WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khánh Ly – Người con gái Việt Nam da vàng!

LTS: Bài viết dưới đây được gửi tới từ một độc giả tại Séc, nhằm phản hồi một bài viết cùng chủ đề trên Đàn Chim Việt và bày tỏ sự yêu mến với ca sĩ Khánh Ly. Tác giả Lê Diễn Đức không phải là ‘thuyền nhân’ như suy đoán của người gửi bài. Anh sinh trưởng ở miền Bắc, là cựu lưu học sinh tại Ba Lan. Đồng thời là một trong những thành viên đầu tiên của Đàn Chim Việt, người góp phần xây dựng tờ báo từ những ngày đầu tiên và từng giữ cương vị Tổng biên tập.

Trên tinh thần tôn trọng đa nguyên và những ý kiến khác biệt, chúng tôi xin đăng tải phần tranh luận này.

————————————————-

Tin Khánh Ly có thể về Việt Nam biểu diễn vào dịp cuối năm 2012 đã gây sóng trong lòng người mộ điệu. Có thể nói lịch sử cận đại Việt Nam kể từ sau năm 1954 cùng với cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài suốt hai mươi năm, đã lấy đi của dân tộc Việt biết bao cơ hội.

Hàng triệu sinh mạng, hàng triệu gia đình ly tán, máu, nước mắt, đau khổ đã trở nên bão hòa. Sự soi dẫn của ý thức hệ chưa thấy đâu… Chỉ thấy đau thương thù hận ngút trời mà cho đến hôm nay vết thương vẫn còn rỉ máu chưa biết bao giờ sẽ lành. Và trong câu chuyện đó, Khánh ly được ví như người kể câu chuyện sử sống động xuyên suốt hành trình năm mươi năm, không hẳn bằng giọng ca thiên phú mà còn ở tư chất rất riêng của chị, qua câu chuyên sử bằng âm nhạc của thiên tài tự nhận”kẻ hát rong”Trịnh công sơn. Những ồn ào của dư luận thông qua sự kiện Khánh Ly có thể trở về “nơi bắt đầu” để hát cho đồng bào mình nghe như chính chị thổ lộ qua BBC là điều không có gì khó hiểu.

Đầu tiên là bài viết của tác giả Lê Diễn Đức tại Ba Lan với cái tít: “Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình tiền và những nghịch lý?” nghe đã thấy không ổn cùng với các chi tiết chính trị hóa rất lộ liễu khiến gia đình của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn phải lên tiếng minh oan. Sau đó là chính Khánh Ly phân bua về cái gọi là sự thích hay không thích chị cũng là lẽ đương nhiên. Và sau cùng BBC đã đăng tâm sự của chị “Tôi muốn về nơi bắt đầu” thì những người hâm mộ chị mới vỡ òa, khao khát của chị giống như bất cứ người Việt tha hương nào đều muốn trở về đất mẹ, nên nhớ trở về đất mẹ không đồng nghĩa trở về với ý thức hệ cộng sản.

Ai cũng biết một thể chế, hôm nay nó sống nhưng không ai dám bảo đảm nó sẽ sống mãi. Chỉ có đất mẹ Việt và tư tưởng Việt mới là bất tử.

Tôi là người yêu quí và ngưỡng mộ Khánh Ly. Dự định để những ồn ào về chị lắng xuống, sẽ viết gì đó để tri ân người ca sỹ, người con gái Việt Nam da vàng đặc biệt này, không chỉ cho riêng mình mà còn cho bạn bè tôi đã vĩnh viễn bỏ mình trong cuộc chiến, cho các mẹ, các chị các anh, cho dân Việt mình mãi phận long đong một câu cám ơn thầm kín.

Tôi đã kiên nhẫn đọc một lần, vài lần cho hết bài viết của anh Lê Diễn Đức, được cho là bài viết đầu tiên về đề tài Khánh Ly có thể về nước biểu diễn. Tôi khẳng định, không quen biết và không hề có thông tin gì về anh Đức để cho cảm nhận của mình nó công tâm. Anh ấy viết về một Khánh Ly đã phải bỏ miền Bắc vào Nam năm 1954 và Khánh ly vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử của cuộc nội chiến tàn khốc suốt 20 năm và sau chót một lần nữa chị lại phải khăn gói bỏ xứ ra đi, và trong một lần cao hứng chị nói: “Tôi chỉ trở về Việt Nam khi không còn chế độ cộng sản“. Và chị là ca sỹ thành danh, chính vì thế Khánh Ly không nên về làm gì để giữ thanh danh…

Vâng, tôi biết vết thương của cả triệu người phải bỏ xứ ra đi và cả không ít những người còn lại sẽ chẳng bao giờ lành khi cái ý thức hệ mà vì nó họ phải dứt áo ra đi vẫn còn ngồi đó, và khi cái bà phó chủ tịch Nguyễn thị Doan vẫn leo lẻo như một con vẹt “dân chủ của ta vẫn gấp mười lần dân chủ tư bản”. Thế giới đã bước sang thế kỉ 21 cả chục năm trời, nhưng câu nói của Khánh Ly vẫn gây ra nhiều xúc cảm trái ngược.

Tuy vậy, tôi phản đối mang chuyện đời tư Khánh Ly để gắn vào mục đích chính trị thái quá, vì nó sẽ chẳng làm vết thương mau lành hơn.  Ở đây, tôi chỉ nói đến những người nghiêm túc như anh Đức còn hạng văn nô nhiều vô kể ở các tờ báo trong nước thì không chấp làm gì. Ai cũng biết đời tư của con người là chuyên riêng tư, người ta chỉ ghi nhận những gì con người cống hiến chứ đánh đồng, bới móc đời tư để hạ thấp không phải là công thức tích cực nếu không muốn nói đó là đòn bóng của kẻ cơ hội.

