WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp “Bác Hồ”

Sau đề nghị của tôi về xưng hô, nhiều độc giả lưu ý rằng cha đẻ của cách xưng hô gia đình hóa trong xã hội Việt Nam thời đại xã hội chủ nghĩa là vị “cha già dân tộc”, người tự xưng là “Bác Hồ”. Theo tôi trường hợp “Bác Hồ” không hẳn như vậy.

Khác với những nhà lãnh đạo từ Lê Duẩn trở đi sau này, Hồ Chí Minh thuộc thế hệ các nhà cách mạng xuất thân kẻ sĩ – trí thức trong giai đoạn chuyển tiếp từ Nho học sang Tây học. Xung quanh ông là những người mà tố chất kẻ sĩ – trí thức ấy không chỉ biểu lộ qua sáng tác văn chương, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan… đến Xuân Thủy, Cù Huy Cận, Tố Hữu, Đặng Thai Mai… Trước khi ngôn ngữ chính trị Việt Nam trở thành một hỗn hợp của sáo mòn, đơn điệu, vô nghĩa và lố bịch như chuẩn mực ngày nay, nó đã từng kết hợp được cả học vấn truyền thống lẫn ngọn lửa nóng rực của cách mạng ở những năm tháng đầu. Cho đến nay tôi chưa thấy một văn bản chính trị viết bằng tiếng Việt nào vượt qua bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1945 về hình thức biểu đạt và chất lượng ngôn ngữ: hàm súc, khúc chiết, sắc bén, chính xác, sáng rõ và giản dị. Ngay cả câu mở đầu lấy từ Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ cũng là một mẫu mực về dịch thuật. Hoặc ngòi bút chính trị của Hồ Chí Minh ở thời điểm ấy đạt đến độ chín thích hợp nhất, hoặc giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp là chủ đề tâm huyết nhất của cuộc đời ông, nên những áng văn sau này của Hồ Chí Minh cũng không vượt qua được Tuyên ngôn Độc lập. Song ngôn ngữ trong hai Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong Di chúc vẫn cho thấy một khả năng diễn đạt xuất sắc. Một người làm việc với ngôn ngữ như thế không thể không có ý thức sâu sắc về cách xưng hô trong tiếng Việt.

Tôi không ngại nói quá khi khẳng định rằng trước và sau Hồ Chí Minh, khó tìm thấy một người Việt Nam nào trải qua nhiều tình huống xưng hô một cách tự nhiên và lịch lãm như ông. Trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, chắc chắn ông là người đứng đầu nhà nước giữ kỉ lục về tiếp xúc với các tầng lớp và thành phần đủ mọi lứa tuổi trong xã hội. Chúng ta hãy điểm một số cách xưng hô của Hồ Chí Minh trong giao tiếp, trước khi “Bác Hồ” trở thành quy phạm xưng hô của người Việt[1].

Xưng hô chính thức và đầu tiên của Hồ Chí Minh trước công luận là trong câu hỏi nổi tiếng, khi ông đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?“. Đồng bào và tôi. Từ bao giờ cách gọi đồng bào này biến mất? Có lẽ từ khi ông qua đời? Mỗi lần nói với toàn thể hay một tập hợp người Việt ông đều dùng chữ đồng bào này. Ở các lời tuyên bố, kêu gọi, thường là Hỡi đồng bào cả nướcKính cáo đồng bào. Ở các cuộc tiếp xúc, thường là Thưa đồng bào hay Thưa đồng bào yêu quý. Trong thư, thường rất cụ thể: Gửi đồng bào Công giáo, đồng bào Mán, đồng bào nông gia, đồng bào hậu phương, đồng bào tản cư, đồng bào Nam bộ, đồng bào văn hóa và trí thức, đồng bào điền chủ… Và xưng tôi hoặc chúng tôi, khi ông thay mặt chính phủ phát biểu. Xưng hô cuối cùng của ông, trong Di chúc, cũng giữ nguyên như vậy:đồng bào và tôi.

Từ vị trí xưng tôi hay chúng tôi, Hồ Chí Minh uyển chuyển khi đứng trước những đối tượng khác nhau. Những người như Nguyễn Hải Thần, Vũ Công Khanh được ông gọi là tiên sinh, tướng Trần Tu Hòa là Trần tướng quân, giám mục Lê Hữu Từ là cụ, linh mục Lê Văn Yên là ngài, các ông Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố… đều là cụ, bác sĩ Vũ Đình Tụng là ngài, đại diện các gia đình hảo tâm quyên góp cho chính phủ là các bà và các ngài, hội hảo tâm là quý hội, một ông lang đạo ở Hòa Bình là ông, Chủ tịch Quốc hội là cụ chủ tịch, một bộ trưởng là cụ bộ trưởng, đại diện các ủy ban nhân dân là các bạn… Ông thưa các cụ và các chú, thưa các ngài trong giới công thương, thưa các vị linh mục, thưa các vị kỳ lão và nhân dân, thưa anh chị em thanh niên Nam bộ, thưa toàn quốc đồng bào và toàn thể đồng chí, thưa các bậc phụ huynh, thưa các hiền nhân chí sĩ, thưa các bạn sĩ, nông, công, thương, binh, thưa các ông bộ trưởng, thưa các bạn nhân viên chính phủ, thưa hai cụ già du kích, thưa anh em họa sĩ, thưa các vị thân hào thân sĩ, thưa những người bạn Pháp ở Đông Dương, thưa ngài Thống chế Stalin, thưa bà cụ, thưa lão du kích… Trong một bức thư gửi ngụy binh, ông gọi họ làanh em. Gửi những người đi lính cho Pháp và bù nhìn, ông viết: tôi thiết tha kêu gọi các người. Viết thư cho gia đình mình, ông đề: Gửi họ Nguyễn Sinh và xưng tôi. Tất cả cho thấy một nghệ thuật xưng hô lão luyện.

