WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vĩnh biệt huyền thoại

Le_vieng_Dai_tuong_Vo_Nguyen_Giap

Nhìn dòng người xếp hàng chờ viếng Ông trên đường phố Hà Nội, gợi tôi nhớ đến hình ảnh người dân Bắc Hàn than khóc trong tuyết lạnh trên đường phố Bình Nhưỡng để chia tay với vị lãnh tụ kính yêu Kim Chính Nhật.

Tôi lớn lên ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đến tuổi đi bộ đội thì cuộc nội chiến đẫm máu Bắc – Nam kết thúc. Nhưng bất hạnh thay, chiến tranh vẫn không buông tha đất nước này. Thế hệ chúng tôi phải tham dự vào một cuộc chiến kế tiếp nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đảng gọi chúng tôi là “Quân tình nguyện”. Thế giới gọi chúng tôi là “Quân xâm lược”. Bốn năm trong đội quân do Ông chỉ huy, là khoảng thời gian đủ dài để tôi suy ngẫm về sự tàn bạo của chiến tranh và những trò đùa trên số phận con người.

Với tôi, cái lòng chảo Điện Biên chỉ là một vạc dầu oan nghiệt u mê, ấu trĩ, cuồng tín. Tôi sẽ gọi Ông là thánh nếu ông giành độc lập mà không cần phải có một Điện Biên Phủ hung tàn. Nhìn sang những quốc gia lân cận Ấn Độ, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Indonesia, người ta cũng giành độc lập mà không cần nhiều xương máu như Ông.

Bao nhiêu thế hệ trai làng quê tôi ra đi không trở lại. Có gia đình chết đến tám người con trai. Tuổi thơ của tôi ngập ngụa trong sợ hãi đớn đau, oán giận, khóc than. Nỗi kinh hoàng cứ ập đến mỗi gia đình hằng đêm khi nghe tin người thân của mình đã chết.Tôi căm ghét chiến tranh. Nhưng chiến tranh lại cứ liên miên.“Năm năm, mười năm, hai mươi năm, hoặc lâu hơn nữa…” Đất nước hoang tàn. Còn đâu là đời người, còn đâu là nòi giống.

Diễn văn nhận chức của Obama có nhắc đến Khe Sanh như một niềm tự hào về sự chiến đấu ngoan cường và lòng quả cảm của người Mỹ. Tết Mậu thân cũng không đủ bằng chứng người Mỹ đã thua trong trận đánh đẫm máu này. Người Mỹ đã nhận ra sự tàn khốc của cuộc chiến. Họ hy sinh lòng kiêu hãnh để cứu vớt mạng người. Đó là một quyết định khôn ngoan và nhân đạo. Lòng nhân đạo không chỉ dành cho những công dân Mỹ, mà cho cả chúng ta. Nếu họ không làm như vậy, thì có lẽ tôi sẽ không còn ngồi đây viết những dòng này.

Tôi đã học, đọc nhiều về thiên tài quân sự của Ông, nhưng có một câu hỏi đến nay tôi vẫn không tìm thấy câu trả lời. Năm giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, người Tầu đã dùng đến 15 quân đoàn, tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới có chiều dài khoảng 1500 km, xấp xỉ với khoảng cách từ Hà Nội đến Sài Gòn, nhưng Ông không hay biết gì. Phải chăng đó là một sỉ nhục của ngành tình báo do Ông lãnh đạo. Phải chăng đó là một sai lầm của Tổng tư lệnh mà Ông đang nắm giữ.

Ông rời quân ngũ, rời trận mạc đã lâu, vậy mà càng về già Ông càng hay mặc quân phục rất chỉnh tề, thậm chí nằm trên giường bệnh cũng mang quân hàm. Cả nước này, ai không biết Ông là tướng. Nhìn lon đại tướng bốn sao ông mang trên vai áo, nhìn những huân chương ông mang đầy ngực, tôi thấy hơi lố bịch và tàn nhẫn. Bởi những huân huy chương kia đồng nghĩa với giết chóc, máu lửa, tử khí, oan hồn.

Năm triệu người thiệt mạng để Ông khai sinh ra một chính quyền. Nhưng chính quyền của Ông lại tồi tệ hơn những chính quyền mà Ông đã khai tử. Liệu vong linh của những người đã chết có cho Ông được bình yên nơi chín suối.

Nhiều người rất mãn nguyện và nở mày nở mặt vì đám tang của Ông được đảng tổ chức trọng thị. Từng sợi tóc của Ông được chẻ làm tư để ca ngợi.  Quan tài của Ông lung linh qua những khải hoàn môn. Nhưng những người dân nước Việt được ông giải phóng vẫn đang vùng vẫy trong lầm than, oan ức, bất công, tủi nhục, đói nghèo.

