WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lực lượng nào sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh sắp tới?

1. Bối cảnh hiện nay

Trong thập niên qua, những diễn biến tại VN tạo ra phong trào góp ý, phản biện sôi nổi của mọi tầng lớp nhân dân đối với đảng và nhà cầm quyền cs. Điều này đã là cơ duyên thúc đẩy toàn dân thay đổi tư duy chính trị, ngay cả đối với những đảng viên nòng cốt, cũ lẫn mới trong Đảng CSVN. Đại bộ phận nhân dân trong và ngoài nước, trong và ngoài đảng đã từ từ tiến lại gần nhau, tạm gác ý hệ đối chọi Quốc – Cộng để cùng chung lưng đấu cật đòi hỏi đảng cs phải tỏ thái độ quyết liệt với bá quyền Trung Quốc (TQ), ép buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải chiều theo ý nguyện nhân dân, mở rộng dân chủ và tạo điều kiện cho toàn dân có cơ hội tham gia việc nước.

Ai sẽ lãnh đạo? Ảnh On the net

Cả hai, Đảng CSVN và các tổ chức chính trị người Việt hải ngoại dường như đều bế tắc đường lối, không nắm được xu hướng dân tộc và xu thế thời đại.

CS vẫn bất chấp dư luận, tiếp tục hành xử như chủ nhân duy nhất của đất nước, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến nguyện vọng nhân dân.

Các đảng phái hải ngoại cũng trì trệ không kém, chưa vượt lên được chính mình, hoặc vì e ngại dư luận những phần tử chống cộng cực đoan, một con số khá nhỏ, nên chưa mạnh dạn bắt tay để cùng thành lập phong trào đấu tranh với nhân dân trong nước và các đảng viên phản tỉnh đang hòa mình vào dòng sống chung. Những đảng viên phản tỉnh này càng ngày càng nhiều, tích cực vận động ép buộc Đảng CSVN phải trở về với dân tộc, nếu muốn tồn tại và được quốc dân chấp nhận.

Một xu hướng đấu tranh mới của nhân dân đã lộ diện. Mọi người trông chờ một tổ chức, một lực lượng mới sẵn sàng dẫn đạo quần chúng trên bước đường dân chủ hoá chế độ để có khả năng tổng hợp sức mạnh toàn dân mà phát triển đất nước và bảo vệ bờ cõi.

Thực ra, yêu cầu này đã từng bước hình thành từ khá lâu trước kia. Trong nước là từ 1975. Ngoài nước là thời điểm Hoa Kỳ (HK), vì quyền lợi toàn cầu nên mạnh dạn nối lại bang giao với VN. Kể từ đó, khối quần chúng thầm lặng, tức đáy tầng quốc dân, từng ngày từng bước xích lại bên nhau. Hiện tượng này xảy ra rất tự nhiên và không gượng ép.

Toàn thể nhân dân đều nhanh chóng nhận ra rằng cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa qua là do những ý hệ và tay sai ngoại bang điều khiển, chứ hoàn toàn không thuộc ý chí quốc dân VN. Quần chúng hai miền Nam Bắc ban đầu còn ngượng ngùng, e dè lẫn nhau tạo ra bởi cuộc chiến. Không lâu sau đó, mọi người thấy rằng mình đều là con dân Việt, gọi nhau là đồng bào thì cớ gì phải “làm mặt lạ” với nhau? Sự phân biệt đối xử chỉ xảy ra giữa nhà cầm quyền vừa thắng trận với nhân dân bên “bại trận” miền Nam, và nhân dân bên “chẳng-được-gì” miền Bắc, chứ giữa những người đồng chủng thì tuyệt nhiên không có gì để phải “phân biệt” nhau cả.

