WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Duy, thôi thế cũng xong

Pham Duy
Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.

Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sựcông nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với:” đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em…” ” ngày đó có em đi nhẹ vào đời…”

Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:” khóc cười theo vận nước nổi trôi” Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về…, rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.

Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư: về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ, người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ (do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già…đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!

Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.

Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một dòng nhạc đã sang trang.

Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:

Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
……………………………………………………….
Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
loài quỷ dữ xua con ra đại dương
……………………………………………………….
Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung

Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:

Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
xin mời thế giới tới thăm
những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
Loài vượn này không nhanh mà chậm
khác vượn thời tiền sử xa xăm
chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
và làm ra của cải quanh năm
xin mời thế giới tới thăm.

Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.

Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.

Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh… họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.

Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:

…. Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.

…..với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao – hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình…

Tôi trở về vì tôi yêu nước…(không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ?!)

Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.

Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:

Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên ” không đánh kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và ” không đánh ” có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.

Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:

Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?

Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào ” xóa bỏ hận thù ” hay ” khép lại dĩ vãng ” ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. “Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại “. Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.

Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: “giá ông ấy (PD) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa “. Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như “Cô gái vót chông ” hay “Tiếng đàn Ta Lư “, ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :” yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin “… Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:” bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có”, hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc ” chưa đủ chín chắn”, để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:” Ba mươi năm (1975 – 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả,” quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: ” mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả”. Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao… hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:” bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?”, với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.

Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :” tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ ”

Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình (MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu” sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người”, ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người (Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:”… bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh” mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:” bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi”, cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi”. Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.

Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên ” Thiên duyên tình mộng “, bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.

Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:” Hồi ký của một thằng hèn” của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.

Trần Như Xuyên

47 Phản hồi cho “Phạm Duy, thôi thế cũng xong”

  1. datnguyen says:

    Năm 1994 Pham duy nói một câu xanh rờn: đưa nào thích nhạc của tôi là ngu, tôi làm nhạc ở trong cầu tiêu bị nhiều người chửi, một nhà báo (Van nghê tiền phong) nói : may quá tôi chỉ thích nhạc cổ điển Tây phương Mozart, Schubert.. chứ không nghe nhạc Pham duy, so với nhạc cổ điển Tây phương nhạc của Phạm duy chỉ là con số không
    Thật vậy nhạc Pham duy chỉ có người mình nghe chứ người ngoại quốc chẳng ai biết tới, so với Văn Cao nhiều người vẫn cho là nhạc Văn Cao siêu hơn Phạm Duy
    DN

  2. Vu Trung says:

    Có 2 trường phái: a) Người chết là hết, bỏ qua, b) Bàn luận về người đó, cả tài và đức

    Thiết tưởng trường phái nào cũng có cái hay (và dở) của nó. Một bên coi cuộc đời như hí kịch, con người là diễn viên, hạ màn thì thành bụi đất, chẳng nên bàn luận. Một bên thì muốn mổ xẻ vấn đề, hy vọng là hậu thế biết được đôi điều mà soi mình để sống.

    Tuy vậy, cho dù là ai ở phái nào, thì sự việc vẫn nên mổ xẻ, nếu không làm sao ai biết chuyện gì đã xảy ra nếu đám bụi nào cũng đều quét dấu dưới thảm. Lịch sử trường tồn là cũng vì được bàn luận xuyên thời gian. Hy vọng là biết nhưng không phải để hằn học, mà là để ôn cố tri tân, coi người mà xét mình. Cân đo cả tài và đức. Để học được cách sống, khoan dung với người, nghiêm khắc với mình. Hy vọng từ đó có thể tẩy rửa bớt vài phân ô trọc của thân. Làm người quả nhiên là khó vậỵ

  3. BUILAN says:

    Tôi thầm cầu chúc cho Phạm Duy AN PHẦN !
    Tiếc thay có những người sống- còn muốn bám vào thây ma cuả ông mà lấp liếm rao giảng, trơ trẽn ngụy biện tâng bốc như “NHÀ HUẾ HỌC” tự nâng mình thành “bạn tâm dao”

    Tôi mơì bà con bắn vào LINK xem cho rõ sự tình

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130130_nguyen_dac_xuan_noi_ve_pham_duy.shtml

    Chính vì lẽ trên mà tôi phaỉ xin phép post lại một comment từ bài trước !
    Tôi xem bài viết cuả Tg TRẦN NHU XUYÊN như là bậc THẦY , vì tôi đã từng suy nghĩ nhận định “tương đồng” nhưng không có khả năng lột tả súc tích như tác giả _ Xem ra cũng là điều thú vị !!

    Builan says:
    28/01/2013 at 20:48

    Hà cớ làm sao,
    PD phaỉ đi bằng HAI ĐẦU GỐI- hạ mình xin xỏ bon CS độc tài ngu đốt CHO PHÉP ông được phổ biến nhạc cuả chình ông ! Trong khi khắp moị miền đất nược – người dân ca hát ngưỡng phục vinh danh ông là một “THIÊN TÀI ÂM NHẠC”!

