WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [3]

8. VĂN CẦM HẢI

Thơ Văn Cầm Hải không dễ đọc. Cũng như các nhà thơ trẻ khác, VCH sử dụng ẩn dụ. Có những ẩn dụ được liên tưởng quá xa khiến người đọc khó lần ra manh mối điều anh muốn nói.Thơ VCH khó đọc bởi  một kiểu thi pháp có những đặc điểm Hậu Hiện đại. Phá  vỡ cấu trúc, phá vỡ không gian thời gian, các yếu tố hoang tưởng, ngẫu nhiên đan xen với những ý tưởng chủ đạo. Hiện thực phân mảnh, vung vãi trên mặt giấy. Các câu thơ kết hợp lỏng lẻo, có thể thay đổi vị trí mà không tạo ra sự khác biệt nào. Bài thơ không đóng khung trong một nghiã cụ thể mà người đọc tự tìm lấy nghiã cho mình. Đó là một hệ thống cấu trúc mở. Những bài như Hoe Chân Lời, Sinh Tồn, Vĩnh Biệt Mặt Trời..được viết như vậy

“Thuở nào xanh xao
mặt trăng má hồng hiện qua sông mây
cơn đẻ đã đến
kim loại nhành hoa
ngôn ngữ thơm máu thịt
rung rinh lưỡi chàng cuội
rì rào thắp sáng dương gian
trầm tư sinh khí
sữa trắng làm chiếc nôi cho tiếng khóc
bơi chập chững
nhiệm màu
thánh thót
tiếng khóc vạn kỷ
đêm rụng cánh đơm hoa
cho tay người xin thêm
mồi lửa.”

( Sinh Tồn )

Mỗi dòng thơ là những mảnh vỡ,  trải ra không theo một cấu trúc logic. Người đọc cố lắp ghép lại tìm một cấu trúc tư tưởng nào đó, laị bị những yếu tố ngẫn nhiên làm vỡ nát thêm cái cấu trúc mới định hình. Cái tư tưởng mới hoài thai, vỡ nát thành trứng nuớc. Cứ như vậy, người đọc đuổi theo chính mình qua những câu thơ như có ma lực cuốn hút mạnh mẽ, bởi đó là những hình ảnh chưá đựng tư tưởng và nhiều sức gợi.

Ngay câu đầu tiên đã có sứ ngân vang mạnh mẽThuở nào xanh xao/ mặt trăng má hồng hiện qua sông mây. Nhưng câu thơ cơn đẻ đã đến / kim loại nhành hoa ném người đọc vào một thế giới khác. Từ kim loại là một yếu tố ngẫu nhiên, ghép bên từ nhành hoa, phá vỡ cái cấu trúc vưà thấp thoáng mơ hồ. Một loạt những từ mang yếu tố ngẫu nhiên như kim loại, ngôn ngữ, bơi chập chững, mồi lưả.. liên tục công phá vào nỗ lực cấu trúc bài thơ để định hình một nội dung, một chủ đề và để lần ra tư tưởng  mà VCH muồn nói. Ý nghiã bài thơ vì thế cứ mơ hồ , ngoài tầm nắm bắt cuả người đọc.

Có lẽ không nên phí sức để đuổi theo những ảo tưởng như thế, người đọc phải trở về lòng mình ,nhận lấy những gì bài thơ gợi ra cho chính mình. Có thể  đọc nội dung bài thơ như thế này: từ thuở xanh xao, mặt trăng hiện qua sông mây, rung rinh lưỡi chàng cuội, (nói dối như cuội, chưa điều gì là thật) tức là thời mà lịch sử, ý thức cuả con người  còn mơ hồ, thì sự sinh tồn đã xuất hiện, cơn đau đẻ đã đến, như một màu nhiệm . Đêm lịch sử, đêm cuả u minh rụng cánh, cuộc sống đơm hoa. Nhành hoa trong câu Kim loại nhành hoa như một chứng ngộ cuả Cadiep, cất thành lời , ngôn ngữ thơm máu thịt . Lời là  sự sống thơm tho. Sự sống tràn khắp nhân gian,rì rào thắp sáng dương gian/ trầm tư sinh khí. Thế nhưng sự sinh tồn khởi đầu là tiếng khóc, dù là tiếng khóc thánh thót , sữa trắng làm chiếc nôi cho tiếng khóc/ tiếng khóc vạn kỷ. Trong sự sinh tồn vạn kỷ, con người mới chỉ bơi chập chững chưa vượt qua đuợc con sông mâythuở nào xanh xao , cần mồi lưả ( ngọn lưả cuả Prométhée – bi kich cuả Eschyle . 525-456 tr. CN ) sưởi ấm đêm mới vưà rụng cánh. Bài thơ hiện ra sự trầm tư cuả VCH về sinh tồn qua cái nhìn Phật Giáo

Đó chỉ là một cách đọc, một cách hiểu, không chắc gì như nội dung tác giả định nói. Dù vậy cấu trúc mở cuả bài thơ cho phép người đọc tham gia vào tác phẩm và tự tìm lấy ý nghiã cho mình.

