Từ không nhân nhượng đến hợp tác bình đẳng.
Tờ báo điện tử Vietnamnet lấy tin từ tờ báo Dilomat của Hoa Kỳ, bản tin về việc Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ xây dựng căn cứ trên biển Đông, khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam.
Đối chiếu theo nghĩa đen của từ điển Việt Nam về hành động quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa ;
”Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác. Mục đích của xâm lược là mở rộng phạm vi trong thời gian dài nên cần một lược lực lượng có quy mô lớn để giữ đất đai, lãnh thổ và bảo vệ quyền lợi trên lãnh thổ xâm chiếm.”
Một cách quá rõ ràng hành động quân sự trên của Trung Quốc là hành động xâm lược.
Thế nhưng trong 20 năm gần lại đây, chưa một lần nào chế độ Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo sử dụng từ này một lần khi nêu đến vấn đề trên. Thậm chí nhiều người dân bức xúc đã phải trả giá tù đầy khi gọi chính xác hành động của TQ là xâm lược. Bắt đầu từ người được gọi là đầu tiên trong phong trào phản kháng hành vi xâm lược của Trung Quốc là luật sư Lê Chí Quang với bài Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều tiếp đến nhóm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa với bài thơ Tổ Quốc Tôi Như Miếng Da Lừa hay cô công nhân Phạm Thanh Nghiên với bài Uất Ức Biển Ta Ơi đến phong trào phản kháng của nhóm Dân Báo do cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải, tức Hải điếu cày… Cù Huy Hà Vũ với bài Liên Minh Với Mỹ Là Mênh Lệnh Thời Đại rồi đến các cuộc biểu tình có những gương mặt như Nguyễn Văn Dũng, Paul Nguyễn Văn Sơn, Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng… hàng vô số người phản kháng Trung Quốc xâm lược đều vì lý do này hay lý do khác phải vào nhà tù.
Trong khi chế độ Việt Nam dùng nhiều lý do khác nhau để đưa những người dân yêu nước, có tinh thần cảnh giác cao độ trước hành vi xâm lược của Trung Quốc vào trong nhà tù. Đàn áp, bắt giam, phạt hành chính, đánh đập, khủng bố tinh thần những người biểu tình phản đối Trung Quốc. Mặt khác chế độ Việt Nam sử dụng nhiều cụm từ, lý luận để đánh tráo khái niệm xâm lược bằng một khái niệm khác có cái tên rất nhẹ nhàng là ” mẫu thuẫn bất đồng trong quan điểm về biển Đông ” hoặc ” tranh chấp chủ quyền giữa hai bên ”
Có lẽ Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới này đã nhìn nhận từ ” xâm lược ” theo một nghĩa khác hẳn.
Thậm chí để xoá mờ nguồn gốc xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thoái thác trách nhiệm làm mất biển đảo của mình. Các nhà lý luận Việt Nam đổ vấy cho việc đó là do ” lịch sử để lại ”.
Trong những lý luận nhập nhèm này, Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Việt Nam là cơ quan đi đầu và hăng hái nhất để biện minh cho những gái gọi là mẫu thuẫn bất đồng, tranh chấp chủ quyền hay lịch sử để lại.
Thứ trưởng bộ quốc phòng, tổng cục trưởng tổng cục chính trị, uỷ viên trung ương đảng, uỷ viên Ban Bí Thư trung ương Đảng, uỷ viên thường vụ thường trưc quân uỷ trug ương, thượng tướng Ngô Xuân Lịch phát biểu trong chuyến đi Trung Quốc.
” Hai bên đều mong muốn mở rộng các lĩnh vực hợp tác về công tác đảng, công tác chính trị, thông tin, truyền thông, văn học, nghệ thuật… trong đó coi trọng giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt-Trung cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân mỗi nước.”
” Vấn đề biên giới lãnh thổ nói chung là vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, nhưng nếu hai bên có quyết tâm và thiện chí, kiên trì đàm phán, dựa trên luật pháp quốc tế, trên tình đồng chí thì hoàn toàn có thể giải quyết được.”