Tôi xin lỗi anh Lê Diễn Đức nhưng cái cách mà anh mang Khánh Ly ra để gắn vào mục đích chính trị thái quá sẽ chẳng có tác dụng nhiều và cả khi anh nếu là một thuyền nhân vì căm thù quá mà cố gán cho Khánh Ly là sản phẩm của riêng miền Nam thì anh hơi chủ quan, và có tội với rất nhiều người hâm mộ Khánh Ly ngoài bắc đấy.

Cái cách mà anh ngầm cho rằng Khánh Ly là của riêng miền Nam trong suốt 20 năm và rằng sông bến Hải đã ngăn cách người miền Bắc cuồng tín để được nghe, được thưởng thức giọng ca huyền thoại Khánh Ly qua tiết nhạc Trịnh Công Sơn có khi ào ạt như bão tố, khi thì dậy lửa yêu thương là một cách hiểu có phần nông cạn về hàng ngàn năm nhân sĩ Bắc hà anh Đức ạ. Văn hóa thông qua âm nhạc luôn biết cách vượt tường lửa theo cách riêng của nó.

Trở về với thông tin Khánh ly có thể về Việt nam biểu diễn, tôi cho rằng có cả triệu người từ Nam chí Bắc kể cả những người vui mừng ra mặt lẫn làn sóng ngầm mạnh mẽ hân hoan đón chị, mong được chiêm ngưỡng thần tượng của mình bằng da bằng thịt, bằng giọng hát liêu trai ,bằng sức nặng có khi còn mạnh hơn cả bom nguyên tử trước khi quá muộn, khi chị còn có thể hát, khi có thể còn có cơ hội lần nữa khẳng định huyền thoại “Người con gái Việt nam da vàng”, bất chấp sự hai mặt của chính trị, sự lạm dụng trơ trẽn của những người muốn chính trị hóa văn hóa trong lòng dân tộc.

Để thay cho đoạn kết, tôi sẽ kể một câu chuyện nhỏ của tôi mong muốn có phép thần đến được chị Khánh Ly và đó là mong muốn tột cùng của một hạt cát Việt bé nhỏ thông qua vận nước tri ân chị.

Vào những năm cuối thập kỉ 60 thế kỉ trước khi chiến tranh leo thang đến đỉnh điểm, chúng tôi chỉ là những cô cậu bé học lớp 3 lớp 4. Hàng ngày, chúng tôi luôn phải chứng kiến những đoàn quân, những anh chị, bố mẹ, cô bác của chúng tôi ngậm ngùi tạm biệt vợ con gia đình Nam tiến mà không mong ngày trở lại… Trong những căn hầm sơ sài thoảng tiếng bom rền, những bà mẹ trẻ, những người vợ, người chị vẫn thầm lặng áp tai lắng nghe qua những chiếc đài ga- len tự tạo chương trình “sinh Bắc, tử Nam” của đài phát thanh Sài Gòn, thống kê ngày càng dài tên tuổi, quê quán những tử sĩ sinh ở miền Bắc và chết ở miền Nam, và thầm mong chồng con người yêu, người thân không có tên trong danh sách đó.

Chiến tranh sinh, ly, tử biệt đã khiến con người có thể vượt qua mọi sự sợ hãi và mọi sự cấm đoán hóa thành vô nghĩa. Trong lúc nghỉ giữa hai bản tin, giọng ca Khánh Ly vang lên với những tình khúc da vàng cuồn cuộn như bão tố của Trịnh Công Sơn đã len lỏi vào hồn những đứa trẻ chúng tôi đang khát khao hòa bình. Những năm 1973-1974 “Sơn ca số 7″ với những tình khúc dậy lửa yêu thương một lần nữa thấm đẫm hồn những đứa trẻ đói khát khi vừa chớm biết yêu thương và bom cứ nổ, đạn cứ rơi. Chúng tôi dần hình thành nhân cách sống như máu, như thịt, nhân cách đó sẽ đi suốt cuộc đời, dù biết khác biệt ý thức hệ chỉ là nỗi chết, chẳng có gì là vinh quang hết.

Hòa bình chẳng được bao lâu, chiến tranh hai đầu đất nước lại bùng nổ, lại những dòng người ly tán, những thuyền nhân bất chấp mạng sống bỏ nước ra đi, cả những người Việt gốc hoa hốt hoảng kéo nhau về cố quốc, bỏ mặc phố mặc phường nơi đã nhiều đời trở thành quê hương của họ…

Một lần nữa những chàng trai, cô gái trẻ lại lên đường chia đôi nửa Nam, nửa Bắc theo tiếng gọi “vận nước thịnh suy-thất phu hữu trách”. Lịch sử luôn cuốn theo dòng chảy, và những người lính trẻ chúng tôi lại chia đôi che chắn quân thù phía Nam, phía Bắc, vẫn hát vang những bài ca cuồn cuộn sóng của Trịnh Công Sơn được dẫn dắt qua âm hưởng Khánh Ly. Rất nhiều bạn bè tôi đã vĩnh viễn nằm lại. Những người còn sống sót, may mắn trở về thì vẫn luôn tâm niệm phút giây mầu nhiệm như một phép thần. Phải chăng Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã cứu sống chúng tôi, đã cứu rỗi linh hồn những người bạn của tôi đã nằm xuống.

Cảm ơn chị Khánh Ly và mong lắm ngày về hát cho đồng bào mình nghe của chị, Cầu chúc cho chị mạnh khỏe, chân cứng đá mềm bất chấp những thị phi của dòng đời vốn dĩ không hoàn hảo:

“Lại gần, lại gần với nhau
Ngồi gần bên nhau
Ngồi kề bên nhau
Từng hàng thương đau
Trên cây u sầu
Hạt rụng cho anh
Để lại cho em
Từ ngày mang tên
Sao còn buồn, sao còn buồn
Sao còn thù hận
Tủi phận núi sông “

Lời Trịnh Công Sơn

Trần Hùng (Cộng hòa Séc)

© Đàn Chim Việt

23 Phản hồi cho “Khánh Ly – Người con gái Việt Nam da vàng!”

  1. Cù Nhầy says:

    Cuộc chiến 1960-1975 là ” nội chiến ” chăng là ?

