WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lịch sử có thể biên tập, cắt xén nhưng không thể phủ nhận

Ảnh: flickr.com

Phản hồi bài viết Một cách nhìn khác về chủ nghĩa dân tộc của TS Đỗ Ngọc Bích

Cùng một hiện tượng, sự kiện nhưng dưới góc nhìn của các lăng kính xã hội, văn hóa hay lịch sử… thì sẽ có thể sẽ kết quả khác nhau. Có đôi khi, kết quả khác nhau lại do cách nhìn phiến diện của một số cá nhân nào đó có tư tưởng lệch lạc. Và một cách nhìn khác của bà TS Đỗ Ngọc Bích đã phủ nhận lịch sử cả ngàn năm dựng nước và giữ nước của cả một dân tộc.

Mọi sự so sánh đều khập khiểng

Trung Quốc (Quốc gia trung tâm vũ trụ)  hay Trung Hoa (trung tâm tinh hoa của nhân loại) đã thể hiện ngay ý  chí “siêu cường quốc”  của dân tộc Đại Hán. Vua các triều đại phong kiến Trung Quốc không phải là “người phàm, xác thịt” mà là Thiên tử (con trời) được “Ngọc hoàng đại đế” cử xuống cai quản cả dương gian. Các quốc gia nhỏ xung quanh chỉ được phép xưng Thần (cấp dưới), phải thần phục “thiên triều” và có nghĩa vụ cống nạp lễ, vật hàng năm. Đó là một “án luật” bất thành văn được lưu truyền từ triều đại này sang triều đại khác, nếu quốc gia nào không tuân thủ, nảy sinh ý thức  phản kháng thì không được công nhận “trên bản đồ thiên triều”, và chắc chắn sẽ bị dân tộc “đại hán” cử đại quân đi chinh phạt.

Năm 626, Sau khi giết chết người anh trai là Thái tử Lý Kiến Thành cùng tam đệ Lý Nguyên Các, Tần vương Lý Thế Dân lên ngôi mở ra triều đại nhà Đường là vua Đường Thái Tông. Lúc này, một quốc gia phía đông Trung Quốc là Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay) có một tướng tài là Cáp Tô Văn phản kháng việc cống nộp lễ vật hàng năm. Ngay lập tức, Đường Thái Tông “ngự giá thân chinh” xuất đại binh chinh phạt; và phải mất 12 năm, Đường Thái Tông mới đánh bại được triều định Cao Ly dưới sự chỉ huy của nguyên soái Cáp Tô Văn.

Lịch sử hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh, chinh phạt các quốc gia nhỏ bé, nhưng cứng đầu không chịu thần phục, cống nạp lễ vật hàng năm: La Thông Tảo Bắc, Tiết Nhơn Quý chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Ngũ Hỗ Bình Nam, Ngũ hỗ bình Tây… Tư tưởng “Thiên triều” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc “Đại hán”.

Bị Phát xít nhật xâm lược trong thế chiến thứ 2 tạo nên một vết cắt sâu, làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự ái của  những con người  mang trong mình tư tưởng “đại Hán” (Lúc này, người Nhật gọi người Trung Quốc là Đông á mệnh phu).  Với lại, sau thế chiến thứ 2, Nhật bản dù là quốc gia thua trận, chịu tổn thất nặng nề nhưng vẫn vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Cái gọi là “state-controlled nationalism” (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) của những người thanh niên “đại Hán” với Nhật Bản  xuất phát từ tự ái dân tộc và sự đố kỵ.

Chứ không phải là theo lý giải của bà TS Đỗ Ngọc Bích: “Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao. Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp.”

Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.

Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.

Thần phục không có nghĩa là một phần của lãnh thổ!

Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?

Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố “Sông núi nước Nam, Vua Nam ở,” thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn…

Lịch sử chưa bao giờ thừa nhận Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam luôn đấu tranh đ giành lấy chủ quyền lãnh thổ của mình.

Năm 179 trước CN, nước Âu Lạc bị nước Nam Việt của Triệu Đà xâm lược. (Triệu Đà là tướng quân của nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, ông ta nhân cơ hội chiếm phần đất do mình được giao cai quản ở phía nam nước Tần lập nên nước Nam Việt. Còn nhà Tần thì bị nhà Hán thay thế.) Nước Âu Lạc bị đô hộ mở đầu cho thời kỳ lịch sử đen tối, đau thương, đầy uất hận dài đằng đẵng hơn 1000 năm của dân tộc Việt. Nước Âu Lạc bị sáp nhập thành các quận, huyện của các nhà nước phong kiến phương Bắc (qua các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường của Trung Quốc). Trong thời gian này, tuy bị cai trị, bóc lột tàn nhẫn, hà khắc nhưng nhân dân ta vẫn không những chẳng khi nào chịu khuất phục mà còn liên tục vùng lên đấu tranh nhằm giành lại độc lập tự chủ, chống bị Hán hóa.

