WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về nghi án đầu độc tướng Giáp năm 1976

giap

Tầm sư học đạo

Theo đường số 2 đến địa phận Vĩnh Yên, rẽ vào thị trấn Yên Lạc khoảng 8 cây số, cổng làng Vĩnh Động xuất hiện trong màn sương mờ ảo. Tôi hỏi thăm vào nhà bác sĩ Phạm Văn Ngà.

Đón tôi là cụ ông đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn lanh lẹ, mái đầu đã bạc trắng vì thời gian, khuôn mặt đôn hậu, da dẻ hồng hào với đôi mắt sáng, giọng nói sang sảng. Những vết rạn, nám thường thấy trên khuôn mặt của những người ở cùng độ tuổi không thấy ở ông.

Hai ông cháu ngồi quây quần bên ấm chè mạn được chính tay ông pha chế cẩn thận. Nhấp chén nước chè khiến lòng tôi ấm lại. Ngoài hiên nhà, mưa rả rích rơi. Ông nói: Trời hôm nay giống hệt cái ngày ông cùng bốn người bạn rời cơ quan (Nhà in Quân đội) để đi tìm lại đồng đội của mình ở Quân y 312 đang đóng quân đâu đó nơi núi rừng Phú Thọ. Thấy tôi có vẻ không hiểu, ông cười khà một tiếng, mắt nhìn xa xăm như mơ tưởng về một miền quá vãng.

Vào năm 1950, khi ông đang làm việc tại Nhà in Quân đội có nhiều người bạn rất thân của ông đã chuyển về Quân y 312 để trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần vì nhớ bạn, phần vì chiến trường sôi động thôi thúc lòng nhiệt thành trong người Đảng viên trẻ (ông được kết nạp Đảng khi mới 16 tuổi ) nên ông quyết tâm xin lãnh đạo cơ quan được nghỉ việc để đi tìm đồng đội.

Cả một tuần trôi qua mà tin tức về những người bạn trong Quân y 312 vẫn biệt vô âm tín. Mưa suốt mấy ngày khiến cho những con suối nhỏ đầu nguồn nước chảy rất mạnh, vắt rừng cắn nát cả bắp chân, khẩu phần ăn mang theo sắp cạn. Kẹt lại ở Phu Kẹt đến ngày thứ 7 cả nhóm quyết định đi tìm lần cuối cùng không được thì “đường ai nấy đi”.

Thật may khi chiều hôm đó lại gặp đồng chí Thanh Cù – người bạn mà các ông đang tìm đi lấy gạo cho đơn vị. Gặp lại nhau, mấy anh em mừng mừng, tủi tủi. Chiều tối hôm đó về nhà ông bạn uống rượu ăn mừng!

Gian nan học nghề

Sáng hôm sau được đồng chí Thanh Cù dẫn vào gặp đồng chí quản binh của Đơn vị 312. Vừa mới nghe trình bày đã nhận được cái lắc đầu mặc cho 4 anh em mải miết bày tỏ nguyện vọng muốn xin vào đơn vị. ” Đây không phải là túi chính sách để nhận quân số giảm chính”- anh ta đanh giọng lại.

Biết là xin không được, ông Ngà nghĩ ngay ra một cách lấy thẻ Đảng của cả bốn anh em ra trình bày. Trước cặp mắt nể phục của người quản binh, cả bốn được dẫn vào gặp trưởng trạm Quân y 312. Rất nhanh chóng, Trạm trưởng yêu cầu thi vượt rào bằng 2 bài toán đố và 1 bài chính trị. “Cả 4 sẽ nhập vào đơn vị này “- Trạm trưởng tuyên bố như vậy sau khi đọc các bài thi. Khi đó là vào tháng 10/1951.

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, công việc trở nên gấp gáp, bề bộn. Công việc chủ yếu là đào hầm làm phòng mổ, chỗ nằm cho thương binh. Ông không quên được những ngày mưa ở chiến trường khiến địa đạo và chiến hào ngập nước. Nhiều hôm phải ngâm mình trong bùn, nước để trực chiến. Chuyển tải thương binh liên tục, ngay cả vị trí dựng lán cũng phải di chuyển thường xuyên tránh pháo kích. Chỉ qua lời ông kể tôi cũng cảm nhận được sự dữ dội của cuộc chiến 56 ngày đêm ấy. Ông hãnh diện nói: Khi đó bác là Phó Bí thư chi bộ Đội điều trị 312. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ông được đề bạt là y tá trưởng. Ông cười nói: Thực tế vẫn chưa có chuyên môn gì cả. Bởi có nhiều thành tích trong công việc nên ông là một trong số ít người được cử đi học lớp sĩ quan quân y khóa 1 tại Bệnh viện 103. Ở đây, ông phải học lại văn hóa vì mới học hết lớp 4 sau đó mới học về chuyên môn.

