WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khánh Ly: Mong kết thúc ở nơi bắt đầu

Chương trình ca nhạc “Cám Ơn Người” tại Harrah’s Philadelphia hôm Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012 đã giải tỏa những thắc mắc về ca sĩ Khánh Ly trước những lựa chọn sẽ về Việt Nam hát. Khác với những lần phỏng vấn trước đây, Khánh Ly đã trả lời với ký giả BBC Việt Ngữ Lê Quỳnh rằng cô muốn “kết thúc ở nơi bắt đầu.”

“Cám Ơn Người” cũng chính là lời cám ơn của giới hâm mộ đến ca sĩ Khánh Ly để ghi nhận những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Người tổ chức chương trình, ông Nguyễn Thanh Hà đã dùng sân khấu này để vinh danh ca sĩ Khánh Ly: “Cho dù những ngả rẽ sắp tới như thế nào thì ca sĩ Khánh Ly cũng vẫn luôn là một tượng đài lớn trong lòng người hâm mộ.”

Ca sĩ Khánh Ly cho biết đây là một quyết định khó khăn của cô lúc về già. Một mặt cô cảm thấy có một món nợ tinh thần đối với những gì thuộc về hải ngoại. Một mặt có những tiếng gọi thân thiết từ bạn bè thân hữu bên trong không thể nào tránh né. Cho dù cô không chủ động đến với quyết định này nhưng do thiện chí của những thân hữu ngày xưa đã dần dần hoàn thiện những bước chọn lựa, có thể nói là rất quan trọng cho quãng đường cuối cuộc đời.

Và cũng như là một ý nguyện mang dấu ấn của lương tri khí chất “rất Khánh Ly,” ca sĩ sẽ có sự chuyển hướng về tư tưởng – sẽ dùng tiếng hát lúc cuối đời cho những công việc từ thiện và phụng sự đức tin tôn giáo. Như là lời trần tình sâu thẳm trong tâm hồn và nhằm bảo chứng cho tấm lòng phục vụ nhân sinh và xã hội, Khánh Ly nói rằng phụng vụ cho công việc từ thiện chính là lý do để cô cảm thấy bình yên hơn trước những lời chỉ trích từ các phía trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

Ca sĩ Khánh Ly đã để lại một di sản ca hát đồ sộ coi như là “Nhất Ðại Ca Hậu” của Việt Nam tương tự như Ðặng Lệ Quân của thế giới Hoa Ngữ giữa lằn ranh Quốc-Cộng như ở Trung Quốc-Ðài Loan trong thập niên 60-70. Cùng với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vận mệnh và tên tuổi của họ gắn chặt vào nhau một cách tràn đầy kịch tính hơn nữa. Trịnh Công Sơn chọn ở lại Việt Nam kêu gọi “nối vòng tay lớn” trong lúc đó Khánh Ly sang Hoa Kỳ và trở thành một thành trì niềm tin mới.

Nhiều ca sĩ đã về Việt Nam như Hương Lan, Chế Linh, Lệ Thu… Tuy nhiên, trường hợp Khánh Ly có điều khác biệt. Ðúng ra cô là một di sản mang tính tượng đài nghệ thuật tiêu biểu trước năm 75 ở miền Nam. Khi Khánh Ly về nước ca hát rồi thì nhiều người mang di sản Việt Nam Cộng Hòa vẫn cảm thấy có sự mất mát nào đó không thể nói ra được.

Cũng có người nói rằng, trường hợp Khánh Ly như một bình rượu ngon đã được chưng cất gần 40 năm ở hải ngoại, càng để lâu (không về) thì càng quý. Không về nước thì đó sẽ như là bình rượu có giá trị mang tính bảo tàng – kịch tính về lịch sử thật sẽ lưu lại cho nhiều hậu thế trầm tư.

Nhưng ở một mặt khác, một thế giới khác của Việt Nam quốc nội cũng cần thưởng thức hương vị này. Ở vị trí của một ca sĩ muốn đem dâng tiếng hát cho đời làm sao có thể kiên trì với khán giả hâm mộ mình mãi được.