    Phía Nam có một anh lính nào bước qua sông Thạch Hãn chăng?

    Cuốc chiến từ 1960 – là một cuộc xâm lăng cộng sản vô miền
    Nam, mà Cộng Phỉ Bắc Kỳ là tên chư hầu tiên phong cho cha
    Liên Sô vĩ vĩ đại, và mẹ Trung Cộng cũng cũng vĩ vĩ đại.

    Nay,chương trình thuần hóa Cộng Phỉ Bắc Kỳ do Hoa Kỳ đảm
    nhiệm sắp hoàn thành. Mầng và tủi! Không có mặt Hoa Kỷ
    thì dân chúng Bắc Kỳ chuyện trị gặm củ mì, nhá.

  2. Dân Đói says:

    Chắc chị Khánh Ly hiểu thế nào là “Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật”, thế nào là tương quan giữa văn hóa và chính trị, nếu văn hóa chỉ là những toa tầu và chính trị là cái đầu tầu thì con người và đất nước sẽ đi về đâu. Chị hãy tự xét mình, có nên làm 1 toa tầu ? tệ hơn, cam thân làm một cục than tăng sức đẩy cho một cái đầu tầu đã rỉ sét ? Mời chị đọc lại lời nhắn của Dân Đói trong 1 bài về Chế Linh :

    “Cá nhân tôi không trách ca sĩ hải ngoại về VN hát, điều đáng nói là muốn được hát thì phải bán rẻ lương tâm (phải làm đơn xin có lời cam kết vừa lòng kẻ duyệt đơn, không được tự do chọn bài hoặc được “tự do” chọn nhưng phải trình duyệt trước, phải có trung gian hợp đồng ăn chia ngoài luồng, phải dạ vâng đút lót hối lộ .v.v). Riêng với anh bán than Chế Linh chỉ là 1 thợ hát rẻ tiền, trình độ nghệ thuật và giá trị con người anh ta không đáng để Dân Đói gửi đến 1 lời “chửi”.
    Nhân đây xin nhắn đến Khánh Ly, nếu bà chị đi VN hát mà không phải tiêu lòn qua những “thủ tục cúi đầu” như trong ngoặc đơn trên, tôi (huyền đai tam đẳng Thái Cực Đạo) xin bỏ tiền túi theo chị tự nguyện làm vệ sĩ không công trong suốt thời gian chị ở VN. Chị KL ơi, tôi thấy chị lảm nhảm cái gì mà “xin chọn nơi bắt đầu làm nơi kết thúc”, câu này nghe “sến” như con người anh bán than có hay ho gì đâu, coi chừng điềm gở đấy. Cẩn thận nhớ !
    Phải chăng “những con chim già” trước khi “cứng đơ” đều phải ráng hót khàn một lần cuối, gọi là giẫy chết ? Xin mời KL và quí vị đọc tin đăng trên Cali Today News ngày 8-11-12.

    “Thursday, 08 November 2012 16:55
    Cali Today News – Theo nguồn tin mới nhận, ca sĩ Duy Quang hiện đang bĩ ung thư gan giai đoạn cuối và bác sĩ Michael Đào cho biết là tình trạng bệnh tình của Duy Quang coi như đã bị bó tay, hết phương chữa trị được. Cũng theo nguồn tin trên, Duy Quang hiện tại còn gầy hơn Duy Cường, mắt đã chuyển màu vàng và da bị đen sậm lại, nhìn sắc diện không còn nhận ra là Duy Quang.
    Hiện Duy Quang không ăn uống gì được cả, chỉ được chuyền syrum mà thôi. Có một bác sĩ Việt Nam từ bệnh viện Việt Đức là bác sĩ Tài và một y ta đi theo để đưa Duy Quang trở lại Mỹ. Trước tình trạng bệnh nặng như thế, bác sĩ Michael Đào đã chuyển Duy Quang vào bệnh viện Orange Coast Hospital để chữa trị và chăm sóc. Theo dự tính của thân hữu, có thể sẽ có một đêm nhạc gây quỹ tương trợ cho ca sĩ Duy Quang.
    Nguyễn Ninh Hòa”

    • quandannambo says:

      lại
      quay đầu về Mỷ
      *
      thật
      chẳng còn chút liêm sỉ nào
      *
      để
      làm lộ phí đi đường
      sang
      bên kia thế giới*

  3. quandannambo says:

    lại
    khánh ly
    *
    chẳng hiểu
    cái “nhất dại ca hầu”
    *

    to đến cở nào
    *

    lắm anh hâm mộ đến thế*

  4. Mr X says:

    Ừ, thôi em cứ về đi
    Về hát cho cho những người một thời “sinh Bắc tử Nam”
    Về hát cho những người một thời nả “đại bác đêm đêm vọng về thành phố”
    Về đi em
    Về hát cho những kẻ ngồi trên cao dinh thự lâu đài
    Về mà hát cho những công tử đốt tiền đô trong những nhà hàng hoành tráng
    Về mà hát cho những quan của dân ngày bận chia nhau quyền lực đêm vui vẻ với chân dài
    không còn nhớ hay không dám viết ra Hai Bà Trưng đánh bọn giặc nào
    Về đi em
    nhưng đừng hát cho người dân bị chiếm đất chiếm nhà
    đừng hát cho các em sinh viên yêu nước trong tù.

  5. VôViNhiVôBấtVi says:

    Chị về, chị cứ về đi…
    Đường ta, ta bước, sá gì chó ngao ?!,
    Chúng hay ưa sủa ồn ào,
    Chúng lo cho chủ, chúng nào biết chi ???!!!