Sau khi tốt nghiệp sĩ quan quân y được điều động về 354 – quản lý sức khỏe cán bộ trung cao cấp của 3 tổng cục. Trong thời gian này, ông tiếp tục học văn hóa thi vào Học viện Quân y 103, lớp Bác sĩ quân y khóa 6. Năm 1965, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng bác sĩ, khi đó ông mang quân hàm Trung úy và tiếp tục về làm việc tại 354.

Lệnh điều động bí mật và 11 năm không biết đến Tết nhà!

Những năm 1965, cuộc chiến tranh diễn ra vô cùng khốc liệt. Chiến trường miền Nam giục giã, hối thúc lòng nhiệt huyết của người lính quân y tham gia chiến đấu. Ông làm đơn xung phong đi vào Nam tham gia đội điều trị dã chiến mang bí số 82. Ngày chuẩn bị lên đường ông nhận được lệnh điều động về bộ. Thực tế, tờ lệnh điều động bị chính người phụ trách chính trị trong đơn vị “ghim” lại không đưa cho ông. Sau này, đích thân người trên bộ xuống yêu cầu ông chấp hành lệnh điều động về bộ thì ông mới được biết. Ba tháng về cơ quan cũ 354, ông không được giao bất kỳ việc gì. Ông không hiểu. Ông nói: Thời gian này tôi như ngồi trên đống lửa, trong đầu lúc nào cũng rối vò những câu hỏi tại sao: Tại sao lại bị điều động về? Tại sao lại không cho làm bất kỳ việc gì? Hay bản thân có “vấn đề” gì? Gặng hỏi cán bộ cấp trên chỉ nhận được câu trả lời: Đồng chí cứ yên tâm nghỉ ngơi! Trình bày mãi họ mới chấp nhận cho ông hàng ngày đi lấy giấy khám bệnh cho các cán bộ cao cấp của 3 tổng cục. Hết thời gian 3 tháng, ông được cử làm bác sĩ riêng cho tướng Đinh Đức Thiện hành quân vào chiến trường Nam Lào.

“Sau này tôi mới biết chính thời gian trên là thời gian tôi được thử thách lòng trung thành, bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, để tháng 6/1965 tôi nhận lệnh chuyển sang làm bác sĩ riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – ông Ngà nói.

Cả quãng thời gian 30 năm, ông có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho tướng Giáp. Trong bất kỳ chuyến công tác nào của Đại tướng ông đều có mặt. Hình ảnh người lính với vali thuốc luôn mang bên mình cận kề bên vị Đại tướng đã trở thành quen thuộc trong mỗi bức hình được ghi lại ở mỗi chuyến công tác. Ông Ngà bộc bạch: Công việc chăm sóc sức khỏe cho một vị Đại tướng đòi hỏi phải nắm hiểu cặn kẽ về sức khỏe của Đại tướng, có khả năng xử lý nhanh, chính xác các tình huống bất thường. Ông nhìn tôi và nói: Sau một thời gian ở bên Đại tướng, bác hiểu sức khỏe Đại tướng như chính bản thân mình vậy. Cho nên công việc khá nhàn nhưng chỉ một nỗi bị gò bó về thời gian, thiếu thốn về tình cảm gia đình. Luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng tháp tùng Đại tướng đi công cán bất kỳ lúc nào, chỉ có tối đa thời gian chuẩn bị là 15 phút trước mỗi chuyến đi. Vì vậy 11 năm trời ông không biết đến Tết nhà. Vợ chồng ở xa nhau vì hoàn cảnh công việc, con cái phải tự học hành dưới sự nuôi dưỡng của bà nội.

