WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài chuyện cười Xã Hội Chủ Nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng China & USA. Nguồn: dongsongxanh blog

Viết về nền văn học Việt Nam từ năm 1954 đến ngày nay, mà không đề cập đến văn chương truyền khẩu của dân chúng là một thiếu sót, thiếu sót lớn.  Tại sao?

Đơn giản như đang giỡn, chỉ vì chế độ cộng sản là chế độ toàn trị, đàn áp và vi phạm nhân quyền tập thể một cách thô bạo và có hệ thống từ khi cầm quyền lần đầu năm 1945, rồi sau đó cầm quyền ở Bắc Việt năm 1954, cho đến khi cầm quyền trên toàn cõi Việt Nam năm 1975.

Nhà cầm quyền CSVN quản lý chặt chẽ mọi sinh hoạt xã hội, quản lý hết mọi thứ, từ A đến Z, kể cả những ý nghĩ còn nằm trong đầu của người ta, chứ chưa cần thể hiện thành hành động.  Có câu chuyện kể rằng sau năm 1954, hai viên công an cộng sản A và B đang đi tuần tra trên đường phố Hà Nội.  Hai tên nầy thấy một nhóm dân chúng đói khổ từ vùng nông thôn đang có cải cách ruộng đất, tìm về thành phố ăn xin.  Tên A hỏi tên B: “Dân chúng đi ăn xin như thế, đồng chí nghĩ gì?”.  Tên B lo ngại, sợ tên A theo dõi tư tưởng của mình, liền cười cầu tài và trả lời: “Tôi nghĩ cái điều mà đồng chí đang  nghĩ.”  Ai cũng tưởng câu trả lời như thế là hết sức khôn khéo, không ngờ tên A quay qua tên B, mở còng số 8, và gay gắt nói: “Thế thì tôi phải bắt đồng chí để báo cáo cơ quan, đồng chí tỏ ra thiếu kiên định lập trường giai cấp.”

Thế đấy, chế độ cộng sản kiểm soát ngay cái điều người ta suy nghĩ trong đầu và không dám nói ra thành lời, thì đố ai mà dám đăng báo, in thành sách vở, và chỉ còn cách kín đáo truyền khẩu với nhau mà thôi, cho đỡ tức.  Thêm nữa, ngay khi vừa về Hà Nội ngày 15-10-1954, Hồ Chí Minh đưa ra một số quy định nghiêm cấm báo chí trong tháng 10-1954, đại để là: “Không được chống chính phủ và chế độ; không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn; không được nói xấu các nước bạn; không được tiết lộ các bí mật quân sự; không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục“.(Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, tr. 31.)

Một lãnh tụ cộng sản khác, ủy viên Bộ chính trị đảng Lao Động (LĐ), Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã quy định công việc cho văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản như sau: “Văn nghệ sĩ phải thừa nhận rằng văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ đường lối chính sách của đảng.  Văn nghệ sĩ phải trung thành với lý tưởng cộng sản và đấu tranh không mệt mỏi cho chủ nghĩa xã hội.  Văn nghệ sĩ bằng hoạt động văn nghệ và hoạt động xã hội của mình cần luôn luôn phấn đấu để tăng cường sự lãnh đạo của đảng, củng cố lòng tin của quần chúng đối với đảng, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin…” (Tuyển tập Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, tr. 24.)

Có lẽ quý độc giả đều biết rằng Trường Chinh Đặng Xuân Khu đã từng là kẻ tổng chỉ huy cuộc cải cách ruộng đất đẵm máu trong hai năm 1955-1956 tại Bắc Việt, giết hại khoảng 172,000 người. (Con số do chính cộng sản đưa ra.)  Đặng Xuân Khu là người đã lập thành tích bất hủ, khó có người Việt Nam bình thường nào làm nổi, được dân chúng ghi lại trong một câu đối dân gian truyền khẩu: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. / Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.”

