Đọc Sách: Cuộc Chiến Của Hà Nội
Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nhìn của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì nó diễn ra trên mảnh đất mang tên Việt Nam. Trong nhãn quan của lãnh đạo Hà Nội, đó là “American War” vì do người Mỹ gây nên.
Mới đây, có tác phẩm mang tên Hanois War của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên-Hằng [Nxb Đại học North Carolina, 2012, 444 trang] là một cách nhìn khác về cuộc chiến. Như tên gọi của sách, “Cuộc chiến của Hà Nội”, đó là chiến tranh do Hà Nội chủ động, từ khởi xướng vào những năm cuối thập niên 1950 cho đến lúc thành công vào tháng 4-1975.
Hanois War đưa ra tầm nhìn từ Washington, Hà Nội, Moscow và Bắc Kinh và có tiểu tựa: An International History of the War for Peace in Vietnam, vì thế sách còn là ghi nhận lịch sử quốc tế về cuộc chiến cho hoà bình ở Việt Nam trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, của xung đột Trung-Xô.
Theo tác giả, chiến tranh ở Việt Nam trong 20 năm không chỉ có Hoa Kỳ, Liên bang Sô Viết, Trung Quốc là những đại cường quốc và Bắc Việt, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những quốc gia với can hệ chính, mà cuộc chiến còn có cả hai phiá miền Nam là Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam vì lãnh đạo của họ cũng là những nhân tố trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay tìm kiếm hoà bình.
Trong ba thành phần người Việt, dù sự can dự của Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam có những lúc làm cục diện chiến tranh hay diễn tiến hoà đàm thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị.
Nhân vật chính trong Hanois War không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo miền Bắc trong nhiều thập niên, từ thời chống Pháp, qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cho đến lúc ông từ trần ngày 2-9-1969. Cũng không phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên và là một thân tín của Hồ Chí Minh. Dù trên diễn đàn quốc tế, hai nhân vật trên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chính trị và các nhà sử học viết đến nhiều nhất.
Hanois War đưa ra hai nhân vật chính là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Quan trọng hơn cả là Lê Duẩn.
Mở đầu tác giả ghi lại hình ảnh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chia tay nhau bên giòng sông Ông Đốc ở Cà Mau vào một ngày đầu năm 1955. Đó là thời gian thi hành Hiệp định Geneve 1954 tạm chia đôi nước Việt ở vĩ tuyến 17, cho phép tự do di dân giữa hai miền trong vòng 300 ngày. Lê Duẩn ở lại miền Nam, Lê Đức Thọ xuống tàu tập kết ra Bắc để rồi trong suốt chiều dài cuộc chiến hai nhân vật này đã trở thành trọng điểm của sách.
Vài năm ở miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung ương Cục miền Nam và đưa người của mình như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt vào nắm giữ những vai trò then chốt để điều hành cuộc chiến tại miền Nam trong tương lai.
Trở lại miền bắc, cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đã chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này.
Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoãn, không chủ trương sống chung hoà bình. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai trò quyền lực.
Tác giả nêu dẫn chứng vụ án xét lại chống đảng với Hoàng Minh Chính từ năm 1963 và nhiều người bị tù trong cuộc thanh trừng lớn nhất trong nội bộ đảng vào năm 1967. Để tiến hành chiến tranh, sau Đại hội Đảng kỳ 3, từ năm 1960 lãnh đạo đã biến miền Bắc thành một xã hội công an trị với hàng vạn người bị bắt vì “nguy hiểm đến an ninh, trật tự xã hội”. Vụ án “Nhạc vàng” năm 1971 là một thí dụ khác. Chính quyền Hà Nội cho rằng đang có âm mưu “diễn biến hoà bình” do Mỹ chủ trương để gây chia rẽ nội bộ đảng về chính sách chống Mỹ cứu nước.
