WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ

Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần thì tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

Báo Washington Post đưa tin Sài Gòn thất thủ.

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22  vùng duyên hải  giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng khoảng 500 chiếc và gần 400 khẩu đại bác  đại bác  bị bỏ lại, một số  bị phá hủy còn lại lọt vào tay BV.

Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của  Quân đoàn 1 và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn). Toàn bộ trên  trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết.  Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đã biến thành chiến lợi phẩm của BV. Nhà báo Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:

Chiến lược ‘đầu bé đít to’ của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, ‘đất cằn sỏi đá’ miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về phòng thủ vùng đông dân, mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải.

Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược ‘Đầu bé Đít to’ của ông Thiệu đã làm tan rã1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.

Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan rã hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.

Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.

‘Thành quả’ chiến lược ‘Đu bé Đít to’ của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đã vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay”

Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98.

Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm quân viện  cho miền Nam tài khoá 1975 chỉ còn 700 triệu khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược, hoả lực giảm hơn 70%, kế hoạch tái phối trí TT Tổng Thống Thiệu lại đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam.

Điều nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vã, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đã lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đã đưa dao cho người ta giết mình. Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của miền Nam gồm xe tăng, đại bác  các loại và cả máy bay chiến đấu  đã được Cộng quân  khai thác xử dụng

Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm 1975, 1976 để nuốt trọn miền Nam, như thế họ cũng đã đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của VNCH nhưng kế hoạch di tản  của TT Thiệu và những lệnh không dứt khoát của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho BV

(“Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.)

Trong phimViệt Nam Thiên Sử Truyền Hình,  khi trả lời phỏng vấn,  Văn Tiến Dũng cũng nói  Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm của tái phối trí  đã dọn cỗ sẵn cho BV, tạo thời cơ cho họ rút ngắn thời hạn tổng công kích.

CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, lần này họ xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 – 1975, Bắc Việt  đưa vào hai Quân khu 1 và 2 tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc ( thuộc Quân đoàn 1) vào cộng với hơn một chục Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ  hùng hậu của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh , phòng không, công binh…  Tài liệu CS cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến, Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Chưa bao giờ họ gặp cơ hội tốt như thế, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho đối phương

Trong khi BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh xả láng một ván bài chót thì miền Nam hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ  ngăn chận bước tiến của đối phương.

Tài liệu CS cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam Bộ tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu 5 chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn.. và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.

Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu … ồ ạt vào miền Nam của BV, người ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập để ngăn chận bước tiến quân của họ như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường … Thượng cấp quan tâm tới cuộc phòng thủ phần đất còn lại thì ít mà lo cho kế hoạch  “Tẩu vi thượng sách” của mình thì nhiều.

Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của BV phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của miền nam tại đây coi như tan rã, BV chiếm được  40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18-4  Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc  căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy độïng  Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.

BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

- Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn  để vào Sài Gòn.

-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.

Sư đoàn 18 và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng,

Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệïnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệïnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.

Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.

Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn  có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên  đoàn 6 BĐQ.

Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp)  gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi)ø gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 , (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. ( dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương)

Kế hoạch BV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươcù Trong, Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. .. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.

Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 hoặc 6 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn BV. Về lực lượng hai bên, tác giả  Nguyễn Đức Phương trong  Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập đã nói và trích tài liệu CS như sau:

“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

Địch: 5 sư đoàn  bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”

Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế. … nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu 1 và 2 của VNCH, CSBV chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. BV dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn.

Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã gần hết đạn, sau khi các đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Theo cựu Đại Tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ . Lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía Cộng quân.

Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi Đại tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống như thế chứng tỏ họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.

Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ , Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm, BV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232  CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộï 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.

Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển  trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã tẩu gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

Pages: 1 2

30 Phản hồi cho “Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ”

  1. Philong51 says:

    Thưa ông Trọng Đạt,
    SĐ III KQ di tản về Tân Sơn Nhứt từ ngày 21/4/1975 và Cần Thơ (1 số trực thăng) ngày 28/4/1975.
    Chiều ngày 28/4/1975 trong phi vụ hộ tống đoàn Vũ Khí & Đạn Dược do Tr/Tá Phan Văn Mạnh trưởng phòng Hành Quân Chiến Cuộc SĐ III KQ Biên Hoà, Th/Tá Được của BCH KT&TVKQ cùng 10 chuyên viên VK&ĐD di tản về TSN sau khi họ phá huỷ Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận KQ- Biên Hoà. Trong khi chờ đợi, vào khoảng 5 giờ 45 phút chúng tôi (T/U Nguyễn Thành Bá bay chiếc số 2, hiện ở Dayton – OH) suýt 1 chút nữa đã đụng phải 1 phi tuần BỐN (4) chiếc A-37 trên sông Đồng Nai gần Cầu Mới Biên Hoà ở cao độ thấp trên ngọn cây (vì bọn chúng sợ Radar phát giác) . Mươi phút sau Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, SĐT SĐ III KQ báo cho tôi biết BA (3) chiếc A-37 vừa thả bom TSN. Tôi xin ông xác nhận 3 hay 4 chiếc A-37 vì tôi vừa thoát chết suýt đụng phi tuần 4 chiếc A-37. Ông trả lời tôi : “Khi chúng tôi sắp sửa đáp TSN thì bị dội bom. Chúng tôi phải bay dội trở ra. Chúng tôi thấy chỉ có 3 chiếc mà thôi. Bây giờ tình trạng ở TSN đang lộn xộn chúng tôi sẻ bay đi Vũng Tàu” (cùng đi trên chiếc trực thăng nầy có Chuẩn Tướng Từ Văn Bê, CHT BCHKT&TVKQ-BH)
    Theo chổ tôi được biết phi tuần 4 chiếc A-37 nầy gồm tên Nguyễn Thành Trung và 3 phi công của KQVNCH bị kẹt lại ở Đà Nẵng, các Th/uý Trần Văn On (đang nuôi heo ở Gò Công) Th/uý Sanh và Th/uý Ái nhưng bọn Vẹm lếu láo ra vẻ mình là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
    Xin trả lại sự thật cho LỊCH SỬ và đừng nói với chúng tôi hai phi đạo của TSN bị phá huỷ hay hư hại.(tài liệu của Vẹm cũng như lời vung vít của tên Trung)

  2. andinh says:

    LAMSON PHAN TICH CHINH XAC

  3. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi ngưỡng mộ anh Trung Kiên có tấm lòng ngay thẳng, có tư tưởng thông khoáng tất cả những đóng góp của anh đều hay đều đúng và rất thuyết phục. Chúng ta chống cộng là chống cái sai trái, Chúng ta mưu tìm tự do dân chủ là mưu tìm lê phải, công lý, hướng tới tương lai tốt đẹp chứ đâu phải cứ vạch lá tìm sâu cứ lay hoai với chuyện vớ vẫn, Nếu ông Hồ sống lại mà thật lòng từ bỏ CS sống ngay chính và góp phần xây đựng tự do dân chủ cho đất nước thì chúng ta cũng hoan nghênh và kính trọng,

