WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu và Châu Á

Các nhà lãnh đạo Cộng sản lớn và có sức lôi cuốn ở Đông Âu – Tito tại Nam Tư, Ceauşescu ở Rumania và Enhver Hoxha ở Albania – là những lãnh tụ đã chống Xô viết và thường xuyên chỉ trích hiệp ước Warsaw. Tito đã chấp nhận một khu vực tư nhân lớn trong nền kinh tế Nam Tư, và ông đã từ chối tham gia hiệp ước Warsaw, thay vào đó, thích đi theo một chính sách trung lập. Ceauşescu thương lượng với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, thách thức lại Liên Xô, và quan trọng nhất, ông tiếp tục công nhận Do Thái sau cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 khi tất cả các nước Cộng sản Đông Âu khác đã chấm dứt quan hệ với Do Thái và kịch liệt thân khối Á Rập. Cuối cùng, Hoxha đã mạnh mẽ lên án cả Liên Xô và Trung Quốc. Albania rút ra khỏi hiệp ước Warsaw vào đầu thập niên 1960.

Cuối cùng, có thể cho rằng, với ngoại lệ của Lenin, lãnh đạo có uy tín và thực sự mạnh mẽ của Liên Xô là Joseph Stalin, ngẫu nhiên, không phải là người Âu. Stalin đến từ nước Cộng hoà Georgia thuộc Á Châu và vì thực tế này, ông đã cai trị nước Nga giống như một nhà lãnh đạo Cộng sản Á Châu hơn là một người Châu Âu. Chẳng có nhà lãnh đạo Liên Xô nào sau Stalin có có sức lôi cuốn gần như siêu nhiên của ông ta. Nikita Khrushchev, người kế tiếp Stalin, giống như là một chú hề, và các chính sách đối nội và đối ngoại của ông ta đã thất bại thảm thuơng. Leonid Brezhnev, người sau Khrushchev, là một hành chính viên không ai biết mặt, đã vụng về đưa Liên Xô vào một cuộc chiến tranh vô vọng ở Afghanistan . Những người kế vị Brezhnev thậm chí còn kém thành công hơn nữa, trong đó có Mikhail Gorbachev, người đã bất đắc dĩ phải chủ trì sự sụp đổ, “cái chết” của Liên Xô.

Cũng như Liên Xô bắt đầu tan rã, chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Nam Tư sau cái chết của Tito, ở Rumania sau khi hành quyết Ceauşescu, và tại Albania sau cái chết của Hoxha.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Cộng sản Âu Châu đã bị phỉ báng và bị khước từ sau cái chết của họ và ảnh hưởng của họ tan biến. Điều này đã đúng ngay cả cho Stalin.

Các nhà lãnh đạo Cộng sản Á Châu đã tạo ra một sự tương phản rò ràng so với các đối tác Âu Châu của họ. Điều này cũng áp dụng vào trường hợp Fidel Castro và Che Guevara. Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) đã được tôn thờ như Chúa hoặc Hoàng đế bởi những người theo Cộng sản của họ. Thậm chí ngày nay, ở Trung Quốc, mặc dù nhiều chính sách của Mao đã thay đổi, Mao đã không bị tấn công. Ở Trung Quốc đã tuyệt đối không có vần đề bài Mao như đã bài Stalin ở Liên Sô. Ngược lại Mao đã và đang là một hoàng đế đầy quyền lực chẳng khác gì Tần Thuỷ Hoàng hay vua Càn Long vậy. Ảnh hưởng của ông còn dài dài sau khi ông chết. Kim Nhật Thành là quốc trưởng chính thức của nhà nước Bắc Triều Tiên, dù ông ta đã chết hai thập kỷ trước đây. Đại sứ nước ngoài phải xuất trình Giấy chứng nhận của họ cho vị lãnh tụ vĩ đại này, không phải cho vị quốc trưởng đương nhiệm của nhà nước là Kim Chính Nhật, “Vị lãnh tụ kính yêu”.

Rồi sau đó có Hồ Chí Minh, một vị hoàng đế đỏ khác, người có quyền lực kéo dài từ cõi chết. Điều khác biệt giữa sự kính sợ và tôn trọng dành cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Á Châu trái ngược với  đối tác Âu Châu ít được thần phục hơn có thể giải thích tại sao Cộng sản không thành công ở Châu Âu, nhưng vẫn tiếp tục ở Á Châu.