    Khắp thế giới, nơi nào có người VIỆT đều vang lên câu ca tiếng nhạc cuả ông ! bao nhiêu trung tâm giải trí âm nhạc- bao nhiêu CA SĨ trẻ già trai gái tài năng HAĨ NGOẠI đều TỤ DO ca hát Nhạc cuả ông !

    DANH đã nỗi như cồn ! Sao phaỉ cuí đầu xin xõ ? AI CHO PHÉP – Để làm gì ???
    TIỀN ông kiếm thêm được bao nhiêu ? _ Để làm gì ?
    “CỎ NON” ư ???

    SINH LAÕ BỆNH TỬ – 94 tuổi PD phaỉ CHẾT ! Không ai có thể lột da sống đời
    NHAC cuả PD maĩ còn vang vọng !! không ai có quyền phủ nhân ! cho phép hay không !
    Thương thay CUỐI ĐỜI nghiệt ngã vì không biết BUÔNG XÃ !!!!! -”Aó rách có cách đời thương, nón cời có ngaĩ người thương nón cời ” PD đã lỡ quên !

    Xin HÃY CÔNG BÌNH
    KHEN- CHÊ thiên tài âm nhạc PD là chuyện thừa ! Phụ hoạ , ăn theo ” Bao nhiêu cho không đủ” !

    Phải noí thẳng nói thật: nhờ ƠN CUẢ ĐÂT !
    TỨ ĐÂU, DO ĐÂU – NHỜ ĐÂU ! mà có PHẠM DUY !???
    _Cơm gạo, thít cá Miền Nam- Chế độ MIỀN NAM…. đã un đúc nên PD… TCS….. có nền âm nhạc CÓN ĐÓ…. MUÔN ĐỜI

    PD không “dinh tê” không vào NAM ..
    TCS… không may lớn lên ở xứ Bắc Kỳ quốc…. cũng chỉ thân tàn ma dại như NS Vân Cao-……….. chết trong đói nghèo rách nát _ Gioỉ lắm , tài lanh lắm là bồi nhac, bồi thơ… như TỐ HƯŨ là cùng !
    Bà con xem, nghe chính PD nói đẻ rồi tùy nghi nhận định .

    Phạm Duy viết về Văn Cao trong hồi ký:
    “Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi……
    “Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Văn Cao luôn luôn là một người khai phá và là cha đẻ của loại Trường Ca” (Cali, 1989, tr.121)

    ƠN NÀO ông sống, GIỐNG NÀO ông nên!
    “Ông còn nhớ hay ông đã quên” ?

    KÍNH BIỆT HƯƠNG HỒN ÔNG PHẠM ! Yêu nhạc cuả ông rồi cũng sẽ theo ông. !

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Ông ơi,

      Đọc một bài báo mình cần phân biệt CHÂN GIẢ ra sao !

      Nguyễn Đắc Xuân nhân cơ hội tốt, tự đánh bóng mình lên và cho mình vai trò một DƯƠNG VẬT quan trọng. Nào là được Tố Hữu giao cho nhiệm vụ giữ chân PD ở lại lúc “xảy đàn tan nghé”; rồi chất vấn PD để PD phải thú nhận có tội với “khiến chán”; rồi quay trở về theo nghị quyết 36 kiểu của CS …

      Nghe thoáng qua đã thấy ngay tiếng bạc giả lung tung xoè trong đó !

      Xuân là cái củ chuối gì mà được TH đặc cách giữ chân PD chứ ?
      Và xưa nay ai cũng rõ, Phạm Duy vốn là Phạm Duy … Tiền, bởi ông nặng nợ thê nhi !
      Bỏ “khíên chán” về thành chẳng qua thấy cực khổ quá, mà vợ mới cưới mang thai ì ạch cùng chồng trèo đèo lội xuống từ miền Trung ra Bắc tham dự cái gọi là đại hội văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc ! PD thấy thiên hạ phải tỏ dấu đầu hàng giai cấp vô sản mà chết điếng cả lòng, nên dinh tê tức khắc.
      Sợ CS đến vãi cứt đái ra quần, thì sức voi Xuân mới níu chân PD ở lại phục vụ CS. Cứ xem phần góp ý của độc giả tên Yến, vốn hàng xóm của PD cho thấy ngay PD sợ Vẹm ra răng ? Nóit thực ra, dân Bắc-Kỳ Ri-cư Năm-Tư sợ Vẹm nhất hạng !

      PD là kẻ không vừa, bằng chứng như Xuân kể lại, một ông thiếu sinh quân thời trước nghe bài ca PD tham gia Khiến Chán, rồi sau ngã ngữa bị PD mê hoặc, nên nhân cơ hội PD họp báo bèn chất vấn. PD trả lời xuôi rót như không.