  4. May Vu says:

    Đọc lại lịch sử QLVNCH mà phát TỨC ngó thì phát NGỨA. .Quân đội lúc đó đứng hàng thứ 4 hay thứ 5 quân số và vủ khí tan hàng , nhanh như hồ gặp phải nước.
    BIẾT ĐỊCH ,BIẾT TA trăm trận..
    KHÔNG BIẾT ĐICH,KHÔNG BIẾT TA trăm trận..
    Thật không biết TA ,Hoa kỳ lả nước chuyên làm nhà TIỀN CHẾ,TRAILER hay trại DÃ CHIẾN ho cho chúng ta TIỀN ,VỦ KHÍ ,DÂN CHỦ ,và sống trên bải CÁT sống tam để có cơ hội làm TỐT để chiến tranh tâm lý với miền BẮC ,nhưng chúng ta quên thân phận con nhà nghèo (lính ma,lính kiểng ,bán chức ,bán tước ,TK quân đội,ngân hàng ,bệnh viên ,thuốc tây,trôm chỉa gở tôn ,gở ván doanh trại,xăng dầu ,,tới đạn bắn chim ,lựu đạn liệng cá ,c4 nấu cafe’ v.v ) mạnh lớn lấy nhiều ,nhỏ lấy ít ,chắc USOM không thấy ?
    Và phe THIỆU ,phe KỲ,tranh giành ,thanh toán , tổ chức độc cử làm bộ măt dân chủ giả tạo,thiếu công bằng ,xả hôi phân ly làm mất đoàn kết quân ,dân đáu tranh với CS
    Không biết ĐỊCH ,đa số dưa vào không ảnh địch kéo súng trên xe BÒ mà cứ tưởng xe TĂNG ,quân số tiền phương thiếu hụt ,căn cứ thì rộng lớn ,thiếu trinh sát ,thám báo bung xa,bời vậy địch vào Lộc ninh SĐ 5 và LĐ BĐQ và quân trú phòng khoảng 5 ngàn người ,rồi BAN MÊ THUỘC,PHAN RANG chỉ vài chống cự lẹ tẻ ,tới Saigon như vài phong pháo
    Ở đời tháy tham thành THÂM ,thà mất ít hơn mất HẾT ,,
    Hội đàm Paris là tiếng chuông báo thức số phận chúng ta treo trên cành ,tiền bạc VIỆN TRỢ nó cạn và tiếp tục can thêm ,nhưng lãnh đạo ta ,và quân sư quạt mo cứ tưởng như con nhà giàu ỷ lại ,và TIN rằng B52 giài quyết em dép RÂU như ăn bắp nhưng THÚY đã đi rồi và mất tích luôn hu hu
    Bải học VN lesson chúng ta hoc được gì ..? đi hát KA RA OK cho đỡ hơn,,

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm quân viện cho miền Nam tài khoá 1975 chỉ còn 700 triệu khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược, hoả lực giảm hơn 70%”

    Quyết định của người lãnh đạo VNCH lúc đó là phải lựa chọn:

    Với 30% số đạn dược, tiếp liệu thì tiếp tục giữ 100% lãnh thổ như trước hay là giữ một khu vực nhỏ hơn. Nếu tiếp tục giữ 100% lãnh thổ với 30% đạn dược, vũ khí thì sẽ có những vùng đánh nhau hết đạn bị thua và bị chiếm. Cố giữ toàn thể lãnh thổ với 30% đạn dược thì rồi cũng sẽ mất hết. Còn thu hẹp vùng bảo vệ lại để dùng 30% đạn dược, tiếp liệu thì sẽ bảo vệ được vùng này còn hơn là cố giữ hết rồi thua ở tất cả mọi nơi. Nhiều sĩ quan không ở trên cao nên họ nghĩ rằng đơn vị của họ vẫn tiếp tục chiến đấu được mà không biết sẽ đến lúc đạn dược bị cắt, sẽ không biết đánh nhau bằng gì, vì chuyện đó chưa xảy đến cho họ. Vì thế họ chỉ trích quyết định của ông Thiệu. Nhưng cuối cùng số đạn dược, tiếp liệu cho miền Nam không phải là 30% mà là 0%, khi Mỹ cắt toàn bộ quân viện. Trong khi đó quân đội miền Bắc lại được Liên Xô gia tăng viện trợ.

    Chế độ miền Nam mất vì bị một “nước” khác đem quân đội đánh chiếm trong khi quân đội miền Nam không còn đạn dược, vũ khí để chống lại. Đó là lý do chế độ miền Nam bị sụp đổ chứ không phải là vì xã hội miền Nam dân chủ quá, hay vì chính trị yếu kém hay tham nhũng nên bị sụp đổ như một số nhà trí thức nghĩ.

