WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Thiên Hương

Nhạc sĩ Phạm Duy – Ảnh: Thiên Hương


Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.

Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca…). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.

Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng (đến nay khoảng 60 bài)…

Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là “phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy – nhạc và đời” đến nay vẫn chưa thành…

Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường…

Đến cuối đời vẫn miệt mài sáng tác

Cách đây không lâu, khi tìm gặp nhạc sĩ Phạm Duy vào đúng dịp sinh nhật của ông (ngày 5.10.2012), vị nhạc sĩ lão làng này khiến chúng tôi khá bất ngờ vì sức khỏe dẻo dai và sự minh mẫn của ông.

Nhạc sĩ cho biết 30 năm ở ngoại quốc tưởng chừng đã khiến ông cạn kiệt nguồn cảm hứng. Thế nhưng từ khi trở về Việt Nam, ông “như sống lại” với những ý tưởng và cảm hứng dào dạt để cho “ra lò” gần 40 tác phẩm mới.

Ông khoe đã hoàn thành 10 bài Hương ca, 10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê mang tên Dị khúc đồng thời hoàn tất Truyện Kiều với 37 khúc, dài gần 3 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này đều đang trong quá trình xin cấp phép để phát hành rộng rãi.

Ngoài ra, khi đó nhạc sĩ Phạm Duy cũng cho biết đang thực hiện một quyển sách tập hợp các kinh nghiệm mà ông học hỏi được trong suốt 30 năm ở xứ người, cũng như toàn bộ những tinh hoa ông chắt lọc được trong hành trình đến với âm nhạc.

Đồng thời, ông còn dự định phát hành quyển sách mang tên Vang vọng một thời viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các ca khúc.

“Tôi mắc bệnh… nghiện làm việc dù sức khỏe đã không còn được như xưa. Lúc trước tôi ngồi 5 tiếng trước máy vi tính, giờ thì chỉ 2 tiếng thì phải nghỉ tí rồi mới làm tiếp được”, nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự khi gặp chúng tôi vào dịp sinh nhật của ông năm vừa rồi.

Vào khoảng tháng 11.2012, nhiều nguồn tin cho biết sức khỏe nhạc sĩ Phạm Duy đã suy giảm rất nhiều.

Khi đó, Thanh Niên Online đã lập tức liên lạc với ông. Qua điện thoại, người nhạc sĩ già vẫn tỉnh táo và trả lời rành rọt rằng: “Tôi bị bệnh tim tái phát, nằm viện được gần một tuần thì xin bác sĩ về nhà vì nằm viện tốn kém quá…”.

Khi ấy chỉ vừa xuất viện được ít ngày, vẫn phải nhờ đến xe lăn để di chuyển nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã liền bắt tay vào công việc soạn nhạc. Trong mail gửi cho bạn bè thân hữu, ông viết: “Moa đã ra viện. Lại làm việc như thường”.

Từng “hỏi gở” nhạc sĩ Phạm Duy về sự ra đi, khi ấy ông cười bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ chết vì tôi sẽ không bao giờ chết được cả. Tôi có chết đi chăng nữa thì nhạc của tôi vẫn sẽ hiện hồn trên môi những người ca hát. Vậy thì làm sao tôi chết được? Còn cái chết xác thịt thì ai cũng phải chết thôi. Tôi sống đến giờ cũng hơi lâu rồi…”.

Theo ThanhnienOnline

50 Phản hồi cho “Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời”

  1. NGUYEN AN says:

    Nghĩa tử là nghĩa tận! Dù thương hay ghét, mong quý bạn có những lời nhẹ nhàng với người mới ra đi …
    Nhạc sĩ Trần văn Khê nói về nhạc sĩ Phạm Duy:

    http://www.youtube.com/watch?v=CljpismnyFw

  2. NgườiFlorida says:

    Thế là ông nhạc sĩ tài hoa không còn chống gậy được nữă, đáng buồn!

