WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Điện ảnh VN đang trên đường đến… bể phốt”

Phim "Đừng Đốt", một bộ phim được cho là thành công của Điện Ảnh VN

Đó là nhận định rất sốc của Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã khi nói về thực trạng của điện ảnh Việt Nam hiện nay. Sốc không kém là nhận định của NSND Lê Phương: “Bệnh của chúng ta là bệnh bất tài”. Thậm chí ông còn thách thức “có cho 1 tỷ đô la chúng ta cũng không làm được phim hay”, bởi “làm gì có ai có tài mà đòi làm phim, làm làm gì cho phí tiền Nhà nước?”.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã và phát biểu gây sốc. Ảnh Nguyễn Hoàng

Sau vụ thất thoát 36,8 tỷ đồng tại Cục Điện ảnh, ngày 25/9, hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi trong ngành đã có cuộc gặp mặt trong một tọa đàm để bàn cách tháo gỡ những khó khăn của nền điện ảnh. Tham dự có không ít các NSND, nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Điện ảnh và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều thế hệ.

Có mặt trong cuộc gặp mặt này có đại diện lãnh đạo Hội Điện ảnh: ông Đặng Xuân Hải  – Chủ tịch và bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch. Về phía Bộ VH-TT&DL có Thứ trưởng Bộ, ông Hồ Anh Tuấn và Cục phó phụ trách Cục Điện ảnh vừa được bổ nhiệm là TS Ngô Phương Lan. Có thể nói từ rất lâu rồi mới có một cuộc hội thảo về điện ảnh sôi nổi như vậy.

Để khai mào cho cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nói: “Lãnh đạo Bộ muốn nghe các bác, các anh chị nói gì chứ không phải muốn nghe cái gì. Các bác, các anh chị có ý kiến đóng góp gì, phê bình điều gì, kiến nghị điều gì chúng tôi đều xin lắng nghe, do vậy mọi người có gì muốn nói thì cứ xin nói hết”.

Được những người làm nghề mệnh danh là “Hội nghị Diên Hồng” của ngành điện ảnh, nhưng cũng như biết bao “Hội nghị Diên Hồng” khác, người nói cứ nói cho thỏa, còn chuyện có thay đổi gì không là chuyện: Cần phải xem xét!

“Cho 1 tỷ USD cũng không làm được phim hay”!

NSND Lê Phương bắt bệnh của điện ảnh là bệnh bất tài và ông thách có cho 1 tỷ USD chúng ta cũng không làm được phim hay

Nói như đạo diễn Vũ Xuân Hưng – Phó Giám đốc Hãng phim truyện VN thì: “Cứ nhìn vào những người ngồi đây cũng đã đủ thấy chán ngán. Bởi chúng ta đã quá già để làm được một cái gì đó cho ngành điện ảnh. Hiện nay ở hãng phim tôi làm, không có lớp trẻ kế cận. Nói cụ thể là hiện hãng không tuyển được ai làm phục trang, bối cảnh và rất nhiều khâu khác nữa. Với cơ chế như hiện nay thì các em trẻ có tài khi ra trường sẽ đi về các công ty truyền thông và các đài truyền hình hết. Ai còn dám vào hãng phim?”.

Vụ thất thoát 36,8 tỷ tại Cục Điện ảnh như giọt nước tràn ly khiến cho những người làm nghề dường như không thể cầm lòng được nữa. “Thực trạng của điện ảnh Việt Nam không phải bây giờ mới xảy ra như vậy, mà nó diễn ra âm thầm hàng chục năm nay. Sở dĩ điện ảnh lâu nay vẫn êm đềm bởi tính dĩ hòa vi quý ăn sâu vào nếp sống của từng nghệ sĩ. Ai cũng ngại va chạm, ai cũng sợ mất quyền lợi được làm phim, được khẳng định một chức danh hay một giải thưởng nào đó” – Đạo diễn Phạm Lộc.

Chính vì những uẩn ức đã bị dồn nén mấy chục năm nay nên tại cuộc tọa đàm, các nghệ sĩ như được “tháo cũi sổ lồng”, họ đưa ra các ý kiến rất mạnh bạo, thẳng thắn và trực diện đôi khi làm đau lòng những người quan tâm đến điện ảnh. Như nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã có phát biểu khiến cho cả hội trường sốc khi bà nói: “Điện ảnh Việt Nam đang trên đường đi đến bể phốt”.