Đại tướng đã cứu tôi

Có rất nhiều chuyện trong cả một quãng thời gian dài làm nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho Đại tướng. Nhưng có một câu chuyện mà ông mãi mãi ghi nhớ bởi nó là một trong những lần ông đã được chính vị Đại tướng – người mình phải chăm sóc đã cứu ông thoát khỏi một tình huống vô cùng nhạy cảm, nguy hiểm. Đó là vào đầu năm 1976, Đại tướng cùng con gái là Hồng Anh có chuyến công tác và nghỉ tại Đà Lạt. Địa điểm nghỉ là biệt điện Lệ Xuân. Công tác bảo mật và an ninh được chuẩn bị kỹ càng. Biệt điện được canh phòng bởi ba vòng an ninh. Theo ông Ngà thì “đến con kiến không thể lọt qua”. Vậy mà trong mâm cơm mang lên cho gia đình Đại tướng xuất hiện một hộp thuốc lạ song bề ngoài khá giống hộp thuốc mà bác sĩ Ngà vẫn thường mang cho Đại tướng dùng. Đại tướng thấy lạ khi thấy hộp thuốc lại tưởng thuốc của con gái Hồng Anh nên nhắc con gái uống. Nhưng Hồng Anh nói: Đây là thuốc của ba mà. Lấy làm lạ, Đại tướng gọi bác sĩ Ngà lên hỏi. Bác sĩ Ngà nói đây không phải là thuốc của ông. Ông xác nhận Đại tướng uống thuốc trước bữa ăn rồi. Ngay lập tức, hộp thuốc được mang đi kiểm nghiệm và kết luận đó là thuốc tím nguyên chất. Chỉ cần dùng một liều nhỏ cũng đủ giết một người sau 30 giây!

Ngay lập tức, Cục bảo vệ vào cuộc, an ninh được thắt chặt. Tất cả những người có mặt trong ngôi biệt thự đều bị thẩm vấn. Họ quyết tìm ra kẻ âm mưu đầu độc Đại tướng. Ông Ngà kể: Thời gian đó đối với tôi trôi qua hết sức căng thẳng. Dù chưa ai nói ra nhưng mọi ánh mắt đều nhìn vào tôi. Bản thân không thể giải thích nổi tại sao lại xuất hiện hộp thuốc đó trên bàn của Đại tướng. Gần 5 ngày trôi qua vẫn chưa tìm ra manh mối, nghi án bế tắc. Giọng của ông lúc này trầm lại hẳn. Ông kể thực chậm rãi khiến tôi có cảm giác như mình được tận mắt chứng kiến diễn biến của nghi án này. Tay ông vân đi vân lại chén trà mấy lần nhấc lên nhấc xuống định nhấm nháp rồi lại thôi. Mắt ông rưng rưng vì xúc động. Ông kể tiếp: Sau khi về đến Sài Gòn, ông nhận được cú điện thoại từ đồng chí có tên Côn – Chỉ huy đội cận vệ lúc ấy báo lại rằng: Một anh lính trong đội cận vệ khi thực hiện rà soát khu biệt điện có nhặt một hộp thuốc trong nhà vệ sinh rồi để vào khu bếp. Đầu bếp vô tình tưởng hộp thuốc của ông Ngà vẫn mang lên cho tướng Giáp dùng nên để vào khay bưng lên. Lúc đầu cậu lính này không dám nhận vì quá sợ hãi. Cú điện đó đã xóa tan mọi nghi vấn về phía ông. Thực ra, sau chiến tranh, những người lính Bắc vào tiếp quản miền Nam còn khá lạ lẫm với những vật dụng ở thành phố. Người lính này không hề biết hộp thuốc đó dùng để khử mùi…

Ông nói, chính sự cảnh giác của tướng Giáp đã cứu tôi thoát khỏi cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, bảo vệ danh dự cho ông. Sau sự kiện đó càng làm cho mối quan hệ giữa ông và vị Đại tướng thêm gắn bó. Đại tướng coi ông như người thân trong gia đình. Chỉ ông là người duy nhất được Đại tướng cho phép ở gần trong bất kỳ chuyến công tác nào, hoàn cảnh nào. Và Đại tướng chỉ tin tưởng dùng thuốc khi chính tay ông đưa lên.

Giờ đây, sau 1/3 thế kỷ làm tròn nhiệm vụ là “cẩm y vệ” của Đại tướng, ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và được Nhà nước trao tặng nhiều huân huy chương cao quý. Ông và vợ giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn không nề hà khám chữa bệnh cho những người dân trong làng miễn phí. Vào mỗi buổi chiều, ông và vợ thường dạo bộ trên con đường làng quen thuộc nơi tuổi thơ ông đã trải qua và lớn lên ở đó.