Cũng cần thiết  phải nói về hai cường quốc Cộng sản Trung Quốc và Nga, và để thảo luận về tác động khác nhau của hai nước này đối các nước láng giềng Cộng sản của họ.

Vị trí của nước Nga nằm ở phía Đông của Châu Âu. Trong quá khứ, xét vể phương diện lịch sử, nước này đã từng bị các nước láng giềng tại Âu Châu xem thường và khinh miệt. Ba Lan xâm lấn Nga trong những năm 1600 và chiếm đóng Moscow. Quân đội đế quốc Pháp của Napoleon cũng đã xâm chiếm Nga trong thời gian đầu thế kỷ 18. Cuối cùng, Đức đã xâm chiếm và tàn phá nước Nga hai lần trong cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai.

Nga đã có một ảnh hưởng văn hóa rất hạn chế ở Châu Âu. Bảng chữ cái Cyrillic của Nga không được sử dụng bởi bất kỳ quốc gia Âu Châu nào trước đây là Cộng sản, ngoại trừ Serbia, Macedonia, Montenegro, Bosnia, Ukraine và Belarus. Ngoài ra còn có một khoảng cách tôn giáo lớn giữa Nga và các láng giềng Đông Âu. Các nước vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Croatia, Slovenia và Đông Đức hoặc theo Cơ Đốc Giáo hệ phái Luther hoặc theo đạo Công giáo La Mã, và họ sử dụng bảng chữ cái Latin. Người Nga theo Chính Thống Giáo Đông Phương, một hình thức của Kitô giáo. Các nước Cộng sản Đông Âu theo Chính Thống Giáo Đông Phương có những Giáo Hội Chính Thống quốc gia riêng, khác nhau về một số điểm với Giáo hội Chính thống Nga.

Ngôn ngữ tiếng Nga hoặc các biến thể của nó chỉ được nói ở Nga, Ukraine và Belarus. Tiếng Đức, Lithuania, Estonia, Latvia, Hung Gia Lợi, và Rumani hoàn toàn khác tiếng Nga, và thậm chí cả trong trường hợp của ngôn ngữ Slav khác như Ba Lan, tiếng Serbi-Croatia hoặc Czech, có sự khác biệt đáng kể giữa họ và Nga.

Ngày lễ của Nga, y phục, ẩm thực, thái độ đối với cuộc sống rất khác với các nước Cộng sản Đông Âu, ngoại trừ có thể có ngoại lệ là Ukraine và Belarus . Ngay cả huyền thoại người Nga và văn hóa dân gian cũng khác với các nước Đông Âu khác.

Cuối cùng, hơn một nửa đất đai của Nga thuộc Á Châu (Siberia). Nga đã trở nên Á và ít Âu hơn sau khi Ukraine và Belarus đã trở thành độc lập. Dân số của Nga cũng đang giảm. Chỉ có 140 triệu người sống trong những gì bây giờ là Nga. Âu Châu đã coi Nga là một lãnh thổ biên cương hoang dã, không văn minh, một nửa Á Châu, dã man. Tất cả các điều này có thể không đúng, nhưng người ta tin rằng nhiều người Châu Âu, đặc biệt là những người sống ở Đông Âu nghĩ như vậy (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Lithuania, v.v.)

Mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Cộng sản và không Cộng sản hoàn toàn khác với Nga. Các nước láng giềng có thể bực bội hoặc thậm chí ghét Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không bao giờ bị coi như là man rợ, thiếu văn minh hoặc kém văn hóa. Không giống như Nga, các nước lân cận vừa tôn trọng và cũng vừa sợ Trung Quốc.

Nền văn minh Nga hiện có khoảng 1.500 năm tuổi. Nền văn minh Trung Quốc (lâu đời nhất trên trái đất) thì ít nhất đã 5.000 năm tuổi. Trung Quốc là nước lớn thứ ba trên thế giới, và dân số của nước này là một tỷ năm trăm triệu, lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác. Trung Quốc là một nước rất to lớn, hoàn toàn thống trị  bản đồ Đông Á. So với Trung Quốc về địa lý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Lào là những mãnh đất vụn nhỏ, so với anh khổng lồ Trung Quốc. Cuối cùng, người Hoa thiểu số ở Indonesia, Malaysia , Nepal , Ấn Độ và Á Châu khác thường là hang ổ của Chủ nghĩa Mao. Ngược lại, người Nga thiểu số sống ở các nước ngoài nước Nga, thường đa số chống Cộng. Rất khó lật đổ chế độ Cộng sản ở Lào, Việt Nam hoặc Bắc Triều Tiên khi Trung Quốc vẫn còn là Cộng sản.

