WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy nhìn đây Trung Quốc

Trong những tháng gần đây, các đồng minh của TQ ở hải ngoại đã từng biện hộ nhiều năm  và kêu gọi một sự hiểu biết thêm về đường lối lãnh đạo của TQ giờ đây đã bắt đầu lên tiếng về một khía cạnh bi quan đến bất ngờ.  Trong một bài diễn văn vào tháng Giêng, cựu viên chức ngoại giao đã từng góp phần trong phong trào mở rộng quan hệ với TQ thời Nixon ông Chas W. Freeman Jr. đã phát biểu rằng nhà cầm quyền đương thời của TQ đã “không có giá trị đáng tin gì, họ không tin tưởng vào những người họ cai trị và cũng không được những người họ cai trị tin cậy.  Họ [nhà cầm quyền TQ] phải gánh chịu mức độ tham ô cao và không có viễn kiến rõ ràng gì để cải thiện nó.”  Ông Chas kết thúc như sau: “Bất chấp những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế và khả năng phòng bị gia tăng, sự ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc sẽ mãi bị hạn chế nếu họ vẫn thất bại trong việc chuyển đổi sang một thế chế chính trị hấp dẫn hơn.  Việc họ sẽ chuyển đổi không phải là không thể xảy ra, nhưng hiện nay không có dấu hiệu hay bằng chứng gì để chứng tỏ rằng họ sẽ chuyển đổi.”

Và sau đây… Barrack Obama.   Khi đề cập đến Trung Quốc, TT Obama khác với Bush và Clinton một cách rất rõ ràng.  Trong những công bố trước công chúng, TT Obama thường không nói rằng mậu dịch và đầu tư thương mại sẽ dẫn đến giải phóng chính trị hoặc nói rằng sự thịnh vượng đang gia tăng của Trung Quốc sẽ tạo nên một niềm mong ước chung về thay đổi thể chế độc đảng của quốc gia này.  Ông [TT Obama] cũng không rào đón quan điểm thắng lợi về việc lịch sử sẽ đứng về phía Hoa Kỳ.  Trong một bài diễn văn ở Thượng Hải, TT Obama đã nói như sau: “Tôi tin ràng mỗi quốc gia cần phải hoạch định phương hướng riêng của họ.”

Thay vào đó, chính phủ Obama đã miêu tả tương lai chính trị của Trung Quốc theo lối không hy vọng cho lắm:  Chúng ta không thể thay đổi Trung Quốc, nhưng chúng ta vẫn phải đối phó với họ bằng một cách nào đó vì họ rất quan trọng đối với chính sách ngoại giao (hãy nghĩ đến Iran và Bắc Hàn) và nền kinh tế (hãy nghĩ đến trái phiếu nhà nước) của chúng ta.  Khi các tranh chấp nổi lên, câu nói sáo ngữ mới thịnh hành sẽ là Hoa Kỳ và Trung Quốc có một “mối quan hệ chính chắn”.  Cho nên, hai quốc gia sẽ tiếp tục gặp mặt và bàn luận với nhau về các vấn đề trọng đại, nhưng đồng thời cũng có những bất đồng mạnh mẽ. (Trong cùng ý nghĩa này, chính quyền Obama cũng có một “mối quan hệ chính chắn” với John Boehner và Mitch McConnel.

Ý nghĩ về một Hoa Kỳ hùng mạnh dẫn dắt Trung Quốc vào hệ thống hiện hữu đang bị lu mờ dần.  Nếu TT Obama đã biểu lộ được gì thì đó chỉ là một ý thức được thổi phồng về sức mạnh của Trung Quốc.  Khi ông viếng thăm Trung Quốc vào tháng 11 vừa qua, TT Obama đã chấp nhận những giới hạn về các chi tiết viếng thăm và khả năng ông có thể giao tiếp với người dân TQ.  Đó là một việc làm đi xa hơn cả những gì Bill Clinton đã phải chịu đựng hơn một thập niên trước đó.  TT Obama cũng đã đồng ý chung một bản “đồng tuyên bố” chính thức dài dòng với Trung Quốc mà trong đó, các câu chữ mơ hồ đã khơi lên nhiều bồn chồn lo âu ở Hoa Kỳ.  Trong đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc hứa hẹn sẽ tôn trọng “mục đích chủ yếu” của đối phương, một nhóm từ mà Trung Quốc đã định nghĩa để thu gom Đài Loan, Tây Tạng, và Tân Cương.  Chính quyền Obama vẫn khẳng định rằng lời tuyên bố này không có gì là mới mẻ cả, nhưng Trung Quốc thì đã nhanh chóng lợi dụng nó và sẽ tiếp tục làm thế.  (Khi TT Obama gặp gỡ Đức Dalai Lạt Ma vài tuần lễ vừa qua, Trung Quốc đã lập tức phàn nàn rằng đó là một hành vi vi phạm lời tuyên bố kia.)