Dựa vào nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nơi, đặc biệt là những văn khố ở Việt Nam mở ra cho giới nghiên cứu gần đây, tuy nhiên kho lưu trữ của đảng và Bộ chính trị vẫn còn đóng kín, và những tiếp xúc, phỏng vấn của tác giả với người Việt liên quan, cùng nguồn tài liệu Việt ngữ tác giả có khả năng tiếp cận, Hanois War đưa ra hình ảnh rất rõ là Lê Duẩn kiên quyết chủ trương “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa” để chiếm miền Nam.
Giải pháp trung lập miền Nam cũng không được chấp nhận. Chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng của Tướng Võ Nguyên Giáp không được tán thành. Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Lê Duẩn tuy là Bí thư thứ Nhất của đảng nhưng đã qua mặt và nắm trọn quyền hành.
Dù tổng tấn công nhiều lần thất bại trong các năm 1964, Mậu Thân 1968 hay Xuân-Hè 1972 nhưng Lê Duẩn không từ bỏ chủ trương tiến hành chiến tranh toàn diện.
Tác giả ghi nhận những sự kiện và phân tích các quyết định dẫn đến chiến tranh qua các cuộc tổng tấn công vào miền Nam, về chính sách “Vừa đàm vừa đánh” đưa đến bản Hiệp định Ba Lê vãn hồi hoà bình cho Việt Nam – một hiệp ước không đòi hỏi bộ đội cộng sản miền Bắc rút về mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cực lực phản đối.
Bản hiệp định được ký kết ngày 27-1-1973 sau 5 năm thương thảo với Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao có chủ trương phải kiên trì vì tin rằng người Mỹ sẽ phải bỏ cuộc. Đúng là người Mỹ cuối cùng đã nhượng bộ Hà Nội để bộ đội miền Bắc tiếp tục ở lại miền Nam. Bản hiệp định chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự.
Chính quyền Sài Gòn xụp đổ ngày 30-4-1975 trước sức tấn công bằng vũ lực của bộ đội cộng sản miền Bắc, như Lê Duẩn đã chủ trương trong suốt chiều dài cuộc chiến và cuối cùng đã đi đến thành công.
Hanois War còn là một cái nhìn khác hơn với những gì giới lãnh đạo Việt Nam thường đưa ra trước đây về sự nhất trí trong những quyết định đi đến chiến tranh. Sách vẽ lên chân dung Lê Duẩn như là một lãnh đạo Việt Nam với hai mươi năm kiên quyết chủ trương chiến tranh “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa”. Nhưng không phải vì thế mà cơ hội cho hoà bình, phát triển và chờ ngày thống nhất của hai miền Việt Nam đã không được đưa ra.
Những cơ hội như thế đã được xướng lên và đã có những nhân vật trong giới lãnh đạo Hà Nội ủng hộ, nhưng bị Lê Duẩn không những gạt đi mà còn bỏ tù những ai muốn theo chính sách “Bắc trước, Nam sau” – xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trước, chuyện miền Nam tính sau – hay có tư tưởng “hoà hoãn”, theo phe “xét lại”.
Sau chiến thắng 30-4-1975, cũng dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn, Việt Nam lại phải trải qua những cuộc chiến tranh khác, từ phía tây với Kampuchia lên phía bắc với Trung Quốc.
Khi Lê Duẩn qua đời, ngày 15-7-1986 hàng trăm nghìn cư dân Hà Nội đã đứng dọc bên đường từ Quảng trường Ba Đình đến nghĩa trang Mai Dịch để đưa tiễn một lãnh đạo Việt Nam lâu đời nhất về với cát bụi.
Năm đó cũng là thời điểm Hà Nội bắt đầu chính sách đổi mới và đưa Việt Nam vào một tiến trình lịch sử mà nửa thế kỷ trước Việt Nam đã mất đi nhiều cơ hội do quyết tâm tiến hành chiến tranh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Hanois War buộc Lê Duẩn vào những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt. Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế thì có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?