Một yếu tố cuối cùng, phải được xem xét khi nói về các đường lối khác nhau đã được thực hiện bởi Cộng Sản Âu Châu so với Cộng sản Á Châu, đó là việc chống chủ nghĩa đế quốc. Tại Cuba, Trung Quốc, Lào, Cộng sản đã có thể lợi dụng sự phẫn uất tự nhiên với  đế quốc Pháp, Anh, Nhật hay Mỹ. Họ có thể đóng vai người yêu nước đấu tranh để đánh đuổi ra khỏi nước nhà cầm quyền nước ngoài đã bị dân chúng chán ghét. Tại Châu Âu, một lần nữa, sự thật là ngược lại. Cộng sản Âu Châu đã chống lại người quốc gia, và chống đế quốc. Nhưng Âu Châu là cái nôi của chủ nghĩa đế quốc. Chống lại chủ nghĩa đế quốc ở Anh, Pháp hoặc Hoà Lan bị coi là không yêu nước và phá hoại. Cộng sản ở Âu Châu hát bài “Quốc Tế Ca” và chủ trương đấu tranh giai cấp toàn bộ với chủ nghĩa tư bản và người Anh, Pháp, Hà Lan và các Đế quốc khác. Điều này đặt Cộng sản Âu Châu vào cuộc xung đột trực tiếp với các dân tộc Anh, Pháp hoặc Đức.

Để kết luận, có thể nói rằng mặc dù có thể mất một khoảng thời gian lâu hơn ở Á Châu hơn là ở Châu Âu, chủ nghĩa Cộng sản ở Á Châu vẫn có thể bị lật đổ hoặc thay thế. Ví dụ, các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa (Paracel islands) và Trường Sa (Spratly islands) đã đặt người Việt quốc gia và Cộng sản vào một cuộc xung đột trực tiếp với nhau.

Khi đô thị hóa phát triển tại Việt Nam và các nước Á Châu khác, và con số nông dân giảm đi, ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản ở Á Châu sẽ suy giảm. Ngoài ra, việc đô thị hóa sẽ làm cho người ta phụ thuộc lớn hơn vào công nghệ và kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ tăng cường thêm mối liên hệ với thế giới không Cộng sản và tiếp tục làm suy yếu chủ nghĩa Cộng sản. Với một mức độ giáo dục cao hơn, số lượng trí thức chống Cộng sẽ tăng lên.

Cuối cùng, sự bành trướng và mối quan tâm đến tôn giáo lên cao hơn ở khắp các nước Cộng sản Á Châu sẽ tiếp tục làm suy yếu quyền lực của chế độ Cộng sản. Tất cả những yếu tố này cộng với một khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế sẽ dần dần tạo ra một Á Châu dân chủ, không Cộng sản.

Cước chú của người dịch: Quý Ông Phạm Sứ Mạnh ở San Jose, CA, Ông Nguyễn Long Giáp ở Úc, và Ông Trần Ngọc Dụng ở Anaheim, CA, đã đóng góp rất nhiều vào việc sửa chữa bản dịch này. Tuy nhiên, những thiếu sót, hay sai lạc là trách nhiệm người của người dịch. Rất cám ơn.

© Tuấn Vũ
© Đàn Chim Việt

Pages: 1 2 3

4 Phản hồi cho “Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu và Châu Á”

  1. data says:

    chống cộng

  2. Võ Nam Quảng says:

    ÂU VÀ Á

    Âu hay Á cũng là cộng sản
    Cũng một thân ông Mác xẻ ra
    Cũng là cờ đỏ sao vàng
    Cũng liềm cũng búa, cũng toàn thế thôi !

    Đó là nói ngày xưa cơ giới
    Còn bây giờ, nguyên tử, hạt nhân
    Liềm nay tự động rần rần
    Búa thì búa máy, mười phân vẹn mười !

