WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đảng Cộng Hoà làm lung lay niềm tin vào nền Dân Chủ Mỹ

Capitol_Building_Closed

Uy tín và nền kinh tế của Hoa Kỳ vốn đã thiệt hại bởi đảng Cộng Hoà phong toả ngân sách và mức trần nợ công khiến nhà nước bị tê liệt, nhưng đến nay ảnh hưởng lây lan ra cả đến chính sách ngoại giao khi Tổng Thống Obama phải huỷ bỏ chuyến công du họp thượng đỉnh với các nước Á Châu trong tháng 10 để ở lại Hoa Thịnh Đốn chuẩn bị thương lượng cùng Quốc Hội. Trong khung cảnh mà các nước trong vùng lo ngại Hoa Kỳ có dấu hiệu lơ là đối với khu vực Đông Nam Á kể từ khi ông John Kerry nhậm chức Ngoại Trưởng, quyết định nói trên của ông Obama càng khiến dư luận đánh giá rằng chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương đang bị lung lay.

Thế lúng túng của Mỹ thêm tương phản với thái độ rốt ráo của Bắc Kinh: chủ tịch tối cao của Trung Quốc sang Mã Lai, Indonesia và sẽ dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC trong sự vắng mặt của ông Obama. Ông Tập Cận Bình ký kết hiệp định đối tác toàn diện chiến lược với Mã Lai và hứa hẹn tăng cường mậu dịch khu vực trong lúc các nước vùng Đông Nam Á e ngại khủng hoảng chính trị kéo dài tại Hoa Kỳ sẽ tác động xấu đến nền kinh tế của họ, như vậy ai hợp tác ai bỏ rơi ai?

Khó lòng biện hộ rằng nền dân chủ của Mỹ là một mô hình kiểu mẩu khi một thiểu số cực hữu của đảng Cộng Hoà có thể khiến chính phủ tê liệt và gián đoạn nghĩa vụ của mình đối với cả dân chúng trong nước và các nước bạn. Dân chủ dựa trên nền tảng thương lượng cùng lá phiếu của đa số thì một chính đảng đơn phương bất chấp cả hai quy tắc này và dùng thủ đoạn nghị trường phong toả nhà nước nhằm đạt các yêu sách của mình.

Cho đến khi cánh cực hữu bị cử tri – nhất là tại các tiểu bang thành trì của đảng Cộng Hoà như Texas là nơi có đông người Việt cư ngụ – trừng trị bằng cách dùng lá phiếu loại bỏ ra khỏi Quốc Hội thì hàng năm họ sẽ tiếp tục áp dụng chiến thuật này cho dù ảnh hưởng xấu thế nào đến uy tín, nền kinh tế và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

***

Trở lại chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương thì hai lần Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC lại xảy ra những vụ khủng hoảng khiến các nước Đông Nam Á nhận thấy Hoa Kỳ bị cản trở không thể đặt trọng tâm vào khu vực: tháng 9-2011 trùng hợp với Do Thái tấn công Palestine, và tháng 10-2013 khi đảng Cộng Hoà đẩy Hoa Kỳ vào vực thẩm ngân sách. Báo chí tập trung vào khủng hoảng nên công luận Mỹ không còn quan tâm gì đến chính sách tại Thái Bình Dương ngoại trừ một thiểu số chuyên viên rất nhỏ.

Cả hai trường hợp đều có thể là ngẫu nhiên nhưng không thể loại trừ khả năng các khuynh hướng chống chuyển trục ghi nhận để tái diễn trong tương lai.

Bắc Kinh có hai thế lực thông đồng trong chính trường Mỹ là Do Thái và Âu Châu để cản trở chính sách chuyển trục. Cả hai khuynh hướng chẳng những không hề xem Trung Quốc như mối đe doạ chiến lược mà trái lại còn là đối tác kinh tế đầy triển vọng, cho nên chính sách chuyển trục của Obama không khác gì hơn là một thách thức cho Hoa Kỳ không phù hợp với quyền lợi của họ.

Riêng thế lực Do Thái rất thực tế rằng họ không trông chờ vào sự bền bỉ và mức độ đáng tin cậy của nước Mỹ; trái lại họ dựa vào sức mạnh từ trong hành lang chính trị để tạo áp lực lên Hành Pháp và Lập Pháp nhằm duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Trong trường hợp Mỹ hơi lơ là thì họ khuấy động thành khủng hoảng với Iran, với Hezbollah hay hù doạ với Al-Qeada để Hoa Thịnh Đốn không thể chú ý sang khu vực khác. Đến nay thì các đối thủ của chính sách chuyển trục lại khám phá ra một hệ lụy mới do thủ đoạn khủng hoảng ngân sách.