Tôi đốt nén nhang lòng vĩnh biệt Ông. Vĩnh biệt những chiến công thật ra chỉ là huyền thoại.

© Đàn Chim Việt

Đọc bài cùng tác giả: Đừng bốc phét nữa

92 Phản hồi cho “Vĩnh biệt huyền thoại”

  1. Vân Nam says:

    Nghĩ mà tội cho bác Giáp.

    mình thì đeo giáp trụ,
    lưng còng …(bao) cao su,
    bọn Lừa thúc duới háng
    mau lên “đàì” đặt… khu !

  2. tonydo says:

    Mình đọc cả hai bài của bạn trẻ Trần Hồng Tâm, bài này và bài Đừng bốc phét nữa.
    Sở dĩ gọi bạn trẻ vì cả hai cùng cầm AK và Hồng Tâm đủ tuổi để vác khẩu súng này sau mình cả hơn chục năm.
    Mình khoái cả hai cái tiêu đề, Vĩnh biệt một huyền thoại và Đừng bốc phét nữa.
    Ngay lúc này rất nhiều dân chúng Hà Nội (không phải lính tráng và họ tự nguyện) xếp hàng để được vào thăm nhà tướng Giáp.
    Chắc bạn Tâm biết, trong chiến tranh, khi có một người can đảm lao vào kẻ thù và không may mắn được đi gặp Bác Hồ thì lãnh đạo phải rút ngay chiến binh này về Cứ để tặng cho anh ta danh hiệu Anh Hùng và sẽ sử dụng đồng chí này như một con “chim mồi” lôi kéo và làm gương cho các chiến sỹ khác. Và tự nhiên đồng chí này sẽ trở thành huyền thoại.
    Tất nhiên phải bốc phét lên một chút như, căm thù đế quốc giết hại đồng bào ta, hay làm theo lời Bác Hồ dạy, hoặc giải phóng đồng bào miền nam đang rên xiết dưới sự tàn ác của Mỹ Ngụy.v.v.
    Không hẳn chỉ có VN nhưng Nước nào cũng vậy, vì nếu kiếm Anh Hùng thật thì rất khó, nhiều khi phải qua thế giới bên kia mới có được.
    Cái mà hải ngoại chúng ta không kiếm ra được là: Huyền Thoại và chẳng ai có thì giờ nghe người khác bốc phét.
    Người ta đã cố gây dựng nhưng cho đến nay vẫn không có Huyền Thoại nào để có thể kông kênh thành lãnh tụ.
    Thế mới biết ở đời nói thật đã khó vì ngượng mồm, nhưng muốn nói phét và kiếm huyền thoại cũng không phải dễ.
    Chào Ex đồng chí.

    • Tien Ngu says:

      Tô ní Đồ ơi…

      Xin vui lòng đừng ca ngợi sự thành công nhờ…bốc phét.

      Bởi thành công nào bằng việc…giỏi bốc phét cũng biến con người thành….quái vật cả…

      Bốc phét quen thói, thành cái…tật. Không cách chi bỏ được.

      Xưa, kém…thông tin, bóc phét còn…ăn tiền. Nay, in tẹc na sô nan, í quên, in tẹc nét, thông tin chỉ…30 giây, là từ khắp nơi trên thế giới, về đến VN.

      Cho nên, hãi ngoại không ai chịu mần nà….huyền thoại để trỡ thành quái vật. Ngu sao?

      Tạo huyền thoại hãi ngoại để…đọ với huyền thoại Cộng láo à? Ấy nà một tư tưỡng hơi bị….quái…

  3. says:

    Tôi nghĩ bài này tuy ngăn nhưng hay hơn bài “Đừng bốc phét nữa” của cùng t/g rất nhiều, nó chân thực, nhân bản và sâu sắc. Tôi nghĩ miền Bắc cũng có nhiều người chân thực như tác giả nhưng có thể vì cầu an , muốn yên thân nên đành im lặng
    Tôi cảm phục t/g Trần hồng Tâm, một người can đảm và thành thực, xin t/g nhận nơi đây lòng ngưỡng mộ chân thành của tôi
    Một bài ngăn vỏn vẹn một trang giấy nhưng đã nói lên rất nhiều, đã mô tả quá đầy đủ quá khứ VN trong cơn máu lửa
    Nay đang sống trong một xã hội văn minh sung túc, tôi không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc xong bài này, tôi tự hỏi dân mình bị trời đầy hay sao mà khốn khổ đến như thế?
    Cám ơn BBT danchimviet đã lựa đăng được một bài ngắn qua’ hay, vô cùng phong phú.
    Thanks

    • BUILAN says:

      Xin chút đất cuả bạn
      Góp tiếng noí đồng tình
      Nôĩ đau tận xương tũy
      Bao OAN HỒN hy sinh !!!