      [trich]
      Ông Xuân cũng kể lại một sự kiện hồi năm 2001 trong cuộc gặp gỡ giữa nhạc sỹ Phạm Duy với các cựu thiếu sinh quân, những người thích bài ‘Thiếu sinh quân’ của ông.
      Một trong số các vị khách đã đứng lên hỏi tại sao ông Phạm Duy lại bỏ vùng kháng chiến ra đi sau khi đã sáng tác ra bài hát để “mê hoặc” họ. Vị khách này cũng đọc một bài thơ của Huy Phương chỉ trích nhạc sỹ nhưng không thuộc hết.

      Theo lời ông Xuân, ông Phạm Duy đã đứng lên và đọc toàn bộ bài thơ và nói tác giả đã không công bằng.
      Nhạc sỹ cũng giải thích ông về thành không phải để hưởng nhà lầu, có lương bổng mà về đi làm để “nuôi vợ nuôi con hết sức khó khăn, nghiệt ngã” nhưng lại có thể sáng tác ‘Tình ca’ và ‘Mẹ Việt Nam’.
      [hết trích]

      Ta thấy ngay Xuân bị hố to khi thuật lại ở câu cuối. Bởi nó chứng tỏ PD không được tự do sáng tác những bài nhạc xưng tụng quê hương dân tộc, mà phải ca tụng Boác và Đoảng thui ! Vì thế nên PD dzông thẳng về thành là thế !

      Hình như trong Hồi ký quyền Hai ở Thời kỳ Kháng Chiến, PD có cho hay bài Bên Cầu Biên Giới bị phê phán kịch liệt, nên PD đã nơm nớp trong bụng rồi. Gặp dịp may là chuồn êm thôi !

      Hình như trong Hồi ký quyền Hai = Thời kỳ Kháng Chiến, PD có cho hay bài Bên Cầu Biên Giới bị phê phán kịch liệt, nên PD đã nơm nớp trong bụng rồi. Gặp dịp may là chuồn êm thôi !

      Lại Mạnh Cường

      Bên cầu biên giới
      ( Phạm Duy ; Vũ Khanh)
      http://www.youtube.com/watch?v=g3L0EIqiYfA

      Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
      Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu
      Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
      Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa

      Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
      Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
      Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
      Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ

      Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
      Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới
      Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
      Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ

      Bên cầu biên giới
      Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
      Sông nước xa xôi,
      Mây núi khắp nơi
      Không tỏ một đôi lời …

      Ôi giấc mơ qua
      Mộng đời phiêu lãng giang hồ
      Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
      Hay là chết bên bờ sông Da – nube
      Những đêm sáng sao

      Nhưng đường quá xa vời
      Hương trời vẫn mê mài
      Đời tôi sao vẫn còn biên giới!
      Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
      Ôi dòng tóc êm đềm!
      Ôi bể mắt đắm chìm!
      Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
      Mộng bền năm xưa
      Chỉ là mơ qua!!!

      • Builan says:

        VẠN HẠNH
        Vạn hanh được bac LMC để mắt đến COMs cuả TẠI HẠ ! Còn tiếp tay PHẢN PHAÓ trùm lên MT – “Nhà HUẾ HỌC ” một cách nhanh chóng & chính xác

        “Nguyễn Đắc Xuân nhân cơ hội tốt, tự đánh bóng mình lên và cho mình vai trò một DƯƠNG VẬT quan trọng. Nào là được Tố Hữu giao cho nhiệm vụ giữ chân PD ở lại lúc “xảy đàn tan nghé”; rồi chất vấn PD để PD phải thú nhận có tội với “khiến chán”; rồi quay trở về theo nghị quyết 36 kiểu của CS …

        Nghe thoáng qua đã thấy ngay tiếng bạc giả lung tung xoè trong đó !

        Xuân là cái củ chuối gì mà được TH đặc cách giữ chân PD chứ ?
        Và xưa nay ai cũng rõ, Phạm Duy vốn là Phạm Duy … Tiền, bởi ông nặng nợ thê nhi !

        _ Tiếc thay loạt đạn đầu tiên
        Ông ơi,
        Đọc một bài báo mình cần phân biệt CHÂN GIẢ ra sao !

        – Tôi vưà lúng túng vừa lấn cấn chỗ nầy !!!!

        -& Có thể vì sai “ĐỘ GIẠC” lộn “GÓC THĂNG BẰNG” hay thiếu “THUỐC BỒI”….suýt gây nguy hiểm cho QUÂN BẠN !
        “Tiếc thay có những người sống- còn muốn bám vào thây ma cuả ông (PD) mà lấp liếm rao giảng, trơ trẽn ngụy biện tâng bốc như “NHÀ HUẾ HỌC” tự nâng mình thành “bạn tâm dao” (quân bạn) hehehehe

        Được bac LMC đặc biệt quan tâm góp lời, nên phaỉ đọc thật kỹ, tiếp thu thật thấu .. thưa gơỉ cho phaỉ phép vậy thôi !

        Nếu quả thật BỊ MẮNG – thì dù là mắng oan cũng rất vui vẻ đón nhận !
        Kính

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Yêu ghét Phạm Duy tùy tình cảm mỗi người, tôi trân trọng và không dám phê bình chi hết.