Đây là chỉ dấu cho thấy rằng mặt tầng, tức Đảng CSVN, đã không theo kịp và xa rời đáy tầng quốc dân. Minh chứng rõ ràng nhất là nhân dân không ủng hộ nhà cầm quyền. Đáy tầng hiện nay sống chung chứ không sống với mặt tầng. Mặt tầng không hoà vào được đáy tầng. Họ hành động chỉ vì quyền lợi của mặt tầng, nên bị đáy tầng chối bỏ không hợp tác. Đảng CSVN do vậy, đã thất bại trong công cuộc thúc đẩy quần chúng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cùng một hình thức đó, khi HK thiết lập bang giao với CSVN, quần chúng “hai bên” lúc đầu còn ngần ngại, còn bị những tổ chức với tư tưởng cực đoan ngăn cản, biểu tình chống đối. Họ chủ trương không đồng ý cho du lịch VN, không thuận tình cho gửi tiền giúp đỡ thân nhân, dẫu đã nêu ra lý lẽ làm như thế là nuôi dưỡng chế độ bạo tàn, là công nhận kẻ thù, là kéo dài chế độ sắt máu. Họ nhìn gần nhưng không nhìn được xa, thấy cái hại ngắn hạn trước mắt mà không nhìn ra điều lợi dài hạn về sau. Cuối cùng, thế lực mặt tầng này phải đồng ý chấp nhận thua cuộc và hòa vào đáy tầng thầm lặng mà quyết tâm hơn.

Trên phương diện đấu tranh và viễn kiến chính trị, đây là một lợi thế tuyệt vời để thay đổi chiến lược chiến thuật cho phù hợp với tình hình mới.

2. Thử đề nghị một tư duy mới

Trong công cuộc dân chủ hoá đất nước hiện nay, chúng ta phải vận dụng được ba mũi tấn công đồng loạt sau đây.

Thứ nhất, là từ đáy tầng quốc dân VN thuộc mọi thành phần dân tộc. Đây là lực lượng xung yếu chủ chốt nằm tại quốc nội.

Thứ hai, là các đảng viên phản tỉnh yêu nước. Cùng với toàn dân, họ sẽ là sức mạnh đáng kể đòi buộc Đảng CS phải dân chủ hoá chế độ, đưa đảng về vị trí bình đẳng với các đảng phái khác trong sinh hoạt chính trị quốc dân.

Cuối cùng, là hậu phương hải ngoại tích cực vận động quốc tế áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, tiến đến dân chủ, cho nhân dân tham dự vào việc thiết kế đời sống chính trị và xã hội, đồng thời trả lại tự do cho toàn dân.

Trước đây, các tổ chức chính trị hải ngoại đã tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, đến cả máu xương và niềm tin của đồng bào cũng không cách nào đưa nổi một vài kháng chiến quân về nước. Thật bất ngờ, trời cho cơ hội ngàn vàng mà chưa biết khai thác đúng mức. Hàng năm, tự dưng có cả trăm ngàn “chiến sĩ” trong tay về nước tranh đấu công khai và hợp pháp. Họ chẳng cần ai lôi kéo tuyên truyền mà tự nguyện thực hiện một cách rất tự nhiên như ăn như ngủ. Họ kể cho người thân nghe về cuộc sống hải ngoại; về sự vững chắc lớn mạnh của các cộng đồng người Việt xa quê là do được sinh hoạt trong môi trường tự do; về sức sản xuất hàng hoá, của cải bạc tiền của ba triệu kiều bào xa xứ, về tỷ lệ, vượt xa GDP của hơn 85 triệu dân trong nước, nhờ kinh tế thị trường không định hướng xã hội chủ nghĩa; về nhân và dân quyền đáng lẽ nhân dân phải đương nhiên được hưởng do các công ước quốc tế công nhận, ngay chính CSVN cũng đã ký kết vào v.v…

Việc rù rì kể chuyện của Việt kiều thăm quê, thoạt nhìn, tưởng như nhỏ bé và vô nghĩa, ban đầu còn bị dư luận lên án không nên trở về. Nhưng, nó đã thực sự góp phần lớn lao vào việc thúc đẩy nhân dân trong nước nhận ra quyền lợi bao lâu nay đã bị cs cướp đoạt, đồng thời cho họ niềm tin có đồng bào hải ngoại hỗ trợ và trở thành chỗ dựa vững chắc, khiến họ mạnh mẽ và hăng hái đứng lên biểu tình đòi quyền lợi cho mình. Những chuyện kể đó cũng được các cán bộ lớn nhỏ dù không muốn cũng vẫn nghe, vẫn nhìn thấy, và cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nó giúp thay đổi tư duy của họ đối với “kẻ thù” cũ, và vai trò của đảng với dân tộc. Nó tạo những ưu tư và thắc mắc, buộc họ phải nhận định dân đúng hay đảng đúng, đảng dắt dân hay chính nhân dân đã dắt đảng ra khỏi tụt hậu và khủng hoảng hai thập niên vừa qua?