Sau CN, năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Nhưng chỉ 3 năm sau. Đất nước lại bị rơi vào tay nhà Hán.

Nhiều cuộc khởi nghĩa lại dậy lên sau đó.

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô thất bại.

Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa thành công, giành lại đuợc độc lập từ tay nhà Lương, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn.

Năm 545, nhà Lương đem quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế thua trận liên tục phải rút về động Khuất Lão. Tại đây ông bị bệnh chết. Triệu Quang Phục lên thay. Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch thực hiện chiến tranh du kích. Cuối cùng năm 550, Triệu Quang Phục mới giành được thắng lợi, khôi phục nước Vạn Xuân, tự xưng là Triệu Việt Vương. Đến năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử cướp ngôi.

Năm 602-603, Lý Phật Tử không chống được cuộc xâm lược của giặc, nước ta lại rơi vào tay nhà Tùy, rồi nhà Đường.

Năm 722, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa. Thất bại.

Năm 905, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành được chính quyền. Nhà Đường công nhận chính quyền tự chủ của ông.

Năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Người đứng đầu nước ta lúc đó là Khúc Thừa Mỹ không chống lại được, bị bắt sang Nam Hán. Các tướng lĩnh của họ Khúc tổ chức nhiều cuộc kháng chiến.

Năm 931, cuộc kháng chiến do Dương Đình Nghệ lãnh đạo thành công. Ông được tôn làm Tiết Độ Sứ.

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cướp quyền lãnh đạo. Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ khởi binh trừng phạt. Kiều Công Tiễn cầu cứu nước Nam Hán. Năm 938, quân Nam Hán do thái tử Hoằng Tháo kéo sang nước ta theo đường thủy. Trước khi quân Nam Hán kéo đến thì Ngô Quyền đã diệt Kiều Công Tiễn và bố trí trận địa chờ sẵn tại cửa sông Bạch Đằng. Quân quân Nam Hán thảm bại, Hoằng Tháo chết trận. Vua Nam Hán bỏ mộng xâm lược.

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, dựng kinh đô tại Cổ Loa. Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ hòan toàn cho nước ta sau hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc

Độc lập chủ quyền dân tộc ở đây, chúng ta phải hiểu về mặt lãnh thổ địa lý. Trên thực tế, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng phải tuân theo “án luật” bất thành văn là phải thần phục và cống nạp lễ vật cho “thiên triều” hàng năm.

Triều Trần, sau 3 lần đánh bại quân Nguyên thì các triều đại của vua Trần cũng phải sang Trung Quốc xưng thần, cống nạp hàng năm. Khi bị Hồ Quý Lý đảo chính, con cháu nhà Trần mới chạy sang Trung Quốc cầu cứu. Nhà Minh lúc này mới cử Trương Phụ đem 10 vạn đại binh giương cao khẩu hiệu “phù Trần diệt Hồ”, sang xâm lược nước ta.

Năm 1789, vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh trong vòng vỏn vẹn có 05 ngày, khiến cho Tỗng đốc lưỡng Quãng Tôn Sĩ Nghị tháo chạy bỏ cả ấn tín, chặt cầu phao để thoát thân, nhưng sau đó cũng phải sang “Thiên triều” để vua Càn Long phong cho tước hiệu “An Nam Quốc vương”.

Như vậy, thần phục “thiên triều” không là một phần của lãnh thổ Trung Quốc!

Tiếng nói chung của cả dân tộc!

Phải chăng, Những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa – Trường Sa, hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc ‘hơi nhiều.?

Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”

Cuộc đấu tranh, lên tiếng giành chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là tiếng nói chung của của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hàng trăm cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam hang ngày vẫn đăng tin người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam luôn luôn khẳng định: Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam!

Chúng ta không cần phải tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những người đã và đang đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ có thể chưa bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén!

Nhưng chúng ta phải hiểu một điều được gọi là chân lý: Lịch sử có thể biện tập, cắt xén, nhưng không thể phủ nhận!

© Thanh Thanh
© Đàn Chim Việt Online

Bài liên quan:

Đỗ Ngọc Bích: Con ngựa thành Tơroa???

