WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động

Trong cố gắng động viên quần chúng, một số ngộ nhận cần được cảnh giác.

Ngộ nhận thứ nhất là cho rằng quần chúng là tất cả, quần chúng có thể động viên được một cách nhanh chóng và khi đã có quần chúng là sẽ thành công. Ngộ nhận này khiến người ta hăm hở vận động quần chúng (rải truyền đơn, căng biểu ngữ, kêu gọi biểu tình v.v.) dù chưa có chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức. Có những tổ chức ra đời chỉ để sách động quần chúng.

Ngộ nhận thứ hai là cho rằng nếu quần chúng phẫn nộ vì ý thức được rằng mình bị đàn áp và bóc lột thì họ sẽ đứng dậy đánh đổ chính quyền. Sự thực thì mọi kinh nghiệm đều cho thấy là một khối người dù đông đảo tới đâu và hoàn toàn đồng ý rằng mình bị áp bức cũng không đứng dậy tranh đấu. Họ chỉ đứng dậy tranh đấu nếu có một tổ chức lãnh đạo và tổ chức này phải đủ mạnh và gắn bó để khiến họ tin chắc vào thắng lợi.

Tâm lý đám đông của quần chúng cần được đặc biệt lưu ý vì có hai hệ quả rất quan trọng: một là quần chúng đòi hỏi lãnh đạo, do đó quần chúng chỉ có thể động viên được nếu có một tổ chức mạnh khởi xướng; hai là, cũng như một đám đông, quần chúng được động viên do bị kích thích. Không có sự kích thích nào có thể kéo dài được, bởi vậy quần chúng chỉ có thể động viên được trong một thời gian ngắn. Tổ chức lãnh đạo vì vậy phải chuẩn bị trước kế hoạch để lợi dụng tối đa và tức khắc thời điểm thuận lợi này để đạt những kết quả dứt khoát không thể đảo ngược. Do hai đặc tính này giai đoạn động viên quần chúng là giai đoạn hết sức căng thẳng và sôi nổi. Các nhà nghiên cứu chính trị dùng cụm từ chiến tranh động viên (war of mobilization, guerre de mobilisation).

Một cách cụ thể nếu bỏ qua những hành động khủng bố, hầu như trong mọi cuộc cách mạng bất bạo động tại mọi quốc gia cuộc chiến tranh động viên diễn ra như sau:

- Một bên là phe đối lập cố gắng thuyết phục quần chúng rằng phải thay đổi chế độ chính trị và tổ chức xã hội để tìm một lối thoát cho cả dân tộc; một bên là đảng cầm quyền cố gắng trấn an quần chúng rằng mỗi người có thể tìm giải pháp thăng tiến cá nhân cho mình trong khuôn khổ chế độ. Đối lập hô hào thay đổi xã hội trong khi chính quyền đề cao sự linh động trong xã hội. Đối lập hô hào một giải pháp chung cho đất nước trong khi chính quyền hứa hẹn những khả năng thăng tiến cá nhân. Tóm lại đối lập kêu gọi đoàn kết để cùng nhau đấu tranh cho một giải pháp quốc gia trong khi chính quyền khuyến khích tâm lý luồn lách để tìm giải pháp cá nhân.

- Đối lập tố giác những sai phạm của chính quyền và những thiệt hại gây ra cho quần chúng. Để chống trả, một chính quyền khôn ngoan không bao giờ nói là tất cả đều rất tốt và không có gì phải thay đổi, vì như thế là vô tình tiếp tay cho đối lập bởi vì khiến người dân thấy là họ không có gì để hy vọng ở chế độ; trái lại nó luôn luôn nhìn nhận là có nhiều sai lầm và tỏ ra cố gắng sửa sai, dù những biện pháp sửa sai chỉ nhằm duy trì hiện trạng.