Để làm cho nhân dân, chiến sĩ Việt Nam coi trọng tình hữu nghị, đoàn kết Việt – Trung. Tổng Cục CCQDNDVN đã mở mục ” chống diễn biến hoà bình ” trên báo quân đội nhân dân, tuyển mộ những cây viết mang hàm giáo sư, phó tiến sĩ để viết những bài doạ nạt ai có tinh thần phản đối TQ xâm lược, đồng thời lung lạc mê hoặc chiến sĩ quân đội Việt Nam hiểu sai bản chất xâm lược của TQ thành mâu thuẫn nhỏ giữa hai nước. Trên mặt truyền thông công khai như truyền hình, báo chí chưa đủ, Tổng cục CTQĐND Việt Nam còn lập ngân sách để đãi ngộ Dư luận viên đi rao giảng xuyên tạc như đại tá Trần Đăng Thanh, thiếu tướng Bùi Sỹ Kỷ, trung tá Nguyễn Văn Minh và nhiều kẻ khác. Dường như cảm thấy chỉ dùng các phương tiện, vị trí quân đội chưa đủ đáp ứng với yêu cầu ” giáo dục nhân dân, chiến sĩ coi trọng hữu nghị Việt – Trung ”. Tổng cục chính trị quân đội Việt Nam còn câu kết với thành uỷ Hà Nội, trung ương Đoàn TNCSHM, Hội nhà văn Việt Nam. Ban tư tưởng văn hoá Việt Nam để tạo thành một ma trận thông tin, khủng bố tinh thần những người yêu nước.
Mặt trận thông tin mà TC CTQĐNDVN để phục vụ công cuộc nhồi nhét cho người dân, chiến sĩ Việt Nam dàn trải trên mọi lĩnh vực, ngóc ngách đời sống xã hội ..từ báo chí, ca nhạc, truyền hình đến các hội thi, hội thảo và cả những trang mạng xã hội.
Nhưng thế vẫn chưa đủ làm hài lòng những người bạn hữu nghị Việt – Trung. Tổng cục CTQQDVN mới đây đã mở hội thảo và ép tổng cục chính trị công an nhân dân phải tham gia cùng, nhằm buộc công an phải đứng cùng chương trình giáo dục lệ thuộc phương Bắc này, qua đó mượn bàn tay công an , đẩy phe công an ra tuyến đầu trấn áp biểu tình.
Thiếu tướng quân đội Bùi Sỹ Kỷ đã có bài trên báo QĐND chê trách biến cố ở Đông Âu quân đội đã ngập ngừng không dám bắn vào dân, bởi những người chỉ huy mất phương hướng. Chắc ông Kỷ nói rằng chỉ huy Đông Âu không có sự giáo dục, định hướng nên bây giờ TCCTQDNDVN cần phải định hướng vững vàng để các cấp chỉ huy biết ra lệnh bắn vào dân khi có biểu tình như Đông Âu.
Mới đây sau chuyến thăm của TBT Trung Quốc Tập Cận Bình với TB Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng nhận lời mời với tư cách hai đảng với nhau, nhưng ông Trọng lại dẫn theo các cốt cán trong việc giáo dục nhân dân là Trưởng ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh, bộ trưởng công an Phùng Quang Thanh, bộ trưởng công an Trần Đại Quang, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Kim Ngân., bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh. Những người này đi thăm TQ với tư cách gì, tư cách là uỷ viên BCT, uỷ viên trung ương Đảng chăng?
Báo chí chỉ nói ông Tập mời ông Trọng thăm theo danh nghĩa đảng, thế mà ông Trọng dẫn những người chắc chắn còn giữ vị trí quan trọng ở nhiệm kỳ 2016 đi để ký kết những chuyện thuộc về nhà nước, chính phủ. Một chuyến thăm lại thành làm việc, một chuyến danh nghĩa đảng với nhau nhưng lại ký kết trên phương diện nhà nước, chính phủ. Thử hỏi chuyến đi như thế có trong sáng, khách quan hay không.? Người dân hoàn toàn có quyền nghi vấn, nhất là chuyến đi ngắn ngủi ấy có hằng hà vô số hiệp ước được ký kết, đều là những vấn đề quan trong, sinh tử của quốc gia.
Nghi vấn ấy xuất phát từ chính nghĩa, từ lòng yêu nước và hơn hết nghi vấn hay chỉ trích chuyến đi thăm và ký kết ấy của ĐCSVN với TQ là hoàn toàn chính đáng, có cơ sở.