Lúc đó, có người hỏi Đặng Xuân Khu rằng, như vậy là “cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?”  Trường Chinh sửng sốt trả lời: “Anh nói sao?  Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.“  (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc Hội, tr. 275.)  Chuyện như đùa.

Từ đó, chẳng có ma nào dám viết gì ngoài chỉ thị, chính sách của đảng, đến nỗi có người đương thời đã phát biểu: “Hai năm hòa bình, chúng ta thấy nhiều nhà văn (trước kia) có tài, (ngày nay) bị buộc chặt vào địa vị, bằng những sợi lụa có tẩm độc.  Tác phẩm của họ (ngày nay) chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn, thông cáo…” (Hoàng Văn Chí trích dẫn, tt. 11-12.)  Một trong những văn sĩ nổi tiếng lúc đó là Nguyễn Tuân, đã chua chát tuyên bố: “Tao còn sống đến bây giờ là còn biết sợ! “ (Tuyển tập Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, tr.20.)

Vì sợ, không ai dám viết bất cứ điều gì ngược lại với đảng LĐ, nên người ta quay qua truyền miệng với nhau những đề tài cấm kỵ, giải tỏa nỗi lòng.  Có kẻ nào đó đã nói: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.”  Điều nầy là chân lý, nhưng đó là chân lý chính trị.  Còn chân lý văn chương là: Ở đâu có áp bức, ở đó có chuyện tiếu lâmỞ đâu áp bức càng mạnh, ở đó chuyện tiếu lâm càng nhiều. Vì vậy, chuyện tiếu lâm Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhiều vô số kể, bởi vì tiếu lâm giúp giải tỏa những ẩn ức chồng chất trong tâm thức của dân chúng trước những bất công xã hội, những đàn áp bóc lột của chế độ cộng sản, đồng thời tiếu lâm là võ khí duy nhất của kẻ yếu đối kháng với cường quyền, độc tài, độc đảng, toàn trị hiện nay ở Việt Nam.

Nhờ thế, kho tàng văn chương truyền khẩu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được mở rộng, đón nhận những chuyện tiếu lâm rất phong phú, qua hai hình thức văn vần như vè, câu đối, ca dao, thơ; và văn xuôi kể chuyện, thuật lại những chuyện hài hước, châm biếm chế độ xã hội chủ nghĩa và đảng LĐ.

Đề tài chính của nền văn chương truyền khẩu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là chính trị đối kháng, vì đề tài nầy hoàn toàn bị cấm đoán, không được thảo luận để cải tiến, nên người dân mới phổ biến qua chuyện tiếu lâm để châm biếm, lên án.  Tuy chỉ xoay quanh chuyện chính trị, nhưng những câu chuyện lưu truyền trong dân gian thật muôn hình vạn trạng, như những chùm pháo bông rộ nở trên bầu trời Bắc Việt trước 1975 và trên toàn cõi Việt Nam sau năm 1975.

Thật khó mà ghi lại một cách có hệ thống toàn bộ nền văn chương truyền khẩu Việt Nam từ 1954 trở đi, nhất là người viết không chuyên môn về ngành văn chương.  Những bài văn vần dễ thuộc, dễ nhớ và đã có nhiều người viết.   Bài nầy chỉ xin ghi lại vài câu chuyện nghe biết được trong thời gian hai mươi năm sống dưới chế độ cộng sản, theo các đề tài thời cuộc.

Đầu tiên hết là phải nói đến đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD), rồi đảng Lao Động (LĐ) là đảng cai trị chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH).  Khi nói đến đảng CSĐD hay đảng LĐ là phải nói đến viên bí thư, là người lãnh đạo các đảng bộ đảng LĐ.