- Đối lập kêu gọi hòa giải và hòa hợp dân tộc để có đoàn kết và sức mạnh dân tộc, trong khi chính quyền cố hết sức để khơi động những tị hiềm để giữ quần chúng trong thế chia rẽ bất lực. Cuộc nổi dậy nào của quần chúng cũng bắt đầu từ một biến cố khởi động xẩy ra cho một tập thể quần chúng, nếu tập thể này không được sự hưởng ứng của các tập thể khác, thậm chí còn bị chống đối, thì biến cố này không thể trở thành khởi điểm cho một cuộc nổi dậy của toàn dân. Một thí dụ cụ thể, trong nhiều thí dụ khác, là khi người công giáo tranh đấu, như biến cố Tam Tòa tại Quảng Bình năm 2009, chính quyền cộng sản đã khơi động tinh thần bài công giáo để huy động những phần tử quá khích hành hung các linh mục và giáo dân. Các tập đoàn độc tài không cần người dân thương yêu chúng, chúng chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau để tiếp tục bất lực trong sự chia rẽ.

- Đối lập cố gắng thống nhất đội ngũ lãnh đạo vì đó là điều kiện bắt buộc để động viên quần chúng; quần chúng không thể đứng dậy nếu nhận được những lời kêu gọi mâu thuẫn từ nhiều nguồn. Chính quyền cố gắng phân tán và chia rẽ tối đa đối lập bằng mọi phương tiện, kể cả khuyến khích cách làm chính trị nhân sĩ, mua chuộc một số thành phần đối lập hay thành lập những tổ chức đối lập giả hiệu.

- Đối lập cố gắng trấn an những người trong bộ máy chính quyền rằng sự thay đổi chế độ sẽ không đe dọa họ trong khi chính quyền cố gắng tạo tâm lý lo sợ những trả thù báo oán để đoàn kết nội bộ trong phản xạ tự vệ. Hoà giải và hoà hợp dân tộc là ngôn ngữ bắt buộc của một đối lập thông minh. Bằng ngôn ngữ ôn hòa và bao dung đối lập cố gắng thuyết phục và tranh thủ những thành phần tiến bộ trong đảng cầm quyền bởi vì những tiếng nói phản kháng từ trong nội bộ có sức tàn phá đặc biệt; chính quyền cố gắng giữ vững hàng ngũ bằng cách phủ dụ và mua chuộc những người bất mãn, nếu không được thì trừng trị một cách thật nghiêm khắc để làm gương.

Cố gắng động viên quần chúng chỉ thành công nếu hội đủ ba điều kiện :

Điều kiện thứ nhất là quần chúng cảm thấy mình là một thành phần bị một thành phần khác chà đạp và bóc lột. Cần có sự hiện hữu của hai tập thể có căn cước rõ ràng, một tập thể ta trong đó mỗi người cảm thấy mình là thành viên gắn bó và có trách nhiệm phục vụ, đồng thời cũng cảm thấy được hỗ trợ; và một tập thể địch mà tập thể ta nhìn như nguyên nhân của những đau khổ mà mình và các đồng cảnh là nạn nhân.

Tập thể địch có thể được tạm định nghĩa là thành phần thượng lưu trong chế độ. Tập thể ta phải là toàn dân hoặc đại đa số dân chúng. Như vậy muốn xây dựng tập thể này, không có giải pháp nào khác hơn là củng cố lòng yêu nước và đề cao hòa giải và hòa hợp dân tộc. Không có lòng yêu nước thì không thể nói tới dân tộc, yêu nước mà chia rẽ và thù ghét lẫn nhau thì cũng không phải là một lực lượng và sẽ tiếp tục bất lực trong sự chia rẽ.

Điều kiện thứ hai là phải có những hứa hẹn cụ thể. Quần chúng không đủ hiểu biết và suy luận để có thể được hoàn toàn thuyết phục và động viên vì những phúc lợi của đạo đức chính trị, lòng yêu nước, tự do, dân chủ v.v. Họ phải nhìn thấy cuộc cách mạng đem lại cho họ những kết quả cụ thể nào. Các cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp cuối thế kỷ 18 có nguồn gốc là chống thuế. Các đảng cộng sản tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã có một hứa hẹn rất cụ thể là nếu nắm được chính quyền họ sẽ tiêu diệt giai cấp chủ nhân (hoặc địa chủ) và lấy của người giàu chia cho người nghèo.

