WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến pháp & đồng hồ

Cứ mỗi lần sửa Hiến Pháp là người dân lại thêm một lần hi vọng.
Nguyễn Hà

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi bỗng trở thành một thằng vô cùng rảnh rỗi. Rảnh, tôi hay đi lang thang cho nó qua ngày. Có chiều, tôi thấy một anh bộ đội vội vã buớc vào một tiệm sửa đồng hồ, với vẻ khẩn trương:

- Cái này tôi vừa mua hôm qua, còn mới nguyên, vậy mà hôm nay đã… hỏng. Mà loại không nguời lái đấy nhá. Cứ phải lắc lắc, đến mỏi cả tay, cái kim giây cũng chỉ nhúc nhích vài nấc rồi đứng.

Ông thợ chỉ mới nghe chứ chưa nhìn, đa lắc lắc đầu quầy quậy:

- Chịu thôi!

- Cố giúp cho đi, bao nhiêu là năm lương của tôi đấy, không phải ít đâu. Đây là món quà mà bố tôi vẫn ao uớc mãi…

Sự chân thật và vẻ khẩn khoản của ông khách khiến người thợ mủi lòng:

- Anh mua nhằm đồ rởm rồi.

- Giả à?

- Tui ngó qua là biết liền đồng hồ giả mà.

- Thôi chết! Thế bây giờ phải làm sao?

- Dục bà nó đi chớ đồ giả mà làm sao sửa đuợc, cha nội?

Anh lính trẻ ngớ ra một chút, rồi thẫn thờ quay buớc, mặt buồn thiu. Nguời thợ sửa đồng hồ (ái ngại) nhìn theo, trông cũng buồn không kém. Còn tôi, tôi cũng… buồn luôn!

Rõ ràng, tôi thuộc diện… buồn theo. Không những chỉ buồn theo mà (không chừng) tôi dám còn là nguời buồn nhất – dù ngay lúc đó tôi chưa biết vì sao mà khi khổng khi không mình lại buồn quá mạng, và buồn thảm thiết!

Rất lâu sau, có hôm, tôi đuợc nghe ông Phùng Quán kể chuyện “Đầu Năm Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu.” Trong buổi tương phùng (muộn màng) này, Tố Hữu cao hứng đọc một bài thơ tứ tuyệt mới nhất của ông:

Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đanh hỏi cô nàng, cô tủm tỉm:
“Giả mà như thiệt khó chi mô!”

Theo nguyên văn lời của Phùng Quán: “Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cung đều cuời tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng.”

Tôi cũng bị “hẫng” luôn. Vẫn nói theo ngôn ngữ đương đại thì tôi thuộc diện… hẫng theo. Và nói tình ngay thì tôi hẫng lắm. Không chừng, tôi lại (dám) là nguời… hẫng nhất!

Tôi bỗng nhớ đến cái cảm giác hụt hẫng mà mình đa trải qua – khi nhìn nét mặt buồn ruời ruợi của anh lính trẻ, thất thểu buớc ra khỏi tiệm sửa đồng hồ – vào một buổi chiều buồn, hơn hai mươi năm truớc.

Lúc ấy, tôi mới chỉ mơ hồ cảm nhận đuợc là có cái gì không ổn trong cuộc chiến khốc liệt (vừa tàn) trên đất nuớc mình. Sao chung cuộc, kẻ chiến thắng (nếu còn sống sót) chỉ nhận đuợc những chiến lợi phẩm, nhỏ bé và thảm hại – chỉ là một cái đồng hồ – đến thế? Đã thế, dân chúng ở vùng địch tạm chiếm lại còn “trao tặng” cho những chiến sĩ giải phóng quân toàn là… của giả!

Sau khi nghe chuyện Tố Hữu đọc thơ, và hình dung ra nụ cuời “tủm tỉm” của cô hàng (cùng nét mặt láu cá của tác giả) tôi chợt nghĩ thêm rằng: chả riêng gì cuộc chiến “giải phóng” miền Nam, tất cả những gì thuộc về (cái được mệnh là) “cách mạng” ở Việt Nam –  vào thế kỷ qua – đều có cái gì đó rất là không ổn, hay nói chính xác hơn là… không thật!

Và sự thật (nghĩa là sự giả trá) đuợc phơi bầy rõ nhất qua Hiến Pháp của đất nước này. Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 – long trọng tuyên bố:

“Việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ; phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.”