    Tuy nhiên tôi xin phép được lên tiếng khi có ai viết điều gì tôi bắt gặp KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT trong khi tường thuật, hay nhận xét. Sự sai trái này không rõ do cố tình hay vô tình, nhưng tôi chỉ xin đưa ra để trước hết tác giả hãy hiệu đính lại bài viết, cũng như để rộng đường dư luận.

    Tại đây tôi lấy làm tiếc cho một bài viết rất công phu của tác giả Trầ Như Xuyên lại có thái độ không trung thực, nếu không muốn nói thiên vị (unfair) ở trong đoạn văn này:

    [trích]
    Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một dòng nhạc đã sang trang.

    Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm Phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
    [hết trích]

    Xin thưa thời nội chiến Nam Bắc 1954-1975 Phạm Duy đã sáng tác quá nhiều bài về cuộc chiến này, chứ không chỉ có một bài mang tên HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC !

    Để diễn tả tâm sự của khối dân Bắc di cư 54 vào năm 1962 PD đã phổ nhạc bài thơ của Lê Minh Ngọc thành bài hát TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂY rất hay với những câu
    Ngoài ấy tuổi xuân lạnh / Rét căm lòng cỏ hoa / Em nhìn mây không cánh / Bay về phương trời xa / Nghẹn ngào em thầm hỏi / Người đi có nhớ nhà …

    Cũng xin nhắc luôn là thời đó có hai bài khá hay trở nên nổi tiếng là MƯA SÀI GÒN, MƯA HÀ NỘI của Phạm Đình Chương phổ thơ Hoàng Anh Tuấn và bài NÕI LÒNG NGƯỜI ĐI của Anh Bằng.

    Trong một bài tiểu luận viết về những bài thơ được PD phổ nhạc (MÙA ĐẤT THẤP, tuyển tập những cây bút tại Hòa Lan; nhxb Cái Đình, 1998, Holland ISBN 90-802498-4-X NUGI 381), tôi đã cho biết vào năm 1966 PD đã phổ nhạc bài thơ “hung tợn” của thi sĩ có bút hiệu dễ thương “Hoa Đất Nắng” :

    ĐI VÀO QUÊ HƯƠNG

    Tôi đi vào quê hương bằng cuộc dây thép gai,
    Đồng cỏ cha tôi, tôi trói gô hình hài,
    Tôi đào thông hào, trồng cây chông nhọn hoắt
    Tôi giơ tay cao, tôi cấu tôi cào
    Tôi vào quê hương bằng xe Traction
    Chở mìn Claymore, Plastic đi ngoài đường

    (ref Phạm Duy: Vườn Thơ Cánh Nhạc,nhxb Nam Á, Paris 1989, trg 52-58)

    Cũng năm đó, PD theo hoạ sĩ trường phái Lập thể là Tạ Tỵ ra Huế trình diễn văn nghệ giúp vui cho quân đội, nhạc sĩ “không ngờ được tặng hai bài thơ dữ dội, tiên đoán một đại thảm kịch sẽ xảy ra ở đất Thần Kinh” (ref Hồi Ký Phạm Duy: Thời phân chia Quốc-Cộng, nhxb Duy Cường 1991; trg231-233 + Phạm Duy: Vườn Thơ Cánh Nhạc,nhxb Nam Á, Paris 1989, trg 48-51).
    Đó là bài thơ của Nguyễn Đắc Xuân, được PD phổ thành một bài ca chua chát, có nhan đề NHÂN DANH

    Vì giữ mình tôi phải giết một người !
    Vì gia đình tôi phải giết mười người !
    Vì xóm làng tôi phải giết ngàn người !
    Vì giống nòi tôi phải giết vạn người !
    Vì lý tưởng tôi phải giết triệu người !
    Vì nhân loại tôi phải giết trọn loài người !
    Xin nhân danh đường lối hòa bình, giết luôn tôi !

    PD còn phổ biến thơ của một nhà thơ trẻ xứ Huế là Thái Luân thành một bài ca mang tính khôi hài đen mang tựa đề BI HÀI KỊCH

    Đạo diễn đưa tay lên
    Đạo diễn đưa tay xuống
    Bi hài kịch mở màn
    Bi hài kịch khai trương
    Diễn viên quay súng bắn
    Diễn viên gục đầu đường
    Máu chảy vệt loang loang
    Máu chảy vào quê hương …
    (Huế 1966)

    Những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 chiến cuộc leo thang ngày một ác liệt. Cộng quân nhất định đánh mạnh, đem chíên tranh lan vào thành phố qua Tết Mậu thân 1968, tiếp nối là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, để làm hậu thuẫn thật mạnh trên bàn thảm xanh hòa đàm Paris. Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, PD đã cho ra đời một loạt ca khúc mà ông đặt tên chung là THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG, tức BÀI HÁG CHO QUÊ HƯƠNG TỒI TỆ !!!
    Ông giải thích như sau (ref Phạm Duy: Ngàn lời ca, PDC Musical Productions, 1st Ed. 1987, USA; trg. 207-210):

    Chữ “tồi tệ” được rút ra từ những bài thơ của Ngô Đình Vận do tôi phổ nhạc như TÌNH KHÚC TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TỒI TỆ, THÀM GỌI TÊN NHAU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TỒI TỆ.
    Bài hát Tình khúc chiến trường (phổ từ thơ Tình khúc trên chiến trường tồi tệ) nói tới chuyện tình và hạnh phúc đắng cay của tuổi trẻ VN trong thời đại; Thầm gọi tên nhau (từ bài thơ Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ) lại mang không khí Tâm phẫn ca.