Điều kiện thứ ba là quần chúng phải chắc chắn là cuộc đấu tranh sẽ thành công. Quần chúng không lãng mạn. Cũng không thể đòi hỏi sự dũng cảm và kiên trì nơi quần chúng. Dũng cảm và kiên trì là đặc tính của những tổ chức. Nhưng khi nào thì quần chúng tin chắc vào thắng lợi? Câu trả lời của những kinh nghiệm lịch sử và những công trình nghiên cứu là khi quần chúng thấy có một tổ chức vừa đáp ứng đúng nguyện vọng của họ vừa có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Một lần nữa đấu tranh chính trị luôn luôn là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ là đấu tranh của những cá nhân. Sức mạnh của tổ chức được hiểu là phương tiện, trí tuệ, đội ngũ nòng cốt, uy tín của lãnh đạo, và nhất là sự gắn bó vì quần chúng nhìn một tổ chức như một người. Một tổ chức yếu về lực lượng hoặc chưa có uy tín dĩ nhiên không động viên được quần chúng. Một tổ chức không có nhất trí dưới mắt quần chúng giống như một người chưa biết mình muốn gì và do đó cũng không thể động viên được quần chúng. Và vì tổ chức lãnh đạo quần chúng phải vừa mạnh vừa gắn bó, nó chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và kiên trì trong hàng thập niên. Một tổ chức vừa mới thành lập được vài năm, chưa nói vài tháng, không có hy vọng nào động viên được quần chúng.

Điều quan trọng cần được nhắc lại và nhấn mạnh là một khi đã được động viên thì lực lượng quần chúng phải được sử dụng ngay tức khắc để đạt thắng lợi. Quần chúng không kiên nhẫn, nếu thắng lợi không đến nhanh chóng khí thế đấu tranh sẽ nhường chỗ cho thất vọng.

Tóm lại, quần chúng chỉ động viên được vào lúc mà mọi cố gắng và hy sinh để thành công đã làm xong, thắng lợi đã chắc chắn và quần chúng không còn chọn lựa nào khác hơn là ủng hộ.

Còn một lấn cấn: một cuôc cách mạng có thể hoàn toàn bất bạo động trong mọi trường hợp được không? Những thay đổi chế độ trong hòa bình tại Đông Âu và Liên Xô cũ phải chăng chỉ là do may mắn?

Quả thực động viên quần chúng là để buộc chính quyền phải nhượng bộ trước đe dọa của những hành động mãnh liệt như biểu tình lớn trên toàn quốc, chiếm đóng và làm tê liệt các cơ quan xí nghiệp, cuối cùng chiếm chính quyền dưới áp lực của đường phố, thậm chí nổi dậy võ trang nếu cần. Điều rất quan trọng cần được nhấn mạnh là trong đại đa số các trường hợp những hành động này không cần thiết. Một đối lập sáng suốt có thể không dùng tới những hành động này trong mọi trường hợp. Chỉ cần có khả năng lật đổ chính quyền bằng áp lực quần chúng là đủ. Chính quyền nào, dù ngoan cố và lì lợm đến đâu, cũng sẽ thỏa hiệp thay vì đối đầu nếu biết trước đối đầu sẽ thảm bại.

Như thế tranh thủ và động viên quần chúng là điều phải làm, nhưng đưa quần chúng vào hành động là không cần thiết. Chỉ cần chứng tỏ có khả năng điều động quân chúng nổi dậy là đủ chứ không cần quần chúng thực sự nổi dậy.

Lời cuối: Những ngộ nhận về vận động quần chúng chủ yếu do quan sát hời hợt không khí tưng bừng của những cuộc cách mạng đã thành công, người ta tưởng rằng các cuộc cách mạng này đã thành công vì được quần chúng ủng hộ, trong khi thực ra quần chúng chỉ ủng hộ các cuộc cách mạng đó vì chúng đã thành công. Trong lịch sử của các dân tộc, những cuộc đổi đời lớn đều là thành quả của những nhóm nhỏ đã có đủ trí tuệ để nhìn thấy hướng đi phải có cho xã hội và đã kiên trì đấu tranh, chấp nhận mọi cố gắng và hy sinh cho lý tưởng của họ. Sau cùng họ đã đánh bại được những tập đoàn cầm quyền nhiều lần mạnh hơn họ về cả phương tiện lẫn số lượng bởi vì họ là hiện thân của một tương lai bắt buộc phải đến trong khi tập đoàn cầm quyền là hiện thân của một hiện tại phải qua đi. Và vì họ đã có đủ quyết tâm, dũng cảm và kiên trì, để vượt qua mọi thử thách. Sự hưởng ứng của quần chúng sau cùng đã đến như là phần thưởng của thắng lợi.

