Ngày Nhà giáo Việt Nam-Vài lời tâm sự
Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các học trò ngây thơ đã bị nhồi vào đầu óc non nớt cái tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Nhiều người Việt Nam tự hào vì chúng ta có truyền thống đặc trưng này (giống người Trung Hoa?).
Nhưng đối mặt với thực tế, bỏ qua vấn đề về chất lượng giáo dục học thuật, nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Thầy cô rõ ràng chẳng còn là những tấm gương về tri thức và đạo đức nữa. Nhưng tinh thần “tôn sư trọng đạo” vẫn còn đó như là cái lý do khã dĩ hợp lý để chúng ta cùng nhau bày trò mua bán: thầy cô nhận được những món quà hậu hĩnh, học sinh nhận được sự dễ dãi hoặc quan tâm đặc biệt. Vấn đề ở đây không phải là truyền thống luân lý bị làm cho hư hỏng mà chính truyền thống ấy có vấn đề ngay từ đầu, để trở nên thoái hóa như hôm nay.
Người Việt Nam ta dưới ảnh hưởng của văn hóa Khổng Mạnh cũ kỹ và khiếm khuyết, luôn đề cao sự kính trọng dành cho người lớn tuổi. Đồng ý rằng chúng nên tôn trọng người lớn tuổi vì những kinh nghiệm và giá trị đúng đắn mà thế hệ trước đã tạo dựng; hơn nữa, qua những trải nghiệm của họ đối với thế giới, chúng ta có thể học hỏi để tránh những sai lầm mà họ đã mắc phải, để đạt được thành công mà ít phải trả giá hơn. Chính điều đó làm chúng ta biết ơn và tôn kính họ.
Nói tóm lại, người lớn tuổi được tôn trọng vì giá trị chứ không phải vì tuổi đời. Bởi sự nhầm lẫn hay là sự cố tình lập lờ, chúng ta hòa trộn tuổi tác và giá trị vào cùng nhau như thể hai khái niệm này luôn song hành không bao giờ tách biệt, để khi nói đến cái này thì ngầm hiểu đến cái kia. Nhưng oái oăm thay, thực tế không chứng minh điều đó. Tuổi tác không phải lúc nào cũng đi kèm với kinh nghiệm và tri thức. Tôi đã thấy nhiều người già không hề có kinh nghiệm sâu sắc nào về cuộc sống dù đã trải qua nhiều thăng trầm. Những người có kiến văn sâu sắc, cùng với tuổi đời, họ có thêm nhiều kinh nghiệm qua những nhận thức tỉnh táo về thế giới; ngược lại, những người tầm thường và hời hợt, thì sự tác động của thế giới cũng không làm cho họ dày dạn kinh nghiệm hơn được. Ấy là tôi đang nói đến những kinh nghiệm đặc biệt chứ không phải là những kinh nghiệm thông thường của người xưa, cái đã trở thành thường thức hoặc bị khoa học hay hoàn cảnh hiện đại vượt qua. Do đó, thay vì đề cao sự hiểu biết, chúng ta đề cao tuổi tác. Và chúng ta mắc kẹt trong đó.
Trong nền văn hóa xem tuổi tác là giá trị này, người lớn tuổi luôn được mặc định là đúng, người ít tuổi luôn phải theo gót người đi trước. Cái tâm lý “theo chân” ấy sẽ khiến chúng ta mắc cạn vào một chỗ tồi tệ nếu chúng ta có những người dẫn đường tồi tệ. Sự đề cao thái quá người lớn tuổi làm cho người trẻ hẳn nhiên thiếu tự tin và động lực để tự đứng trên đôi chân của chính mình, để tự thất bại và dũng cảm đứng lên từ những sai lầm của chính mình. Họ luôn tìm cách đi đường cũ để an toàn.Tôi luôn tự hỏi: chúng ta phải chịu hậu quả về những điều mình làm, ấy thì tại sao chúng ta lại không được làm theo điều mình muốn, để được thất bại theo cách của chính mình? Người ta luôn lĩnh hội nhiều và sâu sắc hơn từ những trải nghiệm sống động bởi chính mình hơn là bởi sự truyền đạt của người khác. Bởi văn hóa ấy, nơi mà người sau tiếp bước người trước, những giá trị sáng tạo bị kiềm hãm triệt để. Làm sao người ta dám làm khác đi nếu người ta không dám nghĩ khác đi? Và cũng chính sự đề cao tuổi tác như một giá trị khiến chúng ta rất nhiều khả năng luẩn quẩn trong một mớ bòng bong những điều tồi tệ xưa cũ mà không tìm được lối thoát.