    • MINH ĐỨC SYDNEY says:

      Sau khi NIT-XONG làm 1 bửa “tiệc tiết canh _bằng máu người Việt do MAO thiết đải, cả hai bên chủ/khách bèn kéo nhau chơi trò bóng bàn quýnh qua quýnh lại để chọn killing fields (1972) ! ! Từ đó 2 bên VN : 1 anh vẫn cầm dao găm; 1 anh còn cái cùi bắp đánh lại thế Đ nào được !
      Hảy nhìn lại trận chiến An Lộc kiêu hùng và công bằng đánh giá . .để viết lại trang quân-sử đi bác Giáp./.

  6. DâM Tiên says:

    Này ông Trọng Đạt, đừng nghe Chuẩn tướng Khôi nói,
    nên nghe Dâm tiên thưa:

    Cái ông Khôi , coi cái Lữ đoàn 3 xung kích… nghe oai
    vệ chừng nào ! có nhiệm vụ đến bắt tay – link up—với
    Chiến đoàn 52 trên phía bắc Dầu Giây, trong trận chiến
    Xuân Lộc,

    mà Trần quang Khôi biến thành …Khói, ôm bình ga lặn
    đâu mất qua suốt trận chiến,, gọi không thưa, bảo không
    nghe,
    không biết Khói dấu cái…Lữ xung kích kia nơi mô hè ?
    DâM kêu máy, chỉ nghe Khói ậm ừ nơi xa vắng cõi nào…

    Nay sang Mỹ, ông Tướng Khói lại phét lác rằng…mềnh
    ném hai trái Daisy Cutter giúp Trung đoàn 52… Bà nó,
    ở cái cấp Lữ đoàn, thì ai cho ông Khói ném CBU?

    Trọng Đạt hãy nghe Dâm Tiên, đừng nghe Tướng Khói!

  7. Lưu Vong says:

    Rắn đã mất đầu , ngay khi TT Thiệu gào thét tử thủ mà lại trốn chạy mất tăm . Những hình ảnh tháo chạy thảm bại của đội quân ” … là những lính đánh thuê …” ( như phó TT Kỳ nói ), tất cả đã đi vào lịch sử , mà ai cũng thấy rõ.

    Nhắc lại và khui ra làm chi ?- cho thêm nhục , thêm buồn !

    • Lamson72 says:

      Xưng tên là luuvong tức là người tỵ nạn tức là người vì một lý do nào đó không còn được ở trong nước. Vậy thì đây là công dân của nước VNCH. Dzậy tại sao bỉ thử QLVNCH là lính đánh thuê còn chua là phó tông tông Cao Cầu nói. Khi đã đưa ra câu nói của Cao Cầu tức là đã đồng ý cách gọi đó.

      Lính đánh thuê là loại lính gì? Tức là loại lính được ai đó thuê có trả lương để làm việc cho người thuê. QLVNCH là lính đánh thuê? Trật lất.Ai thuê đâu mà đánh thuê. Bởi vì những người lính QLVNCH đánh bọn VC là đánh cho đồng bào của họ. Đánh VC để bảo vệ quê hương của họ đang bị bọn VC xâm lược. Họ chiến đấu ngay trên quê hương của họ. Họ bảo vệ đồng bào của họ thì sao gọi là lính đánh thuê.Lính Đại Hàn , Lính Úc , Lính ThaiLan… có thể gọi là lính đánh thuê dù không được đúng lắm. Nếu họ tình nguyện giúp VNCH thì không thể gọi họ là lính đánh thuê được.