Nếu biết khai thác đúng mức, người Việt hải ngoại phải vận dụng được điều này: Trong lúc nhà nước rất cần tư bản, kỹ thuật quản lý, phương tiện và chất xám trí thức hải ngoại nên đang ra sức kêu gọi, ta phải trở về trực tiếp đấu tranh, ngoài mặt là “hợp tác” nhưng bên trong là cùng nhân dân tranh đấu, sẽ mang đến nhiều kết cục khó thể ngờ được cho phong trào dân chủ.

Khi chọn lựa “quay về” và đi vào lòng dân tộc, các tổ chức đấu tranh sẽ không còn xa rời quần chúng mà thấu hiểu tâm tư tình cảm người dân trong nước, từ đó kịp thời chỉnh đốn chiến thuật  và hàng ngũ khi có biến chuyển mới tại VN. Họ còn có thể trực tiếp vận động quốc dân và chiêu hồi đảng viên cs, giúp họ tỉnh ngộ rồi quay lại gây áp lực buộc đối thủ đáp ứng nguyện vọng nhân dân, trở về với dân tộc; đồng thời tiếp sức các tôn giáo, các nhà dân chủ và trí thức trong nước. Đây chính là cơ hội để gây dựng cơ sở kinh tài, huấn luyện và đào tạo cán bộ tại chỗ, từng bước hình thành nền tảng cho cuộc đấu tranh lâu dài, vững mạnh, rất cương quyết mà cũng đầy sáng tạo. Môi trường này sẽ dễ dàng nối kết các tổ chức lại với nhau để lớn mạnh và tranh đấu hữu hiệu hơn.

Song song với phong trào ở quốc nội, các nhân sự tại hải ngoại phải vận động quốc tế lên tiếng ủng hộ công cuộc dân chủ hoá đất nước, buộc Đảng CS phải đối thoại nghiêm túc và chia sẻ quyền hành với nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyền lợi HK, Tây phương và các quốc gia liên quan tới biển Đông (ASEAN, Đài, Hàn, Nhật, Úc, Ấn, ngay cả với Trung Đông, vì đây là đường hàng hải huyết mạch vận chuyển dầu hỏa và hàng hoá giao thương). Chắc chắn nó sẽ đem đến sự đồng tình dễ dàng của quốc tế, đồng thời hoá giải áp lực Trung Cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phần tử còn e dè bàn tay can thiệp của “kẻ lạ” mà mạnh dạn phấn khởi trở về hoà vào dòng sống chung.

CSVN đã không đoàn kết được đại khối quốc dân, còn các tổ chức chính trị người Việt hải ngoại thì sao?

Những tổ chức chính trị hải ngoại không hơn gì CSVN, cũng không nhận ra xu thế mới của toàn dân. Dù ước mơ “cấm vận” cs, hoặc mơ ước cộng đồng người Việt không nên quay về để mong cs sụp đổ mau lẹ hơn, nhưng đáy tầng quốc dân thì thấy rõ những bất lợi tai hại này và họ đã bất chấp, mạnh mẽ chấp nhận đồng bào trong nước. Tạm thời nhân dân bị ngăn cách bởi địa lý và hoàn cảnh chính trị chứ hoàn toàn không ngăn trở bởi lòng người. Vậy thì việc gì phải từ chối, xua đuổi nhau?

Ban đầu, quần chúng trong và ngoài nước đến với nhau chỉ do nhu cầu thăm hỏi, giúp đỡ cá nhân. Dần dần tiến những bước xa hơn, nâng đỡ bảo bọc nhau thiết thực hơn. Từ đóng góp cho nạn nhân bão lụt, cho trẻ mồ côi, người già cơ nhỡ, tình nguyện chữa bệnh cho đồng bào, rồi mở đường làm ăn buôn bán, đến những giao lưu của giới trí thức, các nhà dân chủ và văn nghệ sĩ, dù nhà cầm quyền luôn luôn sợ hãi và giới hạn những hoạt động này. Họ ngại rằng nếu con dân Việt bắt tay được với nhau tạo ra “diễn biến hoà bình,” sẽ bất lợi và thách thức quyền lực của họ.

Bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt không đáng nêu ra gây tranh cãi trong bài “Giữa đại hội Việt kiều, một nỗi bình an” của luật sư Nguyễn Hữu Liêm, tại sao ta không đặt ngược vấn đề lại thế này: Từ chỗ kết tội người Việt hải ngoại là bọn “hút máu nhân dân, bám đít đế quốc, say mê bơ thừa sữa cặn ngoại bang,” dần dần biến thành “khúc ruột ngàn dặm,” rồi thành những “đại biểu Việt kiều” được chính đảng và nhà nước đón tiếp nồng hậu, có hoa tươi, có thảm đỏ và có cả xe-hụ-còi long trọng đón rước về dự “đại hội?” Điều này cho thấy rằng Đảng CS đang thua kém trong cuộc đấu trí với chúng ta, đang đầu hàng bọn “phản động và phản bội tổ quốc” này, mặc dù những “Việt kiều yêu nước” đó không nhận mình là “đại diện hải ngoại,” mà chỉ do nhà nước gượng gạo gán ép cho.

Có lẽ do anh chưa nói hết, hoặc ta chưa hiểu hết ý của NHL, và có lẽ do quá nóng lòng với đất nước mà những bài viết của anh đã gây ồn ào chống đối chăng? Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh đấu tranh chính trị, cần tranh thủ dư luận quần chúng quốc nội thì sự việc dám quay về “dấn thân,” ban đầu có thể gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng hải ngoại, nhưng quả thực đây là một hình thức mới, dễ gây hình ảnh thiện cảm với đồng bào trong nước hơn là chủ trương triệt để chống cộng, tiêu diệt và muốn một mất một còn với CS. Nhà nước cũng đang thua cuộc trong việc thu phục lòng dân và đưa ra nội dung mới cho việc phát triển và bảo vệ đất nước. Tất nhiên, nhân dân sẽ dễ dàng chấp nhận lý tưởng nhân quyền, tự do dân chủ và đa nguyên chính trị do hải ngoại cùng trí thức quốc nội hô hào hơn là quốc hoạ tham nhũng, độc quyền độc đảng và bóp nghẹt chính trị hiện nay.

Những người trí thức chân chính chỉ hành động vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, chứ không nhằm phục vụ bản thân hoặc đảng phái riêng tư nào. Đảng phái chỉ là phương tiện giúp cho sự đóng góp hữu hiệu hơn, nhưng một khi nó không còn đáp ứng nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, đương nhiên phải bị đào thải. Làm thế nào để đào thải nó chóng vánh hơn lại tuỳ thuộc chọn lựa cá nhân và bản thân từng đoàn thể.

Các lực lượng chính trị hải ngoại phải thấy được điều này: Một tổ chức đấu tranh mang nhãn hiệu hoặc nội dung chống cộng thuần tuý sẽ không vận động được quần chúng trong nước. Lý do: Nghe hai chữ ”chống cộng,” người dân sẽ ngờ vực không muốn tham gia vì nó gây tâm lý bất ổn. Lại nội chiến, huynh đệ tương tàn nữa hay sao? Đông đảo nhân dân đều nhận ra rằng hội nhập, toàn cầu hoá, vươn ra biển lớn rất quan trọng cho VN lúc này. Họ thiết tha với những gì thực tế trong đời sống quanh họ: Có cơm ăn áo mặc, tiến đến ăn ngon mặc đẹp, có tiền cho con cái học hành, sửa lại căn nhà dột mái v.v… Họ cũng mong muốn nhà nước cởi mở, thương dân, có những chương trình xã hội giúp đỡ nhân dân thiết thực hơn, cho dân có tiếng nói trực tiếp và góp phần chuyển đổi, dân chủ hoá chế độ trong hoà bình và trật tự.

Sau hơn hai thập niên tiếp xúc với người Việt hải ngoại và hơn một thập niên bình thường hoá bang giao với HK, nhân dân và cán bộ đều đã mở rộng tầm nhìn rất nhiều. Cả nước đều thấy mọi người cần cố gắng tối đa để có cuộc sống cá nhân tốt đẹp và đất nước tiến nhanh hơn, ít nhất bắt kịp các quốc gia trong vùng. Tuy không được phép nói ra nhưng ai cũng cảm thấy xót xa, hổ thẹn vì thua kém lân bang và bị Trung Quốc hà hiếp, coi thường. Những bức xúc này được thể hiện qua việc cả nước hăng hái lên mạng học hỏi và tìm hiểu những thông tin ngoài-luồng-lề-trái, vì họ biết thông tin lề phải chỉ một chiều, dối trá và bịp bợm. Bức xúc đó còn được thể hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, qua việc dân oan đòi nhà đất, tôn giáo đòi cơ sở thờ tự, truyền giáo, công nhân đòi quyền lợi, thanh niên hồ hởi biểu tình đòi chính quyền cứng rắn hơn với TQ dù bị cấm đoán, trí thức và đảng viên phản tỉnh yêu nước đòi đảng và nhà nước dân chủ hoá chế độ, chấp nhận cho các đảng phái khác hiện diện hợp pháp và đưa đảng CS trở về vị trí sinh hoạt chính trị bình đẳng.

