Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động
Người dân chủ nào không có cảm tình với Nguyễn Văn Lý khi nhìn tấm hình ông bị bịt miệng giữa phiên tòa? Nguyễn Văn Lý đã sống bất khuất trong tù và chỉ được tạm phóng thích trong tình trạng sức khỏe nguy kịch, điều này lại càng làm tăng thêm sự kính phục đối với ông. Vậy mà chỉ sau một vài lời tuyên bố mới đây của ông đa số những người tôi quen biết, ở Việt Nam cũng như tại hải ngoại, trước đây từng ủng hộ Nguyễn Văn Lý rất nhiệt tình đã tỏ ra thất vọng về ông; trong một vài trường hợp tôi có cảm tưởng họ không chỉ thất vọng với Nguyễn Văn Lý mà còn ngoảnh mặt luôn với Khối 8406 mà ông là linh hồn. Sự kiện này chứng tỏ một điều: uy tín là điều khó có nhưng lại dễ mất.
Nói chung người ta phê phán Nguyễn văn Lý đã nhận xét quá hời hợt về tiến trình dân chủ hóa tại các nước trong vùng, đã nói cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ có ý nghĩa và chỉ có hy vọng nếu có một chủ thuyết hoàn chỉnh, một lãnh tụ tài đức vẹn toàn và một tổ chức “phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”. Chắc chắn đây là những điều Nguyễn Văn Lý đã suy đi nghĩ lại nhiều lần trong tù. Trước đây có lẽ ông cho rằng đấu tranh chính trị không phức tạp, chỉ cần có tấm lòng và sự dũng cảm, không cần tư tưởng chính trị, thành lập và lãnh đạo một tổ chức đấu tranh chính trị cũng không khó. Ông liên tục đưa ra những tuyên ngôn, tuyên cáo, thành lập trong vòng vài tháng ba tổ chức – Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền, Liên Đảng Lạc Hồng – với cùng một số người thân tín ít ỏi và bắt đầu vận động quần chúng ngay từ khi chưa có chuẩn bị nào.
Những thất vọng của các thân hữu nói trên đối với Nguyễn Văn Lý đều đúng cả, tuy nhiên riêng tôi thì lúc này tôi lại có cảm tình với ông hơn trước. Nguyễn Văn Lý đã “giác ngộ đấu tranh”. Dù chưa nhìn ra giải pháp, các vấn đề Nguyễn Văn Lý nêu ra: tư tưởng chính trị (mà ông gọi là chủ thuyết), tổ chức và lãnh đạo đều là những vấn đề có thực và cho tới nay chưa được tiếp cận một cách nghiêm chỉnh. Người ta vẫn vội vã vận động quần chúng đứng dậy đấu tranh trong khi chưa mảy may chuẩn bị những điều kiện tối cần thiết để có thể động viên quần chúng và để lãnh đạo quần chúng trong trường hợp vạn nhất quần chúng hưởng ứng. Hậu quả chỉ là những tranh đua gây tiếng vang, rồi gây thất vọng. Manh động hơn là hành động. Nguyễn Văn Lý, bằng những phát biểu mộc mạc đã góp phần cảnh tỉnh đối lập dân chủ Việt Nam.
Chung quanh chủ đề đấu tranh chính trị – và vận động quần chúng để giành thắng lợi – đã có rất nhiều thảo luận, nhiều đến nỗi người ta dễ quên những điều cơ bản nhất, những điều mà một người đấu tranh cho dân chủ không được quyền quên hay không biết nếu muốn thực sự hành động thay vì chỉ manh động. Hình như ít ai biết rằng đây là những đề tài đã được nghiên cứu và đã có kết luận. Nhiều tác giả rất nghiêm túc và có thẩm quyền thuộc các đại học danh tiếng đã công bố nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị. Điểm nổi bật của những nghiên cứu này là các tác giả có thể có những ý kiến khác nhau trên tầm quan trọng tương đối của các yếu tố của đấu tranh chính trị nhưng họ đều kết luận giống nhau, điều này lại càng làm tăng lên tính khả tín của những kết luận. Vả lại những kết luận này đều được thực tại xã hội và lịch sử kiểm chứng.
