WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng Quốc đêm đông

cuoc

Tâm tưởng của những nhà thơ, nhà văn thật vô cùng phong phú, từ tiếng kêu của con chim Cuốc trong đêm hè tĩnh mịch mùa hạ, tiếng kêu lâm li buồn thảm, kêu đến khàn giọng. Những ngoài bút của những nhà thơ, văn, đã đem hồn Thục Đế phổ vào tiếng chim Cuốc:

Bà Huyện Thanh Quan, qua đèo Ngang chạnh nhớ nhà Lê:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Đứng trước thành Cổ Loa suy tàn, đỗ nát quạnh hiu cụ Chu Mạnh Trinh, cũng mượn tiếng Cuốc để cảm thán:

… Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải Cuốc kêu thâu

Nghe tiếng chim Cuốc kêu, của mỗi tác giả, đều có một giai điệu buồn khác nhau, tuy tựu trung chất chứa một tâm sự hờn vong quốc. Song với cụ Nguyễn Khuyến có phần dè dặt hơn, có câu thẩm vấn, để tâm trạng lịch sử gắn liền với thực tế.

Mở đầu bài thơ cụ giới thiệu tiếng Cuốc kêu

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,

Giọng lửng lơ, cơ hồ lên nửa chừng, gieo vào chốn không trung màn đêm, lan tỏa ra mọi miền, đi vào chốn sâu thẳm trần gian. Tuy nhiên Thục Đế, tức Đỗ Vũ, nhân lúc nhà Chu suy yếu tự xưng đế, tính hoang dâm vô độ, thông dâm vợ cận thần Biết Linh, vì vậy mới mất ngôi báu.

Dù sao cũng một vị vua, không phải tên tiểu tốt vô danh, khi chết sử sách khi rành rành, nhưng tác giả xếp hạng dưới mức bình dân, buông câu hỏi rất thờ ơ:

“Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ”

Hỏi bâng quơ cho vui, hỏi mà không cần đặt dấu hỏi cuối câu, chứng tỏ hỏi nhưng không cần biết!

Đúng vậy, vua hay tướng, sống vô tích sự, chưa nói có hại cho quốc gia, thì sống hay thác cũng như nhau.

Dù câu 3, câu 4 rất não nùng:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

Tiếp đến cụ Nguyễn Khuyến đặt một nghi ngờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi?

Sự nghi ngờ đã ần hiện câu trả lời, Đỗ Vũ nhớ gì nước non? Chỉ nhớ gái đẹp, chân dài, tiếc của, tiếc ngai vàng. Dân với nước, đối với Đỗ Vũ không phải là điều chính.

“Đứng gọi” một thực thể, “nằm mơ” điều huyễn hoặc phi thực tế. Câu trên hỏi, câu dưới cũng câu hỏi, cả hai câu đều có đặt dấu hỏi, song câu dưới thực chất để trả lời, sự trả lời có tính mỉa mai, có chút châm biếm:

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

Nhà vua có cả một triều đình, một bầy tôi, và thần dân ở đâu, mà bẽ bàng và cô độc thế này?

Ban đêm ròng rã kêu ai đó?

Làm vương, làm tướng, không biết yêu dân thương nước, đến chết cũng không cùng ai tâm sự, tiếng kêu nghe lạc điệu và lẻ loi.

Thục Đế, chẳng thiết tha gì tới dân tới nước, sao lại mang hồn của ông ta phổ vào tiếng chim Cuốc kêu mùa hạ?

Chim Cuốc kêu vào lúc đầu mùa Hạ, cuối mùa Xuân.

Cuộc chiến Việt Nam, kể từ sau tết Mậu Thân, cứ độ sắp tàn đông chuẩn bị vào Xuân, khắp đó đây văn thơ nhớ Huế.

Nhớ Huế điêu tàn đổ nát.

Nhớ Huế với hàng ngàn người dân vô tội, bị Cộng Sản Bắc Việt vùi thây dưới những hố hầm tập thể.