Thế nhưng, một lần nữa, tờ báo QĐND thuộc TCCTQĐNDVN lại ngậm máu phun người, xuyên tạc tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, đánh tráo khái niệm bằng bài viết của một kẻ không dám ký tên thật.
Trong nội dung của bài, sự xuyên tạc , đe doạ là điều thương thấy, không có gì đáng nói. Nhưng ở sự nham hiểm nhất và nguy hiểm nhất đối với dân tộc, đất nước nằm ngay ở tiêu đề bài báo.
Nếu chúng ta định nghĩa đúng từ ” xâm lược ” và tham khảo thêm bài viết sau
Chúng ta sẽ thấy một âm mưu cố tình diễn biến từ cạm bẫy gác tranh chấp cùng khai thác đã bị lên án, nay đã khéo léo chuyển thành hợp tác bình đẳng cùng có lợi, hợp tác kiểm soát bất đồng, cầu đồng tồn dị…một loạtj khái niệm bị tráo đổi ra đời ngay sau chuyến đi của 5 uỷ viên bộ chính trị VN sang TQ mới đây.
Điều này cho thấy, việc TCCTQĐVN, Ban bí thư ĐCS VN mở mục ” chống diễn biến hoà bình ” là cách vừa ăn cướp vừa la làng, vừa bán nước vừa vu khống người yêu nước. Chính họ, những người thực hiện chuyên mục này đang cố tình , rắp tâm, chủ ý làm người dân bị diễn biến, hiểu sai bản chất xâm lược của Trung Quốc thành những tranh chấp bất đồng, mâu thuẫn chung.
Âm mưu diễn biến này nhằm loại bỏ quốc tế quan tâm đến khu vực biển Đông. Thế giới chỉ lên án chuyện xâm lược, có biện pháp trừng phạt xâm lược như trường hợp bán đảo Crima của Ukraina bị Nga thôn tính. Thế giới không thể lên án Hoàng Sa, Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược, vì đó là mâu thuẫn nhỏ giữa hai nước, bất đồng quan điểm trong nhìn nhận chủ quyền, những vấn đề rắc rối do lịch sử để lại. Chế độ Viêtj Nam, người dân Việt Nam không gọi là xâm lược, quốc tế cớ gì lên tiếng.?
Trong cuộc gặp với Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình có nói đến việc các trang mạng trong và ngoài Việt Nam ( bao gồm các trang website, bloger, facebook….) có những bài viết làm cản trở tình hữu nghị Việt Trung. Ngay khi ông Trọng trở về nước, thì bài báo có tên Hợp Tác Bình Đẳng Cùng Có Lợi số ra ngày 13.4.1025 của tác giả Vân Khánh đã chỉ trích những người lên án chuyện ký kết gấp gáp của Nguyễn Phú Trọng. Sau khi ca ngợi chuyến đi, ca ngợi tình hữu nghị TQ, phần cuối tác giả Vân Khánh còn gán gép dùng hình ảnh.
‘‘Còn rất nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động từ thực tiễn đời sống của nhân dân; từ sự đánh giá của bạn bè quốc tế về vị thế của Việt Nam, về tính đúng đắn trong thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, bình đẳng, cùng có lợi mà chúng tôi không thể liệt kê hết trong bài viết này.”
Xin hỏi tác giả Vân Khánh, cũng như Ban bí thư, TCCQĐND, báo QĐND, có dẫn chứng nào cụ thể hơn máu của người dân và chiến sĩ. Có gì sinh động hơn những bà mẹ, người vợ, con của 64 chiến sĩ Bắc Việt hy sinh ở Gạc Ma năm 1988, 74 chiến sĩ Nam Việt hy sinh ở Hoàng Sa. Có gì thực tiễn hơn nhưng ban thờ người lính hải quân, người ngư dân leo lét khói nhang .? Một bài viết có nội dung như vậy ngay sau lời nhắc nhở của tổng bí thư TQ về các trang mạng Việt Nam, liệu có thể gọi tác giả là tay sai, bồi bút, thực hiện ý chỉ của thiên triều hay không. Đất nước này có có độc lập, tự chỉ hay không.?