Những kết luận của họ là gì?
Trước hết là kết luận quan trọng nhất: nếu tranh thủ nhân tâm cho cố gắng đổi mới xã hội, để thay đổi một chế độ và một chính quyền không còn lý do tồn tại bằng một chế độ và một chính quyền khác là điều lúc nào cũng có thể làm và phải làm thì ngược lại động viên quần chúng đứng dậy đấu tranh chỉ là giai đoạn cuối cùng của một tiến trình tranh đấu kiên trì, vào lúc những mâu thuẫn giữa chính quyền và xã hội đã chín muồi và những điều kiện cho một cuộc cách mạng đã hội đủ.
Những mâu thuẫn đó tựu chung có ba loại. Có những mâu thuẫn tâm lý do sự kiện đảng cầm quyền không do dân, vì dân mà là dụng cụ áp đặt của một thành phần ưu đãi và thành phần này có nếp sống và những quan tâm khác hẳn phần còn lại của dân tộc; sự khác biệt trong lối sống và trong các quan tâm đó dần dần tạo ra thế tách biệt kình địch. Có những xung đột quyền lợi do sự kiện một thiểu số chiếm đoạt hết những điạ vị thuận lợi và bóc lột hoặc ngăn cản sự thăng tiến của đa số còn lại. Và cũng có những nguyên nhân thuộc về căn cước xã hội. Người ta đấu tranh vì căn cước bị xúc phạm, vì bị coi là thuộc loại công dân hạng thứ, bị từ chối những quyền tự do và những địa vị dành riêng cho một loại người. Tất cả những nguyên nhân xung đột này chỉ đủ mạnh để làm nẩy sinh ra ý chí đấu tranh nếu những người bị thua thiệt cảm thấy ràng buộc với nhau trong một thân phận chung. Các cá nhân riêng lẻ không bao giờ là một sức mạnh.
Nhưng ngay cả như thế, nghĩa là mọi người thấy chế độ không thể chấp nhận được và muốn thay đổi, cũng chỉ mới là điều kiện đầu tiên trong bốn điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng, hiểu theo nghĩa một thay đổi chế độ. Điều kiện thứ hai là đảng hay tập đoàn cầm quyền, vì mất lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và khả năng tự vệ đã yếu đi; điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới; điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.
Điều kiện thứ ba, đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới, là điều kiện khó khăn nhất vì không thể có được bằng thiện chí, cố gắng và hy sinh, thậm chí ngay cả hiểu biết chuyên môn. Đây là một cố gắng trí tuệ trong đó các nhà tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị, có vai trò trung tâm và quyết định. Lịch sử cho thấy các dân tộc thiếu tư tưởng chính trị thường sa lầy rất lâu trong bế tắc. Linh mục Nguyễn Văn Lý có lẽ đã cảm nhận được như vậy khi ông nói phải có một chủ thuyết hoàn chỉnh. Ngày nay các chủ nghĩa đã lỗi thời, nhưng sự cần thiết của một tư tưởng chính trị – hiểu theo nghĩa một hệ thống các giá trị nền tảng được hiểu thấu đáo trong ý nghĩa của từng khái niệm và trong quan hệ của chúng với nhau trong hoàn cảnh quốc gia – vẫn còn nguyên vẹn. Nguyễn Văn Lý ít ra đã đã ý thức được tầm quan trọng của tư tưởng chính trị. Những cuộc thảo luận lý thuyết gần đây về các khái niệm tự do, dân chủ, nhân quyền và phát triển cho thấy chúng ta vẫn còn cần nhiều tiến bộ. Những ngộ nhận nhiều khi bộc lộ ngay nơi những trí thức hàng đầu.