Chuyện kể về nguồn gốc chức “bí thư” như sau:  Vào thời nhà Nguyễn, có một sứ bộ Việt Nam sang thăm Trung Hoa.  Vua Nguyễn gởi tặng vua Thanh 50 con khỉ trắng.  Đi giữa đường, một con khỉ bị chết.  Sứ bộ không biết làm sao, đành tìm một con chó nhỏ cùng màu trắng, bỏ vào cho đủ 50 con như trong thư mà vua Nguyễn đã báo cho vua nhà Thanh.  Khi trình diện đàn khỉ trước triều đình Tàu, vua Thanh rất thích thú, nhưng lại thấy có một con khác với 49 con kia.  Con nầy không chịu ăn chuối, là món khỉ thích nhất, do vua Thanh ban cho.  Vua Thanh liền tò mò hỏi sứ thần Việt.  Sứ thần Việt xác nhận đây là con khỉ đặc biệt, cách ăn uống của nó cũng khác với các con kia.  Nó không thích ăn trái cây như mấy con kia mà chỉ chuyên ăn đồ dơ, kể cả đồ dơ do người thải ra.  Vua Thanh hỏi: “Con đó là thứ gì trong đoàn mà lạ lùng vậy, ăn cả những thứ dơ bẩn nhất?”.  Sứ thần không biết nói sao, đành thưa rằng: “Con vật chuyên ăn đồ dơ đó lá bí thư đoàn.  Chỉ có bí thư mới ăn dơ mà thôi.”  Từ đó, phát sinh chữ bí thư đoàn, bí thư đảng.

Ai cũng biết bí thư là chức vụ đứng đầu trong ủy ban đảng bộ, còn gọi là đảng ủy các cấp của đảng CS.  Đảng ủy là đề tài của một câu chuyện khác.  Người ta kể rằng trong một phi vụ hỗn hợp, một chiếc phi thuyền lạc vào một hành tinh lạ.  Phi hành đoàn gồm một người Mỹ, một người Nga và một … Việt cộng (VC).  Ban lãnh đạo của hành tinh lạ nói rằng họ sẽ giúp cho phi hành đoàn trở về trái đất nếu mỗi người nói cho họ biết một chuyện đặc sắc ở các xứ của phi hành đoàn.  Người Mỹ khoe rằng xứ của họ có hỏa tiễn liên lục địa rất mạnh.  Ở đất Mỹ có thể bắn qua bên nước Tàu được.  Người Nga khoe rằng nước của ông ta có xe tăng mạnh nhất thế giới.  Xe tăng Nga đã chống lại hữu hiệu các cuộc tấn công của Đức Quốc Xã, và nhất là đã giúp Bắc Việt tấn công Nam Việt trong cuộc chiến vừa qua.

Ban lãnh đạo hành tinh khen hai nhà phi hành Mỹ Nga đều nói chuyện hay, sẵn sàng cho về trái đất, nhưng phải đợi tên VC.  Bí quá, không biết nói chuyện gì, tên VC khoe rằng ở cái xứ của y, điều đặc biệt nhất là có “đảng ủy”.  Nghe đến hai chữ “đảng ủy”, ban lãnh đạo hành tinh lạ chẳng biết là cái giống gì, bèn họp quốc hội lại để thảo luận.  Sau một tuần làm việc, quốc hội cũng chẳng biết là cái gì, nên mời tên VC tới hỏi.  Tên VC trả lời liền: “Đảng ủy là cái đó đó, cái mà cứ thảo luận hoài chẳng ra cái thể thống gì cả, cuối cùng lãnh đạo quyết định mọi việc, khỏe re.”

Nói đến lãnh đạo đảng LĐ, lại có một chuyện mà không thể quên được:  Trong một chuyến chuyên cơ, chở những nhà lãnh đạo VNDCCH đi công tác.  Viên chủ tịch họ Hồ móc trong túi ra một tấm giấy 100 đồng, bèn nói với bộ Chính trị: “Bây giờ  Bác quăng tờ giấy nầy xuống đất, sẽ có một người hạnh phúc nhờ lượm được tờ giấy nầy.”  Viên bí thư thứ nhất họ Lê can: “Bác nên đổi tờ trăm thành hai tờ 50, sẽ có hai người hạnh phúc, tốt hơn.”  Viên chủ tịch quốc hội nói: “Khoan đã, theo tôi thì đổi thành 5 tờ 20, sẽ có những 5 người hạnh phúc.”  Phạm thủ tướng lẹ làng tiếp lời: “Tôi làm thủ tướng lâu năm, chuyên  quản lý chuyện kinh tế tài chánh, tôi đem sẵn tiền đây, đề nghị đổi 10 tờ 10 đồng, thì sẽ có 10 người sung sướng, có phải hơn không?”  Viên phi công ngồi nghe bộ tứ lãnh đạo đảng LĐ bàn tán sôi nổi, mới nghĩ trong đầu: “Nếu tôi làm được, tôi quăng cả bốn người xuống đất, chắc chắn toàn dân hạnh phúc.

