WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vai trò Việt Nam Cộng Hoà ở đâu trong cuộc chiến vừa qua?

Mỗi thất bại trong cuộc đời là một lần phải nhìn lại, đánh giá lại những gì đã thực hiện để rút ưu khuyết điểm cho cuộc sống tương lai, cá nhân cũng như tập thể. Cuộc chiến khốc liệt kết thúc vào tháng 4/1975 là một kinh nghiệm quá đau thương cho cả dân tộc. Nó tạo ra sự chia rẽ, phân hoá cùng cực trong lòng con dân Việt. Ai cũng biết đoàn kết là quan trọng và ai cũng kêu gọi đoàn kết, nhưng xem ra tình hình còn lâu quốc dân Việt mới kết đoàn thành một khối để xây dựng và bảo vệ đất nước, một khi chúng ta không mổ xẻ rốt ráo vấn đề mà vẫn cưu mang tư duy đem theo từ khi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) sụp đổ.

Những sai trái và lỗi lầm dường như chỉ được chúng ta “dành” cho phe kia, mà ít ai chịu soi rọi xem lỗi phần mình ở đâu trong cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa qua. Người Mỹ có thành ngữ it takes two to tangle, phải có hai người mới sinh chuyện, chứ một người thì chẳng bao giờ là vấn đề. Chúng ta mạnh miệng chửi phe kia cho hả dạ nhằm lấp liếm trách nhiệm (?), chưa mấy người lo tìm khuyết điểm rồi cũng mạnh miệng rủa xả (?) hay ít nhất, nghiêm khắc phê phán phe ta mà rút kinh nghiệm học hỏi. Có đứng trên tinh thần khách quan như vậy chúng ta mới lớn nổi cùng nhân dân trong công cuộc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc chính trị hiện nay. Còn nếu cứ “lùn” trong suy tư và hành động, ngồi không khua mép thì cs cũng làm y vậy, và họ chẳng mất sợi lông nào, dân tộc cũng chẳng tiến được đến đâu. Đứng yên, đã là lùi. Xem chừng quốc dân VN bị lùi vì đứng yên một chỗ còn lâu lắm. Người cs dám phê bình và tự phê. Phe quốc gia, thường hãnh diện là hay hơn, tốt hơn cs, liệu có dám tự phê và chăm chú lắng nghe những lời góp ý chân thành, hay sẽ dãy nảy như đỉa phải vôi?

Ai viết bài phê bình cs thì vỗ tay hoan hô, ai động đến mình thì nhiếc mắng không tiếc lời. Đó không phải là thái độ nghiêm túc học hỏi để tiến bộ. Lãnh đạo được ai? Hay sẽ đưa quốc dân đến vũng lầy khác còn tệ hơn cs?

Hãy cùng tập lắng nghe nhiều tiếng nói phản biện, nhiều phê bình xây dựng mà đổi mới tư duy. Bằng không, sẽ thiếu hẳn tinh thần học hỏi để đưa dân tộc tiến lên. Nếu nắm được quyền lực, có lẽ chúng ta cũng độc tài không kém cs, vì không thích ai nói khác những gì lãnh đạo muốn nghe! Thái độ này rất nguy hiểm cho dân tộc. Những bài học vua chúa nghe lời xu nịnh của bầy tôi mà cầm tù các con dân can đảm dâng bản điều trần để đất nước đi lên, đến độ mất nước rẫy đầy trong lịch sử. Xin phép không phải trích dẫn. Chúng ta có chịu học hỏi hay không?

Nhân ngày 30 tháng 4 đau thương, hãy cùng nhau tìm hiểu vai trò của VNCH nằm ở đâu trong chiến cuộc vừa qua, trước khi tiếp tục hô hào VNCH muôn năm, hay ít nhất, kêu gọi giữ vững tinh thần và giương cao cờ vàng ba sọc đỏ khắp nơi, chẳng lẽ chỉ là vũ khí “chống cộng” duy nhất?