Và vẫn còn điều kiện thứ tư nghĩa là sự xuất hiện một tập hợp – một tổ chức hay một liên minh có lãnh đạo thống nhất của nhiều tổ chức – được nhìn như là có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh đổi đời. Nguyễn Văn Lý tỏ ra đã nhìn thấy những đòi hỏi lớn để có được tập hợp này khi ông nói nó “phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”.
Nhưng làm thế nào để xây dựng ra tập hợp đó?
Lịch sử của các nước, các thời cũng đã chứng tỏ rằng mọi kết hợp đấu tranh cách mạng muốn thành công đều phải qua năm giai đoạn rõ rệt:
1/ Xây dựng một cơ sở tư tưởng;
2/ Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt;
3/ Xây dựng và kiểm điểm phương tiện;
4/ Xây dựng cơ sở quần chúng;
5/ Tiến công giành thắng lợi.
Trong thế giới văn minh hiện nay, khi giải pháp vũ trang đã bị loại bỏ, tiến công giành thắng lợi đồng nghĩa với động viên quần chúng đứng dậy đấu tranh áp đặt thay đổi chế độ, hoặc bằng cách giành lấy chính quyền để thay đổi, hoặc bằng cách buộc chính quyền phải nhượng bộ và chấp nhận thay đổi.
Tiến trình năm giai đoạn này, trong đó xây dựng cơ sở tư tưởng chính trị là bắt buộc đầu tiên một lần nữa, cho thấy tầm quan trọng của tư tưởng chính trị. Một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải được quan niệm như một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị và thực hiện một dự án chính trị.
Một nhận xét rất quan trọng là hai giai đoạn đầu, xây dựng một cơ sở tư tưởng và hình thành đội ngũ cán bộ nòng cốt, chiếm gần hết thời giờ và công lao của một cuộc cách mạng. Phải vài thập niên mới có nổi một cơ sở tư tưởng đúng đắn, lành mạnh, được quần chúng chia sẻ và một đội ngũ cán bộ chừng vài trăm người với vài chục người là những cán bộ thực sự nòng cốt, nắm vững cơ sở tư tưởng, có bản lãnh, có quyết tâm, có kỹ thuật và kỷ luật đấu tranh. Nhưng một khi hai yếu tố này đã có, tổ chức có thể dựa vào một vận hội lịch sử mà phát triển rất nhanh chóng và giành được thế chủ động trong vòng vài năm, thậm chí vài tháng.
Tiến trình này cũng cho thấy vận động quần chúng chỉ là cố gắng cuối cùng của giai đoạn cuối cùng của đấu tranh chính trị, dù là điều bắt buộc. Tuy vậy điều bắt buộc không nhất thiết phải là điều quan trọng nhất. Lấy thí dụ một sinh viên đi học và đi thi để lấy bằng tốt nghiệp. Thi là điều bắt buộc nhưng không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất là học. Nếu đã học kỹ thì thi chỉ là một thủ tục, còn nếu không học mà đi thi thì kết quả đã hiển nhiên từ trước.
Nhưng quần chúng là gì? Quần chúng phải được hiểu là khối đông đảo những người không phân biệt trình độ hiểu biết không dành cho hoạt động chính trị một quan tâm bền bỉ nào và cũng không tham gia một tổ chức chính trị nào. Đặc điểm của quần chúng là không gắn bó, mỗi người sống riêng lẻ, bình thường bất lực, khi được động viên thì ứng xử giống như một đám đông, nghĩa là một khối nhiều người không biết nhau đi theo sự hướng dẫn của những người cầm đầu.
Pages: 1 2
Một người bình thường như tôi cũng đã ý thức được rằng, đấu tranh chính trị thì cần phải có tổ chức và một đội ngũ cán bộ nòng cốt, có trí tuệ, và người lãnh đạo phải có uy tín, đội ngũ cán bộ này như chất men cốt, nắm vững cơ sở tư tưởng, chính sách, đường lối và có bản lãnh, dũng cảm, quyết tâm và kỷ luật đấu tranh…Có như vậy thì mới có khả năng vận động được quần chúng!
Cám ơn ông Nguyễn Gia Kiểng về nhận định và phân tích hết sức chí lý và thú vị!