      :Bao nhiêu thế hệ trai làng quê tôi ra đi không trở lại. Có gia đình chết đến tám người con trai. Tuổi thơ của tôi ngập ngụa trong sợ hãi đớn đau, oán giận, khóc than. Nỗi kinh hoàng cứ ập đến mỗi gia đình hằng đêm khi nghe tin người thân của mình đã chết.Tôi căm ghét chiến tranh. Nhưng chiến tranh lại cứ liên miên.“Năm năm, mười năm, hai mươi năm, hoặc lâu hơn nữa…” Đất nước hoang tàn. Còn đâu là đời người, còn đâu là nòi giống.

      Như một lời AI ĐIẾU đầy máu và nước mất !
      THẬT, RẤT THẬT Không phải KHÓC tường GIÁP
      Mà là khóc cho những người đã CHẾT vì ông và cho ông !!!

      “Diễn văn nhận chức của Obama có nhắc đến Khe Sanh như một niềm tự hào về sự chiến đấu ngoan cường và lòng quả cảm của người Mỹ. Tết Mậu thân cũng không đủ bằng chứng người Mỹ đã thua trong trận đánh đẫm máu này. Người Mỹ đã nhận ra sự tàn khốc của cuộc chiến. Họ hy sinh lòng kiêu hãnh để cứu vớt mạng người. Đó là một quyết định khôn ngoan và nhân đạo. Lòng nhân đạo không chỉ dành cho những công dân Mỹ, mà cho cả chúng ta. Nếu họ không làm như vậy, thì có lẽ tôi sẽ không còn ngồi đây viết những dòng này.

      _ VÀ Số phận tôi cùng những người (còn sống) xếp hàng VIẾNG, TIỄN… thậm chí còn”KHÓC”những tên TỘI ĐỒ làm tanh banh đất nước ! Làm băng hoại suy đồi, LY TAN dân tộc ! …. cũng vậy thưa bạn !!!

      Kính nguỡng phục tác giả đã noí lên tiếng noí cuả lương tri, thay cho bao nhiêu gia đình nát tan đau khỗ, hệ lụy đến nhiều đời ! Cảm phục ý, lời COMs cuả chình bạn , cùng nhiều bạn tương tâm !!!

      “Nêú ta (?) thực sự thương xót đất nước nầy, thương xót cái dân tộc nầy, thì phaỉ gọi sự việc bằng đúng tên gọi cuả nó” (Trần văn THỦY)

  4. quang phan says:

    Tác giả Trần Hồng Tâm – “….Bởi những huân huy chương kia đồng nghĩa với giết chóc, máu lửa, tử khí, oan hồn “ . Trích.

    Trần Văn Loan – “Tính cho đến chiều tối ngày 12 tháng 9 năm 1972, Đại Đội 5 Trâu Điên đã hoàn toàn làm chủ tình thế Trung tâm Thị xã Quảng Trị. Trong số những tử thi Bắc quân có thi hài của Thiếu Uý Chính trị viên Đại Đội tên Lê Chính với quân hàm và huy chương ” quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ” do Thượng Tướng Song Hào- Thứ Trưởng Quốc Phòng -ký còn nguyên nẹn. Trong balô của tên chính trị viên Đại Đội này có một lá thư của Bà Mẹ mới từ Bắc gởi vào ” Mẹ gởi cho con một bộ quần áo Trung quốc để con mặc vào cho ấm, lại thêm cài đồng hồ vàng Polzov của anh cả con từ Liên Xô gởi về cho con. Con quyết tâm khắc phục đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để sớm về thăm Mẹ nghe con! ” Lại có một lá thư đang viết dở dang ” Mẹ ơi mấy hôm nay pháo bầy nhiều quá, các đồng chí đã lần lượt ra đi và không biết khi nào đến phiên con đây???…”

    ( “Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC VNCH Và Mặt Trận Thị Xã Quảng Trị Năm 1972 “ – Mũ xanh Trần Văn Loan )

  5. Có người bảo ,con trai của ổng đang làm kinh doanh du lịch ở đây.
    Nên mang bố đến chôn chỗ không dấu chân người này để câu khách.