Tản mạn 4: BBC tiếng Việt đang làm gì?

Tôi thất vọng với BBC!

Đỗ Ngọc Bích – chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng

Nhân sự kiện Nguyễn Giang- ĐNBích, nghĩ về lương tâm trách nhiệm làm báo

Tinh thần Dân Tộc – Chỉ có một và chỉ một cách nhìn

4 Phản hồi cho “Lịch sử có thể biên tập, cắt xén nhưng không thể phủ nhận”

  1. kinh kỳ says:

    Cũng đúng lắm.cám ơn tác giã Thanh Thanh đã có bài viết phãn hồi,” lịch sữ có thễ biên tập,cắt xén nhưng không thễ phũ nhận” và tôi nghĩ cũng không thễ xuyên tạc,bóp méo.Đứng về mặt CHŨ ĐẠO,tỗ tiên ta đã chọn Tiên Rồng đễ biễu tượng cho tinh thần dân tộc Việt.Tiên tượng trưng cho tài trí thanh cao,Rồng tượng trưng cho sức mạnh.Nhờ tư tưỡng đó,dân tộc ta đã luôn luôn cố gắng trau dồi hiễu biết đễ phát huy khã năng trí tuệ từ đời nầy qua đời khác…Thế giới hiện có nhiều thay đỗi từ gốc rễ.Xong xong với điều kiện nầy. Muốn tiên liệu tốt,phãi biết phân tích những dự kiện đa diện,sâu và rộng,dưới ánh sáng cũa khoa học và siêu khoa học…Chính nhờ những tác dụng nầy cũa lịch sữ,cho phép chúng ta tin tưỡng Việt nam nếu khéo vận dụng sẽ có cơ hội sánh vai,đóng gốp với nền văn minh mới cho con người trong tương lai,cũa tiến trình khám phá vũ trụ LIÊN HÀNH TINH…Trỡ lại vấn đề lịch sữ Viêt Nam.Riêng tôi và hầu hết nhiều người VN từ thuỡ bé đã từng được lắng nghe những câu hát hò rất là gần gũi thấm thiết như sau :
    TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI TỪ KHI MỚI RA ĐỜI,NGƯỜI ƠI.MẸ HIỀN RU NHỮNG CÂU XA VỜI. À À ƠI ! TIẾNG RU MUÔN ĐỜI.TIẾNG NƯỚC TÔI ! BỐN NGÀN NĂM RỒNG RÃ BUỒN VUI,KHÓC CƯỜI THEO VẬN NƯỚC NỖI TRÔI,NƯỚC ƠI…
    Thế nên,dựa vào những sự kiện cũa lịch sữ DÂN TỘC BÁCH VIỆT.Những ai bóp méo,xuyên tạc lịch sữ,đáng được coi như những tội đồ cũa cộng đồng dân Việt và phãi bị trừng phạt đích đáng./.
    Trân trọng
    kinh Kỳ

  2. kinh kỳ says:

    Cũng đúng lắm.cám ơn tác giã Thanh Thanh đã có bài viết phãn hồi,” lịch sữ có thễ biên tập,cắt xén nhưng không thễ phũ nhận” và cũng không tễ bóp méo.Đứng về mặt CHŨ ĐẠO,tỗ tiên ta đã chọn Tiên Rồng đễ biễu tượng cho tinh thần dân tộc Việt.Tiên tượng trưng cho tài trí thanh cao,Rồng tượng trưng cho sức mạnh.Nhờ tư tưỡng đó, dân tộc ta đã luôn luôn cố gắng trau dồi hiễu biết đễ phát huy khã năng trí tuệ từ đời nầy qua đời khác…Thế giới hiện có nhiều thay đỗi từ gốc rễ.Muốn tiên liệu tốt phãi biết phân tích những dự kiện đa diện,sâu và rộng,dưới ánh sáng cũa khoa học và siêu khoa học…Chính nhờ những tác dụng nầy cũa lịch sữ,cho phép chúng ta tin tưỡng Việt nam sẽ có cơ hội sánh vai,đóng gốp với nền văn minh mới cho con người trong tương lai,cũa tiến trình khám phá vũ trụ LIÊN HÀNH TINH…Trỡ lại vấn đề lịch sữ Viêt Nam,riêng tôi và hầu hết nhiều người VN từ thuỡ bé đã từng được lắng nghe những câu hát hò rất là gần gũi thấm thiết như sau :
    TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI TỪ KHI MỚI RA ĐỜI,NGƯỜI ƠI.MẸ HIỀN RU NHỮNG CÂU XA VỜI. À À ƠI ! TIẾNG RU MUÔN ĐỜI.TIẾNG NƯỚC TÔI ! BỐN NGÀN NĂM RỒNG RÃ BUỒN VUI,KHÓC CƯỜI THEO VẬN NƯỚC NỖI TRÔI,NƯỚC ƠI…
    Thế nên,dựa vào những sự kiên cũa lịch sữ DÂN TỘC BÁCH VIỆT.Những ai bóp méo lịch sữ,đáng được coi như những tội đồ cũa cộng đồng dân Việt và phãi bị trừng phạt đích đáng./.
    Trân trọng
    kinh Kỳ