Chỉ tiếc rằng, những người mà ông Kiểng quen biết, không nhiều thì ít, cũng là những bậc trí giả, „trước đây từng ủng hộ Nguyễn Văn Lý rất nhiệt tình“, ấy thế mà, theo lời ông Kiểng… chỉ vì vài lời „phát biểu mộc mạc“ của LM Nguyễn Văn Lý như „góp phần cảnh tỉnh đối lập dân chủ Việt Nam“ đã làm cho họ thối chí, “không chỉ thất vọng với LM Nguyễn Văn Lý mà còn ngoảnh mặt luôn với Khối 8406“!
Trời đất!… Mới như thế này mà đã nản lòng, thất vọng, thì làm sao đấu tranh đây?
Xin lỗi, đấu tranh nửa vời, chờ thời theo chiều gió kiểu này, thì chẳng ham chút nào, khi vui thì vỗ tay vào, đến khi gặp khó khăn thì nản lòng rã đám, sống chết mặc bay?
Theo ông Kiểng thì…“Nói chung người ta phê phán Nguyễn văn Lý đã nhận xét quá hời hợt về tiến trình dân chủ hóa tại các nước trong vùng, đã nói cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ có ý nghĩa và chỉ có hy vọng nếu có một chủ thuyết hoàn chỉnh, một lãnh tụ tài đức vẹn toàn và một tổ chức “phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”. Chắc chắn đây là những điều Nguyễn Văn Lý đã suy đi nghĩ lại nhiều lần trong tù.“
Những yêu cầu mà LM Nguyễn Văn Lý suy tư và đặt ra, lại rất phù hợp với những suy nghĩ của một lý thuyết gia, chính trị gia như ông Nguyễn Gia Kiểng: Cần „Xây dựng một cơ sở tư tưởng, Cần Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt, Xây dựng và kiểm điểm phương tiện, xây dựng cơ sở quần chúng, trước khi tiến công giành thằng lợi“
Như vậy thì rõ ràng không phải là LM Lý hời hợt, mà chính họ, những người đã từng ủng hộ và cổ vũ cha Lý mới là hời hợt, và vội quay lưng ngoảnh mặt khi LM Lý có suy nghĩ khác họ?
Và như vậy thì lời khẳng định của ông Kiểng „bị trái ngược“ khi viết rằng…“Những thất vọng của các thân hữu nói trên đối với Nguyễn Văn Lý đều đúng cả , tuy nhiên riêng tôi thì lúc này tôi lại có cảm tình với ông hơn trước .
Cá nhân tôi, không những vẫn kính mến LM Lý, mà còn ủng hộ ông nhiệt tình hơn nữa, vì suy nghĩ của Ngài rất sáng suốt và đúng đắn! Bất cứ làm việc gì cũng phải suy nghĩ, tính toán chín chắn thì mới thành công được, chứ không thể bốc đồng!
Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng:
Đọc bài viết trên đây của ông, tôi cũng thất vọng về ông giống như là ông đã thất vọng về linh mục Nguyễn Văn Lý và Khối 8406.
Theo thiển nghĩ của tôi, Đấng Tạo Hóa ban cho mỗi người một ấn tướng khác nhau. Ông thì giỏi chữ nghĩa, linh mục Lý giỏi ngồi tù cộng sản, còn tôi giỏi nấu ăn quét nhà cho vợ. Mỗi người một việc. Miễn là chúng ta có tấm lòng, muốn dấn thân vào một công việc đầy rủi ro, và nguy hiễm. Ở thời điểm này, một người như linh mục Lý và Khối 8406 dám mang trứng mà chọi với đá, mà ông vẫn còn thất vọng, vẫn chưa hài lòng, vẫn mang ra “kiểm điểm” Vậy tôi e rằng ông hơi khó tính đó.
Tôi kể ông nghe một chuyện tiếu lâm. Có lẽ ông cũng biết rồi, nhưng tôi vẫn kể lại:
Một người Việt hỏi một người Mỹ trắng rằng:
- “Tại sao ông không giỏi, mà sao ông giàu thế?”