Những câu văn vần về các nhà lãnh đạo trên cũng khá phổ biến.  Hồ Chí Minh để râu dài.  Dân chúng VNDCCH mua vải cung cấp hằng năm không đủ may áo quần, nên than rằng: “Mỗi năm vài thước vải thô, / Làm sao che được bác Hồ hỡi ai?”  Vài thước vải thô dùng may áo thì không đủ may quần, nên đàn ông đàn bà đều đành phải loài râu bác Hồ.  Ngưòi ta còn kể rằng, có một ngưòi đàn ông khỏa thân làm mẫu ở trường hội họa.  Ông nầy rất hâm mộ Kút-Xếp và Ken-nơ-đi, nên vẽ hai bên bắp vế hình hai lãnh tụ nầy.  Nhìn người mẫu để vẽ, có một học sinh đã ứng khẩu hai câu thơ: “Kút-xếp với Ken-nơ-đi / Ở giữa lại chính là Hồ Chí Minh.”

Khi Hồ Chí Minh chết (2-9-1869), Tôn Đức Thắng lên thay làm chủ tịch VNDCCH.  Nguyễn Lương Bằng được đảng LĐ chỉ định làm phó chủ tịch nước.  Dân chúng có câu đối tặng hai người nầy rằng:  “Bác Lương Bằng, mấy thằng lương bằng lương bác. / Ông Đức Thắng, nhiều đứa đức thắng đức ông.”

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Vài chuyện cười Xã Hội Chủ Nghĩa”

  1. N.Q.L says:

    Khi mà ở nước ngoài một Đảng viên ĐCS được xem = 1 thằng lưu manh. Thì ở trong nước người dân phải ca một nhóm độc tài, băng Đảng hút máu mình là cha, là mẹ.
    Phải nhồi sọ vô đầu ‘lý tưởng xã hội CN nhưng không rõ thứ đó là gì.
    Mong người VN, TQ tỉnh ngộ. Việt Nam ta nhân tài hào kiệt đầy đủ cả nhưng chắc thiếu mấy trò hề này đây. Hic

  2. Trần Tíến says:

    Chuyện kể rằng Quốc Hội Việt Nam họp , Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng đề nghi đại biểu các tỉnh thành kết nghĩa với nhau để tăng tình đòan kết. Các Đại biểu đề nghị:
    Hà Nội + Nam Định + Ninh Bình kết nghĩa . Gọi là ……. Hà Nam Ninh
    Cả Hội trường vỗ tay đồng ý. Tiếp theo là
    Bình Định + Quảng Trị + Thừa Thiên kết ghĩa . Gọi là ……. Bình Trị Thiên
    Cả Hội trường vỗ tay đồng ý. Tiếp theo là
    Kontom + Pleiku + Đắc Lắc kết lại thành ………….
    tòan đại biểu gãi đầu bế tắc …. Kon Ku Lắc thì không được…. mà Lắc Kon Ku cũng không ổn, Các Đại Biểu quay tìm Chủ Tịch Quốc Hội cầu cứu ………
    Chủ Tịch Nguyễn Phú Trọng tự dưng bíến mất

  3. phuc hong says:

    Da la nguoi vn thi ai cung.. CUOI CHO DEN CHET…van hoa cua con nguoi xhcn ma…doi voi nguoi nuoc ngoai chua hieu…thi ho chi lac dau…

Phản hồi