Người Mỹ gốc Việt không có thế lực chính trị hậu trường và thiếu tiếng nói trên báo chí Mỹ. Điều mà chúng ta có thể làm được là nâng cao ý thức về sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ để chọn lá phiếu bầu cho đúng đắn.

© Đàn Chim Việt

 

11 Phản hồi cho “Đảng Cộng Hoà làm lung lay niềm tin vào nền Dân Chủ Mỹ”

  1. XÃ LOẠN says:

    Ông Đoàn hưng Quốc nên nhớ ” đường nào cũng tới La-Mã ! ” : thế có nghĩa là, ở Mỹ, đảng nào dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng phải đặt quyền lợi của quốc gia, của nhân dân lên trước ” quyền lợi đảng ! ” , chứ không phải như cộng sản đặt quyền lợi đảng lên trên hết (độc tài) ! Có cái là mỗi đảng đều có một đường lối, một chủ trương để hoạt động. Và chủ trương, đường lối, của đảng này hầu như luôn luôn nghịch lại với đảng kia, thế mới gọi là đảng ” Đối Lập ” trong thể chế Dân Chủ . Thứ nữa đường của Đảng Cộng Hòa đi để đem lại cho dân sinh dân cường là đường từ xa đem tới, gồm cả ” KINH TÊ lẫn QUÂN SỰ ” , nguyên kinh tế cũng đã bị ” thiên hạ với các địch thủ ” làm khó dễ, chứ đừng nói tới ” QUÂN SỰ ” , thế nghĩa là vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, ( chính sách cây gậy với củ cà rốt ), trong khi đó thì Dân Chủ hầu như có khuynh hướng ngược lại, lúc nào cũng mềm quá, nhất là trong giai đoạn này, ” chín bỏ làm mười ” ( nên thiên hạ được đàng chân leo dàng đầu coi thường !? ), miễn sao dân tình Thái Bình an thân, dù đầu tắt mặt tối gia đình vợ chồng con cháu sớm hôm có nhau không phải chia lìa vì chinh chiến là được rồi ! ? . Đó là ” Tư-Duy” (?) ” An Phận Thủ Thường, không phải của người Mỹ !. Hãy nghĩ đến câu nói để đời của Tào-Tháo ” thà phụ người còn hơn là để người phụ ta “, Ta nghĩ sao Danh ngôn hay là Ranh ngôn ? . Cho dù Việt Nam, hay ca’c nước nhược tiểu đông Nam Á Châu, khi mà Mỳ muốn vực dậy là dậy cái một, chứ mười Tầu, mười Nga sô cũng chẳng nghĩa lý gì, trông gương Nhật sẽ thấy ! Nói tóm lại, đường lối chủ trương ” ĐỊNH HƯỚNG ” của Mỹ ( hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ) là trước sau gì cũng phải kéo xụp đổ họa cộng sản, họa da vàng, đem lại tự do dân chủ cho toàn cầu, khi đã có tự do dân chủ là có tất cả, có cái đối với ta ” ba vạn sáu ngàn ngày ” thì lâu quá , nhưng đối với chiều dài Lịch Sử thì chỉ như là bóng câu qua cửa, vậy ta cứ hãy kiên tâm đợi xem !

  2. says:

    Không biết ông ĐHQ này hiện đang cư trứ… nơi mô, đọc bài viết thật khó tin ông ta sống trên đất Mĩ, cho dù ông ta là đảng viên đảng Dân chủ cũng không thể viết ngờ nghệc như thế này.
    Bất cứ ông nghị sĩ hay dân biểu nào, là Dân chủ hay Cọng hoà, phản đối hay ủng hộ một dự luật ngoài chủ trương mà đảng của họ theo đuổi, họ còn phải quan tâm tới ý muốn của cử tri của họ nếu không nhiệm kì tới ai bầu cho họ ?. Đâu phải đảng cử dân bầu đâu mà “một thiểu số cực hữu” lại có thể khuynh loát cả nước Mỹ ?.
    Tôi đã từng bầu cho Obama, nhưng nay cũng chán ngấy trò mị dân của ông ta. Nếu ĐHQ định thừa dịp này tát nước theo mưa kiếm phiếu cho đảng Dân chủ thì thật coi thường sự hiểu biết của cử tri gốc Việt. Xin hỏi ông ĐHQ nếu ông thu nhập thấp, nợ nhà chưa trả xong, ông có thể xin ngân hàng nâng trần nợ để ông mua một chiếc ferrari chạy chơi có được không ?. Nghèo mà đòi xài sang là ông Obama nhà ta đó. Cái Obamacare đó chẳng phải vì người nghèo mà vì cái phiếu của họ mà thôi