- “Đúng! Tôi không giỏi, tôi giàu vì tôi biết dùng những người giỏi hơn tôi”. Người Mỹ đáp:
Thủa thiếu thời, tôi được học hai câu thơ (hình như là của Tố Hữu nếu tôi không lầm).
“Dẫu một cây chông trừ giạc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương”
Tôi không có ý sử dụng nghĩa đen của hai câu thơ này, mà chỉ nượn nó như là một “ngụ ý” để ông cùng suy nghĩ, nếu ông còn muốn bận tâm đến lời của một phó thường dân – trình độ văn hóa “biết đọc, biết viết” như tôi.
Trần Hồng Tâm
Chào bạn Trần Hồng Tâm
Hình như có sự lầm lẫn?
Ông Nguyễn Gia Kiểng cho biết là …”đa số” những người mà ông quen biết đã thất vọng (?), còn cá nhân ông thì “KHÔNG” khi viết rằng…”riêng tôi thì lúc này tôi lại có cảm tình với ông hơn trước“.
Tôi rất tâm đắc với những phân tích của ông Kiểng, bất kỳ một cuộc đấu tranh nào cũng đòi hỏi phải có tổ chức với những điều kiện mà ông Kiểng đã trình bày, đấy cũng là băn khoăn của LM Nguyễn Văn Lý.
Những thắc mắc trong tôi, tại sao những người mà ông Kiểng nhắc ở trên, đã một thời tin yêu và ủng hộ cha Lý, lại có thể dễ nản chí và thất vọng như thế, mà không chịu suy nghĩ, chia sẻ và trao đổi với cha Lý về những suy tư của ngài?
Trong những đãng phái và tổ chức chính trị nguời Việt hải ngoại, nhóm Thông Luận sau này lấy tên là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là đáng tin cậy về kiến thức sâu rộng và phẩm chất cao đẹp trong sáng hơn hết. Có lẽ quá săn sóc và bận rộn cho một “dự án” hoàn chỉnh, Tập Hợp đã dễ dàng bỏ qua phần tổ chức, phát triển tổ chức sâu sát vào quần chúng. Nếu tập sách “Tổ Quốc Ăn Năn” ngốn gần hết thời gian quí báu cuả lý thuyết gia Nguyễn Gia Kiểng để gây thêm một số trí thức yêu nuớc và tiến bộ trong nuớc thì nguợc lại nó đã chọc giận một cách không cần thiết trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Những nguyên nhân chọc giận cuả sách không phải vì tư liệu đề cập đều không là sự thưc vững chắc mà vì đi truớc não trạng cuả phần đông thành phần vốn ưu thế trong tầng lớp thống trị miền Nam.
Nếu quả tình có chút gì mong mỏi đóng góp (chủ quan) cuả mình vào nhóm Nguyễn Gia Kiểng, bạn đọc này, nguời từng vưà nguỡng mộ vừa tặc luỡi Tập Hợp thì :
“Những nhận định và lý luận vô cùng tinh tế và sắc bén cuả ông cần chuyển sang dành phần hậu cộng sản.
Trong tình thế hiện tại, có thể nào Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trong và ngoài nuớc tập trung mũi nhọn cuả mình vào làm việc chặt chẽ và ráo riết với đội ngũ trí thức quân đội …để sớm tạo cơ hội cho dân chủ hoá, đa nguyên hoá đất nuớc đuợc chăng? Mong lắm thay !-
Trong hien ti’nh cua da*t nuo*c,” CHU`NGHIA~DAN TOC ” la` u*u th@’ng de*` thay the’ dg` cs .