Điều mà ai cũng công nhận là Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị sáng lập VNCH được Tây phương đưa về để giữ vai trò lãnh đạo đồng minh của Mỹ ở VN hòng ngăn chặn cs tại Đông Nam Á, tránh sự sụp đổ của quân bài domino đầu tiên, có thể ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trong đến các quân bài kế tiếp. Sự kiện lịch sử này, dù có là thiện ý của họ đi chăng nữa, và dù ông Diệm có muốn hay không trong vai trò đó, nó cũng đã là thất bại trước hết của Mỹ và đồng minh miền Nam. Bắc Việt có cơ sở để tuyên truyền rằng chính quyền Nam Việt là tay sai đế quốc mà nhân dân miền Bắc có nghĩa vụ phải giải quyết để thống nhất đất nước. Hẳn nhiên, miền Nam bị động trong công cuộc vận động chính trị toàn dân “chống cộng,” trong khi miền Bắc khôn khéo sử dụng lý tưởng “chống Mỹ cứu nước” nhằm đạt được sự toàn vẹn lãnh thổ không bị chia cắt, chứ họ không hề kêu gọi thống nhất đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chính quyền của cả hai nền Cộng hoà miền Nam đương nhiên có thể làm nhiều hơn trong khả năng của mình để thuyết phục quần chúng xúm quanh lãnh đạo mà giữ nước. Thế nhưng chúng ta đã thất bại trong công cuộc vận động chính trị dành dân đó. Bằng chứng rõ nét nhất là rất nhiều trí thức miền Nam trở nên thân cộng và vô bưng chiến đấu chống lại chính quyền. Một cách khách quan, ý tưởng của họ cho rằng miền Nam bị Mỹ điều khiển, không thể tự chủ quyết định sinh mạng chính trị cho dân chúng, là có cơ sở.

Quân đội VNCH chiến đấu rất anh dũng. Không ai phủ nhận chuyện đó. Nhưng trong sâu thẳm đáy lòng, ai ai cũng chỉ mong chiến tranh sớm kết thúc, và không mấy ai có ý nghĩ rằng miền Nam có khả năng sẽ chiến thắng cộng sản, cho dù Mỹ, Tây phương và đồng minh thuộc khối tự do yểm trợ dồi dào. Tâm lý “từ huề đến thua” đã xuất hiện. Họ không muốn bắn giết những người anh em đồng chủng. Rất nhiều đồng bào trong vùng “xôi đậu” hoặc ở các tỉnh “thành đồng miền Nam” hoàn toàn ủng hộ, bảo vệ và che dấu cán bộ và bộ đội Bắc Việt. Dân chúng và quân nhân miền Nam rất kiên cường, nhưng vẫn thích nghe nhạc “phản chiến” của họ Trịnh. Sự xuất hiện của “nữ hoàng chân đất” Khánh Ly và cây đàn thùng Trịnh Công Sơn trong các buổi văn nghệ luôn luôn thu hút đông đảo khán giả. Điều này nói lên tâm lý bất an của người dân trong cuộc chiến và ước mơ đất nước thanh bình, cháy bỏng không kém mơ ước thống nhất đất nước của phe kia, dù rằng chưa biết thanh bình theo chiều hướng nào.

Sự viện dẫn từ chối không ký Hiệp định Genève để tránh trách nhiệm thống nhất đất nước trong hoà bình bằng cuộc Tổng tuyển cử, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ba lần gửi thư nhắc nhở VNCH thông qua Ngô Đình Diệm vào các tháng 7/1955, tháng 5 và 6/1956, miền Nam đều từ chối trả lời, đưa chúng ta đến hai suy luận:

  1. Nam Việt thấy không thể thắng trong cuộc Tổng tuyển cử tự do này nên giữ thái độ im lặng, không thèm trả lời.
  2. Mỹ không ủng hộ cuộc tuyển cử nên VNCH cũng “theo chân thày” luôn.

Sự kiện lịch sử đó nên được chúng ta đánh giá thế nào? Nó đưa chúng ta đến, hay ít nhất cho Bắc Việt, hai kết luận:

  1. Vì nhiều lý do, miền Nam không đủ khả năng vận động quần chúng không những ở miền Bắc, mà ngay cả trong Nam nếu diễn ra bầu cử toàn quốc.
  2. Chính quyền và dân chúng Nam Việt mất chính nghĩa, thông qua việc đánh mất tinh thần độc lập để quyết định sinh mạng chính trị cho mình, mà bị “đàn anh” Mỹ điều khiển.

Cuộc Tổng tuyển cử dự trù xảy ra vào tháng 7/1956, nhưng do Ngô Đình Diệm không phúc đáp ba lá thư nhắc nhở trước đó, có tài liệu cho rằng chính phủ VNDCCH đã gửi thêm ba lá thư nữa vào các tháng 3/1958, tháng 7/1959 và tháng 7/1960. VNCH vẫn không muốn hiệp thương, càng khiến Bắc Việt có lý do để “thống nhất” đất nước bằng võ lực.