© Thông Luận 2010

Pages: 1 2

20 Phản hồi cho “Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động”

  1. Tôi thật không hiểu tại sao lại có những ông tàng tàng như vậy nhỉ, họ không biết là bạn đọc chán ngấy họ hay sao mà chuyên ăn nói quàng xiên như bạn Hoài Thu và Thái Bình đã góp ý. Lạ thật. Nếu họ mà là lãnh đạo đất nước thì lại thất bại chẳng khác gì Thiệu khi xưa, chỉ làm khổ đất nước mà thôi, khổ dân, khổ vợ con họ . Thà ngồi đó để người ta thương còn hơn là luôn phá rối làm giặc như vậy. Nay họ là giặc trên báo đó.
    Nguyễn Quốc Bình

  2. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của bạn Phạm Hoài Thu và nhiều bạn đọc của báo đóng góp ý kiến về tình trạng báo chí ở trong và ngoài nước hiện nay. Với báo chí trong nước thì bị bóp kẹt bởi chính sách kiểm duyệt thiếu dân chủ của Đảng và Nhà nước Việt nam và phải nói những gì Đảng cần. Đó là sự đồi bại về tự do dân chủ.
    Còn với báo chí ở nước ngoài thì lại quá dân chủ, hay gọi là dân chủ quá trớn, viết nhiều khi xuyên tạc sự thật như bài viết của ông Bùi Tín ăn đứng dựng ngược, nói xấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nhiều người khác mà được mọi người dân trong nước và thế giới kính trọng. Nhiều bài báo nói dối, một cách sống sượng và còn lên gân hơn cả báo cộng sản nữa. Văn phong nhiều khi không được tao nhã, lại có thêm một số nhân vật đúng là ngồi sẵn chầu rìa, hay hô hào lật đổ làm loạn hơn là tính xây dựng và đấu tranh cho nền dân chủ Việt nam. Họ nghe ngông cuồng, ăn nói bậy bạ, chửi người này, tung hô người kia như lũ chợ trời ở Bến thành, bất kỳ báo nào cũng chĩa vô. Thật là hết chỗ nói, họ ra rả nào là hãy lật đổ cộng sản hãy cứu nước, trong khi Trung quốc đang xâm chiếm biển đông, việc đấu tranh cho dân chủ và tự do đang cần phối hợp đoàn kết chung tay của tất cả mọi thành phần giai cấp, các tổ chức chính trị để đấu tranh cho tự do dân chủ thì họ chuyên phá đám, gây chia rẽ. Việc đấu tranh cho dân chủ và đa đảng đang cần kết hợp với đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước thì họ xúi giục bạo động làm loạn nước. Thử xem việc này đã cho thấy họ là những kẻ không có trách nhiệm với đất nước này nên đời nào cũng chỉ là tay sai cho ngoại xâm mà thôi.
    Nay lợi dụng phong trào đấu tranh cho dân chủ đang lên, họ kết lại thành bè chưa chi đã họp bàn chia chác quyền lợi nếu một khi phong trào dân chủ dâng cao được toàn dân ủng hộ và thành xu thế lập nhà nước đa đảng. Cho nên, những kẻ đó dù ở chế độ nào, nhà nước nào cũng chỉ làm khổ đất nước và nhân dân mà thôi. Nay họ ở Mỹ hay các nước khác cũng làm khổ các quốc gia đó. Đúng là tàng tàng dở dở, chẳng ra ông, chẳng ra thằng, bầy nhầy như miếng thịt hôi. Thật làm tai tiếng cho dân Việt. Hôm nay chắc là nổi khùng khi nghe bạn đọc tố cáo họ đây.
    Trần Thái Bình.