Vâng, nếu VCH nói cái ý như tôi đã hiểu ở trên thì thơ anh đã đạt tới  tư tưởng  đi tìm tới cái tận cùng khởi nguyên ý thức về sinh tồn. Bài Giếng Đôi tiếp tục hành trình tư tưởng ấy.Anh suy tư về Phật, về Chuá : “Vận trời vô thường nên có gì đâu thấy được cõi vĩnh hằng nhưng không vì vậy mà không gắng sức hóa giải cho đời sống những sản vật của ý thức đã làm nên muôn màu thế giới”..” văn minh tự do đi trên những đường biên sinh tử khóc cười ma quỷ hồn nhiên tiên giới nạ dòng hợp hôn một cõi ta bà không màng thanh trì tâm giới không cỏ êm gió lặng bói trời qua mây ngắm người qua mắt chỉ mong chân bùn thơm rơm trâu cày phúc âm vỡ nát chiêu thức thần tượng nhận cát là cha nhận hồ là mạ hoài mong hoá thân vào chốn không lời chộn rộn màu sắc soi sáng chủng tử cùng nhau bước qua những hạn độ miên man”..” giọt nước miền samarie / long lanh quẻ tỉnh / xanh nguồn Ô châu / rực rỡ u sầu/ trong chiều sâu của hạn hữu đời người một mênh mông thế giới biến dịch trong hai mà một trong một mà hai / trình diễn / âm dương “.

Câu thơ không chấm phẩy, người đọc phải tự ngắt ý để tìm nội dung. VCH luận về tư tưởng Phật , về lẽ vô thường cuả vạn pháp.., luận về tư tưởng Chuá, trong tường thuật việc Đức Giêsu xin nuớc giếng cuả người phụ nữ xứ Samarie, để mặc khải cho chị về nước sự sống ( Phúc Âm Gioan, 4,7- 27 ). VHC cho rằng “ Thánh thần ba hoa “. Nhân gian quê muà nguyên thuỷ tự tình mới là nỗi hoài mong chân bùn thơm rơm, hoá thân vào chốn không lời,..bước qua những hạn độ mien man’ . Quả là đầu óc VCH còn rối rắm lắm khi anh tiếp cận với tư  tưởng tôn giáo, bởi vì tôn giáo cần đức tin, không cần lý trí. Chân lý chỉ được mặc khải cho những  người đơn sơ . Những người trí tuệ  bi mắc bẫy trong chính cái trí tuệ mạng nhện cuả mình

Rất may là VCH không viết nhiều về những suy tư như vậy. Thơ anh là tiếng bi thương sâu thẳm cuả một cuộc tình trắng tay khi người yêu qua sông , cuộc tình không thể  quên lãng, để lại những vết thương sỏi đá khô đặc nghìn thu. Anh như “ con Sphanh buồn bã /khi bọn cướp đục thủng lấy mất quả tim “ (Quên Lãng), như người đã chết từ lúc nào không biết(Ảnh Tượn), trái tim bị đâm nát ( Vô Tư)chỉ còn lại cô đơn, tuyệt vọng (Tình Yêu Cuả Đất)  như Trương Chi (Tình yêu). Kỷ niệm dày vò ( Nhà Năm Tháng). Nhiều đêm hút thuốc, tàn lưả soi đời mình ( Cô Đơn), “Với trái tim trần trụi / hát bình minh “ (Em) . Anh kêu thương vô vọng  khi hình dung ra người yêu “trong buồng tim cọp dữ(Muà Chết). Anh lo lắng cho người yêu: “tôi lo ngay ngáy/ bên ấy /có kẻ nào cầm cung tên hạ trăng. Anh lâm vào bi kịch và những mặc cảm như ÊĐíp, Prômêtê , Hăm lét (mặc cảm ÊĐip)Trong tận cùng nỗi bi thương, anh chỉ còn là cái bóng cuả chính mình “tôi trở thành cái bóng của bóng tôi / đêm mơ không uống lành cốc rượu / bởi cốt cách nghìn năm vốn đã chia ly“ (Sinh Ngày 20.1).

Xin đọc một bài

Chột dạ nhìn máu thấm qua nhiều trang giấy
thời đại
và tiếng đàn níu kéo
những quả táo rơi vào vực tối
Trương Chi
cũng áo quần đủ loại
mặc trên thân thể thôi
tôi mùa đau cởi áo mắc lên cầu hoang
nhưng mốt đời lận đận
áo rách khâu một ngọn đèn trong mơ.
(TÌNH YÊU)

Trương chi như một ẩn dụ để VCH diễn tả lòng mình: Tôi như Trương Chi, áo rách , đời lận đận, mắc lên cầu hoang thời đại. Muà nào cũng đau, máu thấm qua nhiều trang giấy (thơ). Tôi như quả táo rơi vào vực tối, trong mơ, dưới ngọn đèn, khâu  áo rách đời mình.