    Vào lúc này những bài Tâm ca và Tâm phẫn ca của tôi soạn ra từ 1966 cho tới 1971 đã được phổ biến mạnh mẽ và đã có sự đáp ứng của các văn nghệ sĩ trong các ngành khác. Trong địa hạt thơ đã có những bài thơ có tính phẫn nộ ra đời, như hai bài thơ về chiến trường tồi tệ của Ngô Đình Vận. Tiếp theo tôi phổ nhạc những bài thơ khác cũng cùng chung thái độ với Tâm phẫn ca, như: Kỷ vật cho em, Tưởng như còn người yêu … Rồi cho in tất cả trong nhạc tập THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG !
    Trong nhạc tập này còn có thêm bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng được tôi phổ nhạc để nói lên những chuyện buồn thương của chiến trường kháng chiến trước đây”

    Thiết tưởng dẫn chứng như trên cũng quá đủ cho tác giả và độc giả thấy rõ hơn về PD

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

  5. Peter Pham says:

    NS. Phạm Duy trở về VN làm cho nhiều người thất vọng, trong đó cũng có tôi. Thế những tôi chẳng thấy cần thiết phải “cay đắng” như tác giả bài viết cảm nhận về Phạm Duy. Ông ta là một người nghệ sĩ, không phải là một anh hùng, chỉ đơn giản thế. Tôi thấy người Việt tị nạn có nhiều khi hơi quá khích trong việc chống đối những người trở về lại VN sinh sống. Chẳng phải chúng ta đang sống ở trong những đất nước tự do sao, và vì thế, phải tôn trọng sự chọn lựa của kẻ khác trong tinh thần tôn trọng tự do chọn lựa của cá nhân. Nếu muốn chống cộng, phải tốt hơn Việt cộng. Nghĩa là phải có tư cách, quân tử hơn Việt cộng. Dùng sách Việt cộng để chống Việt cộng chỉ là những kẻ võ biền, thiếu suy nghĩ và cuồng tín.

    • nguenha says:

      Đồng ý quan điểm với Bạn. Cám ơn

    • Lê Dân Việt says:

      Đồng ý với góp ý của bạn Peter Pham là chúng ta nên tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của Ns. Phạm Duy về VN sống. Tuy nhiên, nếu Ns. Phạm Duy về nước đã nói những lời lẽ không được trung thực, phản bác bổ báng cộng đồng người Việt hải ngoại là một điều không nên, dù cá nhân tôi cũng có dịp gặp mặt trò chuyện với N.s Phạm Duy, khi ông còn ở Hải ngoại, tôi cũng thấy những lời tuyên bố vung vít của N.s Phạm Duy khi về trong nước, là điều đáng tiếc, không nên nói thì tốt hơn cho chính N.s Phạm Duy.

    • Dao Cong Khai says:

      Mỗi người có những suy nghĩ và biểu lộ suy nghĩ riêng của mình, đó chính là tự do ngôn luận. Tôi cũng tôn trọng suy nghĩ của những người hồi 75 họ có cơ hội di tản (khỏi VN) nhưng họ từ chối, chính tôi cũng thuộc thành phần đó. Về VN thì có hàng triệu người tị nạn đã trở về VN, trong đó cũng có tôi luôn. Cũng như Đức Huy, Elvis Phương, và ngay cả Khánh Ly, họ cũng đã từng về VN, nhưng có ai nói gì họ đâu. Người ta chỉ phê bình một cách chung chung những người về VN, là bất cứ trường hợp nào cũng làm lợi cho VC. Tôi đồng ý cái suy nghĩ chung đó; nhưng còn cái riêng thì tuỳ trường hợp mỗi người. Có người có cha mẹ, hay người thân bệnh hoặc chết ở VN, họ phải về đó vì tình cảm gia đình, có vô số lý do riêng mà mỗi người họ cần phải về. Chuyện đó tôi nghĩ chúng ta không nên phê bình cá nhân người ta.

      Cả Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ chắc là cũng có những lý do riêng nào đó, và việc họ về VN thì cũng như mọi người khác thôi, cũng như tôi đã từng về VN. Nhưng vấn đề xẩy ra là vì cả 2 Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ khi họ về VN lần đầu tiên; họ đều muốn trình bày cho dư luận thấy việc làm của họ như là một việc chung, một việc làm có ý nghĩa chung cho một cộng đồng. Họ định nghĩa với dư luận rằng việc họ trở về VN là không phải chuyện riêng tư, mà là vì họ yêu nước, vì… “lòng yêu nước”.