Lý do được bà giải thích là: Khi bản thân bà, người từng giữ cương vị Xưởng trưởng Xưởng sản xuất 2 của Hãng phim truyện VN, làm dự toán kinh phí để xin Cục và Hội đồng duyệt phim Quốc gia làm phim thì bao giờ cũng chỉ được cấp 70% kinh phí trên dự toán. Số tiền đưa vào làm phim thật chỉ là 70% của 70% số tiền được cấp do phải trích lại trả lương cho những người không đi làm phim, còn đang ở hãng hàng ngày. Với số tiền đó, cộng với sự rơi rớt trong quá trình làm phim, bộ phim đến khi ra đời chỉ đạt 30% về chất lượng so với tiêu chí nghệ thuật ban đầu đặt ra. Con số 30% về giá trị nghệ thuật này là con số chết của ngành điện ảnh do đó mà theo bà “điện ảnh Việt Nam đang trên đường đến bể phốt”.

Bà Nhã cũng không ngần ngại chia sẻ, ở cương vị Xưởng trưởng Xưởng sản xuất 2 của Hãng Phim truyện VN, bà tự thấy xấu hổ vì không lo được đời sống cho anh em trong xưởng nên đã xin về hưu non.

Một ý kiến khiến người trong nghề cũng đau lòng là ý kiến của Nhà  biên kịch, NSND Lê Phương. Ông khẳng định: “Điện ảnh Việt Nam đã đi xuống đến đáy. Và nếu chưa đi đến đáy thì tôi mong nó đi xuống đến đáy”. Bởi theo ông có xuống đến đáy người ta mới tìm cách ngoi lên, chứ cứ lơ lửng lửng lơ thì người ta cũng cứ lơ lửng theo nó. Ông còn bắt bệnh cho điện ảnh nước nhà: “Bệnh của chúng ta là bệnh bất tài. Có cho 1 tỷ USD cũng không thể làm được phim hay. Vì làm gì có ai có tài mà đòi làm phim?”.

NSND Nguyễn Khắc Lợi đồng tình: “Phải nói thẳng là điện ảnh chúng ta hiện nay không có đáy. Qua các phim hiện nay có thể thấy chúng ta làm phim không hết tâm hết sức. Xem những thước phim hiện nay so với trước đây chỉ thấy sự bôi bác. Chính chúng ta đã hạ thấp chúng ta. Những người có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm làm phim, có thành tích nào đó khi về hưu là đi ra đường. Lãnh đạo không còn đếm xỉa đến những con người này nữa. Lãnh đạo gần nhất là Cục Điện ảnh không thèm hỏi những người đi trước có kinh nghiệm quản lý hay sáng tác, họ coi như chúng tôi là phế phẩm, là những người lạc hậu rồi”.

“Chẳng ai vô lý hơn ngành điện ảnh”

Có thể nhận thấy những ý kiến được phát biểu trong hội thảo tháo gỡ khó khăn của ngành điện ảnh Việt Nam chia ra làm hai phe. Ý kiến của những người đã từng làm lãnh đạo tại các hãng phim và Cục Điện ảnh thì nghiêng về mong muốn Nhà nước tiếp tục bao cấp cho ngành. Những người còn lại thì muốn tư nhân hóa, cổ phần hóa.

NSND Bùi Đình Hạc, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh đề xuất nên có một hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng về điện ảnh để chấn hưng ngành này, tránh tình trạng để điện ảnh lộn xộn, “chơi vơi” từ năm này qua năm khác như hiện nay.

Một vị từng ngồi ghế Cục trưởng khác là NSND Lưu Trọng Hồng thì cho rằng cơ chế hoạt động của ngành hiện nay chưa ổn, không nên áp đặt điện ảnh Mỹ hay các nước khác đề gán ghép, buộc điện ảnh VN phải theo họ. Ông này cũng cho rằng điện ảnh VN vẫn cần phải đấu thầu.