Chính quyền Obama tránh né những tuyên bố hàng loạt về tương lai chính trị ở Trung Quốc vì họ nhận thấy được, qua lỗi lầm, những hạn chế trong quyền lực của mình khi đem đến thay đổi.  Trong lúc đó thì ở  những nơi khác trong nội địa Hoa Kỳ, qua các cuộc tranh luận trí thức công khai, ý niệm cũ của thập niên 1990 về việc mậu dịch thương mại sẽ đem đến giải phóng chính trị cho Trung Quốc đã nhường đường cho những công thức mới nhằm lệch hướng các mối quan ngại đối với việc Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp các tổ chức bất đồng chính kiến.  Câu nói cũ là Trung Quốc rõ ràng đang hướng về một cuộc đổi mới chính trị bất khả kháng.  Câu nói mới là phần lớn người dân TQ không muốn thay đổi chính trị, dù sao đi nữa thì:  người ta cho rằng nhân dân TQ còn thích thể chế chính trị của TQ hiện nay.  Thật ra thì hướng suy nghĩ này không mới lạ, nó chỉ được khơi sống lại mà thôi.  Nó vang dội lại những luận cứ được đưa ra ở Tây phương về Trung Quốc trong thập niên 60 và đầu thập niên 70 cho đến lúc bị chứng minh là sai lầm khi Mao Trạch Đông từ trần.

Những người có quan điểm lạc quan về tính đại chúng của nhà cầm quyền TQ đôi lúc đề cập đến Kế Hoạch Thăm Dò Quan Điểm Toàn Cầu của trung tâm nghiên cứu PEW tiến hành hai năm trước đây.  Kế hoạch này cho thấy rằng 86% người Trung Hoa hài lòng với “những tiến triển đang xảy ra trong xã hội, quốc gia hôm nay.”  Nhưng cuộc thăm dò ý kiến của PEW đồng thời cũng cho thấy một con số rất nhỏ về việc người dân Trung Quốc, so với tiêu chuẩn thế giới, hài lòng với những tiến triển đang xảy ra trong cuộc sống của họ, thay vì đối với cả quốc gia.   Cuộc thăm dò của PEW đã không hỏi – vì không tổ chức thăm dò nước ngoài nào có thể hỏi – những câu hỏi cơ bản nhất:  Bạn có muốn được bầu chọn người lãnh đạo của mình không?  Bạn có thích Đảng CS Trung Quốc không?  Ban có nghĩ quốc gia nên được lãnh đạo bởi một đảng phái duy nhất hay không?

Nhận thức về việc quan hệ thương mại của chúng ta với Trung Quốc sẽ không mở rộng thể chế chính trị của họ đã tác động đến chính sách của Hoa Kỳ và phương cách giải thích hoặc biện luận của họ về quan hệ Trung Quốc.  Cuối cùng thì Hoa Kỳ có thể theo đuổi một chính sách kinh tế với Trung Quốc phù hợp với những mục tiêu kinh tế của người dân Hoa Kỳ – riêng biệt với những mục đích chính trị hay kế hoạch to lớn khác.  Chúng ta không nên bấu vếu vào viễn ảnh cổ lỗ sĩ rằng chúng ta sẽ giải phóng Trung Quốc bằng mậu dịch thương mại trong khi Bắc Kinh thì chỉ theo đuổi những chính sách gây lợi và bảo vệ cho công nhân và các công nghiệp của họ.

Trong thời gian vận động ở những bang có nghành công nghiệp cao cho các cuộc bầu cử sơ bộ của năm 2008, cả Obama và Hillary Clinton đều tấn công các chính sách kinh tế của Trung Quốc và hứa hẹn nhiều thay đổi trong chính quyền mới.  Bà Clinton đã phát biểu một cách cảm xúc khi tiếp xúc với một đám đông thuộc hội lao động ở thành phố Pittsburgh:  “Không thể chấp nhận được việc Trung Quốc và các quốc gia khác cứ tiếp tục thao tác mức tiền tệ của họ với mục đích gây bất lợi cho các mặt hàng của chúng ta.”  TT Obama thì không nhiều nóng giận như thế nhưng cũng đã phát biểu tương tự trong cùng một ngày.  Obama đã nói rằng lãnh đạo TQ đã “hạ thấp giá tiền tệ của họ một cách đáng sợ, làm tăng lợi thế cho những sản phẩm của họ một cách không công bằng.”  Những hứa hẹn của họ [Clinton và Obama] về một chính sách mới đã nhanh chóng được gác lên kệ sau khi chính phủ của họ chấp chính.  Bộ trưởng Ngân Khố Hoa kỳ ông Timothy Geithner đã nói với Ủy Ban Tài Chính Thượng Viện trong một bản tuyên bố rằng “Tổng thống Obama… tin rằng Trung Quốc đang thao tác giá tiền tệ của họ.”  Nói ngắn gọn, có lẽ sợ người ta lo ngại chính phủ mới có thể sẽ bắt đầu với thái độ không thiện cảm với Trung Quốc, nên ông Geithner đã thay đổi phương cách.  Tháng Tư vừa qua, trong bản báo cáo chính thức đầu tiên về vấn đề tiền tệ, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã quyết định không nói gì về sự thao tác này của Trung Quốc.