Hiện nay, quốc dân đều cảm nhận được rằng đảng và nhà nước hoàn toàn bất lực trước tất cả những yêu cầu nêu trên, nhưng chẳng ai muốn đời sống xáo trộn và đất nước chiến tranh. Họ ao ước một cuộc cách mạng nhung, hoặc một tổ chức chính trị có viễn kiến thời đại, nhìn ra nhu cầu thiết yếu của đất nước hầu can đảm hành động, vượt lên tâm thức nhỏ hẹp quốc – cộng mà dẫn dắt dân tộc tiến lên. Chỉ ngồi hô hào suông sẽ vô phương khả thi hoặc công cuộc dân chủ hóa đất nước tiếp tục dậm chân tại chỗ và khó có cơ thành tựu. Thêm nữa, về mặt pháp lý, tìm cách thành lập một đảng chính trị, dù chính thức hay không, nơi quốc gia sở tại người Việt hải ngoại cư ngụ, sẽ trở thành bất hợp pháp khi tổ chức này chống lại một quốc gia (ví dụ VN) đang có quan hệ ngoại giao với chính quyền đương nhiệm.

Khi chưa có thế và lực, vận động quốc tế ủng hộ gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn hiện nay. Họ đang làm ăn với VN, có quyền lợi ở đó, tại sao phải tiếp tay chúng ta? Hay như thực tế chính trị Hoa Kỳ, khi cần phiếu của người Việt, các ứng cử viên hoặc các dân biểu sẵn sàng hụ hợ lên giọng đòi hỏi này nọ dùm chúng ta, cũng chưa chắc thành công. Nếu chính sách đối ngoại quốc gia thay đổi, họ sẵn sàng bỏ rơi như đã từng bỏ rơi VN Cộng Hoà. Đây là bài học đắt giá mà người Việt phải thuộc lòng. Đối với HK và có lẽ tất cả, không có bạn hoặc thù trường kỳ, chỉ có quyền lợi quốc gia là đáng kể. Dường như chỉ một mình Đảng CSVN là nhìn không ra, vẫn tin tưởng vào tình hữu nghị Việt – Trung để kiên định lập trường XHCN.

Một khi toàn dân có thể chứng minh cho thế giới thấy rằng VN có khả năng xoay chuyển tình thế, phù hợp với trào lưu dân chủ phổ quát toàn cầu, giúp đem lại lợi lộc gấp bội cho họ trong kinh doanh buôn bán, giao thương hàng hải và góp phần ổn định tình hình biển Đông, việc tranh thủ sự đồng tình sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Một điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm để thay đổi chiến thuật và hoạch định đường lối cần thiết. Gần đây, Trung Cộng (TC) theo dõi rất kỹ tình hình chính trường VN. “Kẻ lạ” đang lo ngại người Việt quốc nội và hải ngoại bắt tay được với nhau. Họ càng lo sợ hơn nữa nếu Đảng CSVN hồi tâm trở về làm hoà với dân tộc để cùng chống lại họ, ước mơ biến biển Đông thành bến bãi ao nhà có cơ tan thành mây khói, có thể còn bị đòi lại đất đai biên giới và vịnh Bắc Bộ. Chính vì thế mới đầu năm, đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội, ông Tôn Quốc Tường, đã trịch thượng cảnh cáo VN nên hợp tác thì phát triển, còn đối đầu thì thất bại, chớ dại làm hỏng đại cục (?) Gần hơn nữa, báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về ý đồ quốc tế hoá biển Đông của VN và kêu gọi nhà nước TQ triệt để giải quyết nguy cơ này. Họ cũng áp lực Pháp hủy bỏ hội thảo về biển Đông vào phút chót, do quỹ Gabriel Peri dự định tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng 2, khi thấy hội thảo kiểu này cuối tháng 11, 2009 vừa qua tại VN có tác dụng rất tốt, đã có khoảng 50 học giả ở 20 quốc gia tham dự. Cuối tháng 7 sắp tới, sẽ có thêm một hội thảo khác sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ do các trí thức VN đang sinh sống tại Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ và Nhật cùng thực hiện. Có thể TC cũng sẽ tìm cách ngăn chặn.