Nhất Ðại Ca Hậu

Ở Ðài Loan, Ðặng Lệ Quân chết trẻ vào thập niên 90 cho nên không cần phải lựa chọn khi thị trường âm nhạc của Hoa Lục mở rộng và gọi mời. Khánh Ly của Việt Nam phải đối diện phải trào lưu văn nghệ giữa hai làn sóng khán giả mới. Ở một vị trí rất mong manh của người ca sĩ, không ai muốn làm mất mát khán giả của bên nào.

Nhưng tất cả vẫn còn là trong chữ “NẾU,” nếu không đặt cô vào vị trí quá khó xử. Những người tổ chức chương trình ở Việt Nam cũng biết cô có những ưu tư và cố gắng hết sức sắp xếp những điều này.

Rồi cũng như là một sự sắp xếp khéo léo của đêm tổ chức chương trình “Cám Ơn Người,” một số nhân vật trong cộng đồng tại Philadelphia đã có mặt và trao cho Khánh Ly những món quà kỷ niệm với ngụ ý nhắn gởi rằng, cho dù sau này sự nghiệp của Khánh Ly có chuyển hướng như thế nào thì 50 năm ca hát của cô vẫn là một kho tàng nghệ thuật không thể nào phai nhạt. Người hâm mộ Khánh Ly ghi nhận dấu mốc này.

Xem Khánh Ly hát càng thấy rõ tố chất thiên phú có một không hai, tràn ngập – vang dội, như làm tan vỡ không gian. Cho đến giờ này nhiều người vẫn thắc mắc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ai làm nên tên tuổi cho nhau. Không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly. Ðiều này có thể đúng. Nhưng không có Khánh Ly thì chưa chắc họ Trịnh có động lực sáng tác nhiều vì Khánh Ly đã làm những ca khúc lan tỏa ngoài kỹ thuật của một ca sĩ.

 

Khánh Ly và Lệ Thu song ca trong đêm đại nhạc hội Cám Ơn Người tại Philadelphia.

Khánh Ly còn là một ngòi bút với giọng văn xuôi ngẫu hứng có giai điệu đặc sắc, hiếm có trong giới ca sĩ.

Lý tưởng kiên trì tạo thành kịch tính. Phong cách của một “Diva” chính hiệu tạo nên sức thu hút vô bờ. Ðường nét rất tài tử của Khánh Ly dù qua làn hơi thuốc lá vẫn chưa hề phai nhạt. Nhưng rồi “người người đều quy lão.”

Khánh Ly cho biết nay cô cũng đã già, trở về nơi bắt đầu cũng là một lời cám ơn và là một điều hợp đạo lý.

Theo Nguoi-viet.com

 

56 Phản hồi cho “Khánh Ly: Mong kết thúc ở nơi bắt đầu”

  1. AMAC says:

    Đã có nhiều ca sĩ về VN trình diễn, công luận không chú ý nhiều, dù sao họ cũng phải kiếm cơm( cộng đồng hải ngoại nuôi họ không nổi, biết làm sao?).Song với KL có khác.Mẹ nầy đã tuyên bố vung vít để được xưng tụng là ca sĩ ” quốc gia” kiên định lập trường.Những lời tuyên bố ” bốc lửa” chắc đồng bào hải ngoại tới nay vẩn còn nhớ.KL muốn trở về nơi xuất phát để làm một kết thúc như lời cám ơn.Nhưng KL cám ơn ai mới được?Tại sao phải về VN làm một kết thúc với giấy phép của CS.Các fan của KL chỉ ở miền nam, ra trình diễn ở Hà Nội không biết cám ơn fan nào?KL về VN khiến đồng bào hải ngoại mất mát ” một tài sản trân quí”.Song chúng ta không nên tiếc của, hãy quên nó đi, coi như chúng ta chưa từng có nó.Chúng ta sẽ tìm lại hạnh phúc.Nghề ca hát có nhiều hạng, Chúng ta đã tôn cao KL nên bây giờ mới giận dử.Hãy quên đi một KL mục rữa vì hơi tiền !