Đã đến thời hạn chính quyền Obama phải soạn thảo một bản báo cáo mới trong tháng tới và một lần nữa phải đề cập đến câu hỏi về Trung Quốc.  Và Trung Quốc có thể sẽ nhượng bộ bằng một thay đổi giá trị ở mức độ nhỏ với nổ lực lánh né những thay đổi lớn.   Vài nhà bình luận về Trung Quốc đã cảnh báo rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể nhanh chóng chuyển động để chỉnh đốn những lạm dụng quyền lực của họ vì nếu họ làm thế, các công dân Trung Quốc sẽ bị sa thải trên phương diện lan rộng.  Điều này thật đáng tiếc, nhưng chính quyền Obama cần phải chú trọng vào số việc làm ở Hoa Kỳ và thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong giá tiền tệ của đồng Yuan Trung Quốc.  Phỏng theo ước lượng gần đây của Paul Krugman, chính sách hiện tại của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến 1.4 triệu công ăn việc làm tại Hoa Kỳ trong thời hạn 2 năm tới đây.

Khi nói đến quan hệ ngoại giao, những cân nhắc cần thiết cũng được áp dụng.  Ý tưởng kếp hợp Trung Quốc và một quy chế trật tự thế giới dẫn đầu bởi Hoa Kỳ ngay từ đầu đã là một con chimera [quái vật nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp].   Cho nên thay vì theo đuổi giá trị những mục tiêu to lớn mơ hồ, đơn giản là chúng ta phải theo đuổi những mục đích của chính chúng ta, như Trung Quốc đã và đang làm.  Chúng ta có thể ngưng không hoang tưởng rằng những mục tiêu đó cùng đồng hợp với nhau.  Không cần phải ký kết các bản tuyên bố vĩ đại về sự hợp tác Hán-Mỹ khi chúng không phản ảnh trực trạng đằng sau giữa hai quốc gia.  Ở thời điểm này, các bài diễn văn viện dẫn những ngày hôm qua thuộc thời điểm Nixon-Kissinger không những không giúp ích gì mà còn cản trở những thương nghiệp chúng ta có thể thực hiện với Bắc Kinh.  Nói chuyện mơ hồ trên không trung về quá khứ sẽ làm lệch hướng của chúng ta thay vì phải đối đầu với những bất đồng của hiện tại.  Việc làm đó sẽ thiết lập một khung cảnh sai lầm mà trong đó, những lãnh đạo mới của Hoa Kỳ sẽ phải cảm thấy mặc cảm tội lỗi vì không thể giao tiếp với đối tác của họ như Kissinger đã làm với Chu Ân Lai.

Với những câu hỏi về dân chủ và nhân quyền, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tin rằng thể chế chính trị Trung Quốc sẽ không mở rộng trong thời gian sắp tới.  Trong chuyến viếng thăm đầu tiên với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã nói rằng bà ta không muốn chú tâm vào các vấn đề nhân quyền vì “chúng tôi biết trước họ sẽ trả lời như thế nào.”  Lời nói đó đã đúng phần nào.  Nếu mục đích thảo luận về nhân quyền với Trung Quốc là để thắng giới lãnh đạo Trung Quốc, họ sẽ chỉ tốn hơi.  Nhưng lý do tiếp tục đề cập đến những vấn đề này là để truyền đạt niềm tin không phai nhạt của chúng ta về những giá trị của quyền tự do và công khai tranh luận về chính trị với hy vọng rằng những người khác ở Trung Quốc, ngoài giới lãnh đạo, sẽ lắng nghe và quan tâm.

Những nhận thức của Hoa Kỳ về Trung Quốc thay đổi từ mùa này sang mùa khác.  Chỉ một năm trước đây trong khi hai chính quyền làm việc để kích thích nền kinh tế của họ giữa cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, có người đã nói đến việc nhà cầm quyền của hai quốc gia này đang hoạt động như một khối “G-2” mới cùng hợp lại để cai trị thế giới.  Giờ đây, giữa những náo động từ Copenhagen và chuyến viếng thăm ngượng ngịu của TT Obama, chúng ta nghe được những lời tuyên đoán chung rằng chỉ có một mình Trung Quốc mà thôi:  Trung Quốc như một khối G-1.