  3. Bùi lễ says:

    Qua điều bất mãn khi Obam không đi Á châu và phần kết kêu gọi dân VN ở Mỹ
    ý thức trong việc chính trị (dung lá phiếu làm áp lực). Cá nhân tôi thấy người viết
    có lòng với đất nước VN .
    Nhưng nếu vì chuyện Obama bận bịu công việc không đi dự việc Á châu được mà trách
    đảng cọng hòa làm lung lay niềm tin người dân vào ne6n dân chủ Mỹ là không đúng bởi
    vì funding năm 14 không có thì làm sao mà làm việc ? trong khimu+’c nợ đã ấn định như
    vậy by law. Muốn có tiền cho y 14 thì phải có luật để nâng mức nợ . Cái này đâu fa?i tong
    tong quyết định mình ênh . Trong khi đó đã không tiền mà phải chi cho obamacare 10 năm
    chi trong mỗi năm là 1.2B (?).

    Obama dùng tiền để mua phiếu cho đảng dân chủ, khuyến khích dân làm bếing càng them
    làm being (theo tôi thấy là như vậy) . Nhưng Obama được một việc là cứng rang trong
    việc vủ khí hóa học ở trung đông làm `nf Nga và thằng Tàu lòi mặt nạ .

    Tớ nghì thằng Nga & Tàu tự động chia vùng lấy như là Trung đông thì Nga (tàu back up), Á châu thi Tàu (nga back up) và A6u châu thì để cho Mỹ . Ai dè thằng Mỹ cứng rắn về vụ vủ khi hóa học không cần qua hội đồng LHQ nên Nga & Tàu lòi mặc nạ là criminal .

    Á châu Mỹ không dự là tốt . Để cho mấy thằng á châu phải có quyết tâm trong việc bảo vệ chính mình trước. Thằng nào ù ù cạt cạt, a dua, hay quyết tâm đều lòi ra cã . Thế thôi .

  4. Kỳ Lưu says:

    Chúng mày đui cã rồi hay sao?
    Thế nào là chính trị và bất chính nắm quyền ta đã minh dải quá nhiêu.
    Tà quyền bất chính tri thì cứ làm cái đuôi đi theo gọi là chính trị.
    Mọi sự việc ỡ Mỷ ta đã báo trước và có đối sách dải trình rồi.
    Kỳ Lưu

  5. Tudo.com says:

    @Đoàn hưng Quốc “Khó lòng biện hộ rằng nền dân chủ của Mỹ là một mô hình kiểu mẩu khi một thiểu số cực hữu của đảng Cộng Hoà có thể khiến chính phủ tê liệt và gián đoạn nghĩa vụ của mình đối với cả dân chúng trong nước và các nước bạn. Dân chủ dựa trên nền tảng thương lượng cùng lá phiếu của đa số thì một chính đảng đơn phương bất chấp cả hai quy tắc này và dùng thủ đoạn nghị trường phong toả nhà nước nhằm đạt các yêu sách của mình.”
    ————————————————
    Trong khi Nga ,Tàu, Việt Cộng đều tiêu diệt đối lập và tiêu diệt một cách đẫm máu cả tiếng kêu oan của lương dân.

    Vậy theo Đoàn Hưng Quốc nên chọn ” mô hình kiểu mẩu ” nào ? Nga, Tàu hay Việt Cộng ?