© 2012 Buivanphu.wordpress.com
Tôi chưa được đọc cuốn Hanoi’s War nhưng qua tóm tắt của tác giả bài viết này, tôi có cảm tưởng hình như TS Nguyễn Thị Liên Hằng có những nhận xét ngây thơ về vấn đề chính trị do cô ta chỉ chú trọng với những sự kiện bên ngoài để đưa đến những định kiến sai lầm, mà việc chính là đẩy vai trò của Lê Duẩn lên vai chính của cuộc chiến với miền Nam (thay vì Hồ Chí Minh) và do đó cũng dẫn đến xác định “công và tội” cũng như những tha hóa vào Lê Duẩn; đây cũng trùng vào sự lầm tưởng của người dân miền Bắc về lịch sử miền Bắc mà tôi thường được thấy viết trên mạng và có thể nó đã góp phần cho những nhận xét này của TS Hằng.
Việc này làm cho tôi nhớ đến những cuốn sách của các tác giả Mỹ và ngoại quốc (nói chung) viết về VN với những kết luận sai lạc tương tự về nhiều vấn đề. Một lý do chính là vì họ đã được giáo dục khác (theo cách nhìn và hiểu của Tây phương, giống như TS Hằng), không hiểu tâm lý của một tổ chức và những con người với văn hóa riêng rất phức tạp (dù TS Hằng là người VN nhưng không cùng thời, cùng hoàn cảnh), và đương nhiên cũng vì họ thiếu dữ kiện hoặc đã dùng những dữ kiện giả tạo, sai lạc.
Tỉ dụ như việc HCM dùng những ý tưởng từ 2 bản hiến pháp Mỹ và Pháp để dùng trong những tuyên bố của ông (và hiến pháp 46) đã làm phần đông thế giới hiểu lầm về con người HCM và ĐCS suốt thời chiến và cả đến bây giờ. Những trí thức Âu Mỹ đã ngây thơ xét theo “học thức” và cho rằng ông ta cũng có những tư tưởng dân chủ như Âu Mỹ và chủ nghĩa CS ông theo đuổi nó tích cực hơn, gần với những ý tưởng XHCN của Marx – điều mà nhiều người trong họ đã từng mơ tới.
Họ không hiểu ra rằng những ý tưởng đó và hiến pháp chỉ là bình phong ý thức hệ mà HCM đã dùng như là cái vỏ để đánh lừa cả thế giới và bịp dân Bắc! Cụ Bùi Tín đã viết về sự thật vấn đề này (http://old.danchimviet.info/archives/66169/khi-2-la-bua-tuyen-ngon-m%e1%bb%b9-va-phap-khong-thieng/2012/09)
Vấn đề Lê Duẩn cũng tương tự.
Dưới chế độ độc tài của CSBV, có ai có thể làm những chuyện gì lớn mà không có sự chấp thuận của HCM? Ai đã lãnh nhận chính sách CCRĐ của Mao? Phạm Văn Đồng có thể nào viết công hàm 58 mà không có chấp thuận của người lãnh đạo tối cao đảng? Ông Đồng chỉ là kẻ thực hành quyết định của BCT mà HCM là then chốt của mọi quyết định hệ trọng.
Lê Duẩn thực ra – theo tôi – là người chính HCM chọn để giao trách nhiệm việc chiến tranh chiếm miền Nam. Sau 54, HCM biết vào tuổi đã già (khoảng 65 tuổi) và phải chọn kẻ kế vị. Lê Duẩn trẻ hơn gần 20 tuổi và là người từ trong Nam ra, có khả năng và nhiệt huyết để theo đuổi mục đích đó; một người từ Bắc sẽ không tích cực bằng; và với trình độ học vấn thấp của LD thì vừa thích hợp với chủ trương tranh đấu giai cấp của CS, vừa dễ nghe lời sai bảo hơn. HCM đã rất “logical” trong việc chọn lựa này.
HCM chỉ cần đóng vai chủ tịch (hay đúng ra, một vai vua được dân tôn thờ) và ông ta đã muốn hưởng già, sẵn sàng để Lê Duẩn quán quyến mọi chuyện, đóng vai “lép vế” bên ngoài ở một mức nào đó để tạo uy tín cho LD và để khối đảng viên kia phải khiếp mà phục tòng. Việc này nó không khác gì lắm với chính trị trong hãng xưởng (office politics) trong hệ thống kinh tế tư bản với tính chất độc tài của nó – chỉ khác là nó không có bạo lực, nòng súng để áp chế, cai trị, và luật pháp của QG vẫn chi phối và ảnh hưởng vào công việc cũng như nhân viên.