    • Hong Tam says:

      Lucas Tran
      Ong/ba Binh viet: “ông Bùi Tín ăn đứng dựng ngược, nói xấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

      Xin ong/ba dua ra nhung bang chung cu the la ong Bui Tin an dung dung nguoc o cho nao, ong Bui Tin noi xau dai tuong Vo Nguyen Giap nhu the nao?

      Mong ong/ba bot chut thoi gian hoi am.
      Cam on
      Hong Tam

  3. Rong Don sau Vang says:

    Noi mai 35 nam la VC dang “day chet’ ma tai sau VC van manh?? : . My van dau tu cang ngay cang nhieu vao VN. Sinh Vien VC van sang My hoc cang ngay cang dong. Nguoi Viet Kieu moi nam cang ve nuoc cang nhieu. Kinh te moi nam van tang truong mat dau the gioi bi khung hoang. VC bay gio con con buon ban lam an co tien hon Viet Kieu. Nhieu thanh pho lon o VN nha cua con dac hon….o My !! ???.
    The ma bao VC dang… sap chet ?. Toi van khong hieu nhan dinh cua cac ” nha chinh tri Salon” hai ngoai la the nao !!!. Kieu nay Chac VC cang ngay cang mong cang ngay cang duoc …”day chet” them !!!!.
    Chinh chi the nay hen chi VNCH khong song con noi la phai !!!

  4. Bài viết của bạn Lê Nguyên Hồng đăng trên báo Tổ Quốc bài ” Báo Chí Người Việt hãy nói bằng sự thật”và của nhiều bạn trên các báo Đàn Chim Việt và Tiếng Nói Dân Chủ thật chính xác, rất đúng với suy nghĩ của đa số bạn đọc hôm nay về báo chí trong và ngoài nước. Với báo chí trong nước thì bị kiểm duyệt và bắt buộc đăng những tin mà mình không thích, khẩu hiệu và sáo rỗng, như các đơn đặt hàng, theo ý của Đảng và Nhà nước, nhiều khi còn phỉ nói dối lòng mình nữa. Còn báo chí ở nước ngoài thì tô vẽ thổi phồng quá đáng và nhất là luôn có mấy ông bạn sân hận luôn luôn chầu trực để đưa các ý kiến quan điểm quái guở của bản than hay một nhóm nhỏ người, chuyên xui bậy gây thêm mầm mống hận thù hơn là tập trung đoàn kết cho đấu tranh tự do và dân chủ. Họ chỉ muốn hò hét khôi phục lại cái thây ma đã sang cát của Việt nam cộng hoà mà đa số người dân miền nam ngày đó đã khổ sở vì nó giống như nhà nước cộng sản hôm nay. Cho nên, họ cố lái các cây bút, các báo chí vào viêc nói sai sự thật, xuyên tạc bóp méo lịch sử, cho nên hễ có tác giả nào viết đúng, nói đúng khách quan là họ liền chõ mũi dùi vào tẩy chay, làm như báo này của nhóm họ, hay gia đình họ. Đã nhiều lần bạn đọc lên án, thậm chí đã nói nặng lời mà họ đâu có nghe, hễ ai a dua theo chúng thì họ tôn vinh , ai nói sự thật thì họ xếp vào người cộng sản. Cho nên bài viết của tác giả hôm nay cũng bị họ nói bậy, đả kích là vì vậy. Nhưng báo chí là của nhân dân, của người hiền, chẳng phải là nơi hội tụ của những kẻ ba láp, nói bậy. Nhân dân biết xác định đâu đúng đâu sai, thanh niên nay học cao đủ sức phân biệt cái chính cái tà. Vì thế, họ chỉ là tốn công vô ích. Nay xuất hiện thêm lãnh tụ Bùi Tín cũng lại cùng vào bàn nhậu với họ nên nhiều bạn đọc đã bỏ báo ra đi không trở lại như báo Tiếng Nói Dân Chủ, Báo Đàn Chim Việt là những tờ báo được bạn đọc xưa yêu quý là thế mà nay hầu như vào báo Tôe Quốc. Thấy báo này uy tín lớn, giờ chúng lạ tấn công vào đây cùng với các Tặc công an cộng sản có cả tặc Trung cộng nữa.
    Chúng tôi giờ cần phải nói thẳng tên tuổi của chúng để bạn đọc biết cảnh giác, phớt lò chúng. Đó là Hodâmtc, là Dan Viet, Thang Long, Tran Thanh và nay có anh Bùi Tín.
    Tôi biết tôi góp ý này họ sẽ rất tức giận nhưng cũng phải một lần cảnh cáo họ đừn làm hỏng sự nghiệp lớn của tờ báo này. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn thông cảm với tác giả bài báo này và nhiều tác giả có tiếng tăm và trách nhiệm với nước với dân vừa qua bị chúng vu khống nói bậy. Tình hình hiện nay họ thấy phong trào dân chủ đang mạnh lớn lên, sự nghiệp đấu tranh cho đa Đảng dân chủ đang có dấu hiệu tốt, khả quan thì họ coi đây là mồi xôi thịt, chưa chi đã họp bàn chia phần, dính máu chia chác, đòi quyền lợi hơn là lo cho đất nước dân chủ và tự do. Nhưng người chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ và tự do vẫn đi dù chó có sủa cũng không nao núng. Hãy cứ lên đường!
    Trân trọng:
    Phạm Hoài Thu.