      Hồ chí minh đã từng làm việc cho phản gián của Liên Xô và có lảnh lương đàng hoàng. Lê duẩn, hồ chí minh đã từng tuyên bố là đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Cộng. Nhận vũ khí tài lực để đánh Mỹ dùm cho LX và TC thì đích thị đây mới chính là lính đánh thuê cho Liên Xô và Trung Cộng.

      Cứ nghe tuyên truyền và chụp mũ từ bọn VC mà không sử dụng trí óc để nhận định để phán đoán vấn đề cứ nhỏng đít hả họng la lối rằng thì là mà lính VNCH là lính đánh thuê. Chán thật.

      Đề nghị lấy tên khác như CAM hay VC… chứ lấy tên Luuvong nghe chói cái lổ tai lắm. Ai cũng biết “chàng là ai” dù có xưng là luuvong, NguoiViet Hải Ngoại , ngươi tỵ nạn…Khi đã không dám đưa cái mặt thật của mình ra thì… đáng khinh lắm. Nói năng gì nữa

      • Hai Ngươn - Phế binh VNCH says:

        Tiền – súng -đạn – bom …và Chất độc hóa học của chủ Mỹ , phải nghe theo ý đồ chiến lược toàn cầu của chú SAM . Muốn trái ý ông chủ ư ? Hãy nhòm cái chết của Diệm Nhu đấy , thì biết . Muốn chế độ sống thoi thóp dài lâu ư ? Hãy nhớ mãi ngàn đời : VNCH chết vì bị cắt tiền viện trợ .

        Đó không là “… Lính đánh thuê …” như Tư Lệnh Cao Kỳ nói , thì là lính gì …để phải chạy re theo chủ mà xin sống bằng trợ cấp .?

        Lamsơn72 có thấy nhục không , khi nghe Kennedy chửi Diệm Nhu và VNCH :
        “… SON OF A BITCH ….”
        Còn Cố vấn Henry Kissinger thì nguyền rủa : ” … Sao chúng nó không chết quách đi cho rồi….”

        Nhục lắm ! Chỉ kẻ vô liêm sỉ , thì vẫn nhởn nhơ …oai hùng …rởm !!!

      • Austin Pham says:

        Hai Ngươn,
        Thói đời làm sao biết trước, chỉ có điều ngày nào có cơm có gạo, có tự do..TV, tủ lạnh xài thì cứ…theo Mỹ. Nhật, Đài Hàn còn theo Mỹ mà. Nhờ vậy mà chị em gái của Hai Ngươn mới có cơ hội xếp hàng…khoe vòng ngực chứ. Chỉ tội cho bà con của Bác luôn mắc cở với danh tánh của mình, xuất thân của mình nên hằng mơ ước chỉ làm…thương binh của VNCH là vui..dồi! Chúc Hai Ngươn mạnh khoẻ lãnh lương bốn triệu đồng cụ Hồ mỗi tháng tới tàn đời mà chưa chắc có vé để làm Sun of A Beach như ai. Đừng lo đám Kissenger, thằng Kennedy của Mỹ, dân đen của VNCH chửi cha tụi nó công khai mỗi ngày ở ngoài đường từ Washinton, Newyork, Ottawa, Toronto….Tụi này ngang hàng với mọi người khác mà, nó chửi mình thì mình chửi nó…rất tự do xả láng. Khác hẳn với thầy Hồ của Hai Ngươn, má ơi! Tên này giết dân của nó, chơi hộ lý rồi giết luôn, mượn danh mượn tánh thiên hạ, tự bơm tự nổ mà cả “làng” của Hai Ngươn hưởi rắm khen thơm, cái thơm của “rắm thiên thần”. Ôi chao, 21 năm làm dân cộng hòa và tiếp tục làm dân Mỹ sao mà đã quá!!!!

      • Tien Ngu says:

        Anh cò à,

        Vừa phải thôi, chừa chổ cho Ngu này…ngu với…

        Việt Cộng không tấn công VNCH thì làm gì có bom đạn Mỹ nhào vô?