Vì thế, tuy Lê Duẩn đã là nhân vật rất quan trọng trong chiến tranh với miền Nam, nhưng trong hệ thống tập quyền ở một đảng như CS và vai trò then chốt của HCM, LD chỉ là kẻ làm việc trung thành, thực thi con đường HCM đã vạch ra.
Công và tội vẫn ở HCM là chính.
Và với hệ thống chuyển quyền (power transition) không dựa trên luật pháp minh bạch mà dựa vào chính trị bên trong đảng, vận mệnh của QG cũng chìm nổi theo đó. Những “tha hóa” mà người miền Bắc than vãn về đảng CSVN thì chỉ vì họ không hiểu những nguyên tắc về chính trị học, xã hội học (kể cả về các tổ chức tội ác) mà ai có học qua đều thấy những điều đó như là tất yếu, không tránh khỏi. Sự sung túc về vật chất nhờ kinh tế thị trường là hoàn cảnh để những khuyết điểm của hệ thống được phát ra rõ ràng, điều mà trước đây trong hoàn cảnh chiến tranh với lý tưởng bịp bợm “giải phóng miền Nam” và chế độ toàn trị, họ đã không thể thấy hoặc đã sẵn sàng che lấp vì tấm lòng “hy sinh cho đại cuộc”.
Đau đớn thay, có những che lấp và khuyết điểm giết cả nước, phản lại cả dân tộc mà ngày nay mới lộ ra!
Cứu cánh cho ĐCSVN có phải còn là độc lập tự do hạnh phúc của VN không – dù chỉ trên danh nghĩa – hay chính là cái sổ hưu của đảng viên và sự sống còn của đảng? Những phương tiện nào họ sẽ dùng để biện minh cho “cứu cánh” đó? Nhờ hiệp nghị Thành Đô với ĐCS TQ để sống còn tới ngày nay, ĐCS VN có dám mưu toan một việc biến kẻ thù của dân Việt hiện nay (CS Tàu) thành “ân nhân” của dân VN nhằm phá tan cuộc chiến chống TQ hầu như thầm lặng lâu nay thành mây khói, giữ đảng sống còn và giúp Tàu đi thêm một bước vào VN?
Viết đến đây tôi không khỏi nghĩ đến sự kiện lấy máu bất ngờ của học sinh ở Quỳ Hợp, Nghệ An gần đây. Có thực sự bệnh Thalassemia là lý do cho việc lấy máu này? Có bao nhiêu người VN hiểu về kỹ thuật sinh học và vũ khí sinh học? Đây không hề là chủ ý của bài viết này của tôi mà chỉ là suy nghĩ về những lừa gạt, bịp dân của ĐCSVN qua 70 năm qua.
Xin góp ý để bạn đọc cùng suy tư về tương lai đất nước.
Những sữ liệu sưu tầm của tác giả có tầm nhìn chính xác , Lê Duẩn ( anh Ba) đã nắm quyền trên cả Hồ Chí Minh vì chủ trương thống nhất bằng mọi giá :’ Trường Kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”, cuối cùng Mỹ bỏ cuộc và miền Nam VNCH thất thủ, Bắc Việt “thống nhất” Việt Nam . . .chỉ tội cho người Dân Việt xin dẩn chứng một đoạn hồi ức của một ông già gốc bộ đội vào Nam tháng tư năm 1975 dưới đây mời tác giả đọc để ngậm ngùi với những oan hồn, tàn cuộc chỉ thấy máu sông xương núi :
Bộ Đội Bắc Việt tàn sát cả làng ở Xuân Lộc
“Hố chôn người ám ảnh”
Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15.
Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tao cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh.
