Chết dưới tay Trung Quốc [2]
Không chỉ có người Trung Quốc sống trong điều kiện chen chúc
Các dòng nước của chúng tôi ởđây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác.
—Triệu Diệp, nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Kiến, Trung Quốc.
“Câu chuyện thủy sản” Trung Quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90 việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi con rồng châu Á bước vào.
Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong Phần II,”Những vũ khí hủy diệt việc làm”, các doanh nghiệp Trung Quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung Quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá rô phi, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung Quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê không yên bình và không hòa hợp với thiên nhiên. Hơn thế nữa, họ còn tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người như dưới địa ngục.
Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Hoa là có cơ sở xử lý nước thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này- cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác – tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.
Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chảy dài hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước khác.
Nằm dọc theo dòng Dương Tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành Đô và Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và rữa ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp không lồ phía bên dưới Trùng Khánh.
Chuyến đi ba ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến đập Tam Hiệp – như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi- thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bịđe dọa. Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư-chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và làbiểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng- cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt- lớn nhất Trung Quốc.
Còn hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung Quốc mà bạn ăn ở Mỹ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương Tử, cũng như nước từ những con sông Châu Giang và Hoàng Hà bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở bờĐông Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Trung Quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, các loài này sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.
Học giả Trung Quốc Liu Chenglin ghi nhận:
Các điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn loại cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được xử lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn đấy như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh.
Để xử lý điều kiện nuôi, những người nuôi cá Trung Quốc thường bơm đủ loại kháng sinh, kháng nấm, thuốc kháng vi rút và thuốc nhuộm bị cấm vào nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này, bao gồm từ chất nhuộm màu lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian không tránh khỏi việc ngấm vào thịt sinh vật. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư hỏng. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung Quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được “đông lạnh lúc còn tươi nguyên”.
Tất nhiên là ở Trung Quốc, “cái gì dân Mỹ dùng được thì thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được”. Thật vậy, cái kiểu “tô son điểm phấn” này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
Bây giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung Quốc- và mới thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực phẩm của Mỹ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập khẩu. Đúng là bởi lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung Quốc thì có nghĩa là bạn đang chơi “trò may rủi với thức ăn Trung Quốc” đấy. Và chính phủ Trung Quốc cũng như nhà đương cục Hoa Kỳ đều không thể bảo đảm an toàn cho bạn được!
Bán than giả cho Newcastle6
Một vài công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không mảy may nghi ngờ. Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hong Kong ấn bản tiếng Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp để làm gạo giả.
—Natural News
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Trung Quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các doanh nhân Trung Quốc sẵn sàng làm giả đối với dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và giòn. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung Quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Và bạn có cảm giác cám gạo đã đóng cứng trong ruột mình
Trong ví dụ thứ hai thì âm mưu được thực hiện trong những tỉnh lớn của Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Cam Túc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ Xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo gian Trung Quốc có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âmmưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc
công bố một báo cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm, nông dân trồng được 800.000 tấn gạo Vũ Xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!
Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói: “Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật”. Thật là những kẻ vô đạo đức không có tí lương tâm xã hội nào cả.
6 Newcastle là vùng sản xuất than nổi tiếng của Anh trong quá khứ. Bán than cho Newcastle tương đương với “chở củi về rừng”. ND