  3. Lamson72 says:

    Lý Lịch Trích Ngang của Phạm Duy

    Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy có quá nhiều điều để nói. Vừa sinh ra có tên do cha
    mẹ đặt là Phạm Duy Cẩn. Vừa thành nhân tự đặt tên là Phạm Duy. Với tên nầy,
    Phạm Duy đã tung hoành ngang dọc , khắp bốn biển năm châu. Từng đi kháng
    chiến khiến chán với bọn Việt Minh sau nầy là VC. Khi lấy vợ, sống không nổi với
    bọn vô thần , vô tổ quốc, vô tôn giáo nên dắt vợ dinh tê. Không ai thắc mắc . Gia
    đình Phạm Duy vào Sài Gon sinh sống. Tới lúc nầy thì Phạm Duy chưa phải là một
    tên tuổi lớn. Dăm ba bài hát phục vụ cho kháng chiến , khiến chán , dăm ba bài
    cho tình ca đất nước , tình ca đôi lứa , đặt lời Việt cho một số tác phẩm ngoai
    quốc vì đang thả dê em Phạm thi Quang Thái tức ca sĩ Thái Hằng. Thời gian hát
    rong theo gánh hát Đức Huy cũng không nổi đình nổi đám gì cho lắm. Những nhạc
    sĩ tiền chiến mà những bài hát của họ như Văn Cao , như Đoàn Chuẩn Từ Linh ,
    như Đặng Thế Phong , như Thẩm Oánh như Dương Thiệu Tước , như Hùng Lân ,
    Vũ Thành… đã làm cho nhạc Việt Nam thăng hoa đã chấp cánh cho nhạc Việt
    Nam bay mãi không ngưng nghỉ đến thế hệ sau nầy những Lê Uyên Phương ,Trịnh
    Công Sơn, Từ Công Phụng , Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Đức Quang…
    Phạm Duy có mặt rất khiêm nhường. Nhưng khi được anh là Phạm Duy Khiêm
    đang làm Bộ Trưởng Giáo Dục thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã cho Phạm Duy
    du học 2 năm về âm nhạc tại Pháp, tài năng của Phạm Duy đã chắp cánh bay
    xa .Cũng nhờ thừa hưởng từ người cha Nhà văn và người anh là Giáo sư nên lời ca
    trong những bản nhạc Phạm Duy rất xuất sắc. Dưới chính thể Cộng Hòa dưới sự
    bảo vệ của những chiến sĩ QLVNCH mà gia đình Phạm Duy không bị mất mát đau
    thương trong chiến tranh. Tự do sáng tác khiếm tiền thoải mái , tậu được năm ba
    căn nhà tại Sài Gòn. Các con trai không phải ra chiến trường để đền ơn Tổ Quốc
    mà còn lập Ban Nhạc The Dreamers để kiếm ăn thì phải nói gia đình Phạm Duy đã
    rất may mắn, đã hưởng được tất cả mọi sự ưu đải từ chính thể Cộng Hòa mang
    lại. Không một ai dè bỉu , không một ai ganh tị. Không một ai lớn tiếng chỉ trích.
    Vẫn dành cho Phạm Duy và gia đình những cảm tình nồng ấm thân thiết. Tháng
    Tư ngày 30 năm 1975 mất nước. Như Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói
    mất nước là mất tất cả. Hơn ai hết Phạm Duy biết rằng khi người cộng sản vào
    Saigon là gia đình Phạm Duy chắc chết và chết chắc. Phạm Duy cùng vợ và mấy
    người con gái hoảng hốt ra đi tỵ nạn. Và một lần nữa đồng bào tỵ nạn cũng giúp
    đở và ủng hộ gia đình Phạm Duy. Mua băng nhạc. Mời gia đình Phạm Duy đi trình
    diễn khắp nơi. Với số tuổi sắp xỉ 60 đã bắt đầu bước vào tuổi già. Không nghề
    nghiệp chuyên môn nhưng Phạm Duy vẫn có một đời sống sung túc và đây là lúc

    ông thai nghén ra “Bầy Chim Bỏ Xứ ” theo ý thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư . Vào
    thời điểm tỵ nạn nầy Phạm Duy có tên là Phạm Chim. Nghe Thiền Ca nghe Lá Diêu
    Bông Hoàng Cầm, Nghe Ngục ca mười bài hát phổ thơ Nguyễn Chí Thiện. Nghe
    Bầy Chim Bỏ Xứ cũng đủ lảng quên đời .