Xin lấy đoạn mở đầu bài thơ Tổ Quốc Tôi Như Miếng Da Lừa của tù nhân lương tâm , nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa được tư do và đoạt giải văn học ở Na Uy mới đây. Để thay cho cái kết của bài viết này.
Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Một lần ước, mất đi một góc
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên.
Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người đến đầu tiên là cảnh sát
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi ngã rồi, họ dựng chúng tôi lên
Những nắm đấm thôi miên vào mặt
Tôi nằm lăn ra đất
Nước mắt nuốt vào lòng
Lịch sử 4 ngàn năm, triều đại nào như thế?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Hải Phòng
Viết để nhớ ngày 29/4/2008
Báo động đỏ!
Nhân dân Việt Nam hãy cảnh giác; Lãnh đạo CSVN đã có thoả hiệp ngầm dâng VN cho TQ qua từng giai đoạn như sau:
GIAI ĐOẠN I : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.
=> THOẢ HIỆP NGẦM GIỮA CSVN VÀ TQ
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Nhưng người Việt Nam phải đối xử với lũ hán gian bán nước thế nào?
Từ không nhân nhượng đến hợp tác bình đẳng rồi dần dần sáp nhập VN vào Trung quốc từng giai đoạn!
Lãnh đạo VN muốn gia nhập Trung Quốc?.
Đề nghị bác Người Buôn Gió nói rõ, viết rõ tên chế độ CSVN (thay vì chế độ Việt Nam)!
Bí Trọng và phái đoàn sang Tầu bán nước về cho báo chí rầm rộ tâng công, thì hôm qua tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phụ trang của tờ Nhân Dân, tiếng nói chính thức của chính phủ Trung quốc viết bài mạt sát Bí Trọng chơi trò du dây lợi dụng cả Mỹ và Trung quốc . Tờ báo này đe doạ Việt Nam sẽ chịu hậu quả nặng nề nếu còn làm cái việc phản phúc đó .
Mẹ kiếp ! Thân phận Kẩu Nô sao mà nhục nhã đến thế kia chứ ! Mấy đồng chí Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Hoàng Hà và đám cún con “từ” Đức, “từ” Mỹ, “từ hang … Pắc Bó đâu cả rồi ? Sao chửa thấy mặt chó nào thò mõm ra bênh vực ngài Tổng bí thư một tiếng ? Hay chúng mày cũng biết sợ bàn tay lông lá của đồng chí Xập Xí Pìn vả cho vỡ mõm ?
TỪ HÀNH VI XÂM LƯỢC ĐẾN THỰC TẾ GIẢI QUYẾT
Trong suốt thời đại quân chủ nhà Nguyễn của Việt Nam, Trường Sa, Hoàng Sa đã nhất thiết là lãnh thổ của nước ta không hề có tranh chấp với ai cả.
Kể cả trong thời gian Pháp đô hộ VN sau đó, có những hiệp ước ký kết giữa nhà Thanh của TQ và thực dân Pháp liên quan đến đất nước ta, đều không hề nói đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN là có nguồn gốc từ xa xưa của TQ gì hết.
Chỉ sau này, tức cuối thế kỷ trước, khi TQ đã đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN, họ mới đưa ra luận cứ vu vơ là người của họ đã biết đến HS, TS ngay từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử của họ.
Luận điệu này chẳng khác gì vừa ăn cướp vừa la làng, cả vú lấp miệng em, chỉ là hành động và ngôn ngữ lấp liếm cho sự xâm lăng HS và một phần TS đã có của họ.
Nhưng về phía nhà nước VN hiện giờ thì sao? Vẫn luôn có những luận điểm trống đánh xuôi kèn thổi ngược để đối phó lại, kể cả lúc này tuyên bố vầy, lúc khác tuyên bố khác, người trách nhiệm này nói thế này, người trách nhiệm khác nói thế khác theo mỗi lúc, phần lớn dân thì chỉ biết im lặng, báo chí chính thức thì cứ xoay chiều theo người cầm quyền, chỉ có một số cá nhân hay đoàn thể nhân dân độc lập thì lên tiếng dứt khoát, quyết liệt, thẳng thừng lên án sự xâm lăng HS, TS của TQ nhưng trong sự chật vật khó khăn về mặt an toàn hay chỉ bằng các trang mạng xuất phát điểm từ nước ngoài.