Tôi đã có lần nghe ông Vi Đức Hồi buột miệng khen:”Đảng nói nghe cứ như hát vậy.” Ông Nguyễn Sinh Hùng quả đã không làm hổ danh của đảng (mình) trong chuyện hát ca. Năm trước, vào ngày 12 tháng 6, trong tuồng “Dự Án Đường Sắt Cao Tốc,” ông hát tỉnh queo:

“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm…”

Gần hai tháng sau, vào ngày 4 tháng 8, qua một vở tuồng khác (“Vinashin Vỡ Nợ”)  ông ca nghe cũng mùi không kém:

“Tình hình (của Tập đoàn Vinashin) hiện nay vẫn trong tầm giải quyết và năng lực của ta, chưa tuột khỏi tay ta, nên nếu để Vinashin phá sản thì ta lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thuỷ mới. Vì thế Chính phủ xác định rõ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại …năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”

Người Việt có câu “một tấc đến Giời.” Riêng với những người cộng sản, kiểu như ông Nguyễn Sinh Hùng, thì Giời chưs chắc đã cao đến … một tấc. Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp trên “trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”– do ông lãnh đạo – kể như chỉ là chuyện nhỏ!

Chỉ có điều đáng tiếc là cái mịêng leo lẻo (thiếu tâm và thiếu tầm)  của ông Hùng không thuyết phục được ai. Trước khi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 mở phiên họp đầu tiên, ông Huy Đức đã có lời dự báo không được lạc quan cho lắm:

“Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law).”

….

“Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu… Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.”

Và ngay sau phiên họp này, ông Nguyễn Hà đã đưa ra nhận xét rất bi quan:

“Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này…”

“Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…”

Từ thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bà Huỳnh Thục Vy cũng có “Vài Suy Nghĩ Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp” bi quan không kém:

“Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.”

“Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!”

Tui thì còn bi quan hơn nữa, và không chừng tui dám là người bi quan nhứt đám. Cứ mỗi lần nghe đến nhà đương cuộc Hà Nội rục rịch chuyện sửa đổi hiến pháp là tôi lại nhớ đến mẩu đối thoại mà mình nghe được ở tiệm sửa đồng hồ, vào ngày 30 tháng 4, hơn 30 năm trước:

- Dục bà nó đi chớ đồ giả mà làm sao sửa đuợc, mấy cha!