  6. Trần Hùng says:

    Gửi Anh Nguyễn Hiền Nhân! Anh đọc kĩ lại bài của Anh Lê Diễn Đức xem? Hình như có sư nhầm lẫn. Tôi thấy Anh Đức viết có quan điểm hoàn toàn ngược những gì Anh comen đấy.Trân trọng

  7. Trọng Tân says:

    Bài viết của Diễm Đức đã hay mà bài viết của Hiền Nhân còn hay hơn nhiều. Thật là bài viết tuyệt hay rất đúng với tâm trạng của chúng tôi, những người Việt nam nay đang sống tại Anh quốc. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hải phòng thành phố Cảng thân yêu với rực trời hoa phượng đỏ chỉ cách Quảng yên 20 cây số mà anh kể với hai phà một bến phà Bính và hai là phà Rừng mà thôi. Tôi cũng thuộc lớp tuổi mà anh nói đến và có y tâm trạng như các anh vậy.
    Chuyện về những người cực đoan ở Mỹ hay Úc tôi không góp ý vì cái đó bạn đọc nói cũng đã nhiều và tôi vẫn tin uy tín của họ không cò gì để mà nói nữa. Tại sao? Vì hãy nhìn thấy việc họ cổ vũ, ngăn cản đồng bào mình về mà mọi người vẫn về. Họ đả phá và gây hấn vói anh Bùi Tín khi sang mỹ vận động bà con đoàn kết để đấu tranh cho Dân chủ Việt nam thì đã bị khắp nơi người Việt chuiử rủa thậm tệ và nay chuyện chị Khánh Ly về họ lại càng bị la ó và cô lập thảm hại. Sân khấu chính trị mà họ làm đã phải đóng lại vì mỗi khi mở màn là khán giả không có, chẳng một tiếng vỗ tay. Tốt nhất theo tôi họ nên hòa vào dòng người Việt nam cổ vũ cho Dân chủ Việt nam thì hay hơn.
    Tôi cảm động khi nghe Hiền Nhân kể về những ngày chiến tranh trên đất nước mình đặc biệt ở ngoài Bắc. Chúng tôi cũng vậy đều phải nghe trộm các bài hát mà Hiền Nhân nói qua đài phát thanh Sài gòn Nhịp cầu Thân yêu. Đúng là âm nhạc không hề có biên giới. Ai ngăn cản nó là thất bại. Cũng như ở trong Nam lúc đó người ta hay hát bài Trường Sơn Đông, Trường sơn Tây vậy. Những người lính trên mâm pháo bắn máy bay Mỹ chúng tôi lúc đó vẫn hát những bài hát Nhạc Vàng. ” Hát vu vơ mấy câu chuyện tình”, có điều là khe khẽ thỉnh thoảng vài câu vu vơ mà thôi để khỏi bị lãnh đạo kỷ luật. Tôi chúc chị Khánh Ly về quê hương mình hát cho đồng bào mình thật nhiều và chị hãy dành một phần tiền hát đó giúp trẻ nhỏ bơ vơ ở Hà nội hay Hải phòng nhé?
    Cảm ơn Hiền Nhân đã nói lời thay cho tất cả chúng tôi.
    Hoàng Trọng Tân

    • Starbuck says:

      ” Ai ngăn cản nó là thất bại. Cũng như ở trong Nam lúc đó người ta hay hát bài Trường Sơn Đông, Trường sơn Tây vậy.”
      Với kho tàng âm nhạc của miền nam , đâu cần gì phải hát một bản nhạc vớ vẩn ” Trường sơn đông “. Ông bạn có óc khôi hài. Cũng như khối lượng âm nhạc tiền chiến xuất phát từ Hà nội thời tiền Cộng sản thật tuyệt diệu , bất tử với thời gian. Sau 1954, Văn Cao không còn nhạc phẩm nào ra hồn , Phạm duy vào Nam còn sáng tác vô số những nhạc phẩm giá trị.Cùng thời sau 1954 , tại Hà nội , Xuân Diệu không còn ” Làm sao định nghĩa được tình yêu. Có nghĩa gì đâu mỗi buổi chiều…” Vì đã dính tới bác và đảng rồi thì không còn nghệ thuât nữa : ” Được mùa cách mạng , mất mùa văn chương ” Không riêng gì văn chương , phải nói là âm nhạc và nghệ thuật .Chính vì vây, những ca sĩ hạng bét của Miền nam như Chế linh , Tuấn Vũ…cũng đủ làm dân Hà nội mê mẩn.
      Starbuck