  2. quandannambo says:

    nếu
    lảo bà khánh ly
    *

    cưới chồng
    để
    hú hí tuổi già
    *
    thì
    củng là chuyện bình thường

    là quyền tự do cá nhân
    *
    chẳng ai
    có thể ngăn cản được
    *
    ai ngăn cản

    phạm luật và vô duyên
    *
    chỉ
    có điều nên lưu ý
    *

    nước miếng đả nhổ ra
    thì
    đừng bao giờ liếm trở lại
    *
    nhất dại ca hầu
    nởm*

  3. Trần Nhẫn Nhục says:

    Mời xem Song Chi bình luận “Ca sĩ Khánh Ly: về, không về… ”
    http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7484:ca-s-khanh-ly-v-khong-v-&catid=84:binh-lun&Itemid=543

  4. BốcPhét says:

    Muốn về, em cứ về ngang
    Mặc cho bầy chó sủa khan bốn bề…
    Xa kwê từ thuở u-mê
    Đến nay tỉnh táo, không về, còn chờ chi???

    • Tien Ngu says:

      Em dìa, Cộng láo nó mầng vui
      Ngày nay, nó cũng…khoái nhạc mùi
      Không còn…khỉ, chuột, như xua nữa
      Bần nông, thiến lợn, đã…biết chơi

      Ca hát khi xưa, không…sãn xuất
      Lao động vinh quang mới nà…người

      Nay, dốt làm….sang, nghe thấy tội
      Thôi dìa, cho nó…khoái, em ơi…

      ( Thiệt…chán mớ đời…)

      • ChuNgua says:

        Dù chán mớ đời…”du” phải bơi
        Đời là rứa đó,.. chuá bắt “chơi” !
        Chuá sinh “du” để ăn, chơi,.. ngủm
        Toàn vôtíchsự… dân chuá… hời !!!

  5. Hồng Lĩnh says:

    Sao lại quá quan trọng hóa chuyện đi/về của một ca sĩ – cho dù là ca sĩ hát hay/một thời chống cộng.
    KL đi/về thì có làm sao đâu ?
    Không lẽ chống cộng hay không chống cộng vì hành động đi/về của một ca sĩ ?

    Hãy thức dây đi chứ !!!

    • NgườiFlorida says:

      Who care about her? KL về sống bên VN cũng có sao? Cứ theo cha con ông Phạm Duy. Lúc nào đau ốm thì trở lại Mỹ để được chữa trị với bác sĩ và nhà thương tốt!

  6. Hoàng Nghi says:

    Mẹ tôi chết năm 1998, di nguyện của bà trước khi qua đời là tro cốt mình được chôn cất đơn giản tại VN. Bố tôi chết năm 2010, ông là một cựu quân nhân VNCH, chống Cộng tới cùng. Di nguyện cuối đời của ông là tro cốt mình cũng được đem về VN, ông chỉ nói đơn giản là “chỉ muốn chôn cất kề cận người bạn đời”. Lúc còn sống, bố tôi có vài người bạn cờ tướng, họ cũng chống Cộng quyết liệt đến cực đoan. Trong những lúc đánh cờ, nhâm nhi trà rượu thì ai cũng có tâm sự “không về VN khi còn đó chế độ cộng sản, nhưng tro cốt khi chết con cháu nên đem về VN”.
    Phải chăng đó là tâm nguyện “lá rụng về cội” đã (có lẽ) muôn đời của loài người.

    Riêng tôi, tội cũng được di truyền từ bố tôi về ý thức chống Cộng, và tôi đã luôn luôn ủng hộ những suy nghĩ và hành động ghét cộng sản của ông. Tuy nhiên, có lẽ không ai hiểu con bằng cha, lúc còn sống bố tôi vẫn nhắc nhở tôi: “35 năm con được sinh và lớn lên tại xứ người, hãy cố gắng sắp xếp về VN một chuyến, vì đó là Tổ Quốc của con và con của con”.

    Hiện tại thì tôi và các anh chị tôi đang chuẩn bị để đem tro cốt mẹ và cha về Banmêthuột, Việt Nam.
    Còn ước nguyện của tôi sau khi chết thì khác với bố, đó là tro cốt mình được các con đem thả biển Thái Bình Dương, để rồi tự mình ên lang thang trôi giạt về với bến Tổ Quốc.