Trong vô vàn văn thơ này, tác giả Liên Thành, trình bày cặn kẻ nhất, thết tha nhất với thời cuộc, với chế độ. Đọc những gì ông Liên Thành viết về Huế Mậu Thân, người đọc có cảm tưởng ông đang uất nghẹn, từ dưới cùng tầng địa ngục, trong hai hốc mắt của ông vằn lên những tia máu lửa. Tầng địa ngục ở đây không thuộc về phạm trù đạo đức, địa ngục ở ngay trên thế gian này, địa ngục được tạo bởi “bạn” và những cấp chỉ huy hời hợt, vô trách nhiệm. Hơn thế nữa cấp chỉ huy trực tiếp của ông, chính là tên Cộng Sản nằm vùng Đoàn Công Lập, trưởng ty Cảnh Sát Thừa Thiên – Huế!

Uất nghẹn, tức tưởi chẳng những vì đồng bào Huế bị giết oan, bởi quân CS khát máu, mà còn vì một đội quân tinh nhuệ, hăng say chiến đấu, được tôi luyện đầy đủ, nhưng lơ là vì cấp chỉ huy hời hợt TIN BỌN CỘNG SẢN THỰC BỤNG HƯU CHIẾN!

Và anh “bạn đồng minh” án binh bất động.

Tin quân thù trong lúc chiến đấu, điều này nên nguyền rủa ai? Ông Liên Thành qúa biết điều này, chính vì vậy từ tận cùng hố thẳm địa ngục, đôi mắt Liên Thành ngời lên sắc máu.

Giá như một vị Sĩ Quan chỉ huy có toàn quyền bảo vệ Huế, trong thời điểm này, cho Thông Tin đi loan báo tin mừng hưu chiến. Mặt trong siết chặt hàng ngũ, không một quân nhân nào rời đơn vị, súng đạn lau chùi cẩn thận, lựu đạn trong tầm tay với, mìn claymore kiểm tra thay bin mới, công sư, hầm hố trùng tu tới mức. Tất cả hờm tay súng chờ đợi bọn hưu chiến tới làm con thiêu thân.

Bọn CS tràn vào Huế dễ dàng, vì chúng ta không chịu làm điều đơn giản nói trên.

Cơn uất nghẹn của Liên Thành, trào ngược về trước đó nhiều năm: Vốn một Phật Tử thuần thành, sinh ra lớn lên tại Huế, đi lính, làm phó rồi trưởng ty Cảnh Sát Huế, tác giả Liên Thành qúa biết chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, không hề đàn áp Phật Giáo, bị “bạn” vu cáo, bị quân thù rao truyền, cái nùi tóc rối “đàn áp Phật Giáo” không gỡ ra được. Cho đến khi “bạn” được toàn quyền ào ạt đổ quân vào Việt Nam, “bạn” đã phá thối nát chính sự Miền Nam, cứ năm ba tháng một chính phủ, vài ba người họp với nhau thành chính phủ. Trong tác phẩm Đôi Dòng Ghi Nhớ, trang 2-68 tác giả Phạm Bá Hoa, viết:

“Tại nhà riêng của Tr Tướng Nguyễn Khánh, với sự có mặt Tr Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tá Cao Văn Viên, một người Việt Nam, thuộc hạ thân tín của Nguyễn Khánh và một người Mỹ.

Vào cuộc họp ông Khánh nói trước, như một chủ tọa:

- Thôi mọi việc xong rồi, bây giờ anh Khiêm làm đi.

Nói xong ông chìa ra nụ cười thật là gian trá, nếu không nói là đểu.

- Phần tôi đến đây là đủ rồi, tôi không làm đâu. Hay là anh Viên nhận đi.

Tr Tướng Khiêm tay phải gỡ kiến xuống, tay trái lau kiếng, cùng lúc xoay qua Đại Tá Viên nói như vậy. Đại Tá Viên vẫn nụ cười không hết miệng:

- Thôi các anh làm đi, ai cũng được mà, còn phần tôi đến đây là xong. Tôi vẫn ở lữ đoàn Dù với anh em của tôi.

- Các “toa” không nhận thì “moa” đành nhận thôi.

Tr Tướng Khánh cười khoái trá khi nói xong câu ấy.

Tr Tướng Khánh “nhận lời” ở đây là nhận chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và Thủ Tướng Chánh Phủ đấy” (Hết trích)

Sự ra đời của chính phủ, tệ hơn chức Liên Gia Trưởng!