        Việt Cộng lấy…củ cải, rau muống làm vũ khí tấn công miền Nam à? Nga Tàu Cộng tình nguyện cho không vủ khí, tình nguyện tiếp tế thực phẫm cho VC, tình cho không biiếu không? Hay cũng phải lạy lục òn ỉ, khối Cộng mới tiếp viện bom đạn cho VC?

        Nói theo kiểu anh cò thì Hàn quốc nó cũng đánh thuê cho Mỹ mới dành được Nam Hàn?
        Mỹ đóng quân ở Tây Đức, Nhật Bản, Nam Hàn là nó cũng xâm lược các xứ này à?
        Tây Đức, Nam Hàn, Nhật bị Mỹ xâm lược sao bây giờ chúng nó bảnh vậy? VC phải qua xứ chúng nó lạy lục xin xỏ, chưa biết mắc cở, còn dở giọng Mỹ xâm lược, lính VNCH đánh thuê…

        Mắc cười quá. Bể cái mánh Cộng láo,lừa người, mà cũng chưa bỏ tật. Cò mồi thì xưng cò mồi, bày đặt thương phế binh, cộng đồng hải ngoại, sinh viên…

        Bịnh quá anh cò?

      • Lamson72 says:

        Trời đất , mới lưu vong bèn nhảy qua làm phế binh VNCH. Người dân, người lính VNCH không bao giờ dùng chữ phế binh mà thường dùng chữ thương binh hay thương phế binh. Người dân VNCH cũng không gọi Mỹ là chủ Mỹ mà gọi là Mẽo hay gọi cách lịch sự là Mỹ hay Hoa Kỳ. Buồn buồn chửi Mỹ búa sua. Cũng như không bao giờ gọi là Quân Mỹ mà thường gọi là Quân Đội Hoa Kỳ. Nếu muốn chửi thì gọi là bọn Mẽo. Không có chủ tớ gì sất cả.

        Để bàn chút chơi : Không phải TT Kennedy chửi “Diệm Nhu và VNCH” là dồ chó đẻ (son of bitch) mà là TT Nixon đã chửi TT Thiệu như thế. Tại sao TT Nixon chửi TT Thiệu? Tại vì TT Nixon yêu cầu, thuyết phục TT Thiệu ký Hiệp định Paris mà TT Thiệu không chịu ký vì bản văn HD Paris thất lợi cho VNCH. Lính đánh thuê gì mà bảnh quá dzậy ta . Không thèm nghe lời chủ Mỹ.TT Nixon không làm gì được bèn chửi đổng. Tiếng chửi của TT Nixon chứng tỏ là VNCH rất là độc lập không làm thuê làm mướn gì cho ai cả

        Còn Kissinger muốn VNCH chết ngay lập tức mà chúng nó chả thèm nghe lời chủ Mỹ đánh đến viên đạn cuối cùng.Đánh bọn VC xất bất xang bang từ năm 1973 đến đầu năm 1975 bọn VC phải chui rút trong rừng già trốn bên Miên bên Lào. Tháng Tư 1975 bị oanh tơi bời tại Long Khánh, tại Biên Hòa, không dám mò vào Saigon phải chờ TT DV Minh lên đầu hàng mới dám rụt rè đặt dép râu vào Saigon. Dzậy là nhục hả. Dzậy là vô liêm sĩ hả. Oai hùng rỏm hả , lính đánh thuê dzậy mà đảng ta nhốt tù mấy chục năm không dám thả về .VNCH thua là thua cả khối cộng sản, thua quan thầy của VC thì có gì mà nhục. Mười thằng đánh một không chột cũng què. Khà khà khà. Muốn giả danh là người lưu vong hay phế binh VNCH thì phải tập ăn nói kiểu VNCH chứ mở mồm ra sặc mùi khủng bố sặc mùi VC thì chỉ làm trò cười thôi cưng.