  8. Hồi ức của người thanh niên xứ Bắc một thời về Khánh Ly.
    Tôi là người sinh cùng thời với Khánh Ly nhưng khác là tôi lại sinh trên đất Bắc trong một gia đình ba mẹ là cán bộ, nhưng xuất thân là những trí-thức thời thuộc Pháp đi theo kháng chiến bởi lòng yêu nước. Ngày ấy đang thời chiến tranh ác liệt ở cả hai miền. Các anh tôi đều là bộ đội lên đường vào Nam, nhà chỉ còn mình tôi nên không phải đi bộ đội. Tôi hay cùng với bạn bè của mình sau những giờ học là ngêu ngao hát những bài hát mà không phải lúc đó mọi người vẫn hát mà lại hay hát những bài hát có từ những thuở còn Pháp, mà nhà nước lúc đó gom lại gọi là thuộc dòng nhân văn giai phẩm và những bài hát thuộc Nhạc Vàng. Ngày ấy người ta chia ra ba loại bài hát là:
    Những bài hát có từ thuở thuộc Pháp có tư tưởng phương Tây lãng mạn, tự do ướt át thì gọi là Nhạc Nhân Văn Gai phẩm. Một loại nữa do được dịch từ các bài hát nước ngoài đưa vào gọi là Nhạc Xanh thường nhiều bài của Ý, Pháp và sau này nhiều bài của Nga. Còn một loại nữa được tự học và ghi chép lại qua những bài hát của ca sỹ miền Nam hát trên đài phát thanh của chưong trình Nhịp Cầu Thân Yêu mà thường gọi đó là Nhạc Vàng. Cho nên, có thể nói chúng tôi biết chị Khánh Ky, Thanh Tuyền, Chế-Linh và rất nhiều ca sỹ miền Nam ngày đó là như thế. Những bạn bè tôi đều là gia đình bố mẹ là giáo viên, bác sỹ và cán bộ nhưng thuộc trí-thức thuộc Pháp nên tư tưởng thông thoáng không go ép con về ý thức chính trị. Chúng tôi thường cho mình là người của “tự do”.
    Ngày đó ở miền Bắc đài phát thanh là do nhà nước bắc dây l;iên hoàn từ trung tâm đài phát thanh Thành phố hay Huyện, thị xã về nhà. Nó phải có dây, đóng bằng thùng gỗ rất lạc hậu, nhiều khi tiếng hay lí nhí, không rõ người ta phải làm dây âm cắm xuống đất rpồi đổ nước vào đó để thêm điện âm nói cho to hơn. Rất ít người có đài riêng bắt bằng sóng. Anh tôi đi học bên Nga đã gửi về một chiếc đài nhỏ, nên đây là vật sản rất quý, giúp chúng tôi có thể ở trong chăn những đêm lạnh gió mùa đông bắc nghe được đài miền Nam, hoặc nhiều khi dưới hầm tránh bom Mỹ vẫn có thể nghe được. Chúng tôi thấy lạ là ngày đó ở miền Bắc người ta chỉ phát đi những bài hát rực lòng chiến đấu chống Mỹ, thôi thúc lòng người ra trận thì trong khi đó ở miền Nam vẫn hát” Mai anh đi rồi em có buồn không em”. Những bài hát thuộc loại đó, thú thực làm cho lòng người ảo não, quyến luyến người yêu, gia đình bạn bè thì không biết người lính có vững tay súng được hay không? Vì thế các bài hát thuộc Nhạc Vàng đều bị Đảng va Nhà nước lúc đó kien quyết cấm, bỏ, không cho hát. Ngat đó chúng tôi bắt buộc phải là đoàn viên thanh niên vì không là đoàn viên, lý lịch thuộc loại xấu khó được vào đại học hay học các nghành khoa học, kinh tế quan trọng. Cho nên, có đài tôi va các bạn đều phải nghe trộm, thường là chùm chăn hay ngồi dưới hầm hoặc khi bố mẹ vắng nhà mới dám nghe. Nếu gặp cán bộ khu khố, công an là gặp hạn luôn, có khi bị đuổi học là khác. Cho nên khi đọc các bài báo mà nhiều người từng nói gắn bó và là bạn bè thân thuộc của Khánh Ly thời còn miền Nam Thiệu, Mỹ, ca tungj tung hô chị rầm rầm khi thấy chị không về nước biểu diễn, nay chuiử chị hết lời khi chị quyết định về hát cho đồng bào mình thì tôi thấy bất công vô cùng. Họ đánh giá một con người, một sự nghiệp phục vụ nhân dân suốt hơn 50 năm mà đơn giản quá, bèo bọt và bất công quá!
    Theo chúng tôi nghĩ, nếu nói đến những đóng góp to lớn nhất cho âm nhạc Việt nam trong và ngoài nước của năm thập kỷ qua thì phải nói đến người đầu tiên chính là Khánh Ly. Tại sao tôi không nói đến sự ảnh huởng của Khánh với văn nghệ nói chung và âm nhạc ở miền Nam mà nói với cả nước? Vì lấy từ thực tế thanh niên đất Bắc chúng tôi ảnh hưởng với văn nghệ miền Nam là từ chị Khánh Ly và những người văn nghệ sỹ như chị mà ra. Hồi đó, như tôi đã nói ở trên, ngày đạn bom Mỹ dội trên đầu, ngồi dưới hầm tránh bom ở Hòn gai hay Quảng yên, Hà nội, Hải phòng chúng tôi những học sinh thuở cấp 3 ( nay là Trung học phổ thông) vẫn nghe những bài hát mà Khánh Ly và Thanh tuyền hát qua chương trình mà chúng tôi gọi là “” Bên kia cầu Hiền Lương”". Tôi còn nhớ khi chúng tôi về chơi Quảng yên, một thị xã tuyệt vời bên dòng sông Bạch-Đằng thơ mộng với sông Chanh đầy trăng cùng một số thanh niên ở Hải phòng và Hà nội xuống hát cùng ca sỹ Quý Dương về những bài hát “Đêm tàn trên hè phố” thì chúng tôi suýt bị công an bắt. May quá, ngôi nhà chúng tôi tụ tập lúc đó, nếu muốn vào phải mở được cổng, sau đó mới vào đựợc trong nhà. Đằng sau nhà này lại có đường cổng sau ra bờ sông, qua hai ngả về chợ Rừng hoặc chạy ra rạp chiếu phim Bạc Đằng, vì vậy khi bị động, biết công an và chính quyền địa phương gõ cổng, chúng tôi đã thoát nạn. Chúng tôi “chạy mất cả dép” mà chân trần, không kịp xỏ dép hay giầy nên tóe cả máu vì mảnh chai. Người mà chẩy nhiều máu nhất là anh Thương, một ca sỹ bất đắc dĩ hay thích hát bài mà chị Khánh Ly và anh Chế-Linh vẫn hay hát. Ngày ấy, chúng tôi hay hát những lời: “ Thôi mình chia tay! Trời hôm nay sáng quá! Ánh trăng như sắp tàn sau hè phố…. khi mà bom Mỹ đang thả trên nhà máy xi-măng Hải phòng. Sau này chúng tôi càng yêu quý Khánh Ky, Chế Linh và Thanh Tuyền qua những bài hát của Trịnh Công Sơn đầy triết lý, tình yêu và trách nhiệm đất nước gắn với nhiều giáo lý Phật giáo. “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi! Đi đâu loanh qoanh cho đời mọi mệt, trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt, dọi suốt trăm năm một cõi đi về…” Cho nên tôi quả quyết rằng, khán giả đất Bắc hiện nay ở Hà nội, Hải phòng, Quảng ninh, Hải dường v.v…yêu quý và mong chị Khánh Ly về chính là vì sự ảnh hưởng kiểu này. Đó là lý giải là vì sao anh Chế-Linh, chị Thanh Tuyền về Việt nam biểu diễn được mọi người ngưỡng mộ va yêu quý! Cũng hát những bài hát đó mà những ca sỹ trẻ khác, cũng từ hải ngoại về, du hát rất hay lại không thể sánh bằng, không được chào đón bằng tình cảm đặc biệt này. Như Băng Kiều thì lại là một trường hợp khác, đó là vì ca sỹ nói lên điều đún sự thật, nói bằng cách nghĩ thẳng thắn đã bị Nhà nước Việt nam cấm cho diễn hát, nay hết hạn cấm, Băng Kiều về nhân dân đổ xô đi nghe hát không đơn thuần chỉ vì anh hát hay mà vì họ muốn cho Nhà nước này biết họ ủng hộ cái đúng, ủng hộ những lời nói thẳng thắn của anh. Càng cấm, càng nhiều người ủng hộ, do đó càng nhiều ca sỹ, văn nghệ sỹ hải ngoại về càng có ảnh hưởng tốt cho sự thay đổi tư duy, tình cảm tại Việt nam. Cho nên, bài viết của tác giả Lê Diễn Đức, một người Bắc nói về Khánh Ly là rất khách quan và chân thật. Nhiều người Việt nam ở nước ngoài là người Bắc đi theo đường Hồng kông hay đi du học hoặc bằng bất kỳ ngả nào khác thường họ không thích nhấn sâu vào con đường chính trị. Họ biết chính trị, hiểu nó mà lại không ham thích tham gia chính là vì hiện nay ở Hải ngoại họ hay gặp nhiều người miền Nam ( kể cả người Bắc di cư vào Nam xưa) nay ở nước ngoài không có tư duy chính trị đúng, thường cực đoan, phân biệt nhưng lại hay nói Cộng sản là người như vậy. Thế mói là ngang trái, nên họ tránh không tiếp xúc và quan hệ dù khi gặp bóng dáng người Việt mình rất muốn tay bắt mặt mừng nhận người đồng hương. Chuyện hơn nữa, trên các báo chiis ( trừ báo Đàm Chim Việt va một vài báo cơ tư tưởng đa chiều va dân chủ) thì phần lớn vẫn là ra rả các tư duy cũ, tôn vinh không phải lối những lá cờ ba sọc vàng đã là biểu hiện của sự thất bại và nhân dân chối từ do họ khi còn cầm cờ này mà không làm nên lịch sử gì. Đã vậy khi còn đương thời, miệng hét ra lửa, xa dời nhân dân, đồng bào của mình, sống buông thả, thậm chí còn dàn áp nhân dân như báo chí và mọi người người nay vẫn hay nói. Chúng tôi nghĩ là, không cần tôn thờ một ngôi cờ đỏ sao vàng mà nhiều người cho là cờ cộng sản nhưng không thể tôn thờ một lá cờ của một chính thể đã chết, không còn vai trò gì cho đất nước hiện nay mà hãy lấy cờ nào đó, mầu gì thì tùy, tốt nhất là mầu xanh hòa bình, viết ở giữa lá cờ một chữ Tâm hay chữ Việt nam mà làm biểu tượng có phải hay không? Nếu làm được như thế nhất định thu được nhân tâm. Những điều mà bài tôi muốn nói đến đó là mọi người Việt nam hãy về thăm đất nước, quê hương của mình và hãy lấy cái tâm mình hướng về hạnh phúc của nhân dân, lợi ích cho dân tộc. “Quê hương là trùm khế nghọt” nếu ai thấy nó ngọt ngào là vì tâm mình vẫn luôn hướng về đây, còn ai thấy chua, chát là do tâm mình mà ra cả.
    Chúc chị Khánh Ly và các bạn xa gần về Việt nam vui những hay xum họp.
    Ngày, 12 tháng 11 năm 2012.
    Nguyễn Hiền Nhân