Nguồn: nguyentrongtao.org

32 Phản hồi cho “Về nghi án đầu độc tướng Giáp năm 1976”

  1. Charlatant ... says:

    Lẽ ra em không trả lời : ” Tổ sư …y-trị !? ” vì người giỏi quá ” tổ sư ” mà, chắc còn trên cả Hippocrates, nhưng tiếc : ” tổ sư … ngài lại hành nghề mãi tận nơi khỉ ho cò gáy đồng chua nước mặn làm sao mà biết được bậc thầy ( vô danh tiểu tốt !) của bao danh y trong đó có TT Tùng ? . Muốn có ” hard proof ” xin “tổ sư ” ngài cứ việc tìm đọc trong các cuốn ” La Médecine Chinoise ” của GS Thạc Sĩ Pierre Ạ Huard viết với Ming Wong ” hay ” Etude d’une estrampe de medecine Tibetaine ” , tiếc rằng em không có thì giờ tìm lại ” hard proof ” cho ngài !
    “” …Cũng giống như ngài Y Sĩ …trị cho toa, chỉ cần dùng một liều gây mê Sodium Thiopental cỡ 5,000 mg ( sao không viết 5g mà lại lòng vòng 5.000 mg ? ) cho vô mạch là hồn lià khỏi xác, sao người ta lại phải ‘trình diễn’ 3 bước, bộ đó là nghi lễ à? Hay không đủ thuốc, hay tốn…? Cũng lại xin hải, nội chư quân tử chỉ giáo, đừng giấu nghề!
    Cũng giống như ngài Y Sĩ …trị cho toa, chỉ cần dùng một liều gây mê Sodium Thiopental cỡ 5,000 mg cho vô mạch là hồn lià khỏi xác, sao người ta lại phải ‘trình diễn’ 3 bước, bộ đó là nghi lễ à? Hay không đủ thuốc, hay tốn…? Cũng lại xin hải, nội chư quân tử chỉ giáo, đừng giấu nghề! ? ” —- Nội cái câu hỏi thắc mắc này đủ biết trình độ y học, cơ thể học của ” tổ sư …y trị ” nó tới đâu nói ra như ông bà mình nói chỉ như nói với đầu gối, vậy xin được ” giấu nghề ! ” . Nhưng mà này tổ sư …y trị cứ đi hỏi, tại sao con chó, con mèo khi già nua bệnh hoạn chủ nó muốn hóa kiếp cho nó đi mau cho nó đỡ đau khổ, mà các Bác sĩ thú y trước khi chích thuốc cho nó chết người ta còn phải chích cho nó ngủ cái đã, thắc mắc đi hỏi cái này còn dễ hơn là đọc sách đài lắm ?

    • vybui says:

      Thưa ngài Charlatant,

      1) Tôi ghi lại những gì đã được đăng ở tờ Báo Mới(VN) :”Nếu dùng cỡ 5000mg thuốc gây mê thì khỏi cần bước kế tiếp”, hàm ý là khi tiêm thuốc mê cho tử tù, họ có thể chỉ dùng thuốc mê với liều …manh là đủ kết liễu một đời người! Điều này, giống như LMC cho biết ở Hà Lan, người ta muốn giải thoát cho một bệnh nhân …”hết thuốc chữa” thì chơi một liều Morphine đủ mạnh là xong việc. Căn cứ vào hai ý đó, tôi đưa ra câu hỏi, tại sao phải dùng tới 3 bước, trong khi một bước cũng xong việc, bộ sợ…tốn hay đây là “nghi lễ” cho tội nhân? Đây là câu hỏi cuả tôi, vybui, một người mù tịt về y học, chứ đừng đổ vạ cho Y Sĩ…trị! Người có thiện ý và biết nghề, chỉ cần trả lời tại sao để “khai tâm” cho kẻ đặt câu hỏi (dớ dẩn) là đủ, sao lại phải “trả treo”, móc ngoéo?
      2) 5000mg hay 5g, dĩ nhiên là không khác biệt, cũng không nói lên được giỏi hay dốt, cũng chẳng có “ý đồ’ lắt léo, bịp bợm gì, chỉ đơn giản là ghi lại(nguyên dạng). Còn với giọng điệu…”chảnh” của ngài, bắt bẻ cái không đáng, úp úp, mở mở thì phải hiểu sao đây? Hãy tiếp tục dùng thì giờ ‘gú gồ’ rồi trả lời cũng chưa muộn!
      3) Chả lẽ chỉ trích thuốc…ngủ(luôn) mà nó cũng chết, thì vẫn cần phải chích thuốc khác (tê liệt thần kinh, cơ bắp rồi cuối cùng cho tim ngưng đập) để tránh …đau khổ?
      4) Phần “vấn đáp’ về 2mg và 20 giây của Y Sĩ …trị, xin dành cho đương sự kẻo mang tiếng nhanh nhảu…đoảng!

