WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân lá thư của TS Đỗ Xuân Thọ, hãy nhận rõ con ngáo ộp ấy!

Nhà báo Bùi Tín (trái) và TS Đỗ Xuân Thọ.

Ngày 17-3-2010, tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ, đảng viên Ðảng Cộng sản VN gửi thư cho Ban chấp hành trung ương đảng, tha thiết yêu cầu từ bỏ học thuyết Mác – Lênin, thay vào đó là Chủ Nghĩa Dân Tộc, làm cơ sở chính trị và tư tưởng cho đảng và chế độ.

Lá thư của ông Đỗ Xuân Thọ được truyền đi trên mạng Đối Thoại và mạng X-Cafe VN, từ trong nước, ông Nguyễn Hòa gửi lên mạng X-Café VN bài viết ca ngợi lá thư tâm huyết của ông Thọ, nhấn mạnh thêm: «Chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều thời gian cho cái học thuyết vớ vẩn nhất trong thời đại hiện nay là học thuyết Mác – Lênin».

Ý kiến của 2 ông Đỗ Xuân Thọ và Nguyễn Hòa đưa ra đúng vào lúc lãnh đạo Ðảng Cộng sản chuẩn bị cho Đại hội XI của đảng bằng cách khẳng định giá trị của học thuyết Mác – Lênin, quyết kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội. Do đó bức thư của đảng viên Thọ không được đăng trên báo nào ở trong nước, và bức thư ấy sẽ không bao giờ được hồi âm, tuy ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vừa hứa hẹn rằng lãnh đạo lần này sẽ tôn trọng (!), lắng nghe (!) mọi ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân.

Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ từng chiến đấu ở Quảng Trị trong hàng ngũ Quân đội nhân dân, hiện là cán bộ kỹ thuật ngành cầu đường trong Viện kỹ thuật Bộ Giao thông vận tải, 59 tuổi, là một kẻ sỹ luôn nghĩ đến đất nước, dân tộc, có tư duy độc lập, tự tin, là những đức tính quý hiếm. Ông nói: «Quan điểm của tôi rất trong sáng. Tôi nghĩ đến vấn đề đất nước hàng chục năm rồi, không sao dứt ra được ». Ông cảnh báo: «Nếu đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ bằm nát đảng ».

Tuy nhiên có một ý của ông Thọ cần được trao đổi cho rõ và sâu thêm. Đó là lời ông nói: «Tôi là người không chủ trương đa đảng, vì đa đảng lúc này là nội chiến ngay.»

Theo tôi, nhận định này của ông Thọ là chưa xác đáng, có phần vội vã, chưa có cơ sở đầy đủ, rất nên cùng nhau thảo luận, trao đổi cho rốt ráo.

Nhiều người có chung ý nghĩ trên đây với ông Thọ, kể cả một số anh chị em đã dấn thân cho nhân quyền và dân chủ ở nước ta. Người dân bình thường càng mong muốn đất nước thanh bình, ổn định, để làm ăn, kinh doanh. Nước ta từng qua hơn 30 năm chiến tranh, ngoài tính chất chống ngoại xâm giành độc lập còn mang tính chất nội chiến, người Việt mình giết nhau còn nhiều hơn là giết người đến từ nước ngoài.

Cần chú ý là luận điệu: đa nguyên, đa đảng sẽ tất yếu dẫn đến hỗn loạn, nội chiến, chiến tranh huynh đệ tương tàn ở nước ta cũng là luận điệu ngụy biện chính của nhóm lãnh đạo Ðảng Cộng sản giáo điều, bảo thủ, tham nhũng đương quyền hiện nay, nhằm mục đích duy trì chế độ độc quyền đảng trị, trì hoãn mọi đổi mới chính trị theo hướng dân chủ hóa, tự do hoá.

Họ lợi dụng tâm lý mong muốn hòa bình ổn định của nhân dân để cố tình thổi phồng nguy cơ nói trên thành một con ngáo ộp to đùng hù dọa toàn xã hội, hòng duy trì mãi ách độc đoán đảng trị, chỉ vì lợi ích riêng cá nhân và phe cánh.