    Thế mới biết cuộc đời chuyển biến
    Ông Mác xưa tính chuyện trên trời
    Hay đâu sự thế đổi dời
    Chỉ toàn khoa học dễ thời đến ông !

    Chỉ đáng tiếc, đời không thấy hết
    Nên Á, Âu, cũng vậy mà thôi
    Một màu đỏ khắp năm châu
    Bây giờ đến lúc đổi màu thành xanh !

    Nói chơi vậy nhiều anh tức tối
    Chực la lên “phản động” đây rồi
    Nào hay chỉ một con người
    Con người nhân bản, con người tự do !

    Võ Hưng Thanh
    (21/8/11)

  3. Sigma says:

    “Chúng ta đã mắc lừa một bọn lưu manh”
    Hoàng Đế Bảo Đại
    Toan the dan toc VN da bi lua , cu xem lai nhan su cua dcsvn tu nhung ngay dau se thay rat nhieu tri thuc noi tieng cung voi biet bao tu san va dia chu hay con cai cua ho…bon lua dao nay sau khi nam duoc quyen luc la quay sang phan phuc ngay tuc thi , chung da thang tay tieu diet (tan sat va hanh ha rat tieu nhan ) nhung nguoi con uu tu cua dat nuoc tieu bieu 2 vu Cai cach ruong dat va Nhan van giai pham … va sau ngay 30.4.75 chung tieu diet ngay mat tran dan toc giai phong mien nam cung nhu chinh phu cong hoa mien nam viet nam.do la nhung nguoi da theo va giup chung ,con doi voi nhan dan VN thi oi thoi that la kinh khung ….Bon csvn chi la mot tap doan toi pham mot lu luu manh day muu meo tham doc. chung cu rap khuon quan thay cua chung (tau phu) de cai tri ,de de dau cuoi co nhan dan VN . chu chang co gi la sang tao nhu chung van lu loa hang ngay tren bao dai
    cu nhin bo quan ao sooc cua tu nhan va cai vanh mong ngua tai toa thi thay ngay thoi ky do ho cua thuc dan….

  4. Vì sao chúng ta chưa thể lật đổ VC để thành lập một nước cọng hòa VN. Nói đến Trung Hoa chúng tôi không bàn vì chưa sống với xã hội Trung hoa để biết tâm lý của người dân muốn gì, nhưng là một một người Việt hơn 35 mất nước tôi hiểu thế nào là tự do độc lập và hiện trang cũng như lối suy tư của về người VN bấy giờ.

    Tôi không phải là một quân nhân của chế độ củ, nhưng tôi may mắn làm người thích đọc sách nên do tôi hiểu khái niệm dân chủ và tự một phần nào và VC khó mà lừa tôi được, khi tôi thấy bộ mặt thật của chúng. Nhưng điều quý báu của tôi là kẹt lại sau 75, nhờ thế tôi chứng kiến cuộc đổi đời của dân tộc từ một thể chế tương đối tự do sang một thể chế độc tài toàn trị VC và thấy rõ ai là kẻ áp bức ai là kẻ bị trị.

    Tuy nhiên sau ngày mất nước, chúng ta mới thấy những bộ mặt trớ trêu của lịch sử như phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ hay nhạc sĩ Phạm Duy, những người đã ăn bám chế độ sài gòn, nhưng khi quốc gia hữu sự, thì quay về với giặc, chửi bới những giá trị xưa củ mà các ông một thời tôn thờ. Những con người cầm cán cân quyền lực mà làm như vậy, làm sao VC không tiếp tục tồn tại. Tôi là một sinh viên trẻ, không dính máu nhân dân chống VC nhưng rất kịch liệt chống VC không bao giờ đầu hàng, trái lại những con người tay dính máu nhân dân như ông Kỳ,làm những công việc hết sức bỉ ổi, đem danh từ hòa giải chế nhạo nhân dân, đây là yếu tố làm VC tiếp tục sống còn. Tự do hay là chết, không có tự do thì sống làm gì. Trong khi ông Kỳ về VN, VC đặc ân cho ông nhiều tự do nhưng ông vẫn làm ngơ trước sự mất mát tự do của hàng triệu dân VN đang đói khát tự do. Điều ông Kỳ phải làm đòi hỏi tự do cho dân ông không làm, ông đi làm những chuyện ruồi bu như hòa hợp hòa giải dân tộc.