      Cuối cùng xin hỏi ngài Charlatant, ngài đem ông Tôn Thất Tùng ra đây làm chi? Bộ ông ta là người sáng chế ra ‘bộ môn’… “3 bước êm ái” cho tử tội à? Sao vẫn chứng nào tật ấy, cứ phải đem thần tượng ra bảo kê, dù thần tượng có là B/S riêng cuả ông Chủ Tịch Nước thì ông ta có chỗ của ông ta, chứ muốn… vứt bừa bãi chỗ nào cũng được à?

      Đa tạ ngài Charlatant về những cuốn sách mà ngài có nhã ý giới thiệu.

      Trân trọng …đấy!

  2. noileo says:

    Trích: ” Thanh Lâm HaNoi says: 10/10/2013 at 04:22

    Nhìn những hình ảnh mấy ngày qua ở 30 Hoàng Diệu, mới càng thêm thấu hiểu lòng kính yêu vô bờ của mọi thế hệ người dân Việt dành cho Đại tướng.”

    Một khi ở trong nước vẫn chỉ có một hệ thống truyền thông lề đảng với hàng trăm tờ báo và “đài”, với những tên sử da & trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ & những tên ký giả xã nghĩa chuyên nghề làm chứng gian bốc phét về Võ Nguyên Giáp, lừa dối người VN trong nước bị bưng bít thông tin, một khi những ai trong nước cất lên tiếng nói sự thật lại bị bắt giam, thì những “kính yêu” dành cho Võ Nguyên giáp chỉ là những kính yêu tục tĩu đầy mùi cống rãnh.

    Chỉ khi nào bọn cộng sản dám để cho mọi người VN trong nước & ngoài nước đuọc nói, viết, đuọc phổ biến cho công luận ở VN cùng biết những điều họ biết về tội ác của Võ Nguyên giáp, sau đó tùy nghi công luận đánh giá, chừng nấy những “kính yêu” nào đó, nếu còn, nếu có, mới là gọi là có.

    Trích:“Đây cũng là lòng yêu nước vậy.” (Thanh Lâm HaNoi says: 10/10/2013 at 04:22)
    Gọi những kính yêu tục tĩu cống rãnh dành cho VNG là “yêu nước”, tức là Thanh Lâm hà nội đã nhục mạ người dân VN, nhục mạ tổ quốc Việt nam vậy!

  3. DâM TiêN says:

    Khỉ dạy khôn người.

    Toubib Cường nhà ta vô cõi thiên thu, bị trưng dung
    làm hiền mẫu cho tù ta và luôn cho cán ngố, kể cho
    cán cái…khám thai (sướng nhá ! có xà bông rửa tay
    không đấy, mềnh tiếp viện cho…

    Toubib Cường tinh thông võ nghệ chiến trường,
    khi chích ,chỉ cần ấn cái mũi kim một cái, là vô, à,
    y như khi Toubib về phép 24 giờ gặp toubib gái vậy.

    Tên ý tá vườn cán ngố thấy toubib Saigon tiêm cái
    gì mà dốt thế. Y tá cụ Hồ dành lấy ống chích, lên
    lớp với toubib chiến trường Ngoan Đồng như “vầy”:

    – Anh kia, anh tiêm cái rì mà zốt thê. Phải cầm ống
    tiêm như thế lày lày…vỗ vài cái mông ( trắng hêu) của
    nữ cán bộ nghe đồm độp như thế lày lày… vỗ vỗ,,,
    rối bất ngờ cắm kim tiên đánh phập vààào !

    Chẳng biết toubib ‘ cải tạo” nhà ta bi giờ có hay học tập
    cách chích rêm ran như thế chăng là?