    • Dao Cong Khai says:

      Cảm ơn bài chia xẻ của you. Chắc chắn you năm nay cũng trên 50 hoặc trên 60 nữa. Nói như vậy có nghĩa là you hiểu khá nhiều về miền Nam.

      Thời chiến tranh, tôi chỉ là học sinh, và người Việt miền Bắc tôi cũng không lạ gì; thuở nhỏ gia đình tôi sống ngay khu xứ đạo Bắc Di Cư 54, bạn bè tôi toàn Bắc 54. Xã hội và tâm lý ở ngoài Bắc tôi cũng biết khá rõ vì chương trình Việt Văn trong trường học Mỹ Ngụy chúng tôi toàn học những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Phan Khôi,… Nói chung tư tưởng văn hoá của học sinh miền Nam chúng tôi chịu ảnh hưởng của những nhà văn tiền chiến miền Bắc, mà sau này khi lớn lên tôi mới biết rằng họ vẫn còn sống và phục vụ cho chế độ CS Bắc Việt.

      Văn học miền Nam trước năm 54 và 45 thì èo ọt lắm, không có bao nhiêu để cho học sinh miền Nam chúng tôi học; cho nên có thể nói tư tưởng trong văn chương tiền chiến miền Bắc chính là kỹ sư tâm hồn của văn hoá miền Nam chúng tôi dưới thời Mỹ Ngụy sau này. Những nhà văn giỏi thời Mỹ Ngụy chúng tôi đa số là dân Bắc di cư.