      Đáng trách hơn nữa, họ đã cố gắng mua lòng tin của nhà cầm quyền VC bằng cách chửi rủa, kết án lý tưởng chống cộng của những người tị nạn khác…. Đây là xứ tự do, mấy người đó họ có thể phỉ báng chính nghĩa, lý tưởng của những nạn nhân VC; vậy tại sao những nạn nhân này không có quyền nói một vài lời nguyền rủa họ?

      Xứ tự do mà bạn, Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ đã gân cổ bôi nhọ người ta trước dư luận, vậy người ta phê bình lại PD và NCK là không biết sống tự do hay sao? Nếu Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ cứ câm miệng mà về đó (theo VC) đi, tới đó thì you trách những người chửi Phạm Duy tôi đồng ý. Nhưng đàng này Phạm Duy lên tiếng trước dư luận chửi những người chống cộng trước. Nếu Phạm Duy chỉ lên tiếng trả lời và nguyền rủa cá nhân những người chê trách thái độ của ông ta thì tôi có thể thông cảm cho ông. Trái lại ông ta lên tiếng nguyền rủa lý tưởng chống cộng, và những người chống cộng nói chung trước dư luận. Do đó, tôi hiểu con người ông ta rồi, không cần bàn luận về ông ta nữa, không còn gì để thông cảm với ông ta nữa.

    • vybui says:

      “Ông ta là nghệ sĩ, không phải là một anh hùng!”

      Ông ta cần phải có trách nhiệm về những lời ông ta nói (không phải nói về ông ta hay gia đình ông ta, mà nói về người khác, về CĐ NVHN nói chung).
      Ai cho Nghệ sĩ được quyền miễn trách nhiệm?

  6. tudo says:

    Ai ..ai củng muốn MÌNH ” cái tôi ” được đời biết đến…! thì Ông Phạm Duy củng thế…nào có chi lạ…!,chỉ khác chút…chút….Ông củng ” mơ ước ” được …như : Bethoven,Mozat…,nhưng mộng chưa thành …! con cháu của Ông hy vọng sẻ được….? ( ! ) . Không hiểu hai Ông Bethoven và Mozat lúc sinh thời có mong được đời biết đến không..? .

  7. Khách qua đường says:

    Hãy bỏ đi tất cả , mặc mũi , tiền tài , danh vọng ….tôi nghĩ Phạm Duy là một con người can đảm , thật sự lựa chọn làm theo suy nghỉ của chính bản thân mình .

    Một đời người nhìn lại cho cùng tất cả người Việt đều là nạn nhân của cuộc chiến . Thế thì thắng bại , đúng sai , tự ti hay tự tôn nào có ích gì .

    Phạm Duy đã mạnh dạn bước qua cái quan niệm không ra gì giữa những danh từ rỗng khoét tạo nên thù hận . Ông đã sống cho chính ông trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời , ông lựa chọn tự do cho chính mình mà không Cần phải lệ thuộc vào bất cứ lời dèm pha nào .

    Ông đã Yên nghỉ , một Thiên Tài Yên nghỉ , một nạn nhân của cuộc chiến đã Yên nghỉ ….! Xin đừng vạch lá tìm sâu .

    • boo says:

      Can dam ngu ca voi con dau va em dau phai khong?

      • Tám núc says:

        Vì sao ? Ông PD được hồng ân của hai Nàng Kiều mê thích….?,riêng tui…tuổi trẻ , thích Ông PD nhất , vì Ông còn có…cái…cái…đo…đó thuộc hàng ” siêu “, ( chữ SIÊU nầy thuộc :
        thế hệ sau ngày 30/04/1975 dùng rộng trong tiếng nói,văn phạm vân..vân…. ),và nhửng nhạc phẩm gần đây có tên là : TỤC CA…chịu quá nhé….chưa có nhà soạn nhạc nào nghỉ ra được nhửng…” thiên hùng TỤC CA để lại cho thế hệ nầy …! ” .