Nguyễn Khánh nhảy tung lên sân khấu tấu hài vung vít, một tên hề mạt hạng. Cứ thế ghế quốc trưởng miền Nam, tội nghiệp như ghế đá công viên, ai rảnh đặt đít ngồi thử, rồi đứng lên đi làm … đại sứ. Mãi đến 12 giờ trưa ngày 31 tháng 10 năm 1967 ông Nguyễn Văn Thiệu lên nhậm chức Tổng Thống VNCH, tính tới tết Mậu Thân 1968, chính phủ ấy mới vừa thôi nôi.

Ông Thiệu, ông Khiêm, trước đó 4 năm (1963) đều là “những nhà cách mạng”!! A tùng với Dương Văn Minh “giựt sập nhà Ngô” phá hủy toàn bộ Ấp Chiến Lược, giết hết những tài năng biết chống Cộng, có thành tích chống Cộng ngang trời, thả hết tù Cộng.

Liệu một thành phần chính phủ như vậy, có phải là đối thủ với Hồ Chí Minh và đảng CSVN?

Sau trận Ấp Bắc Nguyên Sa Trần Bích Lan, nhà thơ, cũng là giáo sư Triết, hỏi TT Ngô Đình Diệm:

Tại sao chính phủ không đổ quân thật hùng hậu để tảo thanh Việt Cộng?

TT Diệm: Mình đổ quân nhiều, đối phương phải tăng viện, khiến hai bên phải chết chóc, ích gì? Bản chất cuộc chiến này, nó là như vậy. (Tôi ghi đại khái, theo trí nhớ)

Lúc đó Nguyên Sa, nghĩ rằng TT Diệm ngụy biện, về sau nghiệm thấy qúa đúng.

Đệ I Cộng Hòa, lệ thuộc vào Mỹ, và cố gắng tự cường, để thoát ra khỏi sự nhờ vả

Đệ II Cộng Hòa, không thể có lộ trình hy vọng như Đệ I CH.

Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh đổ cả nửa triệu quân vào chiến trường miền Nam, khiến chính nghĩa giữ nước bị lu mờ, lửa chiến tranh càng dâng cao, chết chóc càng thảm khốc. Vâng sự tiên liệu của một chính trị gia, của một nhà lãnh đạo xứng đáng bậc thầy.

Tiếc thay phải bị vùi thây, trước một “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa.” Nguyên văn lời TT Johnson. Mướn bọn côn đồ là Mỹ, nguyền rủa chúng nó, không phải thân nhân của cố TT Ngô Đình Diệm, không phải những cận thần, thân thích của chế độ, người dân Việt Nam bàng hoàng chưa nghĩ được câu nào đích đáng hơn, may thay có TT Johnson nói hộ.

Uất nghẹn Liên Thành cũng là đây.

Thục Đế oan ức nào, mất mát gì mà đêm hè than thở?

Huế – Mậu Thân, mất vào tay CS non một tháng, với hơn 5000 ngàn người dân vô tội bỏ mình dưới bàn tay sắt của bọn vô tổ quốc, vô nhân tính. Để rồi thêm một lần nữa Huế cùng chung phận số cả nước đi vào đêm đen của lịch sử, đưa cả nước trở lại thời kỳ Bắc thuộc đau thương.

Lớp của Liên Thành già yếu, còn sách vở để than thở, tỏ bày uất nghẹn, chín chục triệu dân Nam, chỉ cần mở miệng nói: “Hoàng Trường Sa của Việt Nam” lập tức máu toe tràn mặt…

Cứ gì ngày với đêm, Xuân với Hạ, nghĩ tới nước non lòng đau quặn thắt, tiếng kêu đâu chỉ có bi thương, nước mắt giàn giụa, đỏ ối một màu máu. Riêng về buổi tàn Đông tiếng Cuốc kêu của hàng vạn, hàng triệu triệu con người hiền lương là nạn nhân oan khiên của chế độ Cộng Sản, chứ Thục Đế, Đỗ Vũ nào có gì phải than khóc, kêu la…

© Ông Bút

© Đàn Chim Việt

 

1 Phản hồi cho “Tiếng Quốc đêm đông”

  1. Hoàn Vũ says:

    “Ngòi bút” chứ không phải “ngoài bút” ông ơi! Văn với chương!

Phản hồi