  6. DN says:

    Xin BBT làm ơn bỏ bớt một phản hồi, bị trùng vì click nhầm
    Xin sửa dùm câu chót
    “Thời Obama nay đã hơn 4 năm ì à ì ạch mới trở lại cái tỷ lệ Thấp Nhất của thời Bush 7.3”

    Xin sửa lại là
    “Thời Obama nay đã hơn bốn năm ì à ì ạch mới trở lại cái tỷ lệ Cao Nhất của thời Bush 7.3”
    Cám ơn nhiều

  7. Trầm Luân says:

    Tác giả chọn “đề bài” thật kêu, gây chú ý nhưng lại thật sai lạc và xa vời sự thật. Những khó khăn hoặc ứng xử bó buộc mà tác giả nêu ra chỉ là những điều chỉnh cần thiết của nhánh Hành Pháp trong lúc điều hành quốc sự.
    Trái lại với những mớm ý từ tác giả, việc đảng Cộng Hòa xiết ngân sách và giữ mức công trái là cần thiết. Nó biểu hiện rõ rệt sức mạnh của nền dân chủ Hoa Kỳ. Một nền dân chủ pháp trị với tam quyền phân lập và thượng tôn pháp luật, kiểm soát và thăng bằng quyền lực của cả ba nhánh.
    Cho rằng vì những va chạm này giữa Hành Pháp và Lập Pháp “làm lung lay niềm tin vào nền dân chủ Mỹ” thì thật là võ đoán và có chút hồ đồ.

  8. lequan says:

    Không một chế độ nào hoàn hảo , khoa học kỹ thuật ngày một thay đổi , con người cũng phải thay đổi những hình thức quản trị xã hội sao cho ngày một hoàn hảo hơn . Điều quan trọng theo tôi là sự thay đổi của mỗi cá nhân trong xã hội . Những sự thiếu xót trong chế độ chính trị Mỹ không phải bây giờ mới có , nó đã hiên hữu từ lâu nhưng nay mới xuất hiện lộ lieu .
    Bầu cử tong thong chỉ có 2 đảng Cộng hòa vá Dân chủ , chỉ có 2 đảng này chính thức được tranh cử công khai trên phương tiện truyền thong dù rang trên phiếu bầu còn có them những ứng cử viên khác của các đảng khác . Trước ngày bầu cử 2 đảng chon ứng cử viên bắt dân chúng chon lưa dù họ chẳng là đảng viên của đảng nào . Và ai cũng hiểu 2 đảng không phục vụ cho quyền lợi của dất nước của người dân mà chỉ phục vụ quyền lợi của phe nhóm .
    Làm thế nào để có một chế độ do dân và vì dân . Điều này chỉ có được khi người dân thực sự hiểu biết bổn phận và quyền lợi của chính mình . Rất tiếc quần chúng ở bất cứ đâu ở bất cứ quốc gia nào vẫn thờ ơ và hiểu biết về nghĩa vụ của mình với đất nước vẫn còn thấp . Và như thế quần chúng ngay tại Mỹ trước mắt các chính trị gia cũng chỉ là đám cừu non .
    Hay thức tỉnh hỡi người dân khắp thế giới .

  9. DN says:

    t/g nói đảng Cộng Hòa làm lung lay niềm tin vào dân chủ Mỹ là có phần thiên lệch, sở dĩ người dân bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện từ 2010 tới nay là để kiềm chế bớt sự chi tiêu của Hành pháp Dân chủ. Sau khi thắng cử 2008, Dân chủ vừa nắm Hành pháp và nắm cả Lập pháp , tha hồ mà múa gậy vườn hoang, xài tiền vung vít, người dân sợ quá phải bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện để bảo thủ và cấp tiến kiềm chế lẫn nha, đó chính là dân chủ thực sự và
    nó đã thúc đẩy nước Mỹ trở thành siêu cường như ngày nay.
    Khi ông Bush nhậm chức Tổng thống năm 2000, tiền nợ do chính phủ trước để lại là 5,700 tỷ, cho tới hết hai nhiệm kỳ của ông vào năm 2008, nợ nần tăng lên 9,990 tỷ (nguồn US office of Management and Budget, U.S Dept. of the Treasury, Reuters), như vậy dưới hai nhiệm kỳ 8 năm , chính phủ Bush đã chi tiêu 4,299 tỷ
    Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 10-2013, mức nợ đã tăng lên 17,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm 10 tháng qua đã chi tiêu 7,000 tỷ (17,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.
    Mới có một nhiệm kỳ mà ông Obama tiêu xài gần gấp 2 hai cả hai nhiệm kỳ của ông Bush. Chính sách kinh tế thất bại, đổ tiền vào để kích thích kinh tế nhưng tiền mất tật mang , nay nợ ngập đầu lại đèo thêm cái Obamacare chỉ có mục đích duy nhất mị dân kiếm phiếu, đã không giải quyết được nợ trần lại muốn chi xài thêm để thực hiện Obamacare mị dân để kiếm phiếu những thành phần lười biếng ăn bám xã hội
    Nếu dẹp Cộng hòa đi, để Dân chủ nắm cả Lưỡng viện Quốc hội thì nước Mỹ sẽ sập tiệm, chết sớm.
    Quí vị vào link dưới đây thì sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp từ 1948 tới nay 2013, từng tháng một và sẽ thấy thất nghiệp dưới thời Bush mới đầu (1-2004) là 4 chấm, tháng cuối cùng của nhiệm kỳ là 12-2008 tỷ lệ là 7.3. Thời Obama nay đã hơn 4 năm ì à ì ạch mới trở lại cái tỷ lệ thấp nhất của thời Bush 7.3, chỉ còn cách đổ thừa cho tàn dư kinh tế của chính phủ Bush để lại
    Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, quanh quẩn chỉ thấy cái trò mị dân rẻ tiền và đổ thừa cho đối lập
    research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt

  10. DN says:

    t/g nói đảng Cộng Hòa làm lung lay niềm tin vào dân chủ Mỹ là có phần thiên lệch, sở dĩ người dân bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện từ 2010 tới nay là để kiềm chế bớt sự chi tiêu của Hành pháp Dân chủ. Sau khi thắng cử 2008, Dân chủ vừa nắm Hành pháp và nắm cả Lập pháp , tha hồ mà múa gậy vườn hoang, xài tiền vung vít, người dân sợ quá phải bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện để bảo thủ và cấp tiến kiềm chế lẫn nhau, đó chính là dân chủ thực sự và nó đã thúc đẩy nước Mỹ trở thành siêu cường như ngày nay.
    Khi ông Bush nhậm chức Tổng thống năm 2000, tiền nợ do chính phủ trước để lại là 5,700 tỷ, cho tới hết hai nhiệm kỳ của ông vào năm 2008, nợ nần tăng lên 9,990 tỷ (nguồn US office of Management and Budget, U.S Dept. of the Treasury, Reuters), như vậy dưới hai nhiệm kỳ 8 năm , chính phủ Bush đã chi tiêu 4,299 tỷ
    Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 10-2013, mức nợ đã tăng lên 17,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm 10 tháng qua đã chi tiêu 7,000 tỷ (17,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.
    Mới có hon một nhiệm kỳ mà ông Obama tiêu xài gần gấp 2 hai cả hai nhiệm kỳ của ông Bush. Chính sách kinh tế thất bại, đổ tiền vào để kích thích kinh tế nhưng tiền mất tật mang , nay nợ ngập đầu lại đèo thêm cái Obamacare chỉ có mục đích duy nhất mị dân kiếm phiếu, đã không giải quyết được nợ trần lại muốn chi xài thêm để thực hiện Obamacare mị dân để kiếm phiếu những thành phần lười biếng ăn bám xã hội
    Nếu dẹp Cộng hòa đi, để Dân chủ nắm cả Lưỡng viện Quốc hội thì nước Mỹ sẽ sập tiệm, chết sớm.
    Quí vị vào link dưới đây thì sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp từ 1948 tới nay 2013, từng tháng một và sẽ thấy thất nghiệp dưới thời Bush mới đầu (1-2004) là 4 chấm, tháng cuối cùng của nhiệm kỳ là 12-2008 tỷ lệ là 7.3. Thời Obama nay đã hơn 4 năm ì à ì ạch mới trở lại cái tỷ lệ thấp nhất của thời Bush 7.3, chỉ còn cách đổ thừa cho tàn dư kinh tế của chính phủ Bush để lại
    Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, quanh quẩn chỉ thấy cái trò mị dân rẻ tiền và đổ thừa cho đối lập
    research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt

    • Nông Dân says:

      Năm 2008 ông Hussen Obama nói ông Bush tăng mức vay nợ thêm là “Không yêu nước”.Từ khi làm “Chủ tịch” nước ông tăng nợ ông tăng mấy lần rồi? Theo thằng hèn này nghĩ nước Mỹ đang theo chân dế quốc “La mã” và bắt đầu từ ông “chủ tịch” này!

Leave a Reply to Bùi lễ