Từ sự kính trọng dành cho người đi trước, chúng ta luôn dành cho tinh thần “tôn sư trọng đạo” một chỗ đứng cung kính trong đời sống văn hóa của mình. Sự tôn kính dành cho người thầy và sự trọng thị dành cho con đường thầy vạch ra cũng không là gì khác hơn việc phải khư khư giữ lấy nếp nghĩ và cách làm cũ. Sự tôn trọng cần thiết dành cho người trẻ tuổi ở đây bị bỏ ra ngoài lề của những suy nghĩ và quan hệ nghiêm túc. Không ít nhữngtrí thức lớn tuổi hiện nay luôn cho rằng cứ trẻ là phải thiếu hiểu biết, phải nông cạn, phải thua kém, phải dò dẫm theo con đường mà người đi trước vạch ra. Bằng chứng là rất nhiều người không tin những gì tôi viết là do chính tôi suy nghĩ. Điều này làm tắc nghẽn ngay từ đầu cái cảm hứng tìm những con đường mới để đi của thế hệ trẻ. Ngoài những hệ lụy làm thui chột sự sáng tạo của thế hệ trẻ, tinh thần “kính lão, tôn sư” còn dẫn tới một hậu quả khác, cũng không kém phần tồi tệ. Đó là, sự thiếu lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp của chúng ta. Một mặt người trẻ phải cung kính, khiếp sợ người lớn; mặt khác, người lớn thì được thỏa mái trong cách cư xử. Người trẻ chỉ cần lớn tiếng phản đối người lớn thì bị cho là hỗn láo, trong khi người lớn lớn tiếng, thậm chí xúc phạm người trẻ cũng là điều chấp nhận được. Điều này tạo ra văn hóa giao tiếp, xử sự thiếu lịch sự. Bởi không ai bị đối xử mất lịch sự, thô bạo mà lại trở nên những con người lịch sự, hòa nhã được. Người lớn mất lịch sự, thiếu tôn trọng người trẻ; người trẻ lại mất lịch sự và thiếu tôn trọng người trẻ hơn mình.
Hôm nay ngày Nhà giáo Việt Nam trên Facebook, có nhiều người bạn kể về những kỷ niệm đáng buồn với thầy cô, tôi tự hỏi, ngoài trừ vấn đề về luật pháp, nếu chúng ta không có tâm lý coi thường trẻ con, coi thường người trẻ thì liệu những điều đáng buồn ấy có xảy ra nhiều vậy không?
Thầy cô ngày xưa có quyền gõ đầu trẻ (ngày này ở các quốc gia tiến bộ, chắc chắn hành động này sẽ khiến thầy cô gặp rắc rối với cảnh sát), ngày này ở Việt Nam thầy cô nhũng nhiễu, quát nạt, xúc phạm, đánh đập học sinh. Đó là vì chúng ta, không những sống dưới một chế độ vô luật pháp, mà còn thoi thóp trong văn hóa “kính lão, tôn sư” lỗi thời.
Rồi lại đến lòng biết ơn thầy cô. Đó cũng là cả một vấn đề. Lòng biết ơn là tình cảm tự nhiên của con người, không phải chỉ người Á Đông mới có. Nhưng chỉ có Việt Nam ta có một ngày để ghi ơn thầy cô, chúng ta cố tình biến lòng tri ân tự nhiên và tốt đẹp thành một “định chế văn hóa”. Không dừng lại ở đó, lòng biết ơn còn bị đẩy lên cao hơn thành sự trả ơn bắt buộc, để rồi nó quay lại làm thoái hóa triệt để lòng tri ân vốn tốt đẹp.