      • Ông Nội - San Jose says:

        Lỗ Tấn cũng phải phì cười , vì cái thằng AQ chính chuyện kia – thế mà cũng có đám hậu sinh khả ố đang theo đòi làm đệ tử nơi đây .

  8. Trong Dat says:

    Thưa ông Dâm Tiên
    Bài này là một bài cũ rich đăng từ năm sáu năm rồi, ông Dâm Tiên moi móc ra để chửi bới vu vơ , hồ đồ bôi nhọ người viết không đưa ra một dẫn chứng nào, trước hết tôi xin trả lời ngay vào đề.
    -Việc ném hai quả bom tại Long Khánh các nhân chứng nói không giống nhau, Tướng Toàn (Trả lời phỏng vân của Phạm Huấn trong Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước trang 164.) nói là ông đã ra lệnh ném hai quả Daisy Cutter ngày 15/4/75. Tướng Trần Quang Khôi , Tư lệnh Lực lượng xung kích QD 3(Trong bài Chiến đâu tới cùng… ) nói chính ông ra lệnh ném hai quả mà ông gọi là CBU tại Long Khánh.
    -Người làm công việc nghiên cứu dù là người Mỹ, người Việt đều phải căn cứ tài liệu của các nhân chứng, căn cứ các sử liệu mà ông gọi một cách xấp mé láo xược là nghe hơi nồi chõ, thế thì ông chỉ cho tôi cách nào để viết sử?
    Ông làm ơn chỉ cho tôi ai ra lệnh ném hai quả bom Long Khánh? Ông làm ơn chỉ cho tôi tài liệu nào đúng để tôi sửa bài của tôi, ông làm ơn viết dùm một bài khác hay hơn, đúng lịch sử hơn để tôi bỏ bài này mà không cần tranh luận mất thời giờ.
    Phản hồi của Dâm tiên chỉ có tính phá hoại bằng những lời lẽ hỗn xược hoàn toàn không có tính xây dựng. kiến thức của ông về sử hoàn toàn không có.
    Tôi nhắc cho ông biết nếu ông có mục đích xây dựng, sửa những điểm sai của bài viết thì tôi rất hân hoan đón nhận, còn nếu ông tiếp tục phá hoại bằng luận điệu hàng tôm hàng cá thì những phản hồi của ông sẽ bị người ta loại bỏ, đây là diễn đàn thông tin không phải chợ Cầu Ông Lãnh
    Cám ơn
    TD

    • Bảo Định says:

      Ông Trọng Đạt và ông Dâm Tiên,
      Theo tôi được biết, hai trái bom thả xuống một vùng gần ngã ba Dầu Giây khuya ngày 15 rạng ngày 16.4.1975, sau khi phòng tuyến của CĐ52 do Đại tá Dũng chỉ huy bị vỡ, là loại bom BLU-82. Muốn đánh loại bom này, TL mặt trận (Tướng Đảo) đề nghị, TL/QĐ (Tướng Toàn) chuyển tiếp, Tướng TTMT (Tướng Viên) quyết định, rồi chuyển qua cho TL/KQ (Tướng Minh) thi hành.
      Khi CĐ52 bị quân CSBV tấn công, Tướng Khôi được lệnh Tướng Toàn đem quân cứu viện. Nhưng quân của Tướng Khôi không thể vượt qua các chốt chặn của quân CSBV tại Hưng Nghĩa (cách ngã ba Dầu Giây lối 3 cây số ở hướng Tây), do đó không thể bắt tay được với Đtá Dũng, và do đó không hề có chuyện Tướng Không đánh nhau với VC ở ngã ba Dầu Giây. Tướng Khôi có gọi nói chuyện với Tướng Đảo qua trung gian của tôi (Bảo Định-tại Núi Thị). Vùng ngã ba Dầu Giây là trách nhiệm của Tướng Đảo, Tướng Khôi không thể đánh bom trong vùng trách nhiệm của người khác. Phòng tuyến CĐ52 vỡ từ lúc chiều tối, hai trái bom đánh lúc nửa đêm, nên không thể như Tướng Khôi nói cho đánh hai trái bom CBU-55 để cứu CĐ52 của Đai tá Dũng khỏi bị tiêu diệt.

