Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ
Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần thì tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.
Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng khoảng 500 chiếc và gần 400 khẩu đại bác đại bác bị bỏ lại, một số bị phá hủy còn lại lọt vào tay BV.
Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn 1 và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn). Toàn bộ trên trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết. Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đã biến thành chiến lợi phẩm của BV. Nhà báo Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:
“Chiến lược ‘đầu bé đít to’ của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, ‘đất cằn sỏi đá’ miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về phòng thủ vùng đông dân, mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải.
Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược ‘Đầu bé Đít to’ của ông Thiệu đã làm tan rã1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.
Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan rã hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.
Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.
‘Thành quả’ chiến lược ‘Đầu bé Đít to’ của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đã vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay”
Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98.
Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm quân viện cho miền Nam tài khoá 1975 chỉ còn 700 triệu khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược, hoả lực giảm hơn 70%, kế hoạch tái phối trí TT Tổng Thống Thiệu lại đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam.
Điều nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vã, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đã lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đã đưa dao cho người ta giết mình. Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của miền Nam gồm xe tăng, đại bác các loại và cả máy bay chiến đấu đã được Cộng quân khai thác xử dụng
Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm 1975, 1976 để nuốt trọn miền Nam, như thế họ cũng đã đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của VNCH nhưng kế hoạch di tản của TT Thiệu và những lệnh không dứt khoát của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho BV
(“Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.)
Trong phimViệt Nam Thiên Sử Truyền Hình, khi trả lời phỏng vấn, Văn Tiến Dũng cũng nói Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm của tái phối trí đã dọn cỗ sẵn cho BV, tạo thời cơ cho họ rút ngắn thời hạn tổng công kích.
CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, lần này họ xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 – 1975, Bắc Việt đưa vào hai Quân khu 1 và 2 tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc ( thuộc Quân đoàn 1) vào cộng với hơn một chục Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ hùng hậu của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh , phòng không, công binh… Tài liệu CS cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến, Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
Chưa bao giờ họ gặp cơ hội tốt như thế, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho đối phương
Trong khi BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh xả láng một ván bài chót thì miền Nam hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn chận bước tiến của đối phương.
Tài liệu CS cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam Bộ tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu 5 chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn.. và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.
Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu … ồ ạt vào miền Nam của BV, người ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập để ngăn chận bước tiến quân của họ như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường … Thượng cấp quan tâm tới cuộc phòng thủ phần đất còn lại thì ít mà lo cho kế hoạch “Tẩu vi thượng sách” của mình thì nhiều.
Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của BV phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của miền nam tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân
Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy độïng Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.
BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
- Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.
Sư đoàn 18 và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng,
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệïnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệïnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi)ø gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 , (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. ( dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương)
Kế hoạch BV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươcù Trong, Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. .. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.
Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 hoặc 6 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn BV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập đã nói và trích tài liệu CS như sau:
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế. … nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu 1 và 2 của VNCH, CSBV chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. BV dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã gần hết đạn, sau khi các đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Theo cựu Đại Tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ . Lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía Cộng quân.
Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi Đại tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống như thế chứng tỏ họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.
Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ , Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm, BV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232 CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộï 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.
Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã tẩu gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
Pages: 1 2
Sài gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Như giòng sông nước quẩn quanh nguồn
Như ngưừi đi xa mặt cách lòng
Ta nhủ thầm em có nhớ không ?( nhạc trầm tử.., ca sĩ Khánh ly)
Sài gòn , my dear !
Tha thứ cho ta .. Đã ra đi , biết bao lần cố ngoái đầu nhìn lại .. Nhưng không 1 lần trở về để tìm thấy những ưu ái xa xưa
Tha thứ cho ta trong đáy sâu tâm hồn là nổi đớn đau của 1 người dã quá bất lực .. Để mất em và tháng ngày ngọc ngà của tuôi hoa niên , tuổi thần tiên …diễm tuyệt
Tha thứ cho ta .. Những đêm sương lạnh nơi đất khách quê người .. Lòng trản đầy nuối tiếc khôn nguôi
Sài gòn , Darling ..
Nghĩ về nhau chỉ còn là những suy tư dằn vặt ..
Thay tên em , lũ vô thần tàn bạo đã huỷ diệt tất cả
Giòng nước mắt trên đôi má của mẹ già thấm ước thân áo bạc màu
Lòng ta nhói đau
Bên em chỉ là bất công ..oan khiên oằn lên màu mắt mới lớn của tuổi đời
Sài gòn thất thủ
Người tình phụ thở hơi cuối cùng ( nhạc sĩ Nam lộc )
Ta theo tảu ra khơi ! Lênh đênh trên sóng .. Sóng vổ rầm rì
Sóng phẩn nộ ..cuồng điên
Tháng ngày miên viễn ..ta mất em .. Thôi hết rồi ! Cuộc đời đã sang trang!
Sài gòn my dear !
Trong mơ trông thấy em .. Khu công viên hoa vàng rực rở ..
Tỉnh ra rồi , tan vở một trời mơ
Em tìm đến nghĩa trang buồn hiu hắt
Mây màu tang giăng mắc đỉnh đầu cao
Áo trắng anh yêu khẽ nấc nghẹn ngào
Hương khói quyện cho hồn anh tìm bé
Mùa đông về đâu tình nhân thi sỉ?
Cho thơ buồn viết mãi chuyện chiến binh
Nếu yêu em sao Mũ Đỏ bội tình
Nở quay mặt đi tìm vùng đất mới ???