    • Austin Pham says:

      Minh Phương em cưng!
      Dạo này em viết “soft” lắm nhưng còn lòi…nanh chút chút. Chà, em tiêm nhiễm cái “ghét” VC từ bố hả em. Thôi bỏ. Em ở Mỹ hả? có thể nói cho các anh biết phòng ngũ của gia đình em có bao nhiêu cái ..bóng đèn và mỗi bóng đèn có bao nhiêu….chậu không?
      Thương cưng lắm! Nghe hơi là biết người quen rồi. Mới năm trước em lái “ô tô” chạy ngang nghĩa trang Việt-Mỹ gì đó mà anh…lạnh mình. Vừa qua rằm tháng bảy mà sao…cô hồn còn lang thang nhiều quá. Thôi ráng đầu thai qua…tên khác mà đở khỗ. Đừng làm người Hà Lội mà rách việc. Em đó bị lột quần rồi nghen em.

      • Hoàng Nghi says:

        Austin Phạm đang đoán mò, và viết lách ngớ ngẫn linh tinh.

  7. Bich Dang says:

    Khánh Ly cũng chỉ là một ca sĩ , ăn tục nói phét như bao người khác . Có gì để mà phải rùm beng khi bà ta về hay không về .

    Xin quí vị để tâm đến những người trẻ tuổi đang tranh đấu cho dân chủ tự do , tranh đấu chống sự xâm lược của tàu cộng và đang bị tù đầy.

    Khánh Ly ? Who care ?

  8. CÚN says:

    Dù ngón ảo thuật đầy tiễu xão trình diễn tinh tế bằng mớ ngôn từ quen thuôc như núp bóng giáo đuờng , Khánh Ly cũng không che đậy nỗi một thứ tham vọng tầm thuờng cuối đời.
    Cũng như nhiều ca sỉ Việt khác , Khánh Ly cố níu kéo về thời vàng son cuả mình bằng cách đi tìm khán giả còn kẹt trong tay nguời Cộng sãn .
    Khánh Ly đuợc kèn trống rầm rộ như trong gánh mãi võ sơn đông chĩ vì mức độ thuởng ngoạn nghệ thuật cuả bà con còn khiêm tốn , thật giới hạn chưa vói tới ngang tầm với các dân tộc lân cận chứ nói chi tới quốc tế.
    Chẵn hạn nghe nữ ca sĩ Lea Salonga cua Phi luật Tân thôi trong “Les misérable ” ,( http://www.youtube.com/watch?v=5NjReO-t6cA ) thì đủ biết những lời lẽ tâng bốc vô độ Khánh Ly không khác gì những ca tụng như thánh sống cho nhân vật “Bác Hồ “.
    Những buỗi ca hát “giúp vui trả tiền ” cho “các anh hậu phuơng ” có lẽ không đáng ca ngợi , tâng bốc tới tận mây xanh bằng hàng vạn thanh niên , hàng vạn thiếu phụ đồng quê vô tôị ngã xuống duới làn mưa đạn trong chiến tranh vô cãm ..
    Góp ý này không có mục đích nhằm vào cá nhân mà chĩ góp mùi vị vào một không gian cởi mở chung chung…

    • Lâm Vũ says:

      Tôi xin được hoàn toàn đồng cảm với ý kiến của bác Cún!

      Tôi vẫn cho rằng, tên tuổi của Khánh Ly lớn hơn là thực tài cũng như công trình cống hiến cho nên Tân Nhạc VN nói chung. Trước khi vô tình được “lăng-xê” hát nhạc TCS tại quán Văn, một ngày cuối năm 1967, ít ai biết đến tiềng hát Khánh Ly. Lý do giản dị, là cho đến lúc đó KL chỉ hát ở một phòng trà ở Đài Lạt và thinh thoảng trong vài hội quán (clubs) cho lính Mỹ ở Nha Trang. Điều may mắn là tới thời điểm 1967, chưa có một ca sĩ nào chuyên hát nhạc TCS, và ngưòi hát nhạc TCS hay nhất chính là nhạc sĩ. Hơn nữa, cũng phải công nhận là giọng hát Khánh Ly hợp với nhạc TCS, và có lẽ chỉ hợp với nhạc TCS. Thỉnh thoảng KL cũng hát nhạc khác, nhưng rất thường hoặc quá dở so với nhiều ca sĩ khác.