  8. Yến says:

    Nói về PD, em vẫn nhớ mãi những câu nói của ba em khi em còn rất bé. Gia đình PD là khách hàng thường xuyên và ghi sổ để trả tiền vào mỗi cuối tháng ở tiệm tạp hóa Phi Yến ( đường Võ Di Nguy, PN) cũng như Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, và gia đình ông Năm Châu & cô Kim Cúc. Em vẫn còn nhớ rất rõ là bố em rất giận dữ mỗi khi PD trả tiền cho mẹ em.Bố em thường đứng trên cầu thang , nói rất to và giọng đầy khinh miệt :” Đuổi mẹ nó đi! Không buôn bán gì với hạng luôn đi chim vợ người khác và vinh thân phì da như nó!.”. Lúc ấy, ông ta nhìn bố em rất nhanh , trả tiền rồi ra xe hơi. Lúc ấy em đã 14,15 tuổi rồi. Tuy em rất thích một số các bản nhạc tuổi mộng mơ của PD,
    nhưng em vẫn thấy ở ông ấy có một cái gì rất đáng.. sợ sợ. Khoảng những ngày cuối cùng tháng 4/1975,
    PD và 1 hay 2 người nữa mang va li lên chiếc xe hơi đậu ngay phía trước nhà em. Lúc đó tình hình SG rất
    lộn xộn, cửa hàng của mẹ em hầu như không còn buôn bán gì được. Bố mẹ em và tụi em đứng trước
    cửa hiệu nhìn cảnh xe cộ và người ta qua lại lo lắng. Ông PD tay cầm một cái cập, ông ấy vừa leo lên xe
    hơi vừa nói với mẹ em:” Bà không nhanh đi đi, tụi Vẹm mà vào đây thì chúng nó cắt cổ đấy.” Đó là câu
    nói mà chính em nghe được khi em đứng cạnh mẹ em. Sau đó em biết là, nếu PD không đi ngay thì chắc
    chắn là ông sẽ bị bắt đi mất tích vì người hàng xóm chung vách với ông là ba chị Nở ( bạn của chị Hà và
    cũng là khách hàng ) là Việt Cộng đặc công nằm vùng của khu cư xá Chu Mạnh Trinh. Ở khu này đã có ít
    nhất 2 người bị bắt đi mất tích ngay đêm 29,30/4/75. Điều em muốn nói là những lời của PD trong thời
    gian trở về VN đã khiến em nghĩ đến câu nói của bố em rất nhiều: “Nó có học, có tài nhưng VÔ HẠNH.”
    Bây giờ em đã hơn 60 tuổi . Cuộc sống qua bao thăng trầm. Em vẫn luôn dạy cho con em và những học trò 2 chữ ĐỨC& HẠNH là thước đo nhân phẩm của một người trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào.
    Hôm nay đọc e-mail này của anh Cảo gửi , em tự hỏi là có bao nhiêu NGƯỜI (đúng nghĩa chữ NGƯỜI) sẽ thương khóc cho Phạm Duy ??
    Kính thư,
    Em Yến
    Gia Đình hàng xóm với ông Phạm Duy trước 1975.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Chị Yến thân mến,

      Có lẽ chị với tôi cùng niên tuế đấy thì phải :-) !

      Tôi rất thích được nghe lời tâm tình thật chí tình của chị ở trên.

      Chị nhận xét rất đúng, con người ta CHỮ TÂM KIA BẰNG BA CHỮ TÀI !
      Cũng như có HỌC phải có HẠNH mới đáng gọi là người !

      Nhưng cũng nên tự hỏi chính mình, biết bao người thực sự luôn luôn giữ được cái TÂM và cái HẠNH đáng qúi ? Có bao giờ cái tâm cái hạnh hay cái gì gì đi nữa không bị thử thách bởi phong ba cuộc đời ???

      Nói dễ làm khó, tôi tâm niệm thế !

      Cho nên tôi chỉ xin một điều rằng, kẻ nào thấy mình thật sạch sẽ thì hãy ném đá thật mạnh tay, còn không nên châm chước, mở lòng với Phạm Duy ! Ông ấy đã có nhiều đóng góp thiết thực cho đời, cho công cuộc chống độc tài lẫn thực dân phong kiến ,,,, hay nói quá lên PD là một người viết Việt sử thời hiện đại rất tài tình bằng âm nhạc,

      CÁ NHÂN TÔI NGƯỠNG MỘ HƠN LÀ GHÉT ÔNG !

      Lại Mạnh Cường
      Một kẻ sơ giao PD

      • vybui says:

        Đấy chỉ là “yêu quá đấy thôi”, ông Cường à!

        Mời ông ghé sang bên “lời người ra đi” mà ông Giao Chỉ đã trải chiếu sẵn.
        Ông đọc cái gọi là “di chúc” rồi nghiệm xem sao? Có được như ông đề cao: “…chống độc tài lẫn thực dân phong kiến…” hay chỉ là một tay lẻo mép, phét lác một tấc tới trời, nổ banh kho đạn?

        Mà chẳng may vẫn quá yêu, không nhìn ra được thì tôi sẽ …giúp ông!

    • GópÝ says:

      Tôi thì tôi thấy bố của cô vì ghen tức và mặccảm nên mới giậndữ, chốngđối với ông ta! Cô hãy cứ nghĩ mà coi, nếu mình tin yêu vợ mình là người có NẾTHẠNH đànghoàng thì giữa chợ đời mình làm ăn, buônbán với baonhiêu người, làm sao biết ai ra sao? Tạisao lại đi xua đuổi, sỉvã một mình ông ta??? Chắcchắn là có vấnđề… vậy đã chắc được ai là có HẠNH và ai VÔHẠNH!!! Bố của cô mắng ngườita là ”vôhạnh” mà có ai biết chắc là chính ông ta đã có ngoạitình hay lăngnhăng với ‘Osin’ (liêntử) trong nhà thì sao?! Nhụcmạ, mắngnhiếc người cho đã thì dễ, mà xét lại cái lòng, cái dạ, cái tâm, cái ý, của mình thì ít ai làm được lắm! Cha cô cũng rứa à!!!