    Cuộc đời Phạm Duy cứ tưởng sẽ trôi theo dòng đời “ta đợi ngày đi” thì Nghị Quyết
    36 của Việt cộng ra đời. Cuộc sống gia đình Phạm Duy không còn bình thường
    nữa. Duy Quang phá sản. Phạm Duy không thể kiếm tiền được nữa. Các con Duy
    Cường, Duy Minh… không có một nghề chuyên môn nào hết và ban nhạc The
    Dreamers không còn được ái mộ. Phòng thu, hòa âm không còn thích hợp với thị
    hiếu và cách thưởng ngoạn của những người Việt tỵ nạn trẻ nữa. Những bài hát
    ngày xưa nay chỉ còn vang bóng. Phần đông giới thưởng ngoạn bây giờ không còn
    ưa chuộng những bản nhạc đã từng làm nên danh tiếng Phạm Duy. Hoặc chăng
    chỉ có Ngụy Tui và những người có tuổi muốn nghe lại những bản nhạc ngày xưa
    như chút hương xưa còn sót lại. Cho nên để cứu đói, Phạm Duy bắt buộc đầu gối
    phải bò. Phải hạ mình xin phép kẻ thù cho trở về để kiếm ăn. Ngày trở về ngày
    xưa có nắng vàng hoe , con con trâu đã già, có cả vườn rau úa nắng hè rồi có
    người mẹ già lần mò ra đón người con chiến sĩ trở về. Còn ngày trở về hôm nay
    không im ắng xúc đông như ngày xưa. Mà ồn ào dữ dội với nhiều lời lẻ thóa mạ
    những đồng bào ruột thịt đã cưu mang đã ủng hộ gia dình mình bao nhiêu năm
    để làm vui lòng, để lấy điểm với VC. Bây giờ tự mình làm bộ quên hết những nhạc
    phẩm chống cộng ngày xưa lại còn sỉ nhục đồng bào mình là ta làm nhạc trong cầu
    tiêu cầu xí mà vẫn nghe mê mẫn tâm thần. Nào là chống gậy không chống cộng.
    Nào là chỉ cần vài ngàn đô la thôi là Phạm Duy sẽ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ
    dữ. Cho nên thời điểm nầy Phạm Duy có tên là Phạm Duy Cẩu….

    • Lâm Vũ says:

      Những năm tháng trước di cư ’54, tôi còn bé tí đã biết lỗ mỗ vài bản tân nhạc, đều là của PD, đó là những Nương Chiều, Nhớ Người Ra Đi, Ngày Trở Về…

      Ít lâu sau, khi vào Sài Gòn rồi, bắt đầu nghe nhạc nhiều – qua cái “radio transitor” hiệu National – tôi mới biết đến và yêu thích Bên Cầu Biên Giới, Dạ Lai Hương, Thuyền Viễn Sứ… Giả sử không có những bản nhạc bất hủ của Văn Cao – thời trước Kháng Chiến – thì có lẽ đây là những bản tình ca hay nhất của tân nhạc Việt Nam… Như nhạc Văn Cao, chúng sẽ tồn tại mãi với thời gian…

      LV

  4. May Vu says:

    Thành kính phân ưu gia đình PHẠM DUY ,Cầu nguyện Cụ về nơi VỈNH HẰNG
    Đời người ai cũng qua cửa ải “CHẾT”
    Viết sàm ,viết bậy Hận thù rất mong NƯƠNG TAY

  5. tin tức says:

    Sau tướng Cao Kỳ ( không phải Phan Ô Kỳ tự nguyện dâng thủ cấp cho Kinh Kha mang đi xứ sang Tần ám sát ông vua độc tài ) và nay đến lượt PDuy. Thôi thế cũng xong một đời thời chinh chiến Bắc xâm lăng Nam Việt. Có điều bàn là PDuy lúc về “chiêu hồi” với bọn độc tài không là gì cả , đối với người Việt miền Nam lưu vong hay vong quốc vào tay quân Bắc Việt, chuyện trở về là chuyện phản bội để theo giặc và lúc gần cuối đời ca hát những bản nhạc tục tằng thô bỉ y như ăn phải bả quỷ sứ của quân xâm lăng! Tiếc thay một
    con người một thời nhưng lúc chết bị người đời xem là một kẻ vô lương!

  6. Hùng Vương - Đất Tổ - says:

    Chúng tôi chân thành chia buồn cùng thân nhân và gia đình nhạc sỹ Phạm Duy ! Ông đã hạnh phúc và đựoc yên nghỉ nơi Quê Hương – Đất Mẹ .

    Chỉ mãi vô phúc cho những kẻ còn lạc loài , lang thang vô vọng ,đang cố hằn học , ngậm hờn mãi …để mà rồi chết mắt xác nơi xứ người đây thôi !!!

    • Vu Trung says:

      Không biết những người chết “mất xác” nơi xứ người hay hơn, hay là kẻ chết đi mà không đc chôn cất để đc mồ yên mã ấm, nằm hoài đó để nghe thiên hạ chưởi, ai hạnh phúc hơn ai nhỉ? :)

    • nguyễn duy ân says:

      Việt gian cs bán nước lại bày đặt nặc danh “hùng vương”!

      Quê hương bây giờ là quê hương Hán cộng, Đất mẹ nay là đất mẹ Tầu cộng, thì thà bỏ xác xứ người vẫn hơn!

      Nhà thơ Lê Duy Nghĩa:

      “Tương tàn xương cốt Trường Sơn hận
      Ân nghĩa tình giao tứ hải thân!”

    • Austin Pham says:

      Tang gia bối rối, vài hàng “hương hoa” phía trên đã đủ rồi, còn làm rớt bó….rau làm chi để thiên hạ ngồi….cười. Có ai “ngậm hờn” hôn cà?

    • an says:

      Vô liêm sỉ!!!! đến bây giờ mà vẫn chưa sáng mắt ra!!!

  7. doctin says:

    Đỡ chật đất , đỡ làm bẩn khí trời !

    Người có tài mà đem tài năng ra phục vụ đất nước, làm cho đất nước ngày càng thăng tiến thì đáng được vinh danh, ca ngợi . Chứ lại mò về đất giặc, giúp tô son trét phấn cho bọn Quỷ Đỏ Bán Nước thì đáng bị nguyền rủa ,phỉ nhổ vậy .

  8. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Nhạc hay, nhưng khó đồng cảm với người nghe vì ông đã bán linh hồn cho quỷ.

  9. danoan says:

    Tôi thích nhạc Phạm Duy, nhưng không thích con nguười Phạm Duy sau khi trở về Việt Nam tuyên bố này nọ. Bây giờ Phạm Duy đã ra đi vĩnh viễn, cùng với Nguyễn Cao Kỳ, đã khép lại một trang sử của những người nổi tiếng đã phản bội đồng bào Miền Nam. Xin dành một lời thành thực phân ưu đến người đã ra đi, như một lời tiếc thương cho sự mất mát của nền âm nhạc Việt Nam.

  10. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thành kính phân ưu với tang quyến

    và nguyện cầu hương hồn người qúa cố mau siêu thoát

    Lại Mạnh Cường

    • Backy54 says:

      Có cần phải thành kính phân ưu với những kẻ không biết KÍNH TRỌNG chính bản thân mình hay không, thưa ông? Nghe có vẽ thừa thải và đạo đức..thiệt quá xá. Không ai phủ nhận tài năng âm nhạc của ông ta, nhưng Tư Cách của ông ta không xứng đáng để phải Thành Kính mí lị phân iu phân ghét gì sất!! Cải lương lắm lắm!!

Leave a Reply to Lamson72