Van dong do’ng bao truo*c nguy co* le thuoc Ta`u, pha’t trie`n da’t nuo*c, thoa’t ca`nh do’i nghe`o
lac ha*u & co*ng-b@`ng-xa~-ho*i . Va*’n de` la`: DOA`NKE’T, tao su* do*`ng thua*n, la`su*’c manh
tao th@’ng lo*i . Dan da~ qua’ bu*’c xu’c, cha’n nga’n , c@m ghe’t che*’ do*, chi* ca*`n 1 ngon lu*a` la` cha’y bu`ng le*n ngay . To*` chu*’c, la~nh dao ; ta*p ho*p tha*t NHIE`U HAT CA’T lai duo*c se~ th@’ng lo*i mau cho’ng .
Ra*’t mong vi` tuo*ng lai da*’t nuo*’c, va*n menh do`ng ba`o ma` DO*`NG TA*M HIE*P LU*C ,
gat bo` ty hie*`m rieng , chung tay , chung su*’c, chung lo`ng la` THA`NH CO*NG .
Lời tuyện bố nông cạn và vội vã cho thấy cái giới hạn cuả một kẻ tu hành như LM Nguyễn Văn Lý . Bên cạnh cái phẫm chất cao đẹp ,nay ông ta bỗng thực thà xác định mình như một kẻ thiếu kích thuớc, bản lĩnh trong một chính truờng phức tạp để một quần chúng , nhất là loại quần chúng hãi ngoại chờ sung rụng, đang trông đơị nơi con nguời hiền lành đó.
Nhưng tư thế chính trị cuả những nguòi Việt “có máu mặt “tại hãi ngoại chẵng khá gì hơn .
Những cuộc tùng tam tụ ngũ từ Mặt trận Hòang Cơ Minh , Tổ chức Phục Hưng , Chính phủ Lâm thời… cho đến đãng Việt Tân ,Nhân Dân, Vì Dân…chĩ là những cái giật gân duy ý chí, hay chĩ là những cái ngáp ngái ngủ trong cơn mộng mị .
Xuất hiện gần ba muơi năm , Tập thể Dân Chủ Đa Nguyên vẫn còn tiếp tục bay luyện trên những đám mây lý luận suông hấp dẫn vui mắt với màu sắc óng ánh làm nhiệm vụ cuả như những món nữ trang sặc sở dành cho đôi mép.. Chẵn hạn trong khi nhà dân chủ Trung quốc Ngụy Kinh Sinh xoáy vào nguyên nhân tồn tại cuả CS Tàu là chính Mỷ tiếp máu , và đưa ra phuơng sách cụ thể chống trả thì nguời ta chĩ thấy cái Tập thể DCĐN này nhào nắn, quanh co tới lui qua lại một mớ lý luận trên trời duới biễn
mà chẵng có một động thái cụ thể nào cho những vấn đề truớc mắt.
Chẵng hạn ai cũng biết : Sự tồn tại nhiều chục năm qua cuả CSVN là vưà do Mỹ vưà do Tị nạn CS tiếp máu . Vậy Tập thể này có kế hoạch và động thái nào cụ thể cho những vấn đề này chưa ?
Chẵng hạn ai cũng biết : Một Tập thể hay đãng phái và ba chục hay vài ba trăm làm sao địch nỗi sức mạnh cuả một bộ máy kiềm kẹp cuả CSVN với ba triêu đãng viên và bắt cóc trong tay 85 triêu mạng nguời , nếu bỏ qua vấn đề đoàn kết cho đuợc 3 triêu nguời hãi ngoại ? Tập thể đã tối thiễu tìm hiễu ,xác định bản chất , phân loại cộng đồng hãi ngoại chưa ?
Không đi sát với quần chúng thì xin hỏi làm sao quí vị có thể vận dụng đuơc quần chúng ?
Khi nhìn vào màn hình You Tube cuả đài VNCR thấy ông Nguyễn Gia Kiễng, một lý thuyết gia cuối cùng kết luận cho sự thất bại cuã Tập thể ông ta bằng cách đổ vấy cho ” nguời Viêt Nam
không có văn hoá tổ chức” thì , xin lỗi , nguời xem chĩ biết thở dài và”hết ý”!