  4. CHARLATANT GỬI SIGMA says:

    Khổ quá,Qua cũng chẳng muốn nói đến chuyện chết chóc làm gì, thế nhưng chú em tò mò muốn biết Qua cũng nói sơ sơ để chú em biết mà rùng mình nghe . : nhiêu khê lắm, nhưng mà tư tội ra đi êm ái, chỉ như là một giấc ngủ …ngàn thu, chẳng đau đớn như xử bắn, xử giảo **… !? : xử tử hình một tội phạm bằng chích thuốc độc, gồm công đoạn, trước hết làm cho tử tội mê man bằng Pentobarbital, ( ta gọi là put …to sleep, y như giải phẫu ), khi tử tội hoàn toàn mê man, xong chích thêm Pancuronium Bromide làm tê liệt hết toàn bộ cơ bắp chỉ trừ tim hãy còn đập ( vì tim là một cơ phận autonome ), xong mới bồi thêm một liều Potassium chloride ( cực độc ) làm cho tim ngừng đập ngay, để kết thúc một mạng sống, ! Chú em chịu chưa ? .CHÚ THÍCH ** Khi xử trảm Anh Hùng Nguyễn thái Học, có một Bác Sĩ Pháp muốn nghiên cứu mới bảo NTHọc, tôi sẽ cầm đầu ông lên, nếu cảm thấy đau, ông chớp mắt cho tôi biết nghe, quả nhiên NTHọc chớp chớp mắt thật !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      2) – potassium manganate ( K2MnO4 ) rất độc, chỉ cần khoảng 200mg ( 0,2 gam khoảng 2 giọt ) có thể sau 20 giây đồng hồ làm cho hôn mê, rồi tim ngừng đập, tắt thở sau 30 giây ! . Thế thôi . (nguyên văn)

      Dear Charlatant,

      Sigma cũng như tôi, théc méc cái đoạn trên của ngài.

      Vậy xin trả lời thẳng vào vấn đề là, tài liệu trích dẫn từ đâu vậy ?

      Nếu có xin trưng ra làm hard proof, đừng lòng vòng mất thì giờ với các giai thoại vớ vẩn khác, nhất là giữa liệt sĩ Nguyễn Thái Học với bác sĩ Pháp vô danh tiểu tốt nào đó.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y Trị :-)

      TB
      Ở Vùng Đất Thấp khi muốn cho Euthanasia (An Tử) một bệnh nhân quá date, lắm bệnh và hết muốn sống; sau khi hội kíên với thân nhân và ông thày, tớ chỉ cần tiêm tĩnh mạch một liều cao Morphine là song việc. Íu có nhiêu khê như Ngài kể !
      Bọn gián điệp thì nó dùng Cyanure thật chóng vánh như trong phim hay trong truyện kể.
      Thực ra trăm phương ngàn cách cho người ta chết nhẹ nhàng hay đau khổ.
      Cứu sống con người ta mới khó hơn nhiều ngài ạ.

      • vybui says:

        Để cho ngài Charlatant khỏi ‘e ấp’, và vì sao không làm một cái “link” cho độc giả “về’ nguồn thì …”trong chốn nhân gian không thể hiểu”?(em Du tử lê ).

        Nguồn từ youtube mà báo VN dùng, cụ thể báo Gia Đình đăng lại, rồi Báo Mới ‘diễn giải’ nó thành văn bản, cũng có “link’ cuả youtube ,theo đó có 3 bước:
        1) Gây mê: dùng Sodium Thiopental(150-200mg) để ‘khai vị’, sau đó là tiếp bước 2 và 3. nếu dùng cỡ 5,000mg thì …đi luôn! point final!!!
        2) Làm tê liệt cơ bắp và thần kinh : dùng Pancuronium Bromide
        3)Cho tim ngưng đập: dùng Potassium chloride

        Tuy nhiên buớc thứ ba không nói rõ liều lượng, chỉ nói là ” được bơm với liều lượng chết người”! ( khoa học thế đấy, còn hai giọt hay .2mg thì sao?) Và tại sao không chì dùng potassium không thôi cho nó đỡ…tốn( như trong bài chủ của ông B/S bác Giáp và ngài Charlatant ủng hộ). Có ai biết xin chỉ giáo!

        Cũng giống như ngài Y Sĩ …trị cho toa, chỉ cần dùng một liều gây mê Sodium Thiopental cỡ 5,000 mg cho vô mạch là hồn lià khỏi xác, sao người ta lại phải ‘trình diễn’ 3 bước, bộ đó là nghi lễ à? Hay không đủ thuốc, hay tốn…? Cũng lại xin hải, nội chư quân tử chỉ giáo, đừng giấu nghề!

Leave a Reply to noileo