nhiên vào những năm đầu tiên của Chiến Tranh Đông Dương thứ nhất, trong đó quân Cộng Sản Việt Minh của ông đánh Pháp và đồng minh Việt Nam của Pháp, quân đội của Ô. Giáp đã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết định kém cỏi của ông.

    Lực lượng Việt Minh đã không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho đến khi nhận được hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Canh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Ô. Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Canh nắm vai trò hoạch định chiến lược cho Việt Minh, một điều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tăm đối với những biến cố tiếp theo nếu được nhiều người biết đến.

    Nếu không có những thứ này, Việt Minh đã không thắng thế. Như người ta đã thấy, vào thời điểm này quân đội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng.

    May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Điện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi đè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời điểm sau cùng.

    Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Đông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách đáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao.

    Ô. Giáp chỉ đóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo đó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư đoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch định cuộc tấn công sau cùng vào năm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía đông không giữ vững được.

    Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần đây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Điều này đặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, đối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có đề cập đến luận điệu tội ác chiến tranh.

    Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào năm 1946 khi Ô. Giáp đã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trăm nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng được những vùng đã rơi vào tay chúng.”

    Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

  6. lelong says:

    Bai viet qua hay
    Toi se copy ra nhieu ban de goi den nhung anh em quen biet
    Lan dau tien toi moi tim thay duoc mot bai viet tham thia the nay
    Cam on nguoi linh gia

  7. nguenha says:

    “Khóc lảnh tụ” căn bệnh trầm kha của con người sống trong những chế-độ Độc tài.bị trị. Đó là những cái Xác không hồn! Linh hồn đả gởi cho “ác-quỷ”! Vì thế khóc càng nhiều, thì càng đói nhiều.Nhìn Bắc Hàn” khóc ”
    thì biết./Khỏi cần chứng minh./

  8. Thanh Pham says:

    Cảm ơn tác giả thật nhiều về bài viết chân tình, sâu sắc và chí lý. Tôi cũng rất đau lòng vì còn quá nhiều người ở Việt Nam bị bưng bít, hiểu sai lầm về bộ máy cộng sản đang cầm quyền. Buồn vì lực bất tòng tâm…!!!

  9. Người góp ý says:

    Lịch sử rất công bằng , thời gian sẽ trả lời được tất cả những gì là gian dối hay hư ngụy. Anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ từng bị nhà Nguyễn vu cho là Tây tặc nhưng lịch sử rất sáng suốt cũng như mọi con dân đã đánh giá người anh hùng áo vải Tây Sơn.Những năm từ 1917 chủ nghĩa CS thắng lợi ở Nga ,Lê nin đã được tâng bốc và các nước CS sau đó luôn thần thánh hóa lãnh tụ như thế nào nhưng cuối thế kỷ 20 những thần tượng đó ra sao sau khi CNXH không tưởng không còn đất sống ở cái nôi sản sinh và phát triển.Chúng ta không cần phải nôn nóng vì không có gì gian dối tồn tại cũng như cái kim trong bọc không sớm muộn gì cũng phải lòi ra !

  10. Lãng Du says:

    Quá hay.
    Quá chính xác và cũng rất nhân bản.
    Bài viết cuả tác giả đáng để đọc và suy nghĩ.
    Nghiã tử là nghĩa tận nhưng không thể vì người đã chết mà quên đi hậu quả mà người đó đã góp phần gây ra.

Leave a Reply to Lãng Du