      Không biết you có biết các ca sĩ Bùi Thiện, Đoàn Chính, Lê An… thời cuối Mỹ Ngụy họ là giảng viên thanh nhạc của trường Quốc Gia Âm Nhạc VNCH ở SG; họ cũng đều là VC hồi chánh. Hồi chánh nhờ trận tấn công Tết Mậu Thân của CS Bắc Việt thất bại, đưa họ vào SG với mục đích tuyên truyền cho dân SG sau khi VC “chiến thắng”. Nhưng vì VC thất bại nên nguyên 1 trung đoàn VC của họ bị kẹt ở Thị Nghè, không chạy được; Trung Ương Cục thì ra lệnh tử thủ, nên họ chọn giải pháp xin ra hồi chánh; và các ca sĩ đó đã trở thành giảng viên trường nhạc lớn nhất của VNCH.

      Tôi muốn nhắc you, có nhớ những bài hát ban đêm trên đài SG và Quân Đội VNCH, tôi thường nghe, Đoàn Chính hay hát, nhất là trong chương trình “TIẾNG GỌI TÌNH THƯƠNG DÂN TỘC”. Tôi chú ý và mến giọng hát đó, sau này lớn lên mới biết Đoàn Chính xuất thân từ CS Bắc Việt. Bây giờ tôi biết ông ta đang ở Canada, và cho đến ngày cha của ông ta là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn từ trần, ông ta vẫn không dám về nước.

      You lớn tuổi, có hiểu biết, nhưng nói về chính trị thì cho dù you cho rằng mình là người dung hoà cởi mở tôi vẫn thấy giữa you và tôi đứng ở 2 thái cực khác biệt. You có thể còn ở trong nước và có thể “dung hoà, cởi mở” cỡ như Bùi Tín; tuy nhiên tôi không cảm thấy có chung những suy nghĩ … phi chính trị.

      Chúng tôi thời học sinh cũng sống rất sôi nổi, chống lại tất cả mọi áp bức và quyền lực. Chúng tôi sống dưới chế độ VNCH theo Mỹ nhưng chúng tôi vẫn chống Mỹ và chống cả Thiệu, chống cả các chức quyền VNCH, những kẻ áp bức dân. Có những người làm việc trong chế độ VNCH họ được lệnh phải bắt bớ, áp bức những kẻ chống đối chính quyền như chúng tôi, nhưng chúng tôi không bị bắt bớ; là vì những người đó họ biết nương tay, hiểu học sinh chúng tôi là những thành phần sôi nổi dể bị kích động, tuyên truyền và lợi dụng. Tôi vẫn chống Mỹ Ngụy, nhưng tới khi VC chiếm hết miền Trung, thì quả thực những kẻ đối lập với chính quyền VNCH cũng xìu xuống, và nhiều người nhanh chân và nhanh trí đã chuồn sớm sang Mỹ. Những kẻ còn lại thì ân hận, thấy việc chống đối của mình là sai lầm. Bởi vì trong thời chiến VC nó không sợ một nước dân chủ (như nước Mỹ, vì VC luôn thắng Mỹ ở ngay giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn), nhưng VC nó phải biết sợ một bàn tay sắt, đó là sức mạnh. Nói tới máy bay B52 thì đồng chí nào cũng phải biết run sợ. Do đó ngày nay tôi hiểu VNCH phải xử dụng sức mạnh và áp bức như thế thì mới tồn tại được tới ngày 30/04/75; nếu họ biết ép dân vào khuôn khổ nhiều hơn nữa thì họ sẽ giữ được miền Nam tới ngày CS Liên Sô lật nhào.

      Tôi không thích chính trị, và tôi nghĩ mỗi người có quyền làm theo cái gì mình nghĩ là đúng. Khi tôi đặt chân lên trại tị nạn ở Mã Lai, đi qua văn phòng trại thì tình cờ tôi lại nhìn thấy lá cờ vàng 3 sọc đỏ xưa; tôi cảm thấy ấm lòng và thân thiện hơn với những người tị nạn chung quanh. Bởi thực ra khi tôi đã phải quyết định rời bỏ quê hương (trước 75 tôi có cơ hội nhưng không chịu đi), có nghĩa là tôi đã ghê tởm nơi đó quá rồi; và cũng hết tin tưởng nơi người VN nữa rồi. Chỉ khi nhìn thấy lá cờ VNCH đó tôi mới sống lại một chút cảm giác yêu nước xưa. Đối với tôi, cái cảm xúc thời con nít, dưới lá cờ đó mới là thời tôi yêu nước đích thực. Bây giờ đã biết ý thức nhiều rồi, đầu óc đã… có sạn rồi; làm sao có thể yêu nước như thời thơ ngây xưa nữa. Bạn loại bỏ những nguồn gốc yêu nước chính đáng của người khác thì người VN sẽ không bao giờ đoàn kết với nhau được nữa. You dù sao, sinh ra trong một gia đình gốc “văn hoá” Pháp, nhưng lại vẫn là cán bộ của VC, nên suy nghĩ của you cũng có phần hạn chế. Tôi qua đây, thấy chính trị và văn hoá Mỹ có nhiều phần kém thời VNCH chúng tôi (bên đây CÓ kỳ thị chủng tộc, trình độ văn hoá của trung học Mỹ kém xa VNCH), còn chính trị thì cũng có tham nhũng, thối nát, phe đảng, đầy đủ cả. Tới khi bầu tổng thống thì họ bỏ cả chiến đấu để giành nhau cái ghế tổng thống. Chính vì thế mà VC có cơ hội thắng Mỹ trong chiến tranh VN.