Trong xã hội hiện đại, với nền giáo dục đại chúng, những người làm công việc giảng dạy được trả lương để nhận lấy nhiệm vụ dạy dỗ, truyền đạt kiến thức; học trò bỏ tiền đi học để nhận lấy quyền lợi được dạy dỗ, được truyền đạt kiến thức. Mọi thứ có thể diễn ra trôi chảy như trong một hợp đồng dân sự. Có thể nói, trừ những trường hợp giáo viên đặc biệt có tâm huyết và nỗ lực, việc dạy và học hoàn toàn nằm trong mối quan hệ tương hỗ giữa trách nhiệm và quyền lợi. Không có gì phải được đẩy lên đến mức phải biết ơn và trả ơn. Tôi nghĩ, những sự hối lộ thầy cô, nhũng nhiễu gia đình học sinh hiện nay chẳng thể tự nhiên mà có. Tất cả chỉ là sự nối tiếp của truyền thống biết ơn và trả ơn thầy cô từ ngày xưa. Đó cũng là lẽ tất nhiên khi chúng ta cứ mãi bám lấy cái truyền thống ấy. Chỉ có điều sự trả ơn đơn sơ ngày xưa giờ được phát triển theo kiểu “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ở phương Tây, người ta không “tôn sư trọng đạo” thì người ta không có nền giáo dục tốt, không có những người thầy ra thầy, trò ra trò hay sao?
Sẽ có người cho là tôi đi ngược lại truyền thống. Nhưng phải nói rằng, những lễ nghi, ràng buộc truyền thống đã đến lúc phải bỏ đi để giải phóng con người. Những trói buộc ấy chẳng phải là đạo đức gì cả mà chỉ là những nghi thức luân lý của một thời xưa cũ.
Hôm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam, thực tình mong một ngày nào đó chẳng còn ngày này nữa, chẳng ai chú ý đến việc phải tôn kính và biết ơn thầy cô thái quá nữa mà mọi người , thầy cũng như trò, sẽ cư xử với nhau trong tinh thần tôn trọng, luôn nỗ lực và có trách nhiệm đối với công việc của mình. Mọi việc sẽ tốt đẹp, không cần buộc ai phải trả ơn mình vì trách nhiệm mà mình phải làm cả. Hôm nay, không hoa, không quà, chỉ xin chúc những người làm công việc giảng dạy của chúng ta luôn thể hiện mình là người đáng kính trọng vì giá trị mình có, chứ không phải vì tuổi tác hay chức danh. Mong lắm thay!
Buôn Hồ, ngày 20 tháng 11 năm 2012
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Trích bài chủ:…” Lòng biết ơn là tình cảm tự nhiên của con người, không phải chỉ người Á Đông mới có. Nhưng chỉ có Việt Nam ta có một ngày để ghi ơn thầy cô, chúng ta cố tình biến lòng tri ân tự nhiên và tốt đẹp thành một “định chế văn hóa”. Không dừng lại ở đó, lòng biết ơn còn bị đẩy lên cao hơn thành sự trả ơn bắt buộc, để rồi nó quay lại làm thoái hóa triệt để lòng tri ân vốn tốt đẹp“.
“Tôn sư trọng đạo” là điều tốt, là những lễ nghĩa cần nên giữ. Nếu thầy, cô và học trò, ai ai cũng biết nghĩ và giữ đúng vai trò của mình…thì tốt đẹp biết bao…
Thầy cô là những người đào tạo tương lai cho dân tộc, phải là những người có phẩm cách, đức độ, gương mẫu và chu toàn trách nhiệm dúng với…Thầy như cha, cô như mẹ thì mới đáng được học trò tôn kính thương yêu…sẽ biết vâng lời thầy cô, chăm chỉ học hành để trở thành những người hữu dụng cho xã hội và đất nước…
Nhưng trong hiện tình đất nước VN hôm nay, rất nhiều thầy cô đã “bị” mất nhân cách, mất phẩm đạo của một nhà giáo để trở thành công cụ của bạo quyền!
Trong khi những sinh viên, bạn của Nguyễn Phương Uyên, các vị trí thức quen thuộc như Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn…và rất nhiều người khác nữa lên tiếng bênh vực Phương Uyên…
…thì một số “thầy cô” trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM cộng tác với bạo quyền, dùng mọi thủ đoạn xấu để ép các sinh viên (đã viết thơ cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang) phải phủ nhận chữ ký của mình…
Hành động như trên của những “thầy/ cô” (lang sói) ấy có đáng được “tôn sự trọng đạo” và cám ơn không???
Viết đến đây tôi không thể không nhắc đến và tỏ lòng tôn kính đối với thầy giáo Nguyễn Thượng Long và thầy giáo Đỗ Việt Khoa là những người, dù trong hoàn cảnh nào cũng không để mất nhân cách và phẩm giá nhà giáo của mình!