Tôi nghĩ rằng ông Thọ tuy có tư duy độc lập, trẻ trung, mới mẻ, nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng của luận điệu và ý đồ tệ hại trên đây của nhóm lãnh đạo Mác-xít-Lêninít.

Quan điểm chuyên chính vô sản, chuyên chính của một chính đảng duy nhất chính là cốt lõi tư tưởng của Lênin, tận diệt mọi phe phái chính trị đối lập. Ông Thọ tự đối lập, mâu thuẫn với chính mình khi ông vừa chủ trương loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, lại vừa tán thành học thuyết một đảng là cốt lõi nguy hiểm nhất của chính cái chủ nghĩa ấy.

Thưa ông tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ quý mến,

Nhân danh một nhà báo tự do sống ở Pháp, từng ở trong đảng Cộng sản hơn 44 năm, từng ở trong Quân đội nhân dân 37 năm, dấn thân cho tự do của nhân dân, từng quan sát tại chỗ tình hình chính trị ở Pháp, Mỹ, Canada, Anh…, từng tham quan nhiều lần các nước Nga, Ba Lan, Tiệp, Đức…để tìm hiểu kinh nghiệm chuyển từ chế độ độc đoán độc đảng sang chế độ dân chủ đa đảng, tôi mạnh dạn trao đổi với ông vài ý kiến sau đây.

Một là không có bao giờ có thể có một nền dân chủ một đảng cả. Một đảng thì không có cạnh tranh, không có lựa chọn, có đi bỏ phiếu thì cử tri không có tự do, theo cái cảnh «đảng chọn dân bầu», nền chính trị tẻ nhạt, có quốc hội cũng chỉ là dân chủ hình thức, dân chủ nửa vời, không có tranh biện, phản biện.

Xưa kia ở ta không có tự do chính trị, không có tự do kinh tế, từ khi có tự do kinh doanh, người dân được chọn đủ loại hàng hoá, từ gạo, thịt, vải, xà phòng…không buộc phải mua gạo mốc, thịt ôi, xà phòng chảy nước như xưa. Có tự do chính trị, cuộc sống xã hội có tự do suy nghĩ, bàn luận, tự do ứng bầu cử, tự do kén chọn nhân tài thay mặt mình, sẽ còn vui sướng có lợi bao nhiêu nữa!

Hai là dân chủ trong ổn định, trong luật pháp là lối ra cho mọi bế tắc, là chìa khóa duy nhất mở cửa cho phát triển bền vững, là con đường sáng dẫn đến hội nhập thế giới văn minh trọn vẹn, là bước đi lên một nền văn minh – văn hóa cao hơn, vì không gì xấu hơn, tệ hại hơn là chế độ độc đảng, khinh thường nhân phẩm, tịch thu tự do của dân mình.

Chuyển đổi từ độc đảng sang dân chủ đa đảng trong hòa bình ổn định là một cuộc đổi đời khó khăn, gian khổ, nhưng khi hoàn thành sẽ có lợi cho toàn xã hội không sao kể xiết, tự do, công bằng, hạnh phúc bảo đảm mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

So sánh trên toàn thế giới, trong 100 nước giàu mạnh nhất, tất cả đều theo thể chế dân chủ đa đảng, có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo và bầu cử tự do, dù có khi mang hình thức quân chủ lập hiến. Không một nước độc đoán nào lọt được vào số này…

Pages: 1 2

25 Phản hồi cho “Nhân lá thư của TS Đỗ Xuân Thọ, hãy nhận rõ con ngáo ộp ấy!”

  1. KENNY says:

    CDP says: ” The sao ko ai nhac den noi chien o Thai Lan va Kyrgyzstan nhi? Do deu la cac nuoc da dang het va xay ra bao luc, noi chien lien tu”