Hay một ý kiến bị khá nhiều phản đối là của ông Lê Đức Tiến – Giám đốc Hãng phim Giải Phóng cho rằng cần tiếp tục cơ chế bao cấp của nhà nước với điện ảnh và ông cũng mạnh dạn đề xuất nâng mức đầu tư cho ngành điện ảnh từ 25 tỷ đồng hiện nay lên 50 tỷ.

Theo đạo diễn Đỗ Khánh Toàn thì: “Phải nhìn thực trạng nền điện ảnh hiện nay đang sống dở chết dở như thế nào, phải làm những gì để khôi phục ngành điện ảnh. Điện ảnh cũng giống như bóng đá, phải có khán giả. Điện ảnh cũng vậy, phần nào cần cổ phần hoá thì mạnh dạn cổ phần hoá, phần nào cần đầu tư chính thức của nhà nước thì đầu tư.

Nếu bàn lý thuyết hay kêu gọi chung chung thì không được vì mấy chục năm nay chúng ta đã nói rồi. Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung ương mỗi năm chỉ được rót tiền làm hơn 10 phim. Trong khi đó, có khi lại bỏ ra hơn 10 tỉ đồng mua thiết bị không cần dùng đến rồi đắp chiếu. Điều này Bộ có biết không? Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến”.

Gay gắt hơn theo đạo diễn Phạm Lộc thì chẳng ai vô lý hơn ngành điện ảnh “cứ đòi cấp tiền, cấp bao nhiêu cũng hết, chỉ có chi không có thu, ai chịu nổi?”.

Nhà nước có muốn nghe hay không?

“Các cấp lãnh đạo có quyết tâm chấn hưng ngành điện ảnh hay không vì mọi hoạt động của ngành đều thống nhất từ Bộ xuống Cục, phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Nếu các cấp lãnh đạo không quyết liệt, không tìm ra nước bước một cách khoa học và hợp lý thì bên dưới chúng tôi cũng không làm gì được ngoài việc than thở mà thôi”, ĐD Vũ Xuân Hưng, phó giám đốc Hãng phim truyện VN, bày tỏ.

Ông này cũng cho rằng ngành điện ảnh VN đã 50 tuổi mà hành xử như đứa trẻ mẫu giáo vì không thể đứng vững trên đôi chân của mình và cái gì cũng đi xin tiền. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành điện ảnh theo cơ chế phân tán, mạnh ai nấy lo.

Ngồi lắng nghe từ đầu đến cuối cuộc tọa đàm, TS Ngô Phương Lan, Cục phó phụ trách mới được bổ nhiệm của Cục Điện ảnh không bày tỏ một ý kiến gì hết trước những tranh cãi cũng như góp ý của các đại biểu. Thậm chí ngay cả khi chồng bà là ông Đinh Trọng Tuấn, TBT Tạp chí Thế giới điện ảnh có ý kiến gay gắt về việc lãnh đạo ngành điện ảnh, tức là chính bản thân bà Ngô Phương Lan là một đại diện, cần phải xem xét lại chuyện quản lý của mình khi bỏ tiền ra cho các dự án làm phim như Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, một số tiền khá lớn. Nhưng khi được giải thưởng người ta sổ toẹt số tiền mà ngành điện ảnh đã cấp cho họ. Ông Tuấn đặt câu hỏi: Ngành điện ảnh đã làm gì đến nỗi để cho người ta tiền mà còn bị người ta khinh thường đến thế?

Kết thúc buổi tọa đàm, TS Ngô Phương Lan mới lên tiếng: “Tôi hứa với Thứ trưởng, với các nghệ sĩ, với sức lực của mình, dù không phải lớn lao gì nhưng tôi sẽ cố gắng làm tất cả để góp phần để ngành điện ảnh thoát khỏi đáy”.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ VH-TT&DL những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ điện ảnh và sắp tới sẽ tiến hành xây dựng quy chế đãi ngộ, xây dựng cơ chế mới cho ngành gấp để có ngay trong năm tới.