Kính chúc hai THẦY và tất cả những nhà giáo (đúng nghĩa) sức khoẻ tốt, luôn kiên cường, nhiều nghị lực…
Cám ơn Huỳnh Thục Vy và DCV.Info
Ngày xưa các cụ có câu: Không thày đố mày làm nên.
Nhưng dưới chế độ công sản VN ngày nay thì có nhiều nhân chứng điển hình đúng như thế:
1. Nguyễn Tất Thành: từ học hành không đến nơi đến chốn rồi vào nghề bồi bàn, quét rác, sau học lỏm được CNCS của Lenin va Stalin, cũng không đến nơi đến chốn, rồi lang bạt kỳ hồ nay đây mai đó, chuyên nghề bán những người yêu nước cho mật thám Pháp (PBC, TP, LHP…)để sống và lập nên cái đảng cướp cs. Đầu tiên là chúng cướp chính quyền của ông Trần Trọng Kim nhờ trò lừa gạt thanh niên nhẹ dạ và nông dân dốt nát. Ngày nay sau hơn 60 năm, đảng ăn cướp cs đã hoàn toàn ngang nhiên công khai để ăn cướp của dân, của đất nước, của ông cha chúng ta với bao nhiêu công sức và máu mới giành lại được từ tay bọn tàu xâm lược.
2. Đỗ Mười từ nghề hoạn lợn theo đảng cs của HCM trở thành thủ tướng rồi tổng bí thư đảng cs VN- lãnh tụ của một nhà nước mà đã ký thỏa thuận trong hội đàm Thành Đô 1990, chịu cam tâm bán nước, làm tay sai cho giặc tàu vì sự tồn tại của đảng cs VN.
3. N.T.Dũng từ nghề y tá trở thành thủ tướng và là người quyền lực nhất trong BCT đầu não của đảng cs VN hiện nay, có công rất lớn trong việc phá nát nền kinh tế của VN bằng nhiều cách và cũng là tay sai đắc lực của tàu cộng trong việc thẳng tay đàn áp dã man vô luật và vô luân những người yêu nước chân chính chống bọn tàu cộng và chống bọn quan lại tham nhũng. Những người như NTD họ không được học ở những người thày giáo đức độ, mà được rèn luyện bằng đạo đức của Stalin, Mao Trạch Đông, HCM và đảng cs VN nên họ trở thành những tên nghịch tử của dân tộc, có tội với các đấng Tiền liệt Tổ tiên.
Kết luận: Câu nói xưa chưa đủ, cần phải thêm là: không học thầy tử tế thì không thành người tử tế.
Ngày nay ở VN dưới chế độ cs thì không ít người giáo viên nổi tiếng xấu như Nguyễn Trường Tô thày giáo kiêm nghề “ma cô”, và không thiếu các “ma giáo” gạ đổi tình lấy điểm v.v…
Mà thực tế hiện nay các thày dạy ở trường nhà nước kiêm dạy ngoài. Mà dạy ngoài các thày mới đủ tiền để nuôi gia đình và nhiều người thành giàu có. Nên có câu là: Không trò thày đói nằm co.
Như thế vị trí người thày bị thay đổi do môi trường xã hội, nhất là dưới chế độ độc tài toàn trị cs thì ít người còn giữ được tư cách của một người thày đúng mực đáng kính trọng như xưa.
Còn ngày 20/11 là do chế độ cs đặt ra thì nó chỉ có ý nghĩa với các người làm công tác giảng dạy (là ma giáo chứ không phải thày giáo) của cs mà thôi vì họ chỉ dạy cho trò là: Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, học tập đạo đức HCM, con người XHCN vùa hồng vừa chuyên vv…
Tất cả các trò lừa đảo, ma giáo, xảo ngôn, trí trá, gian lận… của cs VN phải bị lật tẩy không thể để con cháu chúng ta bị chúng lừa gạt mãi như những người thanh niên nông nổi ngày xưa (NS Tô Hải, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng…) nay về già mới thấy sự thật xót xa cho đất nước và nhân dân, nhưng đã quá muộn phải không quý vị.
Xin đề nghị toàn thể dân Việt Nam hãy tẩy chay tất cả các trò ma giáo của cs VN!
Nguyễn Tất Thành (HCM) gặp phải thứ thầy “đại gian ác” như Stalin, Mác, Mao Trạch Đông nên thầy nào trò nấy!
Đỗ Mười, NT Dũng, chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô, thầy giáo Sầm Đức Xương, vì say mê, tôn HCM làm “thầy” và học hỏi đạo đức của ông Hồ nên cũng thầy nào trò nấy.