  5. Lâm Vũ says:

    Từ lâu tôi nhận ra một điều là những bài nghị luận chính trị của ông NGK đều qua dài, nhiều chi tiết thừa thãi, màu mè riêu cua… (ngay cả quyền sách duy nhất của ông, cuốn TQĂN cũng thế) khiến người đọc dễ bị chóa mắt trước kiến thức trùm đời, lý luận súc tích của ông. Nhưng sự thật, có bào nhiều phần nước cốt, bào nhiêu là… bột ngọt?

    Muốn đánh giá đúng “tư tưởng” của tác giả NGK (chưa nói tới nhà hành động), ngưoơi đọc phải tỉnh trí, tốt hơn là “lạnh lùng” phân tích từng ý tưởng, rồi nếu cần tổng hợp lại thời mới mong có nhận địng đứng đan và hữu ích về bản văn của t/g NGK.

    Ơỏ trong bài này chẳng hạn, người đọc ít thì giờ chỉ nên đọc qua loa phần phê phán LM Lý, vì nó hời hợt và cũng ngoài chủ đích của bài viết. Chú đích thật sự, theo tôi, là phần giảng giải về tâm lý quân chúng.

    Theo tôi tác giả có nhiều điểm đúng, nhưng đó cũng là những điều đa số nhưng người đã hay đang tham gia chính trị đều biết. Chẳng hạn, “quần chúng” không bao giờ dẫn đầu “thời cuộc”. Nhưng, theo tôi, “quần chúng” lại không thể thiếu để có thể đi đến thành công cuối cùng, tức là vẫn nắm vai trò quyết định. Như giới “cùng đinh” ở Ba Lê, trong thời cách mạng 1789; hay một trăm ngàn dân chúng các giới ở Hà Nội trong cuộc “cách mạng mùa Thu’, đã giúp cho Hồ Chí Minh nắm chính quyền…

    Nói cách khác là chẳng có sự “ngộ nhận” như ông Kiểng nói (cho oai?!).

    Tóm lại, sự ủng hộ quần chúng vẫn là mấu chốt, nhưng đừng ai mong đợi là có thể ngồi ở… Ba Lê mà có thể dẫn đường cho cuộc cách mạng. Có thể, trong nước cha Lý, cha Lợi, luật sư Định, cô LTCN cũng chưa làm được việc đó, nhưng với sự ủng hộ ngày càng đông của những thanh niên can đảm, nghĩa khí ở trong nước việc này sẽ xảy ra.

  6. Vũ Thiện Tâm says:

    Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả.
    Anh hùng hào kiệt có hơn ai.

    Xin hãy làm những gì thiết thực có lợi cho đất nước. Xin đừng phê bình chỉ trích qúa nhiều. Ngổi giảng lý thuyết mà không bắt tay vào làm việc thì có giúp cho quê hương đất nước được gì không?