Nói cụ thể, từ năm 1974 và tiếp tục về sau, TQ đã ngang nhiên đánh chiếm HS và một phần lớn TS của VN, nhưng phản ứng của VN nói chung là thất bại, yếu ớt, gần như bất động, thụ động, chịu phép hay hiện tại là đành chịu thua.
Một sự cố quan trọng đến an ninh và lãnh thổ đất nước như thế mà kết quả chỉ là cách phản ứng mềm yếu, thụ động, tiêu cực như vậy thì thật sự hoàn toàn tai hại đến tương lai của đất nước sau này.
Như vậy mọi người VN có tâm huyết với đất nước và quyền lợi dân tộc phải nên nghĩ thế nào, lý do nào mà nhà cầm quyền nước ta ngày nay chỉ phản ứng theo kiểu có thể nói chỉ hầu là vuốt đuôi theo thực tế như thế ? Có thể nêu ra hai lý do chính yếu :
1/ Hoặc vẫn đặt nặng vấn đề “ý thức hệ CS” là điều ngày nay đã hoàn toàn mất ý nghĩa lên hàng đầu với TQ.
2/ Hoặc thế lực yếu quá, không đương đầu nổi với kẻ xâm lược nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt, tự an ủi ru ngủ và tìm ra các cách hay lý lẽ để biện minh cho chính sự bất lực trong thực chất của mình.
3/ Hoặc nhằm bảo thủ quyền lợi của người cầm quyền thành ra kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào. Đành phải hòa hoãn, xuống nước, lẵng lặng chờ đợi điều gì xảy ra tiếp rồi hẳn hay hay cứ thế mà tiếp tục lùi bước chừng nào còn có thể tiếp tục lùi được.
Trong ba ý nghĩa cơ bản như trên, phải có một điều đúng hoặc là đúng cả ba cũng thế.
Kết quả thể hiện ra trong thực tế chỉ là thái độ hành động tránh né, ngôn ngữ tránh né, ngoai giao tránh né.
Tránh né tức là k4
TỪ HÀNH VI XÂM LƯỢC ĐẾN THỰC TẾ GIẢI QUYẾT
Trong suốt thời đại quân chủ nhà Nguyễn của Việt Nam, Trường Sa, Hoàng Sa đã nhất thiết là lãnh thổ của nước ta không hề có tranh chấp với ai cả.
Kể cả trong thời gian Pháp đô hộ VN sau đó, có những hiệp ước ký kết giữa nhà Thanh của TQ và thực dân Pháp liên quan đến đất nước ta, đều không hề nói đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN là có nguồn gốc từ xa xưa của TQ gì hết.
Chỉ sau này, tức cuối thế kỷ trước, khi TQ đã đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN, họ mới đưa ra luận cứ vu vơ là người của họ đã biết đến HS, TS ngay từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử của họ.
Luận điệu này chẳng khác gì vừa ăn cướp vừa la làng, cả vú lấp miệng em, chỉ là hành động và ngôn ngữ lấp liếm cho sự xâm lăng HS và một phần TS đã có của họ.
Nhưng về phía nhà nước VN hiện giờ thì sao? Vẫn luôn có những luận điểm trống đánh xuôi kèn thổi ngược để đối phó lại, kể cả lúc này tuyên bố vầy, lúc khác tuyên bố khác, người trách nhiệm này nói thế này, người trách nhiệm khác nói thế khác theo mỗi lúc, phần lớn dân thì chỉ biết im lặng, báo chí chính thức thì cứ xoay chiều theo người cầm quyền, chỉ có một số cá nhân hay đoàn thể nhân dân độc lập thì lên tiếng dứt khoát, quyết liệt, thẳng thừng lên án sự xâm lăng HS, TS của TQ nhưng trong sự chật vật khó khăn về mặt an toàn hay chỉ bằng các trang mạng xuất phát điểm từ nước ngoài.