    Thưa rằng : Business chỉ là giai đoạn .Nhà cửa , gia đình ở Hà Nội mới là lâu dài .

    Một ngày nào đó ,Business ở đấy không còn khá nữa , thằng con move đi chỗ khác , ông bố sẽ hương tàn nhang lạnh . Người hâm mộ ông thì xa quá , đường xá khó khăn , chả ai thăm viếng .

    Viễn tượng thấy vô cùng thê thảm

  6. nghienphan says:

    Cảm ơn tác giả, bài viết ngắn gọn nhưng quá đầy đủ về một nhân vật vừa nằm xuống.

  7. Tôn Vân Anh says:

    Bài này hay, chừng mực, rõ ràng, dứt khoát. Vừa đủ cho lễ tang.

  8. Mai says:

    Viết quá hay và rất chân thật. Hàng vạn người tiển đưa tướng Giáp chứ không phải hàng triệu người dân Việt. Cả hàng triệu dân vẫn quyền rủa bọn hung thần Cs, chết đưa nào mừng đứa đó.

    • le xuyen tam says:

      tôi ncùng ý kiến với bạn bọn chúng đang diển trò hề nhân dân khóc lảnh tụ trên tài cả thằng cs triều tiên man rợ

  9. Đại Tá says:

    Đề nghị các đồng chí công an mạng, theo dõi và cho bắt khẩn cấp thằng phản động này.
    Đại Tá

  10. Bắc kỳ di cư says:

    Nếu một bên cứ tiếp tục đi suy tôn các cựu lãnh tụ CS thì cũng như lấy dao xoáy vào vết thương của dân tộc. Như vậy làm sao có thể Hòa giải và đoàn kết được đây. Kiếm một cái xó xỉnh nào đó để chôn mấy cái xác bất nhân này để không ai nhắc đến nữa thì có tốt hơn cho đất nước không?
    http://chauxuannguyen.org/2013/10/09/tuong-vn-giap-chi-la-anh-hung-cua-csvn-va-khoi-xhcn/#more-146015
    Tướng VN Giáp chỉ là anh hùng của CSVN và khối XHCN
    Trích Nhà báo Trần Nhật Phong trong bài Tình cảm yêu và ghét với Tướng Giáp đăng trên mạng BBC: Đối với nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, họ đều kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ xem ông là biểu tượng tự hào của Việt Nam, cho rằng ông “đánh bại hai cường quốc” của thế giới.
    Xin trình bầy một quan điểm khác biệt của VKHN (Việt Kiều Hải Ngoại) cũng như của phần lớn dân miền Nam, nhân sự ra đi của tướng Võ Nguyên Giáp. Tựa đề có thể dùng để diễn tả loại cẳm nghĩ này là: Một con khủng long đã ra đi “A dinosaur has gone”. Trong văn hóa tây phương chữ “dinosaur” được dùng theo nghĩa bóng (sens figuré) để chỉ một ” cổ vật hiếm hoi” (nói cách khác: là một đại thụ), nhưng ở đây nó có thêm một nghĩa nữa là ông phải chịu trách nhiệm về hơn ba triệu rưỡi người VN đã bị chết trong cuộc nội chiến Quốc/Cộng. Ông dùng chiến thuật Biển người học lại của Mao Trạch Đông.
    Để làm so sánh có thể nêu chiến thuật cũng có thể gọi là Biển người nhưng “bất bạo động” của thánh Gandhi bên Ấn độ. Lúc đầu lính Anh còn bắn để đàn áp nhưng sau thấy lớp này ngã xuống thì lớp sau tiến lên, cứ thế mà xác được chất thành từng lớp làm họ cẳm thấy bị chùn tay và rợn người không dám bắn nữa sinh ra bỏ chạy, thành rút cuộc không những dân Ấn chả chết bao nhiêu mà còn giành được độc lập rất sớm (1947). Cách của ông Giáp là cách Biển người với súng ống gây giết chóc cho chính đồng bào của mình nhưng lại chỉ giành được một sự độc lập có thể nói là “hão huyền” vì đại đa số dân chúng ở VN hiện nay vẫn còn chưa có được cơm no áo ấm và tự do dân chủ, còn Tổ quốc thì vẫn còn đang bị Trung cộng khóa cổ. Nói cách khác độc lập mà thánh Gandhi giành đem lại cho dân Ấn là độc lập ” thứ thiệt và chân thật” chứ không phải thứ “hữu danh” như của Đảng CS của ông Giáp đem lại cho nhân dân VN.

Phản hồi