  9. DâM Tiên says:

    DâM Tiên không có thành kiến gì với Trọng Đạt;
    nhưng mỗi lần đọc ông viết về…quân sử, chợt
    thấy e ngại thế nào.
    Xin thưa, ngay cả các phóng viên cấp cao thuộc
    ngành CTTT cũng chỉ là những ai bên lề ký cóp
    theo những bản thuyết trình ” chủ quan” tại mặt
    trận; hoặc Trọng Đạt cứ ” nương” theo bài vở của
    mấy anh cu phóng viên nước ngải phang ra…
    thùìđi xa quân sử thực tế.
    Một ví dụ nhỏ: Trọng Đạt căn cứ vô đâu mà dám
    nói Tướng Toàn ( Quân đoàn III) ra lệnh ném hai
    trái daisy cutter xuống bắc Dầu Giây ? Việc này
    vượt khỏi quyền hành của một tướng tướng tư
    lệnh vùng. ( mấy ông đào ngũ nước ngoài, ăn
    nói vung vít, mà ông Trọng đạt vin vô như khuôn
    vàng thước ngọc. Ông TĐ muốn cái gì ?
    Ông Trọng Đạt cứ lan man con cà con kê, lần
    theo những tầm nhìn thấp kém của ông… mà tầm
    phào , là có ý gì? Nghe hơi nồi chõ, mà dám
    viết sử liệu, ông Trọng Đạt nên xem lại mình,coi.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Mỹ..cắt cái cụp, rua Trung Cộng, cái thế cân bằng trở nên…chổng gọng. Súng không đạn bắn, trở thành…khúc củi. Lấy củi mà chống AK, bảnh và hà tiện, cũng chỉ giõi lắm là…3 ngày. Binh bại kể như cầm chắc!
      Anh hùng khi gắp cũng khoanh tay…

      Những ai đổ thừa Thiệu…bất tài, Thiệu chết nhát, Thiệu…ngu, dẫn đến cái tan hàng của một quân đội, mất nước về tay cs,
      Nhũng người đó chính là…nạn nhân của u minh, trèm trẹm…

      Xưa nay, binh bại như núi đổ. Hên thì…thân vong, còn xui thì…lây lất,
      Giặc Cộng thì đương nhiên chúng có dịp hát om sòm, khoe láo…õm củ tỏi…

      Chuyện cũng như….đời.

      Có cái là hình như ông Trọng Đạt không thuộc loại…nịnh, cũng an ủi được người đọc chút chút.

      Lịch sử, quân sử ngàn người viết, đương nhiên có cái thật, cái giả, cái…tự bơm. Nhưng người đọc, không phải ai cũng là…em bé cả…

      • M 79 - says:

        T. Ngu bợ đ… Dâm T. – cả hai ăn nói quàng xiên . Dù sao ông Tr. Đạt đã dám nói ra những sự thật , dù là nó quá cay đắng và phũ phàng , như đã vỗ vào mặt những kẻ nào kia còn đang ngông cuồng gào thét bên bờ ảo vọng .

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Thầy ba phán…chí phải…

        Nhưng mà nghe nói cái thời…bao cấp, không có những đứa…đứng bên kia bờ ảo vọng nuôi dân dùm Việt Cộng, thì dân VN đã biến thành…ma đói hết rồi.

        Lúc ấy coi mấy video phóng sự của PPS về xã hội VC, thấy dân VN ai đường gặp gió, đều muốn…bay theo gió cả.

        Vái trời ảo vọng thành…sự thật, cho dân mình bớt bị nhà nước VC nó tha hồ…láo.

        Mô Phật.

Leave a Reply to Bảo Định