  3. Ngày xưa đánh Mỹ đánh Tây
    Ngày nay đổi mới đánh giày Bắc Kinh
    “Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam luôn luôn khẳng định: Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam!” Thường những người thương nước thương nòi hay nhắm mắt không muốn biết sự thật. Yêu nước yêu đảo, trước tiên phải yêu con người, đó là con người VN. Đem những sự kiện lịch sử tâng bốc VC và thóa mạ cô Bích không khác gì bênh tên trộm này mà chửi tên trộm khác. Hai tên đều là kẻ trộm cướp, tên nào cũng có tật ăn cắp.

    Cô Bích là đàn hậu thế, chỉ bước theo đám VC để viết sử, tại sao VC cứ dí cô Bích mà tên vong nô Tố Hữu lại không được nhắc tới. Khi cô Bích viết bài báo chỉ có mục đích thăm dò tình yêu nước của bọn chóp bu Hà Nội. Nhưng không thấy bọn chóp bu HN phản ứng gì, tuy nhiên những người viết báo cho VC lại tự nguyện nhảy vào đánh một cô gái đáng thương, không đáng trách. Cô chỉ viết quan điểm sử học của nhóm người cầm quyền hiện tại.

    VC là Tàu, điều đó không chối cải, nhưng loại Tàu phản. Tàu nuôi chúng no nê trong hai cuộc kháng chiến, bổng dưng vì một cơn điên vô lý đem giòng họ ông Tàu ra mà chửi, kẻ ấy đâu đáng sống và danh dự chúng còn thua thùng rác.

    Nhưng vẫn còn những con người thiếu lý tưởng sống, vẫn nhảy vào trận chiến binh vưc cho VC, làm không công cho chúng để kiếm chút cháo,nhắm mắt không thấy VC chuyển tiền sang ngoại quốc để khi có biến sẽ sống đời vinh thân phì da trên xứ người.

    VC là người không biết nhân nghĩa lúc choàng vai xưng em lúc thì phản bội trắng trợn. Sử của VC là thứ sử nô lệ chỉ biết làm bồi bút, văn chương triết học VC là thứ tay sai chuyên ca tụng những nước đàn anh nhưng khi thấy đàn anh hết thời là tung mọi đòn hiểm để thóa mạ.

    Cho nên cô Bích viết sử trong chiều hướng là để thức tỉnh con dân nước Việt, báo hiệu VN sắp mất và người làm mất VN chính là VC
    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy VC mà thương dân mình
    Nhớ hai câu thơ trên để thấy mình là người VN nhưng muốn làm người VN thì đừng bao giờ ca tụng VC.

  4. Phạm Bình says:

    Khốn nạn và trớ trêu một điều là chúng ta lên tiếng bảo vệ giang sơn, biển đảo, đất nước…cũng chẳng phải của chúng ta, lại càng chẳng phải của con cháu chúng ta. Đất đai, ruộng vườn, sông hồ, biển đảo thuộc hết vào 15 kẻ “cướp ngày” và đám tay chân du côn đang ngồi chồm hỗm ở Ba Đình kia kìa. Nhìn mà xem, dân nghèo đang bán nhà, bán đất hoặc không thì cũng cầm cố “sổ xanh, sổ đỏ” để mà vay mượn tiền Ngân hàng với một mức lãi suất “cắt cổ” chỉ mong sao trốn chạy thật nhanh khỏi cái “chùm khế ngọt”, để chấp nhận sang tận Nga Xô mà sống trui, làm lủi, để sang tận Ba Lan, Séc mà trồng cần-sa, buôn ma túy, để sang tận Anh, tận Pháp mà mắc võng, căng bạt ngủ trong rừng…Với những con người bần cùng hóa như vậy thì còn sức đâu mà yêu và giữ mấy cái đảo hoang, mấy tấc đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nữa.

Leave a Reply to kinh kỳ