Ông NGK đưa linh mục Nguyễn Văn Lý vào đầu bài viết để dẫn chuyện nhưng sau đó ông lại cho linh mục Lý … rớt đài luôn (tức là quên luôn). Đó quả là một điều khá thú vị !
Những điều ông NGK nói hoàn toàn mang nặng kiến thức chính trị Xa Lông (có lẽ là phải thêm hai chữ phòng lạnh thành “Xa Lông Phòng Lạnh” thì mới trọn ý)
Đối với một người là cha đẻ của “Qũy đạo của chó” và “chủ nghĩa thực tiễn” thì có lẽ không cần phải có một bài viết chính thức phản hồi bài viết này của ông Kiểng.
Đúng, đây là những nhận định rất chín chắn, khởi nguồn từ những thao thức về đất nước trong vòng 30 năm nay của những trí giả như ông Nguyễn Gia Kiểng và các chí hữu nặng ký trong nhóm ông. Họ thuộc một tổ chức gọi là Tập hợp Dân chủ Đa nguyên (Nhóm Thông Luận) mà ông Nguyễn Gia Kiểng là người lãnh đạo sáng suốt trong suốt thời gian hoạt động (nhưng không manh động) đó.
Có thể nói, họ là những người đầu tiên khởi xướng chuyện “hoà giải hòa hợp” dân tộc cũng như cương lĩnh chính trị, văn hóa tổ chức, v.v.. nhưng tôi e rằng trong bốn điều kiện ông Kiểng nêu ra thì nhóm “Tập hợp” phe “ta” của ông vẫn còn yếu về chuyện vận động quần chúng mà ông cho là “đưa quần chúng vào hành động” là không cần thiết.
Khổ nỗi, tuy không nói ra, tôi có cảm tưởng rằng ông hàm ý chỉ có Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của ông mới hội đủ điều (4) kiện tiên quyết để dựng ngọn cờ khởi nghĩa, lãnh đạo, đưa đất nước ra khỏi ngõ bí của Đảng CS hiện nay. Không hiểu cuộc cách mạng bất bạo động của ông sẽ hình thành ra sao nếu không có sự hưởng ứng của quần chúng trong nước?
Hay là trong kỷ nguyên truyền thông điện tử này, một người như ông Kiểng sẽ điều khiển từ xa, chờ người trong nước thi hành mệnh lệnh (remote control) của một tổ chức như ý ông, sau đó sẽ mời một lãnh tụ anh minh và một đội ngũ nòng cốt như THDC Đa nguyên về chăn dắt con dân?
Thiện tai, thiện tai,
Thái Anh
Bài phân tích rất chính xác nếu Khối 8406 là một ĐẢNG chính trị và Linh mục Nguyễn Văn Lý là đảng trưởng! Khối 8406 đã rất nhiều lần khẳng định là không phải đảng chính trị. Khối 8406 chỉ là phản ứng tự nhiên của một xã hội đầy dẫy bất công và băng hoại đạo đức. Do đó công luận vẫn gọi là Linh mục Nguyễn Văn Lý thay vì Đảng Trưởng và chính ngài khi bị bắt buộc ra tòa cũng chỉ muốn mặc áo Linh mục nhưng bị công an khống chế! CSVN đàn áp Khối 8406 là đàn áp phản ứng của xã hội, đúng hơn là đàn áp tiếng nói đối lập của công dân. Vì thế bản chất độc tài chuyên chế càng bị phơi bày ra trước công luận thế giới.
Nhóm Thông Luận cũng không phải là Đảng Thông Luận, cho dù đã kiên trì thuyết lý hơn mấy mươi năm! Nếu lý thuyết vững, hợp lý, hợp tình với xu thế xã hội đương thời thì tại sao không là Đảng để có thể đi vào hành động cụ thể?
Tạm so sánh giữa Thông Luận và 8406 thì một bên là lý thuyết một bên là hành động. Và bên hành động tại chỗ gánh chịu hậu quả nặng nề là đương nhiên.