Vì nhìn thấy người Việt trong, ngoài nước đoàn kết với nhau mà nơi bài Quan hệ Trung – Việt mãi mãi xanh tươi vừa đăng trên báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao VN, giọng điệu ông ta đã mềm mỏng hơn, không còn vẻ xấc xược như trước, tuy vẫn nhắc lại 16 “chữ vàng” và còn cố nhét thêm 16 chữ khác: “sơn thủy tương liên, văn hoá tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan.” Họ vẫn trơ mặt, không biết ngượng miệng, bô bô “củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác toàn diện là điều phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, cũng như nguyện vọng chung của nhân dân hai nước” (?). Chiêu bài rẻ tiền này bịp bợm được ai, ngoại trừ một nhóm nhỏ Lê Chiêu Thống thời đại, quyết ôm chân TQ để hưởng nốt miếng đỉnh chung thừa thãi do kẻ lạ thí cho?

Kẻ lạ còn cho tay chân bộ hạ vào các trang mạng hải ngoại được đông đảo giới trẻ trong và ngoài nước hăng hái tham gia tranh luận về tình hình đất nước, để phát biểu linh tinh phá đám, hoặc ru ngủ người Việt làm lợi cho TC. Họ vẫn tiếp tục đánh phá các trang mạng này khiến anh em ta vốn đã ít ỏi và bận rộn mưu sinh phải mệt mỏi đối phó với phương tiện và nhân sự dồi dào của họ. Xin dành cho các bạn thân yêu và kiên cường của chúng ta những bông hồng thắm đượm tình nghĩa quê hương.

Con bài tẩy của Trung Cộng đã rõ như vậy, tại sao CSVN không mau mắn thực tâm hoà hợp hoà giải dân tộc trong tình nghĩa anh em một nhà? Đưa tay ra cho người-quen-khúc-ruột-ngàn-dặm nắm chắc hầu chống kẻ thù chung?

Đảng CSVN hiện đang ”lú,” liệu người Việt hải ngoại có đủ khôn ngoan nhập cuộc cùng đáy tầng quốc dân để đóng trọn vai trò người chú khôn hay không? (Cha nó lú có chú nó khôn – ca dao tục ngữ).

3. Kết

Làn sóng đáy của đáy tầng quốc dân đang chuyển động mạnh mẽ và đang khát khao hình thành một tổ chức, một lực lượng mới: Lực Lượng Dân Tộc.

Đây, là nơi hội tụ quốc dân VN không phân biệt gái trai, già trẻ, tôn giáo, lập trường, chính kiến, kinh thượng… Miễn, là đến với nhau trong tình anh em và nghĩa đồng bào. Nó sẽ đãi lọc, đào thải một cách cay đắng, chua xót đớn đau mặt tầng cực đoan của cả hai phía và đập tan những cố gắng trái chiều với xu thế  toàn dân, cũng như những kết hợp bịp bợm, giả trá trên mặt tầng. Nó chỉ chấp nhận những cố gắng hoà hợp hoà giải chân tình, công khai và thẳng thắn, không mị dân.

Về mặt kỹ thuật tuyên truyền, bất cứ tổ chức nào mang danh xưng hoặc hơi hướm cộng sản, chỉ nhằm kết hợp những đảng viên để dân chủ hoá đảng nhưng vẫn chấp nhận sự cai trị độc đoán, sẽ gặp phải e dè và đố kỵ bởi phía “chống cộng.” Cũng vậy, tổ chức nào mang sắc thái chống cộng quyết liệt, không đội trời chung, cũng vô phương thuyết phục được “nửa khối” quốc dân kia. Còn quốc – cộng là còn đối đầu huỷ diệt mà không đưa đến hợp tác xây dựng. Công cuộc dân chủ hoá đất nước là trách nhiệm của toàn thể con dân VN, không thể hoàn thành chỉ do một thành phần quốc dân chủ xướng. Phải thấy được yêu cầu của tổ quốc hôm nay: Nhu cầu tập hợp sức mạnh dân tộc chống kẻ thù chung. Và chỉ có dân tộc mới đủ bao dung, gồm được cả quốc lẫn cộng, ngõ hầu thành công phát triển đất nước và bảo vệ bờ cõi.