Tự trong thâm tâm, người dân miền Nam thấy rõ Mỹ đã lún quá sâu vào chính trường VN, và nếu vì bất cứ lý do nào họ thay đổi chính sách và rời bỏ VN, chính quyền không thể đứng vững. Mối lo âu này đã trở thành hiện thực khi quốc hội HK bỏ phiếu ra đi trong danh dự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ ngỏ vùng cao nguyên, tạo sự rút quân hỗn loạn sau đó. VNCH sụp đổ nhanh chóng.

Sau này, có lẽ đã nhìn ra vấn đề, chính phủ Đệ nhất Cộng hoà thông qua cố vấn Ngô Đình Nhu, tìm cách “đi đêm” với chính phủ VNDCCH. Nhưng mọi sự đã trễ tràng. Với những hạn chế tự do tôn giáo đối với tôn giáo lớn nhất VN, có đến 70-80% quần chúng miền Nam là Phật tử, càng khiến chính quyền Ngô Đình Diệm mất thêm chính nghĩa để vận động toàn dân chống cộng. Chính phủ của ông chỉ nhận được sự đồng tình bởi đa số tuyệt đối của khối công giáo, nhưng không đại đa số của toàn thể dân chúng. Hai sự kiện đó cản trở sự tham chiến của Mỹ ở VN, gây ra cái chết thương cảm cho Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hoà.

Một loạt những biến động chính trị sau đó của giới quân phiệt (cũng do Mỹ giật dây?) càng làm dân chúng chán ngán, không mấy ai cảm thấy an tâm mà chiến đấu. Rất nhiều thanh niên “trốn lính” khiến chính quyền phải “bắt lính,” chứ không còn bao sự tự nguyện “đi quân dịch là thương nòi giống” nữa. Lính ma, lính kiểng là sự thực không thể chối cãi.

Nhiều người cho rằng nền Đệ nhị Cộng hoà còn kém phẩm chất hơn đệ nhất, từ tư cách cá nhân các nhà lãnh đạo đến sự lệ thuộc nặng nề vào Mỹ. Cũng xin phép không cần minh chứng thêm.

Khi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược trong cuộc chiến tranh lạnh, bắt đầu tìm cách nói chuyện với Bắc Việt để bàn kế hoạch rút quân “trong danh dự” ra khỏi VN, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cực lực chống lại ý kiến đó. Điều này đã tạo ra sự phẫn nộ đối với Tổng thống Nixon, và ông đòi “cắt cổ” Tổng thống Nam Việt (!), nghe được từ những cuốn băng ghi âm tại Toà Bạch ốc mới được giải mật năm 2007 và 2008 vừa qua. Trong những cuộn băng này, có nhiều đoạn chính phủ HK coi Nguyễn Văn Thiệu là cái gai cần cắt bỏ, và họ đã nhiều lần đe dọa ông Thiệu sẽ cắt giảm viện trợ, còn nói thẳng nếu không ngồi vào bàn Hội nghị Balê, số phận ông sẽ không khác lắm với Tổng thống Diệm!

Nói khác đi, số phận chính trị Nam Việt nằm trong tay người Mỹ. Khi con bài đã hết linh nghiệm hoặc không còn cần thiết cho quyền lợi HK nữa, đương nhiên phải bị dẹp bỏ!

Hoa Kỳ nói riêng và phương Tây nói chung, đến VN với chiêu bài giữ gìn nền dân chủ cho thế giới tự do, tặng cho chính quyền đồng minh bốn chữ rất kêu, “tiền đồn tự do,” chẳng khác nào Trung Cộng tặng nhà nước hiện tại 4 tốt và 16 chữ vàng! Nhưng họ chỉ coi VNCH là con cờ trong tay không hơn không kém. Đây là bài học quý giá cho cộng đồng VN hải ngoại và đặc biệt tại Mỹ, làm sao vận động chính giới HK ủng hộ công cuộc dân chủ hoá đất nước của chúng ta và làm thế nào đưa được càng nhiều người Mỹ gốc Việt vào các chức vụ công quyền càng tốt.

Con dân Việt tộc được gì từ chiêu bài dân chủ và cộng sản của “ngoại bang” đó, ngoại trừ việc cả hai phe Quốc-Cộng bôi mặt gà nhà hùng hổ chém giết lẫn nhau, mà cứ nghĩ rằng chỉ mình mới có chính nghĩa và yêu nước thương nòi hơn phe kia!? Cả hai miền Nam Bắc đã là những quân cờ mẫn cán cho hai phe tự do và cộng sản sử dụng. VN là nơi thử nghiệm vũ khí đôi bên, và là chiến tranh nóng cho thế giới an hưởng hoà bình, dầu mong manh, của Chiến tranh Lạnh năm nao.