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống
nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi nỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
* * *
…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình chung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4
Có thể trong cuốn sách này đưa ra các chi tiết cụ thể về nội bộ những người lãnh đạo ở Hà Nội mà người dân miền Nam trước đây không biết. Còn câu chuyện về chiến tranh qua lời thuật của tác giả bài này thì cũng không có gì mới. Đưa ra chi tiết chính Lê Duẩn đóng vai chính trong việc tiến hành chiến tranh thì có lẽ cũng giống như câu chuyện mà nhà văn Dương Thu Hương kể trong cuốn tiểu thuyết Đỉnh Cao Chói Lọi.
Dạ thưa các nhà chính trị, tại sao phải chống cộng? các anh nói cộng sản ác, không có nhân quyền, hay là vô thần, không có chúa trong lòng như các anh? các anh nói nghĩ cho dân việt nam mà các anh có bao giờ sống ở VN đâu, các anh chỉ ngồi bên này rồi đoán mò ở trong nước, Bravo hay quá. Các anh nói tới nói lui cũng chỉ là “Bỏ cờ đỏ, gắn cờ vàng” điều đó cho thấy các anh chỉ nghĩ đến các anh, xin đừng ngụy biện.
Các anh nói SG trước kia là hòn ngọc biển đông, thế các anh cố tình hay vô tình quên rằng hằng năm Mỹ đổ bao nhiêu tiền vào đó? tệ nạn có không? băng đảng cướp bóc,ngay trong chính cái chế độ của các anh thì không sao phải không? các anh có biết vì sao người dân miền nam theo Cộng sản không? chắc các anh lại cho rằng CS giỏi tuyên truyền, chứ không phải do chính quyền của các anh chỉ chăm lo cho con cháu các anh nhỉ.
Thôi nói nhiều cũng vậy, cái máu nó ngấm sâu vào các anh rồi, rửa không đi được đâu.
1) Để trả lời được câu hỏi mà ông Bùi Văn Phú nêu ra là, ” Cho dù đã biết nỗ lực và chủ trương gây nên cuộc chiến để thôn tính Miền Nam là cuả Lê Duẩn thì, liệu có thể tách ông Hồ và Võ Nguyên Giáp khỏi trách nhiệm về cuộc chiến này và những hệ luỵ cuả nó không?”, thiết tưởng còn phải tùy thuộc vào những tài liệu “tối mật” trong kho lưu trữ cuả Đảng CSVN, cuả BCT cuả các khoá suốt từ những năm 1958 đến 1975 mà TS Nguyễn Thị Liên Hằng cũng công nhận là chưa được tiếp cận. Tuy nhiên dù có được giảm nhẹ tới mức nào thì, với vai trò là một Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước, trách nhiệm cuả ông Hồ cũng rất lớn.
2) Dù tác phẩm được mang tên “Hanoi’s War” và nôị dung chỉ rõ cuộc chiến là do Hà Nội chỉ đạo, tiến hành… nhưng tác giả, bà NT Liên Hằng lại nói đến vai trò cuả MTGPMN rồi CHMNVN (cùng với VNCH) rằng, “lãnh đạo cuả họ cũng có vai trò trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay tìm kiếm hoà bình”.
Đặt VNCH sang một bên, dù dưới quan điểm coi VN CH là “vai chính” hay chỉ là “vai phụ” thì, ngày nay, không ai còn nghi ngờ rằng MTGPMN chỉ là bình phong, là con cờ cuả Đảng CSVN và nhà nước VNDCCH, vậy thì những người lãnh đạo MTGPMN thực sự có vai trò gì, tác động ra sao “trong nỗ lực chuyển hướng cuộc chiến và tìm kiếm hoà bình” như tác giả cuốn sách nhận định. Phải chăng với nhận định như thế, tác giả cho rằng những người lãnh đạo MTGPMN cũng có “tiếng nói riêng” cuả họ?
Hy vọng độc giả sẽ có được câu trả lời khi đọc xong cuốn sách. Bằng không, nhận định này chỉ là một nhận định vô bằng hay ít ra cũng là phiến diện!
Trong đám quạ, thì con quạ nào cũng đen .
Cái đáng nói là những đầu óc cằn cổi, những tư tưởng chấp vá trong cửa miệng
của đám gọi là “lý luận Mac-Lê” vẩn là ngọn đuốc soi đường cho bước tiến VN!