  9. Tien Ngu says:

    Tiên Ngu cũng xin cãm ơn Trần như Xuyên.
    Bài viết thật đầy đủ về nhân vật Phạm Duy…
    Thâm sâu nhẹ nhàng, đi vào lòng người một cách…công bằng.

  10. Chien Nguyen says:

    ” Nghĩa tử là nghĩa tận” Thế nhưng có nhiều trường hợp chết không phải là hết là tận. Nhạc sĩ Phạm Duy là một.
    Tôi đồng ý với tác giả bài viết. Với tôi nếu cây đại thụ Phạm Duy trốc gốc để chờ ngày hóa đá thì tôi vẫn kính nể ông như đã, đằng nầy ông làm ngược lại. Ông muốn nẫy mầm trên chính cái vùng đất mà ông đã dứt áo ra đi. Tôi tiếc cho ông. Tôi tiếc cho ông. Người kỷ nữ của Nhật Ngân và Duy Trung không có quyền chọn lựa điểm đứng số phận còn nhạc sĩ Phạm Duy thì ngược lại. Ông có quá nhiều chọn lựa ………………sai lầm kể cả việc chạy đi chạy về.
    Qủa là oan nghiệt
    CN

    • VôViNhiVôBấtVi says:

      Đi, về, cứ mãi loayhoay…
      ”Con thuyền không bến”, xưa nay dậtdờ !
      Nào ai chẳng có ”bến mơ” ?
      Nhưng không đỗ được, phải chờ ”kiếp sau”!
      Kiếp sau, rồi lại kiếp sau…
      Đố chàng ChienNguyễn… hẹn nhau được nào???!!!

      • Chien Nguyen says:

        Tôi không biết làm thơ nên dẫu có hiểu sai ý thơ của tác giả chắc cũng dễ được tha thứ. Dẫu gì cũng xin cảm ơn người đã cho mình cái vinh hạnh được trả lời cái việc đi về của cô nhạc sĩ Phạm Duy.
        Thưa vi hữu VÔVINHIVÔBẤTVI khi đọc thấy cái comment của tôi trên Đàn Chim Việt một ông bạn gần đất xa trời gọi điện thoại trách móc sao không “Nói toạc móng heo” cho thiên hạ dễ hiểu cái chuyện đi về của lão Phạm Duy?. Nhân cơ hội nầy tôi xin “Toạc móng heo” chuyện Ông (Phạm Duy) có quá nhiều chọn lựa sai lầm kể cả việc chạy đi chạy về như đã viết trong comment trước.
        1, Nếu 1954 Ông ờ lại miền Bắc như Văn Cao thì nền âm nhạc Việt Nam mất một lúc hai nhân tài ( đọc được ở đâu đó). Tôi không tin với cá tính của Phạm Duy nếu còn ở lại miền Bắc Ông cũng sẽ xác xơ như nhạc sĩ Văn Cao. Nói cho cùng dù đóng bộ Văn Cao hay Tố Hữu thì Ông cũng có lợi nếu không di cư vào Nam.
        2, Năm 1975 nếu Ông không “bồng bột” bỏ nước ra đi thì chắc chắn VC sẽ tống ông vào tù và không chừng chúng sẽ tìm cách bức tử Ông như bức tử nhạc sĩ Minh Kỳ để rồi người đời phải ngậm ngùi thương tiếc. Nếu Ông may mắn sống sót trở về và biết sống âm thầm nhẩn nhục như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Ánh 9 thì tốt biết ngần nào, nếu không muốn nói là tình cảm của khán thính giả dành cho Ông vẫn nguyên vẹn.
        3, Ra hải ngoại Ông chĩ cần chống Cộng “từ tốn” như nhạc sĩ Lam Phương là người ta đã kính nễ lắm rồi nói chi chống Cộng đến hơi thở cuối cùng như Trần Thiện Thanh, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng….
        4, Còn nếu muốn làm cóc cũng đâu có sao. Nữ sĩ Thiếu Mai tại Úc cũng đã từng họp báo rầm rộ giã từ người Việt Quốc Gia tại Úc để quay đầu về
        núi. Vậy mà chưa đủ ba năm Bà đã quy Úc. Không ai trách móc nặng lời vì Bà biết giữ mồm giữ miệng kể cả khi bị báo chí VC hạch sách với mục đích tuyên truyền, Nhạc sĩ họ Phạm không chịu bắt chước đàn bà nên mắc nạn mồm
        Tôi tiếc cho Ông là vậy. Có những con người đi suốt cuộc đời vẫn không đến đích vì luôn lạc lối
        CN

Leave a Reply to VôViNhiVôBấtVi