    -Tronh chiến dịch tiêu diệt kẻ thù giai cấp “Cãi Cách Ruộng đất ,Hồ Chí Minh cho tàn sát 172008 đồng bào miền Bắc là nhằm tạo ôn định chính trị ?
    -Không thể truy tố buộc tội , biến hàng trăm công an tại hàng chục điạ phuơng giã dạng côn đồ, xã hội đen hành động hèn hạ , thô bĩ nhất cuả du đãng
    để đánh phá ,cuớp bóc khàng trăm ttuỗi trẻ tu học, hàng chục trí thức yêu nuớc là nhằm tạo ổn định chính tri ?
    -Chủ tich đãng Đổ Muời lén lút hối lộ cã tri6u USđôla cuả chó sa7n đế quốc Hàn Quốc, Chủ tịch nuớc Lê Đức Anh ăn trộm cã tấn vàng cuả Kamphchia về chia nhau,
    Nông Đúc Mạnh cho con rể và PMH ăn cắp hàng ttỹ bạc VN , Đại sứ quán VN khắp nơi đều buôn lậu phạm pháp , tống tiền như Mafia , cấu kết buôn bán trẽ con lđể làmm nô lệ tình dục,
    có phải tất cã “hiến dâng cho cách mạng ” trê đều là vì ỗn định chính trị, vì “con cháu chúng ta mai sau ” ?
    Hello anh bạn ! Ngủ hay thức vậy ?
    Thái Lan mà có nội chiến sao ? Quyền chính trị là quyền cuả toàn dân . Cũng như kinh tế, sự chao động chính tri trong một quốc gia dân chủ lalà hiễ nhiên. Lịch sử nào giao và giao hồi nào
    “caí quyền lãnh đạo” cho đãng CSVN nà rõ ràng là băng đãng cuớp bóc và bán nuớc ?
    Còn Kyrgistan ? Việc đảo chánh cuả Kyrgistan là đang thức tĩnh và nhắc nhỡ cho Quân đội và Thanh niên trí thức hãy đứng lên khẫn cấp đấy, nghe chưa anh ban?

    • CDP says:

      Nhung viec ban Kenny to cao ve chinh quyen VN, se rat thuyet phuc neu ban dua duoc cac dan chung, bao cua nuoc nao cung duoc, ngon ngu gi cung duoc nhung phai la nhung nguon tin dang tin cay cua dat nuoc do. Ca nhan minh ko bao gio tin vao cac blog.

      Con nua, noi theo ban Kenny thi viec hang chuc nguoi chet tai Thai Lan trong cac cuoc bao dong o nhung nam vua qua chac cung hien nhien nhi. Viec DCS len nam chinh quyen la 1 su kien lich su, ca the gioi ai cung biet, chac la ko can noi nhieu. Co the ban ko dong y, thoa man voi ket cuc do, nhung lich su van la lich su.

      Ve Kyrgistan, do la cach nghi cua ban. Moi nguoi co cach nhin nhan rieng, minh ko phan doi, nhung noi chien van la noi chien, bat on van la bat on va se lai tiep tuc do mau.

  2. CDP says:

    The sao ko ai nhac den noi chien o Thai Lan va Kyrgyzstan nhi? Do deu la cac nuoc da dang het va xay ra bao luc, noi chien lien tuc.

    • Le Nguyen says:

      Bất ổn chính trị ở Thái Lan qua nhiều chục năm qua , không do đa đảng mà bởi yếu tố”vua “[ ở cả hai nghiã đen và bóng ].Các triều đại đã suy tàn ,các giòng họ vua khắp nơi trên thế giới.Một là bị lật đỗ;hai là trao quyền lại cho toàn dân theo trào lưu chính trị tiến bộ của nhân loại tức là từ quân chủ sơ khai đổi sang phong kiến ,chuyên chế, lập hiến rồi đại nghị.
      Quốc Vương Thái đã không bước ra khỏi cái bóng “vua” của quá khứ, ông cứ loay hoay ,cứ muốn chi phối ,ảnh hưởng đến quyền làm chủ của toàn dân Thái! Nên chi, những biến động chính trị trong chính thể quân chủ nửa lập hiến ,nửa đại nghị của Thái đều do yếu tố “vua” mà ra.
      Cũng cần nên biết thêm thế nào là Quân Chủ Lập Hiến,thế nào là Quân chủ Đại Nghị?
      1] Trước khi Quân Chủ Lập Hiến ra đời ,nhân loại sống trong thể chế Quân chủ Phong kiến và Quân Chủ Chuyên Chế . Hai hình thức cai trị này , nhân loại bị tròng lên đầu một thứ luật pháp duy nhất , đó là pháp lệnh ,tức là lệnh trên truyền xuống bắt buộc tầng lớp bị trị phải chấp hành . Quân Chủ Lập Hiến là một nhà nước có vua nhưng phải áp dụng hiến pháp trong cai trị , hiến pháp là bản giao kèo, là sự thỏa thuận thành văn giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị được áp dụng trong cai trị.Một hình thức cai trị mới ,tiến bộ thời bấy giờ. Nước đầu tiên áp dụng hiến pháp trong cai trị là Anh Quốc năm 1689.Trong đó có qui định quyền hạn của dân và quyền hành của vua.
      2] Quân Chủ Lập Hiến nhằm giới hạn quyền hành của vua và tăng quyền cho dân ,thế rồi 100 năm sau ,1788 chính thể dân chủ ra đời ở Mỹ các nước quân chủ một phần bị đánh đổ ,một phần âm thầm chuyển sang Quân Chủ Đại Nghị để tránh đổ máu trước sức ép ngày càng tăng của tầng lớp bị trị.Quân Chủ Lập Hiến chuyển sang Quân chủ Đại Nghị là hình thức chuyển giao quyền lực từ vua sang dân mà không đổ máu.Trong thể chế này vua chỉ còn là tượng trưng ,dân nắm giữ quyền hành cai trị quốc gia.
      Thái Lan cũng không là ngoại lệ, nhưng sức ép của người dân Thái không quyết liệt ,không bức bách sinh tử lên hoàng gia Thái ,nên sự chuyển giao quyền lực từ vua sang dân chưa toàn diện và triệt để . Nó cứ dây dưa ở hiện trạng quân chủ, môt nửa Lập Hiến ,một nửa Đại Nghị .Đó là nguyên nhân phát sinh biến động chính trị xứ chùa vàng , chứ không do đa đảng .Và điều gì đến ắt hẳn phải đến?

      • CDP says:

        Cam on ban Le Nguyen da chi ra cho minh 1 cai nhin moi ve tinh hinh tai Thai. Co the ban dung, nhung hien nay Hoang gia Thai ko co thuc quyen. Neu noi la do loi cua ho e la khong on ti nao.

      • Le Nguyen says:

        Theo cơcấu tổ chức nhà nước,một thể chế Quân Chủ Đại Nghị ,thì trên nền tảng pháp lý ,vua chỉ là tượng trưng “trị vì”, dân mới thật sự là tầng lớp quản tri, cai tri quốc gia, qua các cuộc bầu cử do toàn dân lựa chọn.
        Bạn đã đúng trên phương diện pháp lý,”Hoàng gia Thái không có thực quyền “. Tiếc rằng Quốc Vương Thái lại không chấp nhận sự thật, ông mơ sẽ kéo ngược vòng quay lịch sử .” Đó mới là ” Chuyện !”
        Đảng CSVN cũng có giấc mơ tương tợ như thế! Họ mơ muôn năm ,họ mơ trường trị đất nước VN?!

      • CDP says:

        Du la che do gi di nua, TBCN hay XHCN, ai chang muon duoc duy tri mai mai. Van de la cach duy tri, cach quan li cua ho co hop duoc long dan hay khong thoi, va neu ko thich hop thi no se phat sinh mau thuan trong xa hoi. Noi nhu vay de chung to cu ko phai da dang moi co the co dan chu hay la cu da dang thi at se co dan chu. Tat ca deu phu thuoc vao yeu to con nguoi ma ra ca. Neu VN co duoc nhung nguoi lanh dao tot, nhung ong quan tot thi 1 Dang van tot chu sao.

        Nhu vay van de can dau tranh, theo minh, la can phat hien, loai bo nhung ong quan xau (cai ma bao chi VN hien nay dang lam rat nhiet tinh) chu ko phai la dau tranh Da dang.

Leave a Reply to Le Nguyen