Có lẽ chưa nhà thơ nào diễn tả được nỗi sâu thẳm bi thương và tuyệt vọng trong tình yêu như VCH. Anh dấu rất sâu nỗi đau cuả mình trong ngôn ngữ ẩn dụ, anh vùi nó duới mớ ngôn ngữ hỗn độn ngẫu nhiên, để người đọc khó nhận ra nó. Anh thổ lộ chuyện tình bằng trí tuệ, để nỗi đau không chỉ đâm nát trái tim, mà còn đày đoạ anh trong suy tư bi kịch, như tình trạng nung nấu dữ dội khốc liệt cuả Prômêtê,  ÊĐip, Hamlet.

ngồi bên bờ biển cả
gọi đò
nghìn trùng muôn đôi mắt màu mỡ
như bài thơ khó thuộc lòng
cánh vạc đời em mải miết
ước ao ăn những mảnh gan lửa
của chàng Prômêthê
( Tình yêu Cuả Đất )

Văn Cầm Hải cũng có những suy tư thế sự về chiến tranh (Chiến Tranh), về thơ (Apollinair), anh thương kiếp nghèo (Thời gian), anh thương gia đình ông bà , cha mẹ, chị “ trĩu nặng tiếng khóc “ ( Ngôi Nhà xưa Khôn Cũ), đặc biệt là người chị ( Người Đi Chăn Sóng Biển, Đời Chị). Anh  đau đáu nỗi đau miền Trung bão lũ “xoáy vào long tổ quốc“ (Đỉnh em), suy tư về “đất nước tô “ (Kinh Nghiệm xanh), về thời đại đồ họa “vỗ mặt lương tâm “ (Gánh Luá )… Ở những bài thơ này, âm điệu thơ là âm điệu tâm hồn, tự nó chưá đựng nội dung, vượt qua câu chữ. Nếu chỉ sa đà vào câu chữ thì người đọc sẽ bế tắc, như mắc vào lưới không gỡ ra được. Anh có những tứ thơ khá hay, những suy tư sâu sắc, mạch cảm xúc dào dạt, mãnh liệt, nhưng thâm trầm.

Tình ca cắt cổ
dông bão nôn nao tìm anh đòi hoá thơ
lão Ngư ngồi câu trăng trên ngọn thuỷ triều
rong rêu nụ cười xanh biếc
rồi một ngày lũ lừa bỗng đọc sách
kẻ ly dị cầu hôn với thơ anh
dù thời đại lưỡng tính
anh không ăn bóng một thời thơ đã qua.
(APOLLINAIRE)

Tôi tin rằng Văn Cầm Hải còn có thể đi rất xa trên con đường thơ cuả anh, vì tôi hé thấy anh có khả năng  đi rất sâu vào tâm thức, trái tim anh tuôn chảy nguồn mạch cảm xúc mãnh liệt, tư duy ngôn ngữ khá độc đáo, và buớc đầu tiếp cận được với kỹ thuật thơ hậu Hiện Đại về cấu trúc tác phẩm, nó cho phép anh thể hiện được cả những mơ hồ trong sáng tạo, cho người  tham gia vào quá trình sáng tạo cuả anh. Với riêng tôi, những bài thơ tình cuả anh là một đóng góp đặc sắc vào thơ tình Việt Nam đương đại, VCH như một chân dung rất lạ.

Pages: 1 2 3

5 Phản hồi cho “Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [3]”

  1. NON NGÀN says:

    ÔI NHẢM NHÍ

    Những bài thơ hoàn toàn nhảm nhí, vô nghĩa từ hình thức đến nội dung, thế mà cũng xưng là 10 khôn mặt thơ đương đại. Quả thi ca VN ngày nay đã hết đường rồi.

    VHT
    (22/9/11)

  2. rebecca nguyen says:

    Tôi không phải là thi sĩ , tôi không biết làm thơ và tôi cũng chưa bao giờ làm thơ nhưng tôi rất thưởng thức và rất thích đọc những bài thơ như thế nầy của Hàn Mặc Tử , đọc lên là biết ngay đây là một bài thơ hay , còn đọc những bài ” thơ ” của những ” nhà thơ ” trẻ đương đại làm cho tôi phân vân , không biết đó là thơ hay là văn ?

    Gió theo lối gió, mây đường mây
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
    Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay ? ( Đây thôn Vỹ Dạ – Hàn Mặc Tử )

    • NN says:

      KHÔNG CẦN

      Ông Rebecca Nguyễn không cần làm thơ. Ông có tâm hồn thơ lai láng là đủ rồi. Người nào đọc các câu thơ xuất hồn như trên của Hàn Mạc Tử mà không thấy hay, mới đúng là người không có tâm hồn thơ.

      ĐH

      • rebecca nguyen says:

        Ông NN nhận xét chính xác .
        Sau khi tôi đã cố gắng đọc trọn bài thơ từ câu đầu đến câu cuối thì tôi có một nhận xét sau đây :
        Những người tự nhận ( hay được người khác gọi ) là những ” nhà thơ trẻ đương đại ” đều mắc một chứng bịnh gọi là ” bịnh hoang tưởng ” .
        Riêng người viết bài ca tụng những ” nhà thơ ” nầy bị bịnh ” tâm thần phân liệt ” , nói nôm na ra là bị điên .
        He doesn’t understand what he is talking about ;

      • NON NGÀN says:

        Certainly, Ok !

        NK

Phản hồi