Dù rất hăng hái phát biểu ý kiến, nhưng khi buổi tọa đàm kết thúc, không ít nghệ sĩ tỏ ra hoài nghi về chuyện ý kiến của mình được lắng nghe. Như nhận định của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã thì “không  hy vọng gì nhiều vào việc lời của các nghệ sĩ nói sẽ đến tai các cơ quan hữu trách, nhưng chúng tôi tin vào bà Cục phó. Chí ít là tin vào trình độ và lương tâm của bà. Bởi từ trước đến nay bà Ngô Phương Lan chưa bao giờ kiếm tiền từ ngành điện ảnh”.

Cũng theo bà Nhã thì chuyện mổ xẻ vấn đề của ngành điện ảnh đã nói mãi rồi, vấn đề ở đây không phải là mổ xẻ mà là: “Nhà nước có cần ngành điện ảnh nữa hay không? Nếu nhà nước cần thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, thậm chí là rất nhanh chóng”.

Việt Anh (VTC.vn)

19 Phản hồi cho ““Điện ảnh VN đang trên đường đến… bể phốt””

  1. Thạch Sanh says:

    Để cứu vẵn nền Điện Ảnh Cách Mạng , Quốc hội nên thông qua một LUẬT qui định múc xử phạt thật nghiêm, cụ thể như sau : Tất cả các phim do các hãng phim quốc doanh sản xuất bằng tiền thuế của nhân dân thì —- NẾu học sinh , sinh viên đứa nào không chịu bỏ tiền ra mua vé xem sẽ bị đuổi học– Công nhân viên chức không xem sẽ bị đuổi Việc——- các bà nội trợ và các thành phần khác nếu không bỏ tiền ra mua vé xem sẽ bị phạt 5 triệu hoặc bỏ tù một tháng. Cứ như vậy thì chỉ trong thời gian ngắn Điện Ảnh cách mạng sẽ trở lạinhư thời hòang kim bao cấp.

  2. Quân tử tàu says:

    Chỉ cần đổi tên phim ” Đừng Đốt ” thành ” Hãy Đốt ” thì lập tức khán giả sẽ chen lấn mua vé vào xem. Doanh thu có thể đạt vài chục tỷ qua mặt phim chợ của Phước Sang như ” khi đàn ông có bầu” liến à.

  3. Đòan Viên says:

    Các cơ quan có thẩm quyền nên trừng trị ông Lê Phương và Bà Trịnh Thanh Nhã này ngay lập tức. Hai người này cần phải đưa phải đưa vào trại Phục Hồi Nhân Phẩm để tái tạo lại tư duy và nâng cao sức chiến đấu của một nghệ sỹ Đảng viên trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Phát biểu của hai người này là bôi tro , trát trấu, nhục mạ nền điện Ảnh cách mạng bách chiến bách thắng của chúng ta. Điện Ảnh XHCN đã từng có nhgững kiệt tác làm chao đảo cả hệ thống tư bản, làm rung chuểyn cả Lầu năm Góc. Các Đạo diễn của chúng ta đều là những Đảng Viên tài +Đức vẹn tòan được đào tạo ở kinh đô điện ảnh của thế giới là Moscow . Vậy mà ông Lê Phương dám mạ lỵ là bất tài, vô dụng thì rõ ràng Lê PHương này là do bọn phản động cài vào để phá họai nền điện anh của ta

    • Lê Văn Lết says:

      Tên Đòan Viên dốt nát quá.

      • Hoàng mạnh Tuấn says:

        Hallo Lê văn Lết!
        Đồng chí Đoàn viên”nói dzậy mà không phải dzậy”. có đúng thế không,đồng chí Đoàn viên?

  4. TNQ says:

    Giá trị của bộ phim là mức cảm xúc của khán giả trong và sau khi xem, chứ không phải ở số tiền vé thu được. Việt Nam là nước đang phát triển, cuộc sống bận rộn, hối hả, chẳng mấy ai buồn rời màn hình TV để ra rạp xem phim, đến sân xem bóng đá…Những bộ phim vắng khách ở rạp nhưng vẫn gây cảm xúc cho hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ TV. Trên các kênh truyền hình, phim Việt Nam ngày càng nhiều và cuốn hút đấy chứ. Khi đất nước đang vặn mình phát triển, người Việt Nam chưa nhàn rỗi, hãy tạm không quan tâm đến rạp chiếu bóng. Cần có cơ chế khán giả trả tiền xem TV, TV trả tiền cho các nhà làm phim. Xét về số lượng phim và mức cảm xúc của người xem, gạt bỏ lối đánh giá tiền bạc, thì điện ảnh Việt Nam đang phát triển vượt bậc so với những thập kỷ đã qua.