      Tôi nghĩ Khánh Ly nên về nước, trước nhất là để gom vào túi một số tiền. Dù sao chị ta muốn về đó là vì cá nhân của chị ta trước tiên. Chị ta sẽ đến thăm mộ của anh TC Sơn, một loại người tình cũ; chị ta cần chỗ có khán giả để trình diễn. Dân Bắc bây giờ muốn khôi phục lại nếp sống trưởng giả thời trước Cách Mạng Mùa Thu 1945, cán bộ VC thì khôi phục và bắt chước cái nếp sống đó của những kẻ họ kết án và mang ra đấu tố ngay sau khi cướp được tài sản và nhà cửa của những nạn nhận của họ. Bây giờ tới lượt dân đen, cũng vùng lên đòi quyền sống trưởng giả như thế. Đời là cái vòng luẩn quẩn, đấu tố phong kiến cho đã, giết hàng triệu người và tạo ra cuộc nội chiến gây điêu linh hàng chục triệu người cho lý tưởng giai cấp bần nông làm chủ, bây giờ lại xây học viện Khổng Tử ở giữa thủ đô Hà Nội.

    • MẠNH says:

      - Cờ Vàng ” chết” đối với ông, nhưng với dân miền Nam thì cờ Vàng vẫn sống bất diệt trong lòng họ.
      – Cờ Vàng được phất từ thời Bà Trưng chống ngoại xâm; Cờ vàng cũng được phất lên trong cuộc chiến chống Pháp cùng 2 vị vua Hàm Nghi , Duy Tân ; Cờ Vàng thời Bảo Đại, vị Hoàng đế cuối cùng của VN; cờ Vàng nối tiếp cho 2 nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, 1 chính thể dân chủ phôi thai mà hiện nay nhân dân VN đang khao khát được sống, dù chỉ là 1 ngày !
      Chính thể VNCH đã ” chết” theo ý ông NHN, nhưng cái dư âm của tự do, dân chủ vẫn làm người dân miền Nam nuối tiếc trong đau đớn, dân miền Bắc thì khát khao. Nhớ đến 4 chữ VNCH, là họ liên tưởng đến 1 thời ấm no, hạnh phúc, 1 thời tự do, dân chủ. VNCH chưa bao giờ chết trong lòng người dân miền Nam !
      Chính thể VNCH đã bị ” chết”, nhưng cờ Vàng là bất diệt !

  9. Phạm Sơn says:

    Một quyết định “trơ tráo” “đầu hàng” của Phạm Duy, đã làm…”tan nát cõi lòng” người hâm mộ và ngưỡng mộ chân chính rồi…Khánh Ly ạ!
    Ôi! …Tác giả Trần Hùng…ơi, ông đã có hiểu chế độ cs là như thế nào chưa…hở?

  10. Dao Cong Khai says:

    Gạt bỏ ra ngoài những vấn đề ý thức hệ hay lý lịch và quá khứ cá nhân, Khánh Ly cũng nên về VN để hát nhạc phản chiến của TCS cho giới trẻ sau này bên đó nghe; nhất là ra ngoài Bắc để hát những bản phản chiến đó cho các thương binh, bộ đội phục viên và gia đình VC của họ nghe.

    Thực ra mấy món nhạc phản chiến của TCS mà Khánh Ly có thể hát bất cứ lúc nào cho đồng bào tị nạn hải ngoại ở đây đã trở thành vô nghĩa lâu rồi. Trước 75, sinh hoạt trong trường học, hoc sinh chúng tôi ai cũng biết hát những bài phản chiến, Ca Khúc Da Vàng của TCS và cả của những nhạc sĩ thiên tả hoặc thân cộng như Tôn Thất Lập, La Hữu Vang… nữa. Nhưng ngay sau khi Giải Phóng, sáng ngày 01/05/1975, khi TCS leo lên đài phát thanh SG kêu gọi mọi người hát bài Nối Vòng Tay Lớn thì lúc đó tôi tắt radio đi, chả thèm nghe những bài hát đó nữa. Tới nước đó rồi, còn “nối vòng tay lớn” với ai? Ai thèm, ai dám nối vòng tay lớn với VC!!! Cái thời khao khát hoà bình nó đã qua rồi, bây giờ có lẽ chính cả mấy ông TCS, Tôn Thất Lập nghe lại mấy bài đó họ cũng thấy chán nữa.

    Trái lại, từ đó chúng tôi thèm nghe những bài hát chiến đấu cũ, không bao giờ hát trên đài SG nữa, như Biệt Động Quân Hành Khúc, Lục Quân VN, hay là “Giặc từ miền Bắc vô đây…”. Còn nhạc phản chiến của TCS tới đó trở nên vô nghĩa rồi. Người ta thèm nhớ cuộc sống trước kia dù dưới bom đạn, nhưng con người còn có tình nghĩa với nhau; trường học còn sinh hoạt vui vẻ với nhau, chúng tôi có thể hát bất cứ nhạc gì kể cả nhạc phản chiến của TCS. Hoà bình gì mà trường học toàn là bắt học sinh học tập và tuyên truyền chính trị cho CS, nào là “Lý Tưởng Thanh Niên, Đạo Đức Cách Mạng”. Tôi thèm nhớ chiến tranh, thèm nhớ cái thời chinh chiến cũ, những bài hát chinh chiến đó nó nói lên tình cảm quân dân của những người hậu phương đối với những chiến sĩ ngoài tiền tuyến.

    Thôi xin mời chị Khánh Ly về miền Bắc mà hát mấy bản TCS cũ đó cho dân ngoài đó nghe, dù sao họ vẫn còn thiếu thốn cái cảm xúc đó. Dân chống cộng bọn tui, ước mơ hoà bình từ xưa đã nhiều rồi, nhưng tới khi hoà bình thì quả là không cảm nhận được sự hoà bình, hoà giải đó chút nào mà chỉ thấy hận thù càng nặng thêm. Kẻ thù vẫn nguyên vẹn là kẻ thù và họ càng gây thêm hận thù khi nhuộm đỏ tất cả cuộc sống còn lại của chúng tôi..

    • nguyen quoc viet says:

      Cảm ơn Ông , Bạn thật nhiều vì cùng chung ý nghĩ , nhưng Ông , Bạn đã viết ra đây thay tôi .

Phản hồi