© Tưởng Năng Tiến – RFA’s blog

6 Phản hồi cho “Hiến pháp & đồng hồ”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ

    Hiến pháp VN năm 1959, ở điều 25 ghi rõ: “Công dân nước VN Dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình”. Hiến pháp 1980 cũng nói “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Hiến pháp 1992, điều 69, cũng quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Đến lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001 vẫn giữ nguyên quy định này.
    Tuy nhiên, từ năm 1959 đến nay, trong nước chỉ có báo chí nhà nước mà hoàn toàn không có báo chí tư nhân. Có nghĩa, dân muốn đưa ý kiến hay viết điều gì lên báo nhà nước, tất nhiên phải được kiểm soát và phải tuân theo các quy định và mục tiêu của báo chí nhà nước. Đó là quyền tự do ngôn luận trong thực tế. Đó cũng là quyền tự do báo chí như đã nói. Dĩ nhiên, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình trong thực tế, cũng hoàn toàn chỉ theo cách đó. Đây chỉ là nguyên tắc ngầm mà ai cũng hiểu. Thế nhưng, đó là nguyên tắc về lý thuyết của Hiến pháp năm 46. Còn đến Hiến pháp năm 80, rõ ràng là công khai siết chặt nhiều hơn. Bởi vì các quyền tự do đã nói phải bắt buộc nhất thiết “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản theo lý thuyết mác xít. Và nhân dân ở đây là nhân dân trong chủ nghĩa xã hội, mà không phải nhân dân ở ngoài CNXH. Đến Hiến pháp năm 92, cũng chỉ bổn cũ soạn lại như thế, nhưng thêm một cái mới là quyền được thông tin. Tất nhiên đây chỉ là những thông tin do nhà nước đưa ra hay có lợi cho nhà nước, không có hại cho nhà nước. Nhất là mọi quyền tự do đó đều phải đúng “theo quy định của pháp luật”. Tức là mọi quyền tự do được nêu ra, chỉ có thể ở trong khuôn khổ, trong quy định của pháp luật đã có sẵn. Cuối cùng, lần sửa đổi mới nhất 2001, chẳng có phát triển điều gì mới.
    Có nghĩa, HP của VN từ 1980 đến nay đã hoàn toàn là HP của một đất nước mác xít, tức một nước theo chủ nghĩa Mác, lấy đấu tranh giai cấp trong niềm tin của Mác, lấy chuyên chính vô sản mà Mác đã thiết kế, làm nền móng hay nền tảng của HP, giống như mọi nước CS trước đã có. Tất nhiên, một hiến pháp như vậy thực chất chỉ phục vụ cho chủ nghĩa Mác, hay nói chính xác hơn, phục vụ cho niềm tin đối với chủ nghĩa Mác.
    Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa đã ra đời cách đây đúng 150 năm, vào thời kỳ xã hội phương Tây mới chập chững bước vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tức là nền kinh tế thị trường của Trung Quốc và Việt Nam ngày nay. Mác đã căn cứ vào niềm tin của ông ta đối với lý thuyết biện chứng, được lấy tư Hegel, để ước đoán về một xã hội cộng sản trong tương lai mà ông tự gọi là xã hội CS khoa học. Thực chất đó chỉ là một sự ức đoán hoàn toàn thiếu cơ sở thực tế, không có tính chất khoa học, thậm chí phản khoa học, mà ngày nay nhiều người đã biết. Thế nhưng, trước đây non thế kỷ, nó đã làm cho nhiều người trên khắp thế giới say mê, vì nó vượt lên trên mọi tầm hiểu biết triết học và khoa học khách quan của họ, nó cũng chưa hề được thực tế xã hội thể nghiệm và chứng tỏ bao giờ. Ngày nay, lịch sử thế giới đã trưởng thành và từng trãi nhiều về mọi mặt, do đó học thuyết Mác trở thành nông cạn, yếu kém, phi lô-gích, và nhiều chỗ thật sự hết sức thô bạo, kệch cỡm và ngô nghê. Mọi người cứ đem truy vấn điều đó đối với bất cứ nhà khoa học xã hội, nhà triết học nào chân chính ngày nay đều được trả lời rất rõ.
    Vậy nên, vấn đề không phải ở nội dung của bản hiến pháp, ở ngôn ngữ của HP đó thể hiện điều gì, bởi tất cả đó chỉ là lý thuyết. Ý nghĩa chính của HP là mục đích và nền tảng khoa học khách quan cũng như tính nhân văn, thực tiển của nó. Mác là người chủ trương xã hội vô sản. Ông cho rằng tư sản là tội ác, nên ông dung chuyên chính để tiêu diệt tư sản. Đây là điều hoàn toàn phi tâm lý con người, nên có thể nói ý thức của Mác chỉ giống như ý thức của một người tâm thần phân liệt, của một kẻ điên loạn, của một người nông cạn hay bất chấp về các ý nghĩa và giá trị khoa học cụ thể cùng khách quan. Nhưng bởi vì cái vẻ hào nhoáng bên ngoài, sự hấp dẫn giả tạo, nguy hiểm của lý thuyết phi thực tế đó, mà nhiều nước đã cố gò bản Hiến pháp vào trong chính quan điểm và và lý luận sai lầm của Mác.
    Vậy nên, nói chốt lại, đối với những bản Hiến pháp như thế, lỗi không phải lỗi ở người soạn thảo. Bởi họ chỉ là công cụ vô tri, chẳng có gì đáng nói. Nhưng lỗi là lỗi của những người cầm quyền chính để bó buộc đội ngũ soạn thảo Hiến pháp phải làm ra những bản HP hoàn toàn đặc thù và phản tự do dân chủ thực chất như thế. Song người có lỗi cao nhất, có tội cao nhất với các dân tộc, đất nước liên quan, thậm chí với gần cả một nửa nhân loại trong thế kỷ trước, đó không ai khác hơn là chính bản thân Các Mác. Một kẻ vô tâm vô lý, thiếu trách nhiệm, đã đưa ra một lý thuyết phản thực tế, phản khoa học, gây đảo điên trên toàn thế giới, mà chỉ mãi đến gần đây chính Nghị Quyết của Nghị Viện Châu Âu mới có dịp nói lên ý nghĩa của sự phủ nhận và cả sự lên án về mọi hậu quả đã gây nên của nó.

    Võ Hưng Thanh
    (03/10/2011)

  2. NON NGÀN says:

    Xin được đính chính lại đoạn đã bị nhiễu chữ ở trên “Ở đây, chúng ta chỉ cần xem xét lời Marx đã viết ở Lời tựa sau (Nachwort / hậu tựa) cho lần xuất bản thứ hai của Tập I, bộ Tư bản luận như trên đã nói. Nguyên văn tiếng Đức do ông ta viết”.