    Người VC làm hòa giải sẽ bị phản ứng ngược lại, nhưng tôn giáo làm hỏa giải, hay tướng tá binh lính VNCH làm hòa giải thì sẽ thuận buồm xuôi gió cho VC và VC sẽ tiếp tục ngự trị để đè đầu cởi cổ dân việt. Thầy Nhất Hạnh Làm hòa giải là một mất mát đau thương kinh khủng cho lẽ phải công bằng của dân tộc. Nhưng biến cố Bát Nhã ở Lâm Đồng đã vớt vát rất to lớn cho uy tín thầy, chính Phật đã độ trì thầy để thầy thấy những nhận thức sai trái của cuộc đời về thực trạng VN và từ bỏ làm công cụ tay sai cho VC. Nhờ kinh nghiệm quý báu ấy, thầy đã nhận ngay chân tướng VC và từ bỏ con đường ác đạo VC trở về với chân lý chân như như hằng viễn mà đức phật đã dạy để chúng sanh bước qua những khổ hải lầm than của cuộc sống. VC còn dùng đức cha Phạm Minh Mẫn tuyên bố về cờ vàng cờ đỏ làm sửng sốt một cộng đồng công giáo đang chống VC rất có chính nghĩa, nhưng có nhiều người chống VC vẫn bênh ông làm cho cuộc chính nghĩa chống VC hiện nay bị lu dần. Trong quá khứ Công Giáo bị mang tiếng là thế lực ngoại quốc, VC dùng đòn này để đánh thiên chúa giáo. Nhưng hiện tại, công giáo có khả năng cầm ngọn cờ chính nghĩa dân tộc qua hai hình ảnh quá bất khuất là cha Lý và Lê Thị Công nhân, hai nhân vật này là biểu tượng của hồn thiêng sông núi Việt, nếu Thiên Chúa Giáo mền dẽo liên kết với phật giáo như qua vụ Bát Nhã thì tương lai tôn giáo sẽ lật đổ VC. Hiện nay sự kết hợp của người công giáo với những tôn giáo khác còn dè dặt, người công giáo chưa thương những người tín hữu khác như tín ngưỡng của mình nên sự kết hợp chưa sâu rộng, chưa có một sự đoàn kết sâu rộng nên VC vẫn sống còn

    Người VN bị VC đuổi ra biển nhưng nay cũng quay trở về với giặc, còn ca tụng VC là đã đổi mới, tuyên bố phải xóa bỏ quá khứ hướng tới tương lai. Nhưng tương lai đang ở đâu, con cái quý vị được VC trọng dụng không, nếu có tài. Xin thưa: con cái quý vị đối với VC là phần tử phản động cần tiêu diệt. Nhưng điều đó người tỵ nạn không dạy rõ cho con hiện tượng và bản chất VC như thế nào. Ham quyền ham lợi nhỏ đổi lấy danh dự của mình vì thế ngày tàn VC còn tiếp tục ngự trị trên đất nước thân yêu.

    Cuối cùng yếu tố Mỹ và yếu tố Tàu. Hai anh chàng này thật sự chưa mở mắt như những người tỵ nạn, vẫn còn thương cái gì nhỏ đáng âu yếm còn sót lại, là tin tưởng là VC thay đổi lối sống bớt thù thêm bạn và sẽ không chơi trò phản nữa. VC là tên phản, nhờ thái độ điểu giả mà chúng lừa Mỹ và Tàu. Tàu và Mỹ , tướng Kỳ, Thầy Nhất Hạnh chưa bao giờ sống với VC nên chưa hiểu lòng dạ của VC, thói đời thích nịnh hót mà VC rất có tài nịnh hót vì thế VC chơi trò điếm làm những chàng trai Tàu Mỹ ngẫn ngơ trước cô gái VC trét đầy phấn son để che đậy nét hằng năm tháng, nhưng khi khám phá ra bộ mặt thực của VC thì hoảng hốt là mình bị mắt lừa. Thế ngoại giao nịnh hót của VC rất khôn ngoan vì thế chế độ VC còn tồn tại đến ngày nay.

Phản hồi