Đây là không may mắc cho đất nước .
100 tỉ đô tiền vay đã chạy vào túi của các ông (&gia đình các ông) to đầu này .
Đám nhỏ dân VN sau này ráng còng lưng mà trả nợ . Nếu bằng lòng thì ráng mà
còng lưng ra trả . Còn nếu không thì nên nổi dậy cáp dzuồn bọn việt co6.ng để
có con đường tương lai tốt hơn .
Người Mỹ đã tham chiến nhiều cuộc chiến tranh lớn như Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên.. nhưng họ sợ nhất chiến tranh Việt nam vì nó không có kết thúc mà họ gọi là the endless war , vì một đối thủ quá lợi hại, sẵn sàng đẩy hàng ngàn vạn, triệu thanh niên vào chỗ chết, chấp nhận hy sinh tỷ lệ 16 cán binh để đổi mạng một lính Mỹ hòng đẩy mạnh phản chiến ngay tại trong lòng Đế quốc và họ đã tạo được cuộc chiến tại đất nhà, War at home ngay trong lòng nước Mỹ. Một anh nghèo đói đánh thí mạng cùi với một anh nhà giầu sợ chết, khỏi nói dài dòng quí vị cũng dư biết ai sẽ thắng, ai sẽ thất bại, một anh coi mạng ngươi rẻ như bèo, một anh quí sinh mạng như vàng thì ai sẽ thắng?
Xây dựng bằng nhiều xác chết rập khuôn theo cuộc chiến chống Đức của đàn anh Sô Viết trong trận chiến Nga- Đức 1941-45 mà đàn anh đã chấp nhận hy sinh khoảng 10 triệu lính và 10 triệu dân, tài liệu do Liên sô đưa ra tổng cộng họ thiệt hại khoảng 20 triệu cả dân cả lính, Anh – Mỹ nói Liên xô mất 27 triệu người trong cuộc chiến 1941-45.. (phim Seconde world war, behind closed door)
CS Hà nội noi gương đàn anh đã hy sinh khoảng hơn 1 triệu cán binh, chính họ nay đã công nhận như vậy để dành chiến thắng, một chiến thắng chẳng vẻ vang gì cho lắm, nó đã khiến miền Bắc tan hoang mà phải mất hàng nửa thế kỷ mới có thể xây dựng lại theo kịp đà tiến bộ trên thế giới. Được sự thúc đẩy ngầm của CS quốc tế để làm suy yếu Đế quốc , Hà nội dã tiến hành cuộc chiến dai như đỉa đói cả trên trận địa lẫn tại bàn Hội nghị khiến đối thủ Hoa Kỳ và VNCH phải chịu thua, người Mỹ chịu thua cuộc chiến mà họ gọi là Cuộc chiến tranh bẩn thỉu
Người Mỹ quá ghê tởm cuộc chiến bẩn thỉu của Hà nội đến độ bây giờ họ không dám nghe nhắc lại hai tiếng Vietnam war, không dám nghe nói tới nó…
NHN
Những điểm khác đáng nói về quyển sách Hanoi’s War là:
1.-Trình bày một khía cạnh mà từ trước đến nay các sách viết về Vietnam War đã không đề cập đến một cách đầy đủ; đó là về nội bộ của giới lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, ai là kẻ thực sự đảm nhận vai trò quan trọng trong các quyết định của Bộ CT liên quan đến việc vạch ra chiến lược trong từng giai đoạn của cuộc chiến. Quyển sách cũng đã giúp soi sáng những lý do sâu xa đã khiến cho các ông HCM, VNG đã bị dần dần gạt ra bên lề, không còn đóng vai trò quyết định như trước kia trong giai đoạn trước 1960, và về những bất đồng quan điểm sâu sắc giữa hai chủ trương : Một bên đặt ưu tiên cho việc xây dựng MB; bên kia xem việc mở rộng chiến tranh vào MN ưu tiên hơn. Tình hình đó trước đây đã không hề được hệ thống tình báo của VNCH, và cả của CIA, biết đến một cách chính xác để khai thác có lợi cho mình.