  3. Lê Thiện Ý says:

    Nói để tuyên truyền, “nói lấy được” bất kể thực tế LÀ CĂN BỆNH MÃN TÍNH CUẢ CSVN ! Vưà thiếu tâm lại kém tầm, lời lẽ cuả chúng rồi cũng …”bay theo lá vàng rơi”; không có chút ảnh hưởng, tác dụng gì đáng kể. Ví như việc cải tổ hệ thống y-tế, cải cách giáo dục v.v., hô hào bao nhiêu năm vẫn nằm ì ra đấy; nói chi chuyện lớn lao như “sưã đổi hiến pháp” ?
    Nguyễn Sinh Hùng chức vụ, đảng tịch cao hơn Ông tiến-sỹ-rởm” đại-biểu-QH Saigon Đỗ Văn Đương
    nên phát biểu ở tầm “vĩ mô” hơn; tựu trung là họ THÍCH NỔ, KHOÁI CHỨNG TỎ : mình là AI ? !
    Rõ khổ !

  4. ĐẠI NGÀN says:

    CÁI CỐT LÕI CỦA CÁI CỐT LÕI

    Hiến pháp là cái cốt lõi, hay luật cốt lõi của luật. Trong cái cốt lõi này có cái cốt lõi của nó là tinh thần và nguyên lý của hiến pháp. Tinh thần và nguyên lý này của mọi hiến pháp tiến bộ ngày nay là hiến pháp tự do dân chủ thật sự mà không thể là hiến pháp độc tài. Mọi cái sửa đổi mà không chỉnh sửa cái hư cốt lõi nhất, cũng không bao giờ sửa đổi được gì hay cũng coi như không sửa đổi gì về căn bản. Xây một nhà trệt thường tình thành một tầng nhà lầu hay một ngôi biệt thự, mà chỉ lo sửa chữa lặt vặt trong nhà trệt, cũng bằng như chỉ chấp nhận ở luôn trong nhà trệt. Cứ hỏi mọi người thợ xây dựng, mọi kỹ sư xây dựng, hay mọi kiến trúc sư, thì sẽ đều tất biết.

    Võ Hưng Thanh
    (23/9/11)

  5. Dân nghèo Đà nẵng says:

    Vài ba năm đem sửa một lần cho dân hy vọng !
    Một chiêu lừa dân và đám đảng viên lót đường rất quen thuộc của 14 tay lừa và chiêu này đã từng rất thành công . Sinh Hùng là bậc cao thủ lừa đó .

  6. Truong sa says:

    Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng như ông ĐBQH khóa 12 Trần Tiến Cảnh ( Hà Nam ) …đã phát ngôn trước nghị trường QH VN năm 2010 …Dân tộc QG nào có chỉ số IQ cao thì có quyền làm dự án đường sắt cao tốc và ông Cảnh nói là ra nước ngoài tôi cũng được đi trên tàu cao tốc đó sướng lắm !? và có cả HSSV và những người đàn bà nội trợ cùng đi …Cũng giống như ông Nguyễn sinh Hùng đăng đàn trước QH trong thời gian đó PN là chủ trương làm đường sắt cao tốc là chủ trương chung được sự thống nhất của BCT đảng cs VN …Trong lúc dự án nầy chưa được đem ra thảo luận trước QH …Cũng giống như ông ĐBQH K13 Đổ văn Đương PN …là tôi đi các nước thấy giá cả đắt đỏ hơn nhiều tại VN, như đĩa rau muống xào ở Thượng Hải TQ thấy giá tới 200.000 đồng / 1 đĩa ,nhưng ở VN chỉ có mấy chục …Trong nước tôi đi chợ ở đô thị giá 5.000 đồng / mớ rau muống ,xuống nông thôn thì giá chỉ có 2.000 đồng / mớ …Thì CP xem xét lại chứ làm gì mà VN ta bị đánh giá là lạm phát nhất châu Á …và lạm phát thuộc loại nhì thế giới …Đề nghị QH – CP xem lại …!? .Những quan chức cs VN hiện nay cái tầm trí tệ đến như vậy mà làm gì lãnh đạo được ai ! như vậy là bé cái lầm ,đảng tự trao quyền cho những con người có đủ ý chí và kiên định lập trường của đảng csVN nhằm lãnh đạo VN đưa nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến nhanh ,tiến mạnh trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn đang mờ mịt xa vời ảo tưởng . ..* .có người phát biểu là QH rau muống !

Leave a Reply to Dân nghèo Đà nẵng