  5. nguyên says:

    Chào bạn Đoàn viên!
    Bạn nói sao mà đúng quá vậy, có lẽ cho toàn dân ta đi cải tạo tư tưởng cho rồi, làm được việc này thì tiền thuế của dân chi dùng cho điện ảnh mới có lãi, còn không thì cũng như vinashine thôi ý lộn titanic VN chứ nhỉ

  6. ngocson146 says:

    anh đoàn viên nói chuyện gióng bọn sống ở trên rừng mới chui ra ,ý của anh là thịt chó thì ngon còn thịt gà hay bồ câu rô ti thì dở chúw gì.. hy vọng anh hiểu ý tôi .

  7. Nhật Hồng says:

    Điện ảnh cần tự do sáng tạo , cần trung thực . Hai điều này không có ở Việt nam .
    Điện ảnh Việt nam ngang Libya thôi .
    Gadhafi làm mưa gió 42 năm . 36 năm độc lập và độc tài . Tôi nghỉ ngày phát của điện ảnh sắp đến . Khi có dân chủ tự do thì tài năng sẻ có đất dụng võ thôi .

  8. Chiến Nguyễn says:

    Y kiến của Đoàn Viên thoạt nghe thì ok hoặc có thể đúng. Tôi cũng nghĩ có thể do những nguyên nhân kể trên mà ngành điện ảnh VN có thể đi đến chỗ bể “họng”Tuy nhiên cái gì cũng đổ thừa cho Mỹ Ngụy cả thì cũng không công bằng cho lắm. “Tiếp thu” Hòn ngọc Viễn Đông xong nhà nước la oai oái là”phồn vinh giã tạo”cứ làm như nhà cửa phố xá Sài Gòn được đựng lên như ở phim trường..Quản lý đất nước theo kiểu bác Hồ nên dân đói sặc máu, nhà nước bảo tại dân Miền Nam chay lười lao động ngồi không ăn bám nên không làm ra của cải vật chất. Tệ nạn xã hội dẫy đầy thì cho rằng tàn dư của Mỹ Ngụy để lại, kể cả để lại ngoài Miền Bắc ….Bây giờ lại tính đỗ luôn cái lỗi của ngành Điện ảnh cho Mỹ Ngụy nữa thì…thì… .Gần 40 năm XHCN rồi mà còn đổ lỗi cho Mỹ Ngụy e rằng có người không phục. Tôi xin đề nghị nhà nước VN thử cho trình chiếu công khai phim Mỹ Ngụy “CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG” rồi kết luận cũng chưa muộn. Muốn chắc ăn cứ nâng giá gấp đôi,gấp ba lần phim XHCN
    CN
    CN

    • Đòan Viên says:

      Xã hội VN bây giờ băng họai ghê gớm.: Đâm cha , giết mẹ , giết vợ , đốt chồng, giết con, phá thai mỗi năm 2 triệu, học sinh 13 tuổi cháu ngoan BáC Hồ đi học mang theo dao găm , mã tấu sẵn sàng lấy bạn bạn học . Mỗi ngày ít nhất vài chục vụ án mạng. Ra đường quẹt xe cũng giết, vào quán nhìn thấy ghét cũng giết, thiếu nợ 5 ngàn cũng giết,… giết mãi…. , Thầy giáo hiếp dâm học trò hàng lọat, đĩ điếm tràn ngập ,từ thánh phố đến nông thôn hẻo lánh , đâu đâu cũng có đĩ . Vào quán cà phê bình dân cũng có đĩ, quán cơm thậm chí quán trà đá cũng có đĩ phục sẵn trong đó sẵn sànf sorti với giá 50 ngàn. Xì ke ma túy chỗ nào cũng có . TRung tâm phân phối ma túy lớn nhất đông nam á hiện nay là NGhệ An quê Bác. Thây cô giáo thì tìm mọi cách để móc túi` học sinh , Bác sĩ bóp cổ người nghèo khổ bệnh tật….. Tất cả những điều này đều do tàn dư của Mỹ_ Ngụy để lại.!!!