Ngược lại, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan thuộc loại học trò phản thầy, nghe lời dụ dỗ của ông hồ và CSVN làm loạn, gây đau khổ cho đồng bào miền Nam.
VN ta có lắm cái “lẩm cẩm” và “ngớ ngẩn” lắm. Có lẽ trên thế giới ngày nay chỉ có mỗi VN là có ngày nhà giáo, đến TQ hay Triều tiên cũng không có. Nó xuất phát từ cái ngày “Hiến chương quốc tế các nhà giáo”, mà dân VN ta thì cứ cái gì có hai chữ “quốc tế” vào là cứ tưởng ghê gớm lắm, trọng đại lắm. Thôi thì ngày quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 nó còn có ý nghĩa lịch sử và “quốc tế” của nó, còn những ngày khác thì có lẽ chẳng có gì là to tát quá cả. Hồi trước mới sang CHDC Đức du học, lũ chúng tôi quen kiểu ở VN đến ngày 20 tháng 11 đem hoa và quà tặng các thầy cô giáo làm cho người ta rất ngạc nhiên hỏi tại sao hôm nay lại tặng quà ? Hoá ra mặc dù cũng là một nước cộng sản nhưng CHDC Đức (và các nước đông Âu khác, kể cả Liên xô) người ta cũng không kỷ niệm ngày 20 -11 hay tự nhận vơ vào ngày này là ngày nhà giáo của họ. Chỉ mỗi VN ta làm một cái việc dớ dẩn ấy nhưng lại cứ tưởng làm như thế để đền ơn, hay cả thế giới chỉ có mỗi “ta” là biết ơn các thầy cô giáo.
dưới
thời đại “i ngắn” của hồ chí minh
thì
nền giáo dục xả hội chủ nghỉa
đả
phát triển cao tới mức ngang tầm giày dép
*
các thầy cô giáo
đả
trở thành các quan dạy học
*
và
cái lý tưởng làm quan để phát tài
đả
ngấm sâu vào tận xương tủy chế độ xả hội chủ nghỉa
*
vì vậy
ngành giáo dục củng làm ăn giống như
các
quan chức chánh quyền và công an
*
sự
tệ hại của nền giáo dục việt cộng
vẩn chưa chạm đáy*
Kính gởi bạn đọc ĐCV,
Xin gởi đến quí vị một bài báo trên net liên quan đến ngày nhà giáo để quí vị “chiêm ngưỡng” . Ôi, chả trách sao mà nền GD nước nhà càng ngày càng đi xuống. Bộ trưởng mà như thế này sao? Cũng giáo sư, cũng tiến sĩ sao?
http://viet-studies.info/NguyenTrongBinh_SuyNghiKhiDocTho.htm
Cám ơn bạn Mr X đã đưa link hướng dẫn!
Xin được trích đoạn và góp ý:
“Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
“Kính gửi: Các đồng chí Giám đốc Sở GDĐT các Tỉnh, Thành phố;
Các đồng chí Hiệu trưởng các trường Mầm non,
Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,
Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.
Kính chúc các Thầy Cô và gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
GS. TS Phạm Vũ Luận”
———————
- Lời chúc mừng qua hệ thống…lãng nhách, sáo ngữ và trống rỗng!
- Lương giáo chức rẻ mạt, không đủ sống, các Thầy Cô phải “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để dạy thêm kiếm sống, đâu còn thời gian cho gia đình… thì làm sao mà dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc được?
- Đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì đúng…Còn “xã hội chủ nghĩa của chúng ta” (sic) thì còn phải xem xét lại!
- Trồng người kiểu nào, chứ sản sinh ra đám CA côn đồ, “quần chúng tự phát” thì chỉ là những thứ sâu bọ phá hoại đất nước mà thôi!
Thật ngu xuẩn đến ngớ ngẩn.
Tác giã viết một cách nghiêm chỉnh, và mạch lạc như thế, sai chổ nào mà ngu xuẫn ngớ ngẫn ?
sao lại tự chữi mình thế ?
chắc lại một kụ già lẫm cẫm mang đầy tật xầu như tác gĩa đã nêu trên
Cái lời comment của Nhuan Hoa mới đúng chính xác là:
- “Thật ngu xuẩn đến ngớ ngẩn.”
Ôi! Tội nghiệp cho cái tầm suy nghĩ của Nhuan Hoa…vậy!