Có thể Trung Quốc sẽ sớm cử động để làm lắng dịu tình hình.  Họ có thể giảm nhẹ chính sách chi phối giá tiền tệ đến mức lãnh đạo Hoa Kỳ và Âu Châu có thể xem đó là một thắng lợi nhỏ.  Họ có thể sẽ có một chút cố gắng để trợ giúp Iran để khỏi bị xem là kẻ cản trở sự phê chuẩn của số đông.  Có thể trong một năm tới, danh từ sớm nở tối tàn nổi tiếng dùng để áp dụng cho Trung Quốc sẽ thay đổi lại một lần nữa từ “quyết đoán” sang “uyển chuyển.

Nhưng, không cần biết chúng ta mô tả thái độ của Trung Quốc như thế nào để phản ảnh những chu kỳ thay đổi tương đối nhỏ trong chính sách của họ, quan điểm đằng sau đó của chúng ta về quốc gia này đã khác biệt một cách rõ rệt.  Hoa Kỳ đã nhận thức được rằng những ước đoán của họ về Trung Quốc trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 là rất kỳ quặc và có giới hạn thời gian, điều này phản ảnh sự tự tin thái quá của Hoa Kỳ sau thời kỳ chiến tranh lạnh.  Lúc đó, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã nghĩ rằng Trung Quốc đứng bên lề trái của lịch sử và đang di chuyển về hướng của chúng ta với sứ mạng giải phóng bất khả kháng.  Cuối cùng thì lịch sử cũng không còn chắc ăn cho lắm.

James Mann

Ghi chú: Ông James Mann là tác giả của ba quyển sách về quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.  Ông ta là một tác giả thường trú tại Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Cấp Tiến Paul H. Nitze thuộc ĐH Johns Hopkins.

Phỏng theo tờ The New Republic
KD chuyển ngữ

Nguồn: http://www.tnr.com/article/world/behold-china

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Hãy nhìn đây Trung Quốc”

  1. Giết hết tầu khựa ! says:

    lại nói về tầu , mới hôm 14 tháng 4 này , bên thanh hải ,tầu ,xẩy ra động đất 7 độ .

    tôi tự hỏi động đất chỉ xẩy ra ở những nơi cốt đất không chắc chắn thôi chứ . thanh hải nơi đó là một cao nguyên nền đất hàng ngàn đời , sao dễ dàng có động đất được .

    hơn nữa , nơi đó là nơi cư ngụ của dân tộc ..Tạng . Một dân tộc mà tầu khựa muốn chế ngự .Sau vụ động đất này có đến hơn 3000 người Tạng xấu số ra đi . xem tin tức thì bảo có gần 2000 . ???

    liên kết mấy vấn đề lại tôi nghĩ : liệu có phải người tầu muốn hạ gục Dalai lama và dân tộc Tạng nên ngấm ngầm cho quả bom hạt nhân nào đó chôn ở đường hầm chỗ cao nguyên thanh hải nổ cái bùm hay không . sau vụ nổ này thì động đất xẩy ra .

    ừ hứ , mà toàn ngươi tạng chết , dân tầu khựa có thấy đâu .

    ………………………… đôi dòng bức xúc ………………..

  2. phuc hong says:

    the co nghia la: NHA CAM QUYEN CSVN PHAI CHO CAC VI LANH DAO TQ AN NO, MONG TO ,DIT HIP, CHONG MONG LEN DANH 1 PHAT RAM , DUA MUI NGUI, DE TAN HUONG HIT MUI XONG ,SAU DO MOI CAN DAM THAY DOI THE CHE HAY KHONG THAY DOI THE CHE…?that la 1 lu uon hen csvn…

  3. Denhathaohoa says:

    Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “người Việt Nam là lũ CÔN ĐỒ, ta phải dạy cho chúng một bài học”. Câu nói này đúng, tuy nhiên chỉ đúng một phần. Ông ta chỉ biết một mà không biết hai, biết người mà chẳng biết ta. Chính ông ta và cái đảng cộng sản không ra gì mới là lũ côn đồ, và đáng bị trừng trị, chúng hành xử giống hệt tập đoàn khủng bố Polpot ngày nào (đồng minh của chúng). Chúng giấu diếm sự thật ư? Chính ông ta và tập đoàn khủng bố Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải lùi vào bóng tối, bởi nó đại diện cho quỷ dữ. Nhân dân Trung Hoa sẽ trở lại với bản chất anh hùng như cha anh họ trong lịch sử.

Phản hồi