      • Thien Di says:

        Hoan hô những ý kiến rất hay của đồng chí Đoàn Viện

        Trần Thiên Di

  9. chris says:

    dung là Doàn Viên nên moi noi nhung loi le nhu vây…thu hoi xem co ai tin vào tên Hô nua hay không, hay vi anh ban dang cô bam vào nhung quyên loi cua dang csvn, nên moi dê cao nhung cuon phim do nghành diên anh Cach Mang phat hành. xin dung lam vung danh tu Nguy..vi hiên gio, Nguy moi chinh là cac anh do, dang dâng dât dâng biên cho bon Tau Công và dua công dân tàu vô Vietnam dành công an viêc làm voi nguoi dân cua minh..sao dên gio cac anh chua tinh ngô vây…

    • Đòan Viên says:

      Ông Chris này chắc cũng thuộc lọai thị hiếu thấp kém chỉ khoái các sản phẩm tầm thường của bọn Mỹ. Ông nên vể Vn thưởng thức những kiết tác điện ảnh cách mạng. ông còn phát biểu tung tung coi chừng bị đưa đi cải tạo đó nghe.

  10. Đòan Viên says:

    Điện ảnh VN đang rơi vào tình trạng bế tắc là do văn hóa đồi trụy phản động của Mỹ và các nước tây Ây cũng như các thế lực thù địch phá họai. Bọn chúng đã làm hư hỏng hàng triệu thanh thiếu niên , người lớn và cả trí thức của VN. Những bộ phim của bọn Mỹ như Xác Ướp Ai CẬp, Trân Châu Cảng , Titanic… về chiếu ở Vn . Khán giả ùn ùn kéo nhau đến rạp chen lấn nhau mua vé. Còn những bộ phim tầm cở kiệt tác thế giới như Đừng Đốt – (được cả Bông Sen Vàng và Cánh diều Vàng) mà chẳng có mấy người xem. ( VTV cho biết chỉ bán vé được 200 triệu= 10 ngàn đô). Còn nhớ năm 2003 nhà nước bỏ ra cả triệu đô làm phim ” Nguyễi Ái Quốc ở Hong kong” . Khi công chiếu bán đâu được mấy chục vé sau đó vứt trong kho luôn . Năm 2004 làm phim bom tấn ” ký ức điện biên “( khỏang 1 triệu đô); năm 2005 nhà nước dùng 15 tỷ tìền thuế của dân làm phim” Giải Phóng Sài Gòn” , cũng chẳng có ma nào mua vé vào xem. Cò lẽ khán giả VN bây giờ thị hiếu quá thấp hèn, trình độ kém nên chỉ bu vào xem những sản phẩm thấp kém của Mỹ – Ngụy. Chẳng biết thưởng thức những tuyệt tác của VN nói về Bác Hồ , vê Đảng quang vinh vầ chiến thắng vĩ đại của quân đội nhân dân anh hùng, Có lẽ đã đến lúc nhà nước nên thành lập trung tâm cải tạo thị hiếu của nhân dân, nếu không nền Điện Ảnh Cách Mmạng chắc chắn sụp tiệm luôn.

    • nt says:

      Bản tự khai của Đoàn Viên thật chính xác. Không còn gì để nói thêm.

    • Lý Chính Luận says:

      Lâu lắm mới nghe được một đoàn viên có bản tự kiểm điểm thành khẩn như thế! Đồng chí đoàn viên báo cáo chính xác lắm, có điều chắc chắn là những nhà “lãnh đạo” tối cao (= tối tăm?) ở VN, chẳng thằng nào chịu nghe cho đâu, chỉ tổ đồng chí báo cáo uổng công !!!

    • Builan says:

      ANH < Đoàn Viên
      là người YÊU SỰ THẬT chình hiệu con nai vàng “Phaỉ sao nói vệy người ơi”
      TT Nguyễn Tấn Dũng nên can đãm HOC caí cốt cách, liêm sĩ của anh nầy !
      Tự hậu đừng có nói bá dơ, bạ đâu nói đó, “làm phiền lòng hàng xóm đang cần sự im lặng nghỉ ngơi”

Phản hồi