      Tóm lại, có thể nói KL nổi tiếng nhờ TCS, không co nhạc TCS thì chắc chắn cô sẽ mãi mãi là một ca sĩ không tên tuổi. Để so sánh, ai cũng biết nếu không có Thái Thanh thi phần lớn những bản nhạc của Phạm Duy ít được người đời biết đến…

      Không những chi so sánh Thái Thanh (việc làm thừa), tôi cũng xếp hạng KL thấp hơn Anh Ngọc, Thanh Thúy, Lê Thu, Duy Trác, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Thanh Hà… hay ngay cả dưới những ca sĩ ít nổi tiếng hơn như Mai Hương, Lê Thanh, Hà Thanh…

      Tất cả những ca sĩ này có công trạnh đối với âm nhạc VN lớn hơn là KL rất nhiều!

      Điểm lạ với tôi là, thứ nhất, rất ít trong số những ca sĩ này về VN hát, như Lê Thu, Tuấn Ngọc, Thanh Hà… nhưng cũng không ai làm rùm beng. Tại sao đến lượt KL thì lại được thổi phồng lên như vậy? Chắc hẳn, những bài báo như bài này góp phần không nhỏ tạo thành “cơn bão trong tách trà” này…

      LV

  9. Khinh Binh says:

    Bà ấy về hay không thì cũng thường thôi. Nhiều người về rồi thì bả về cũng đâu có gì mà ầm ĩ!
    Bà ấy cũng có nổi tiếng đấy, nhưng phong “Nhất Đại Ca Hậu” thì hơi bị vô duyên.

    Chỉ một số thích giọng ca bà ấy thôi. Nhạc TCS thì cũng tùy “khẩu vị” của từng người. Nhiều ca sĩ hát hay nhạc TCS. Mà không phải chỉ vì hát hay nhạc TCS thì phong là “Nhất Đại Ca Hậu.” Viêt báo thì cần “phản ảnh” cái nhìn của công chúng, không phải của mình. Kém!

  10. Dư Nguyễn says:

    Muốn về VN thì cứ nói đại là muốn về VN, chứ loanh quanh kiểu cọ làm gì cho mệt, “muốn kết thúc từ nơi bắt đầu”. Khánh Ly nên VN một lần, kiếm chút tiền lần cuối. Chắc chắn những người đi xem Khánh Ly là lớp già thời 75, xem để nhớ lại thời xưa. Bà ngoại Khánh Ly già rồi làm sao hát hay bằng các cháu ca sĩ trẻ hiện nay ở trong và ngoài nước. Về nước xong rồi bà ngoại KHánh Ly sẽ như các ông chú Duy Quang, Elvis Phương… lại bỏ chạy về Mỹ … hát tiếp.
    Nguyễn Dư

    • Hoàng Phương says:

      Bà KL và các ca sĩ, nghề sĩ nhân dân này nhà cửa, tiền bạc, nhà cửa , xe cộ cái gì cũng có rồi, tôi nghĩ sau chuyến tàu chót này về mỹ sửa soạn …mua đất là vừa.

    • Builan says:

      Cảm ơn anh đã noí lời NGAY THẬT
      DỐI TRÁ nhiễu nhương lắm rồi
      Cuối đời làm ơn sống thật với chính mình và với mọi người- đễ rồi CHIA TAY !

      BA MƯƠI BẢY năm sau ! “Những người SAIGON xưa cũ, hồn bây giờ ở đâu”???
      BÀ GIÀ KL là caí gì với thế hệ CA SĨ TRẼ và những người thưởng ngoạn cuả cả nước CHXHCN hôm nay ?? Có CHO KHÔNG tôi cũng chã thèm! Tại sao lại phaỉ ỒN AÒ !!!
      Hỡi lũ lú lẫn khùng điên kia ?
      Bắt tay Nguyễn Dư ! Thân aí .

Leave a Reply to BốcPhét