Tới đây, con dân Việt cũng có thể rút ra thêm hai bài học nữa.

  1. Khi VN không thể tự lực, khi nhân dân không có thế và lực nào trong tay, mọi sự cầu viện, giúp đỡ từ bên ngoài dù mang danh nghĩa gì, nếu không khéo vận dụng, họ sẽ nắm đằng cán và muốn múa dao thế nào chúng ta cũng khó mà xoay trở.
  2. Trong mọi quan hệ quốc tế, quyền lợi quốc gia là chính yếu. Tất cả những kêu gọi từ tình nghĩa cộng sản cho đến đồng minh tự do cũng chỉ là chiêu bài. Phải thấy rõ điều đó và nhìn nhận rằng không ai thương lo cho dân tộc bằng sự cố gắng lo toan từ chính mình.

Có thể nói không ngoa rằng con dân Việt tộc đã chịu đựng hết thảy những âm mưu, ân oán, hận thù và bom đạn thế giới giáng xuống mảnh đất gầy guộc ốm yếu VN thân yêu kia. Chúng ta, ở cả hai bên, đã không sáng suốt thoát khỏi mê cung của cuộc Chiến tranh Lạnh, dại dột ôm thùng thuốc súng cho thế giới mà hồ hởi chém giết nhau!

Có phải lỗi này do nhà nước và nhân dân miền Bắc gây ra không?

Chính quyền và dân chúng miền Nam có lỗi gì đối với dân tộc hay không?

Nêu lên những điểm này không phải để kết tội một ai, càng không là kêu gọi duy trì chế độ hiện hữu, mà để chúng ta, con dân Việt ở cả hai phía, cùng nhau nghiêm túc suy tư tìm cho ra con đường ngắn nhất phải đi trong những ngày sắp tới.

Một chế độ không do dân chúng tự chọn, buộc phải chọn qua một “đồng minh” dù là mạnh nhất thế giới, dù mang chiêu bài dân chủ, có xứng đáng để chúng ta phục hồi lại, hay phải tìm một con đường khác, con đường dân tộc, bao gồm hầu hết đáy tầng quốc dân, mới có khả năng ôm được mọi người vào lòng mà chung tay dựng xây đất nước?

Chữ “phe kia” ở đây, xin đừng hiểu gói gọn trong chế độ độc tài hiện hữu, mà phải đứng trên lập trường dân tộc xét đoán. Bởi có rất nhiều đảng viên cs yêu nước không kém hoặc hơn hẳn chúng ta, vẫn đang nằm trong guồng máy đó chỉ vì họ khó có sự chọn lựa nào khác ở thời điểm hiện tại.

Làm thế nào cởi bỏ tâm lý thù địch, lớn lên trong tư duy, hể hả bắt tay nhau trong tình nghĩa đệ huynh để chung tay dân chủ hóa VN nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước, là trách nhiệm nặng nề của mỗi con dân Việt tộc hôm nay. Đã qua rồi giai đoạn rủa xả, đổ lỗi cho nhau, nếu chúng ta mong muốn đồng hành cùng đáy tầng quốc dân trong cuộc cách mạng dân tộc đã bị đứt quãng bởi chiến cuộc đau thương vừa qua.

Một thể chế chính trị hậu cs, dù mang bất kỳ danh nghĩa nào, với màu cờ và lý tưởng gì, nếu đi ngược lợi ích dân tộc, toàn thể nhân dân Việt Nam đều có nghĩa vụ phải tiếp tục đấu tranh chống lại hoặc thay đổi nó.

Nhận diện rõ vấn đề như vậy, chúng ta mới dám hiên ngang vươn vai Phù Đổng đứng lên vượt thắng chính mình, vượt thắng hào quang quá khứ, nếu có, để kêu gọi đoàn kết.

Con dân Việt trên dưới, trong ngoài một lòng sẽ mạnh mẽ vượt lên sự đối đầu quốc – cộng hạn hẹp, chuyển hoá tư duy về nguồn, đẩy nhanh con tàu VN ra khỏi vũng lầy hiện tại mới có cơ may dong thuyền ra biển lớn mà vẫy vùng trên đại dương thế giới mênh mông ngoài kia.

© Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt Online

34 Phản hồi cho “Vai trò Việt Nam Cộng Hoà ở đâu trong cuộc chiến vừa qua?”

  1. Tien Ngu says:

    “Ai viết bài phê bình cs thì vỗ tay hoan hô, ai động đến mình thì nhiếc mắng không tiếc lời. Đó không phải là thái độ nghiêm túc học hỏi để tiến bộ. Lãnh đạo được ai? Hay sẽ đưa quốc dân đến vũng lầy khác còn tệ hơn cs?”

    Nghe anh cò mồi hát…vô tư, thoải mái mà…chán mớ đời…

    Đúng là cái tật láo muôn đời không bỏ được

    Đại Hàn và VNCH ngày xưa y chang như nhau, nam bắc chia hai, nhiều cái xã hội Đại Hàn còn thua VNCH hàng tỉ dặm.

    Thế nhưng Đại Hàn nó may mắn hơn VNCH, không bị lũ Công láo từ miền Bắc…giải phóng. Nó…lên ào ào, thành rồng cháu Á.

    Còn VNCH, bị Công láo phá hoại hàng ngày, nay xây mai nó…giựt xập, rồi nó…giải phóng, thành ăn mày cả nước, từ bắc chí nam. Lại lệ thuộc Nga Tàu một cách trầm trọng. Cắt dta đai biển đảo cho nó quá xá rồi, mà Tàu nó chưa chịu tha.

    Lũ Cộng ngày nay tung cò mồi tiếp tục…hát lịch sử láo, có chạy cái tội bán nước cho Tàu Cộng, làm xã hội VN suy đồi trầm trọng…, đuoc chăng?

    Với cái cặp mắt hí mà…láo, cò mồi VC có ý dạy đời, chỉ lừa được dân ngu năm xưa, khi chưa có internet.

    Nay chúng vẫn cứ nà…nằm mơ, tưỡng chuyện…dễ ăn. Thấy thương quá.

    Vai trò của VNCH trong cuộc chiến vừa qua, là chống và bảo vệ người VN thoát nạn Cộng…láo. Đã tận nhân lực, mà không qua được…thiên mạng.
    Cái số người VN quả…xui, phải máng nạn Cộng láo. Vậy thôi, có gì mà…hỏi?

    Cố hỏi …móc để khoe láo nữa à?

    • Té says:

      Nghe tên đã biết NGU, hèn cho biên bậy bạ. Hãy phản biện bằng lý lẽ đi, còn không thì cũng là cộng con!

  2. Kiến lửa says:

    Trích : trong khi miền Bắc khôn khéo sử dụng lý tưởng “chống Mỹ cứu nước” nhằm đạt được sự toàn vẹn lãnh thổ không bị chia cắt, chứ họ không hề kêu gọi thống nhất đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Khi Cọng sản VN chưa chiếm hết miền Nam, bọn cầm đầu ở Ba đình đem thanh niên miền Bắc thí quân ở miền Nam dưới chiêu bài gì tôi không quan tâm, bởi láo lường tráo trở của CS là vô địch. Chỉ thấy rỏ, sau khi chiếm được cả nước, chúng cho ra nghị quyết 24 với khẩu hiệu “hoàn thành thống nhất tổ quốc, để đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa !”.

    Rỏ ràng cái gọi là lý tưởng “chống Mỹ cứu nước” nhằm đạt được sự toàn vẹn lãnh thổ có mục đích đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Ông Tạ Dzu ở đâu trong năm 1976 mà viết như con trẻ thế này.

    Sự viện dẫn từ chối không ký Hiệp định Genève để tránh trách nhiệm thống nhất đất nước trong hoà bình bằng cuộc Tổng tuyển cử, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ.

    Chẵng cần phải suy nghĩ gì về việc từ chối không ký Hiệp định Genève khi không chọn con đường cọng sản cho dân tộc; sống chung với CS thì đã có kinh nghiệm CS tiêu diệt các đảng phái quốc gia trong năm 1946.

    Tôi tin rằng vào thời điểm ông Dzu hạ bút viết bài này, CSVN đã đem cả nước VN Xuống Hố Cả Nút. Với thiên đường XHCN như thực trạng VN hiện nay. Không hiệp thương thống nhất với CS là điều đúng đắn. Đã quan tâm đến vấn đề này, ông Tạ Dzu cần suy nghĩ : “Để tạo nên 1 xã hội VN XHCN nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay; CSVN đã gây nên 1 cuộc chiến đằng đẳng hơn 20 năm, 1 sự trả thù dai dẵng qua 4 thập kỷ; CSVN đáng bị nguyền rủa ở cấp độ nào ?”.

Leave a Reply to Kiến lửa