  7. Lu Ha says:

    Anh Kiểng ơi! Tôi đã từng đọc tác phẩm ” Tổ quốc Ăn Năn” tôi thấy anh viết rất hay, có tìm tòi sáng tạo. Mặc dù có nhiều điểm còn nghi vấn, cái đó sẽ có nhiều người
    chuyên tâm nghiên cứu bỏ thời gian bàn bạc với anh.Còn tôi chỉ đọc liền một mạch để tham khảo bồi bổ thêm cho kiến thức.Nhưng gần đây có đọc mấy bài báo cuả anh, tôi có cảm giác anh và nhóm thông luận muốn trở thành những lý thuyết gia. Có thể theo anh: Chủ nghiã Mác đã lỗi thời rồi, bây giờ muốn có một chủ nghiã Nguyễn Gia Kiểng để thay thế. Anh thiên quá nhiều về lý luận, tôi cũng hy vọng anh sẽ xây dựng được một hệ thống lý luận hoàn hảo đủ sức thuyết phục lòng người.
    Còn riêng phần Cha Nguyễn Văn Lý và cô Nguyễn Thị Công Nhân tôi thấy hình ảnh họ trên video mà thấy thương quá, cứ rơm rớm nước mắt thôi. Sao cuộc đời lại bất công cay nghiệt như vậy. Những lời Cha Lý, cô Nhân phát biểu đều chí tình cả, có cái gì sai đâu mà bảo nhiều ngưòi thất vọng. Đừng quá chấp nhặt về vài cái dấu phảy, dấu chấm.Hy vọng dân tộc ta sẽ có nhiều Cha Lý cô Nhân nhiều hơn nưã. Tức nước thì vỡ bờ, ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Bột phát hay trong một tổ chức thì cũng vậy thôi, từ lòng tự nguyện tự giác cuả từng người. Chuyện đấu tranh còn phải chờ một lý thuyết gia có bài bản, dạy cách đấu tranh như kiểu cộng sản làm cách mạng ấy tôi thấy nó thế nào ấy. Bài viết cuả anh dài dằng dặc, tôi thấy nó miên man quá, tôi chỉ đọc lướt qua thôi. Tóm lại anh không nên bình luận gì quá nhiều về Cha Lý, Cô Nhân. Nếu có nói gì thì nên thông cảm trạng thái tâm lý, mệt mỏi, căng thẳng cuả họ khi vưà mới ra tù, và còn bị quản thúc tại gia.
    Họ không phải là những lý thuyết gia cuả cái gọi là phong trào đấu tranh dân chủ. Họ là những ngưòi yêu nước, thương dân. Thấy dân khổ, dân bị đàn áp bất công mà họ lên tiếng phản đối thế thôi.Hãy kêu gọi mọi người ủng hộ và bảo vệ họ và hy vọng sẽ còn nhiều ngưòi thấy chuyện bất bình thì lên tiếng đừng cam chịu nhẫn nhục mãi.
    Lu Hà

  8. Di Linh says:

    Nguyễn Gia Kiễng : …“Những thất vọng của các thân hữu nói trên đối với Nguyễn Văn Lý đều đúng cả , tuy nhiên riêng tôi thì lúc này tôi lại có
    cảm tình với ông hơn trước …”
    Y’ ông Kiễng muốn nói rằng :” Ồ té ra LM Lý sau bao nhiêu năm tranh đấu với CSVN cho tới nay mới ngộ ra là : đấu tranh loại bỏ CSVN truớc hết cần một tư tuỡng ,
    một lý thuyết, một” dự án ” dẫn dắt mà nhóm Thông Luận đã thấy từ truớc và lên tiếng từ lâu. Nghiã là ông Kiễng “có cảm tình với ông(Lý) hơn trước vì ông Lý đã giác
    ngộ” . Điều này chúng tõ ” Nhóm Thông Luận là sáng suốt đã thấy truớc ,phát động truớc kể cã cái khẫu hiệu “Hòa hợp Hoà giãi” mà mọi nguời đang chạy theo và đang áp dụng cũng là sáng kiến cuả nhóm ông ta.
    Mọi nguời nên biết rõ công lao này mà nhớ ơn ông. Sau này khi “Hoà hợp Hòa giãi ” thành công , CSVN có bị khống chế bỡi các đãng khác hay nhóm ông thì lăng HCM nên đổi thành lăng Nguyễn Gia Kiễng vì công lao dẵn dắt toàn dân cuả Bác Kiễng .

Phản hồi