Nói cụ thể, từ năm 1974 và tiếp tục về sau, TQ đã ngang nhiên đánh chiếm HS và một phần lớn TS của VN, nhưng phản ứng của VN nói chung là thất bại, yếu ớt, gần như bất động, thụ động, chịu phép hay hiện tại là đành chịu thua.
Một sự cố quan trọng đến an ninh và lãnh thổ đất nước như thế mà kết quả chỉ là cách phản ứng mềm yếu, thụ động, tiêu cực như vậy thì thật sự hoàn toàn tai hại đến tương lai của đất nước sau này.
Như vậy mọi người VN có tâm huyết với đất nước và quyền lợi dân tộc phải nên nghĩ thế nào, lý do nào mà nhà cầm quyền nước ta ngày nay chỉ phản ứng theo kiểu có thể nói chỉ hầu là vuốt đuôi theo thực tế như thế ? Có thể nêu ra hai lý do chính yếu :
1/ Hoặc vẫn đặt nặng vấn đề “ý thức hệ CS” là điều ngày nay đã hoàn toàn mất ý nghĩa lên hàng đầu với TQ.
2/ Hoặc thế lực yếu quá, không đương đầu nổi với kẻ xâm lược nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt, tự an ủi ru ngủ và tìm ra các cách hay lý lẽ để biện minh cho chính sự bất lực trong thực chất của mình.
3/ Hoặc nhằm bảo thủ quyền lợi của người cầm quyền thành ra kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào. Đành phải hòa hoãn, xuống nước, lẵng lặng chờ đợi điều gì xảy ra tiếp rồi hẳn hay hay cứ thế mà tiếp tục lùi bước chừng nào còn có thể tiếp tục lùi được.
Trong ba ý nghĩa cơ bản như trên, phải có một điều đúng hoặc là đúng cả ba cũng thế.
Kết quả thể hiện ra trong thực tế chỉ là thái độ hành động tránh né, ngôn ngữ tránh né, ngoai giao tránh né.
Tránh né tức là không chủ động mà chỉ thụ động phản ứng. Điều này hoàn toàn không chính đáng, hoàn toàn bất lợi và cứ càng ngày càng bất lợi cho chính đất nước.
Nhà cầm quyền vẫn nói dựa vào dân, vì nhân dân, nhưng hành vi thái độ như trên đối với hành động xâm lược biển đảo của ta mà TQ thực hiện không nói lên điều gì xác đáng hay có cơ sở đáng tin trong thực tế cả. Bởi vì nếu dựa vào dân, vì đất nước nhân dân sao không đưa vấn đề ra lấy ý kiến của toàn dân chỉ it cũng như một hình thức của hội nghị Diên Hồng mà ngay từ đời nhà Trần các vua Trần đã từng thực hiện. Ở đây chỉ duy có quan điểm, hành vi, thái độ của chính quyền cấp cao nhất, mà chẳng hề thấy ý kiến nào của quãng đại nhân dân tức toàn thể dân chúng hay báo chí toàn dân có tiếng nói công khai hoặc độc lập phát biểu lên cả.
Cho nên kết luận chung lại, mọi sự thật đều là sự thật, tức khách quan, còn ngôn ngữ hay quan điểm phát biểu liên quan như thế nào chỉ là chuyện khác. Tức hành vi xâm lược của TQ đối với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là hoàn toàn có thật. Còn ngôn ngữ giải thích hay thái độ biểu hiện có liên quan đến sự kiện đó như thế nào lại là điều khác. Nó chỉ biểu hiện tính cách tránh né, ngụy tín, tức không dám nhìn thẳng vào sự thật vì hoàn toàn không có khả năng đương đầu với sự thật chỉ thế thôi.
Không đương đầu hay không dám đương đầu với sự việc nguy hiểm chung, tức đều chứng tỏ thái độ bất lực, đầu hàng thực tế, còn không có điều gì chính đáng để dùng biện minh được cả. Chính quyền thực chất không dựa vào dân thì dân thực sự cũng không thể dựa vào chính quyền được điều gì cả. Như thế chỉ là tình trạng thả nổi nói chung, hay tính trạng bất lực của dân tộc, đất nước nói chung trong thực tế hiện tại trước nạn xâm lăng của nước ngoài mà thực sự ai cũng có thể thấy rõ được cả.
NGÀN KHƠI
(15/4/15)