Một điều quan trọng nữa rất đáng chúng ta lưu tâm, không nên quan niệm rằng tất cả những gì xấu xa, sai trái đều do “phe kia” mà ra cả. Còn “phe mình” thì đúng và tốt hết. Quan điểm này sẽ tạo những đối đầu bất lợi không cần thiết, trong lúc quê hương đang cần một tổng lực toàn dân.

Hãy lắng nghe nhận xét của tuổi trẻ trong nước mà điều chỉnh đường hướng đấu tranh cho hợp với thực tế. Ta hãy nghe một thành viên tiêu biểu của vài trang mạng toàn cầu phát biểu, tuy một số điều có người chưa hẳn đồng ý với anh:

“…Tôi tiếp cận với các bài chống cộng vào khoảng năm 1996-1997… Thứ nhất là loại bài chống cộng chỉ để mà chống cộng không hơn không kém. Hay nói cách khác, những bài này phủ nhận tất cả những gì thuộc về Cộng sản. Và tất nhiên để đạt được mục đích này họ sẵn sàng xuyên tạc bóp méo sự thật bằng mọi cách. Loại bài này thì nói chung ai bình tĩnh đọc xong thì khỏi phải đọc chuyện cười.

Thứ hai là loại bài viết vừa thiếu thông tin trong nước lại vừa xem thường người dân đang sống trong nước. Với loại bài viết này người viết tự đặt mình ở một đẳng cấp khác, cao hơn người đọc (được cho là người dân trong nước). Những bài này có chút kiến thức nhưng lại thiếu mất cái tâm. Họ viết rất nhiều, khen nước ngoài đây đó, so sánh rất hay. Nhưng rất tiếc rút cuộc họ đưa ra những kết luận kiểu như 95% dân trong nước là thiếu hiểu biết, kiến thức kém, trẻ em trong nước thiếu nhân cách (?!) v.v… Những bài viết này dù hay bao nhiêu đi nữa cũng không nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bởi lẽ, người đọc họ không cần ai đứng trên “dạy” họ mà là cần một sự đồng cảm từ những người có thể đặt mình vào vị trí họ – những người dân trong nước!

Một đặc điểm nữa là đa số bài viết không có hồi kết. Có nghĩa là ra sức nêu lên Việt Nam là xấu, là tồi tệ… Cộng sản là ươn hèn v.v… nhưng rốt cuộc chỉ dừng lại ở đó và không nêu ra một hướng giải quyết. Những bài viết như thế này tạo cho người đọc một cảm giác là ‘ôi! tưởng gì chứ chê bai thì ai mà chẳng làm được!’…”

Ta cũng hãy nhìn vào một thành phần khác, con cháu các cán bộ, được đào tạo bởi chính Đảng CSVN để coi họ suy nghĩ thế nào về đất nước. Một Lê Thị Công Nhân vừa ra khỏi tù đã khẳng định tiếp tục đấu tranh. Một Cù Huy Hà Vũ, con thi sĩ Huy Cận, dám kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bất chấp Hiến pháp và luật pháp VN cho phép khai thác bôxít Tây Nguyên. Mới đây, anh còn đưa đề nghị vinh danh 58 chiến sĩ VN Cộng Hoà đã hy sinh trong trận chiến chống Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Một Nguyễn Tiến Trung thành đạt tại nước ngoài nhưng cương quyết quay về đấu tranh rồi bị bỏ tù… Và còn nhiều những tâm hồn Việt tộc khác nữa.

Đây là cuộc chuyển hoá tâm thức dân tộc lớn lao. Nó đòi hỏi mỗi con dân Việt phải nghiêm khắc xét mình, đặt câu hỏi rằng tổ quốc trong hơn một thế kỷ qua đang đi về đâu, rồi sẽ tiến đến đâu? Và mỗi người phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của đất nước? Liệu chúng ta có bắt lại được nhịp thở dân tộc hay không, hay tiếp tục đắm chìm trong đói nghèo và tụt hậu dưới sự cai trị độc đoán của Đảng CSVN? Trong cuộc đấu trí gắt gao sắp tới, đáy tầng quốc dân thắng hay mặt tầng chính trị rác rưởi sẽ thắng? Ai sẽ đào thải ai? Tư duy chuyển hoá tâm thức về nguồn dân tộc này đã thấm nhập cả vào đảng viên những lãnh đạo đảng, đến nỗi trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 4/4 vừa qua, ở mục chính luận, tiến sĩ Lê Văn Bảo cũng phải ưu ái nhắc đến trong bài Phòng, chống “tự diễn biến” từ bên trong và bên trên.