….. ( trong trí nhớ bụi mù .. Cho thiên thần mũ đỏ đã hy sinh vì tổ quốc)
Trong giai đoạn sau cùng cuộc nội chiến, cố TT. Thiệu đã hành động đúng với vai trò của 1 TT miền Nam thua trận. Ông đã nhanh chóng giữ được con số cao nhất nếu có thể, cho sinh mạng dân quân vào những ngày giờ cuối của cuộc chiến.
Nếu bạn là người liên hệ đến trang lịch sử đó, nên nghiêng mình cám ơn ông đã có 1 quyết định khó khăn để cứu quân dân cả hai miền. Và nên chấp nhận thực tế trước mắt là chúng ta hiện nay chỉ còn có 1 nước VN, theo chế độ CS chuyên chế.
CSVN trước đây thắng trận là nhờ gạt được dân, nay sự thật đã rỏ ràng CSVN là Ngụy. Và chế độ nầy đang bị tư bản nước ngoài, là kẻ thù của chình họ trước đây, đang triệt hạ họ dần dần qua chính tài nguyên của đất nước. -Thất phu hữu trách đã làm quốc gia suy vong bấy lâu.
Đây đúng là vận nuớc.
dang cong san viet nam rat gioi,rat tai…rat anh hung….cung chi la nhung con co trong cuoc choi cua cac nuoc dan anh….gioi waa sao bay gio lai xin vien tro nhu an mai….bay gio nøi chi chuyen xua nua…chuyen bay gio cø dam choi khong???? trung quoc ra lenh thi im re..ngu dan bi ban chet,bi bat doi tien chuoc thi cung im ree…quan doi nhan dan cong san vn anh hung dau..imre…lai khoe tro mua may bay,tau ngam …de lam gi….chac chan la de lay tien løi bo tui….dang ta giø thi bo laø…chut thoi…chu DAI CA TRUNG QUOC thi nøi la lam thiet…quan doi nhan dan vietnam anh hung dau.???+ chi gioi cai mom…gap TRUNG QUOC thi lai ong ta….dung laø nua dang ta øi……
truoc 1945,nuoc Viet Nam da co roi,thong qua CMT8,con che do sau nay chi la tay sai cua My ma thoi,dai dien cho cai gi ma noi,dau tranh cho cai gi ?Xu huong CNXH chi con mot thoi gian nua la khoi phuc tro lai,voi su lon manh cua nuoc Nga va nuoc Trung Quoc ?Luc do con dam bai xich Chu Nghia Xa Hoi nua khong,hay lai xin di tan ve Trung Quoc tiep tuc lam tay sai nhu dang lam tay sai cho My hien nay ?
Hai bông mai tuổi đời hai bốn,
Tháng tư đen khốn đốn đổi đời.
Năm ngoài vẫn tiếp cuộc chơi,
Ấm nồng hèn nhục đầy vơi phong trần.
Hưng vong suy thịnh xoay vần !!!
Kế hoạch rút quân của ông Thiệu chỉ là chuyện nhỏ, nhưng sĩ quan và binh lính hoang mang tinh thần mới là chuyện lớn, đài BBC Luân Đôn đưa những tin tức có lợi cho CSBV, Mỹ đã bỏ rơi VNCH và không còn tiếp tế, những sĩ quan cao cấp của QLVNCH không chỉ bất mãn, họ chiến đấu trong tuyệt vọng và hoài nghi, những trận đánh sau cùng chỉ là chống cự miễn cưỡng, chuyện đến đã phải đến, vì đó là chủ trương của Hoa Kỳ.
Hãy quên đi quá khứ đau buồn để tập trung vào hiện tại, trận chiến tranh tâm lý chưa chấm dứt, lá CỜ VÀNG còn phất phới tung bay. Đây mới là trận chiến quyết liệt.
Thoi chien tranh VIET PHAP khi nguy ngap thi cac tuong lanh Phap duong thoi len truc tiep chi huy. Nguoc lai vao nam 1975 cuoc rut lui cua mot quan doan lai giao dai ta TAT chi huy. COn cac tuong lanh o Saigon mac ke khong quan tam gi ca. Day la dem con bo cho
Ông Thiệu đã cho lịnh di tản và gây ra hỗn loạn tại các quân khu 1 và 2 là 1 cách làm reo để gây phản ứng dây chuyền đến các nuớc Đông Nam Á hòng tạo áp lực lên phía Hoa kỳ .Với mục đích làm Hoa Kỳ tái xét viện trợ cho Miền Nam để tiếp tục làm thành trì ngăn chặn cộng sản từ phuơng Bắc.Nhưng các nuớc Đông NAm Á đã kg có phản ứng và Hoa kỳ đã quyết định rút khỏi Vn
Nên cuộc cờ tàn đã không cứu vãn nổi chỉ vì tính toán mang tính cầu viện này
- ” No da tro thanh mon hang doi chac giu cac sieu cuong…”
– cang te hon nua ,no` da xep hang va coi chuong cho no chon lua nhu canh lay chong Dai Loan .
Mot thang thi coi chuong chay ” sinh bac tu nam .”
– Chon lua dau hang cua Duong van Minh luc do la chinh dang . neu ngon thi ong ta dda xoi tai .
cai do la khi biet TT Thieu dda phai bo , khong co bam ma con ham cau may .
– Buoi chieu 30/4 tai san tu lenh cau Tham Tuong , Tuong vung tap hop binh linh cho quyen tu do chon lua ,
_ Anh em ,ai muon o lai chien dau thi o , ai khong muon thi ve .
sau do binh linh tu tu dang le chia tay .
- Ngay tu khi khong co ba tram trieu quan vien , cap chi huy da hop co y kien :
My dich cai hang rao vai tram thuoc qua .Trung cong co xa chi .
-