Ai là người sẽ kết hợp đầu mình và tứ chi để trở nên một cơ thể? Hiện tại các đảng chính trị vẫn chỉ biết vỗ tay, cổ vũ chứ chưa thể kết hợp được. Nếu Thông Luận thành công trong vai trò kết hợp, thay vì phê phán, thì chắc chắn sẽ có vị trí xứng đáng trong lịch sử dân tộc.
Có điều, Tư Bản đang thầm lặng bảo vệ chế độ Hà Nội để cùng đảng CSVN trục lợi về tài nguyên, sức lao động và chính trị trên mồ hôi nước mắt của dân Việt nên đất nước vẫn còn lẩn quẩn trong vòng cùng khốn!
PHONG TRAO DAU TRANH DOI DAN CHU NHAN QUYEN CUA NHUNG NGUOI VN TRONG NUOC CUNG NHU O HAI NGOAI CO MOT DIEM CHUNG NHAT, DO LA HOI HOT, NONG NAY, AN XOI O THI. TU NHUNG DAC DIEM TREN NHIEU LUC DAN DEN CUC DOAN, MAT PHUONG HUONG. NGUYEN VAN LY CUNG KO NGOAI TRUONG HOP AY. CUOC DAU TRANH NAY PHAI TU XAC DINH LA DAU TRANH CHO AI, CHO DAN TOC CHO NHAN DAN, HAY CHI LA CHO MOT VAI CA NHAN CO HOI CHINH TRI. THAM VONG NHIEU KHI QUA LON DAN DEN CHIA RE VA CUC DOAN. PHONG TRAO THIEU MOT DIEM NHAN, THIEU MOT CUONG LINH, MAC DU DA CO NHIEU TO CHUC DUA RA NHUNG CUONG LINH DAU TRANH, NHUNG QUA THOI GIAN CO THE NO KO CON PHU HOP VOI THUC TIEN. CAI DAU TIEN PHAI LAM KO PHAI NHANH CHONG TRANH DANH QUYEN LUC VOI DANG CONG SAN. MA LA DOI HO THUC THI QUYEN DAN CHU THEO HIEN PHAP MA HO DUA RA…CUONG LINH CUA MOT TO CHUC, HAY MOT CA NHAN DEU PHAI DAT VAN MENH TO QUOC VA NHAN DAN LEN TREN HET..TOI NGO RANG, CAI BAN CHAT CO HUU CUA NGUOI VIET DA AN VAO MAU TU HANG NGAN NAM NAY..MOI KHI DANH DUOC CHINH QUYEN, LUC DO SU DAU DA LAN NHAU, AN CHIA THEO NGOI THU, DAN DEN DOC QUYEN LA DIEU KHO TRANH KHOI. LEN AN CONG SAN DOC QUYEN, NHUNG CAI DOC QUYEN DAU PHAI CHI CO O NHUNG NGUOI CONG SAN. I ACH MAI, PHONG TRAO DAN CHU CUNG MOI CHI CO VAN DONG QUOC TE LEN AN CHUI BOI CHO HA DAN. CO CHANG CO BAI BAN, CO CUONG LINH, THI CHI LE LOI O ..TAP HOP DAN CHU DA NGUYEN. NHUNG CUNG CAN BO SUNG NHUNG DIEM MAU CHOT, NHUNG DIEM CO BAN CHO PHU HOP VOI TIEN TRINH LICH SU. PHONG TRAO MUON DI DEN HOAN CHINH LAI PHAI THAM VAN KINH NGHIEM CUA HIEN CHUONG 77 DO VACOLAV-HAVEN KHOI XUONG….
Cảm ơn tác giả. Đây là những nhận xét rất chín chắn, cần cho những tổ chức đấu tranh chính trị phải suy tư. Kêu gọi hoà hợp hoà giải chân thành, mở lối về cho lãnh đạo đối lập, còn ta phải có tổ chức, có lý thuyết, có lãnh đạo, kiên trì, trí tuệ, sáng tạo trong tinh thần dân tộc, thấy được hướng đi phải có sắp tới của đất nước mà hành động, vượt trên những hận thù quốc-cộng hạn hẹp.