Đất nước đang thiết tha mong đợi những tư duy trong sáng, những trí tuệ tuyệt hảo, những con tim thương yêu và tha thứ, vỗ về ôm ấp nhau trong tình nghĩa anh em, mang tâm thức dân tộc và dấu ấn thời đại, vượt hẳn lên trên sự chia rẽ và đấu đá cục bộ quốc – cộng, thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc toàn diện và triệt để mà dẫn dắt quốc dân tiến lên. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói trong đảng đòi hỏi Đảng CS phải từ bỏ con đường XHCN mà đi theo con đường dân tộc làm chủ đạo.

Lực lượng nào có khả năng dung hợp và đoàn kết đại khối quốc dân sẽ lãnh đạo đất nước, đồng thời được nhân dân tích cực tiếp tay khơi mở, nối lại mạch sống quốc dân đã bị đứt quãng vì cuộc chiến tương tàn quốc – cộng vừa qua, mà cả hai bên đã u mê nên phải ôm lấy chiến tranh nóng trong cuộc Chiến tranh Lạnh thế giới, bày ra bởi cả hai phe Tự do và CS quốc tế.

Con dân nào đang thiết tha với tiền đồ tổ quốc, trang bị bằng tinh thần dân tộc trong sáng và đầy tình nghĩa yêu thương, quyết tâm cùng đáy tầng quốc dân giành lại quyền tự chủ và sinh mệnh chính trị toàn dân, sẽ tạo được những Hội Nghị Bình Than, Hội Nghị Diên Hồng, tiếp nối những triều đại rực rỡ như thời Lý – Trần trong lịch sử quê hương.

Hãy lắng nghe tiếng vi vu hồn nướclàn gió đáy đang dồn thổi áp lực ngày một mạnh mẽ, chuyển hoá và đào thải từ đáy tầng quốc dân lên mặt tầng thống trị.

©  Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt

35 Phản hồi cho “Lực lượng nào sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh sắp tới?”

  1. quangminh says:

    Đoc xong bài chủ đề của Tác giả Tạ Dzu và các bình luân tôi xin mạn phép được nhận xét như sau:
    1/- Giống như mẹ hát con vỗ tay
    2/- Còn quá nặng tinh thần sung bái cá nhân,ca tụng Tướng Giáp chiến đấu vì lòng yêu nước chớ không phải vì lý tưởng Cộng sản.Nếu chủ nghĩa CS chưa bị nhân dân toàn Thế Giới lên án là tội ác chống loài người,có lẽ lời ca tụng sẽ khác có khi còn hơn cả Stalin.
    3/-Cố tình gây chia rẻ mọi thành phần dân tộc,không có lợi cho VN trong lúc nầy,nhất là đối với người Việt đang sinh sống ở ngoai nước.Việc làm nầy có mục đích gì ? Tôi nghỉ chỉ có bọn gián điệp cho ngoại bang mới làm như thế.
    4/- Đảng CSVN đã chiến đấu cho ai,có công hay có tội tôi nghĩ nên để lịch sử phán xét sau nầy.
    Trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc,chúng ta chỉ còn một con đường là kêu gọi Đảng CSVN hảy thức tỉnh quay về với dân tộc ,trong ngoài một lòng kết thành một khối thống nhất để bảo vệ Tổ Quốc,giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.Muốn như thế đảng CSVN nên bạch hoá các mật ước đã ký kết hay hứa hẹn gì đó với ngoại bang để cùng.
    Nhân dân tìm cách giải quyết vì trước sau gì người dân cũng biết.Muốn cứu nước chúng ta hảy để ý thức hệ sang một bên ./

  2. nvtncs says:

    Chẳng cần lực lượng nào cả.

    Chỉ cần một cuộc bầu cử tự do, toàn quốc, do Liên Hiệp Quốc quan sát, qua 3 nước trung lập như Gia Nã Đdại, Thụy Điển và Ấn độ chẳng hạn, kiểm xoát.

    Đảng nào, kể cả ĐCSVN, cá nhân nào, muốn ra tranh cử chức TT, ThượngNghịViện, DânBiểu, cứ tự tiện ra trước mắt dân, trình bầy chương trình của ho.

    Như vậy công bằng hơn hết.

    Đảng nào dùng bạo lực, ném lựu đạn vào chỗ bỏ ngân phiếu, sẽ bị trừng trị nghiêm khắc và bị loại.

Leave a Reply to quangminh