Quyển sách cũng phần nào giúp đưa ra ánh sáng chế độ công an trị sắt máu ở Miền Bắc được tạo ra do sự toa rập giữa Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng. Về mặt này, kết quả nghiên cứu của tác gỉa là phù hợp, và ngay cả được hệ thống hoá hơn, với những gì đã được các tác giả khác như Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương đề cập trong sách của họ.
2.-Quyển sách đã nêu ra khá chi tiết quá trình đi đến quyết định của hai cuộcTổng Tấn công Mậu Thân 1968, và 1972; những quyết định liều lĩnh, và đã thất bại lớn, về mặt quân sự, nhưng lại gặt hái những thành quả bất ngờ về chính trị, do đối phương, là VNCH và Mỹ, vì những yếu kém chính trị nội tại, đã không biết khai thác ưu thế trên chiến trường để giành thắng lợi quyết định.
3.-Do có được nguồn tài liệu nội bộ của CSVN dồi dào hơn các tác giả ngoại quốc khác, quyển sách đã mô tả cặn kẻ hơn mối quan hệ Miền Bắc CS- Liên Xô- và Trung Cộng trong quá trình đàm phán và dẫn đến ký kết Hiệp Định Paris 1973.
4.-Đặc điểm khác là quyển sách đã được viết bởi một tác gỉa thuộc về thế hệ thứ hai, đến Mỹ khi chỉ khoảng 5 tháng tuổi. Tuy sinh trưởng trong một gia đình viên chức cao cấp của VNCH, nhưng do trẻ hơn, tác giả có phong thái khác hẳn, tỏ ra khá khách quan, ít bị chi phối bởi thái độ lưỡng tranh ý thức hệ thường có ở các tác giả lớn tuổi, khi trình bày công trình của mình.
Thiết nghĩ đây là một tác phẩm về Chiến Tranh VN, đáng được đọc và nên được dịch ra Việt ngữ để phổ biến rộng rãi cho mọi thế hệ VN, trong cũng như ngoài Nước, quan tâm đến cuộc chiến ấy.
.
Có lẽ hay hơn hết là nên đọc nó cùng với một quyển sách khác về VN War, cũng mới ra cách đây không lâu, được viết bằng Anh ngữ của một tác giả thuộc thế hệ thứ nhất; quyển The Nationalists in VN War của cựu Trung Tá Nguyễn Công Luận.
Lúc trước thì ” bác Hồ, vào lúc cuối đời, bị bọn Lê Duẫn, Lê đức Thọ áp chế, bắt nạt” nay thì ” bác Hồ bị ngồi chơi sơi nước, Lê Duẫn và Lê đức Thọ chủ động cuộc chiến tranh”. Ha, ha, hưỡn đâu mà ngồi đọc những chuyện tầm phào cốt chạy tội cho tên đại Việt gian, đại quốc tặc, đại dâm tặc Hồ chí Minh này.
Càng biết về đám cộng sản này càng nhứt đầu, chúng hành động một đàng, nói một nẻo, mờ mờ ảo ảo, không tin nổi. Một điều chắc chắn là chúng tàn ác và gian xảo.
Tôi lớn lên trong thời đại của Lê văn nhựn này, một thời đại đen tối, cực kỳ lầm than; dù nhỏ tôi cũng biết chúng là lũ gian ác và xảo trá.. Nên trong đầu tôi, gả này và cả lũ kế tự đều là QUỶ Dữ.
Nhưng nguyễn sinh cung và giáp thì cũng là QUỶ NGU.
Tốt nhất là cách ly tất cả lũ này. Bây giờ mà nghe ai nói giọng the thé là tôi giật mình!!!
Diệt, loại bỏ chúng thì dân Việt mới khá lên nổi. Đầu tiên là loại đám đầy tớ của Trung cộng hiện đang đầu độc, thuốc dân Việt.
Trạng vừa vừa phải thui “cha”
Kwỷ ma cha chuá, chính, tà, sánh đôi !
Tương sinh, tương khắc, rõ rồi,
Kwỷ ma mà diệt hết thì chuá tôi cũng tàn đời !!!