Vậy “Bác Hồ” từ đâu ra?

Ngay trong tháng 9-1945, Hồ Chí Minh xưng là Già Hồ gửi thư đến các trẻ em yêu quý Trong “Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 1945, ông viết: “Các em, đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em… Các em có hứa với tôi như thế không?… Chào các em, Hồ Chí Minh“, một phong cách không giấu ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa phương Tây. Trong thư gửi học sinh, ông cũng xưng là tôi, gọi học sinh là các em. Nói chuyện với thanh niên, ông gọi họ là các anh em, xưng là tôi. Trong một bài thơ tặng cháu Nông Thị Trưng, ông gọi cháu và xưng ta.

Lần đầu tiên Hồ Chí Minh xưng bác và gọi cháu là trong “Trả lời thư chúc mừng của Hội Nhi đồng Công giáo khu Thượng Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Đông” ngày 10-5-1947: “Bác cảm ơn các cháu. Bác khuyên các cháu: Biết giữ kỉ luật, siêng học siêng làm, yêu Chúa yêu nước. Bác hôn các cháu.” Và kí với Hồ Chí Minh, chứ không với Bác Hồ. Ba tháng sau, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám” năm 1947, danh xưng Bác Hồ xuất hiện và từ đó được sử dụng.

Song tôi phải nhấn mạnh: Hồ Chí Minh chỉ xưng bác trong hai trường hợp quan hệ. Thứ nhất, trường hợp bác – cháu, với nhi đồng. Điều này không có gì là chướng. Ở tuổi 55 khi lên làm Chủ tịch nước, đối với người Việt thuở đó Hồ Chí Minh đã là một người già. Phóng viên báo chí thường gọi ông là Cụ Chủ tịch, cũng như ông gọi những người trạc tuổi mình làcụ. Trong bối cảnh ấy, xưng hô bác – cháu của Hồ Chí Minh với nhi đồng là tự nhiên. Không một nhà lãnh đạo Việt Nam nào cho đến nay biết nói với trẻ em một cách nghiêm túc và tôn trọng mà vẫn không kém thân thiết như “Bác Hồ”[2]. Cuối thư gửi nhi đồng, Hồ Chí Minh thường hôn các cháu. Trong một bức thư, ông còn hôn các cháu rõ kêu, một cử chỉ rất Tây được diễn đạt rất Việt.

Trường hợp xưng bác thứ hai của Hồ Chí Minh là trong quan hệ với những người kém tuổi mình. Bác ở đây không phải là bác – cháu, mà làbác – cô/chú

Chúng ta không lạ cách xưng tôi, gọi một người kém tuổi là chú hay nói chung, một cách xưng hô khá trung lập, không nhất thiết gây ấn tượng gia đình chủ nghĩa mà vẫn giữ được sự thân mật và khoảng cách tuổi tác. Với những người cộng sự gần gũi như Vũ Đình Huỳnh, Cù Huy Cận, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn…, Hồ Chí Minh sử dụng cách xưng hô này. Xưng tôi hoặc anh. Gọi chú. Trong phạm vi quan hệ hẹp, ít khi trước công luận.

Ở Berlin, nơi có cộng đồng Nghệ An lớn nhất hải ngoại, tôi học được rất nhiều từ Việt cổ và những thói quen ngôn ngữ khác xa tiếng Việt phổ thông. Người xứ Nghệ có thể xưng tôi hay tui, tau với cha mẹ. Cha mẹ có khi gọi con cái, bất kể con trai hay con gái, là ông. Và họ dùng tràn lan bác – chú, cứ nhiều tuổi hơn xưng bác, ít tuổi hơn xưng chú, phơi phới giữa Berlin. Hồ Chí Minh, người xứ Nghệ nổi tiếng nhất, bôn ba qua bao nhiêu xứ sở, ngôn ngữ và văn hóa, có lẽ vẫn giữ thói quen xưng hô ấy.

Ông khá thọ và mất ở tuổi 79. Người hơn tuổi ông thuở ấy không nhiều. Nên với đại đa số thì ông hoặc là bác với các cháu nhi đồng theo trường hợp thứ nhất, hoặc là bác với các cô, các chú theo trường hợp thứ hai. Một lúc nào đó, ông đương nhiên trở thành và chỉ còn là “Bác Hồ”.

Gần nửa thế kỉ sau khi qua đời, Hồ Chí Minh chưa thôi là điểm cọ xát gay gắt cho dân tộc mà ông đã dẫn ra khỏi ách thực dân rồi dắt vào tròng chuyên chế. Cả vị thánh lẫn kẻ tội đồ trong ông đều đã thuộc về lịch sử, đã hết hạn sử dụng, song dân tộc bị chia rẽ sâu sắc này vẫn tiếp tục hoặc lấy ông làm cẩm nang và lá chắn, hoặc dùng ông làm cái ổng nhổ để trút mọi oán hận. Ông là tấm gương khi người ta không biết soi vào đâu nữa. Ông là nguyên ủy của mọi vấn nạn, kể cả vấn nạn xưng hô, khi người ta không biết tìm đáp án từ đâu. Trong sự tuyệt vọng của chúng ta, Hồ Chí Minh là chiếc bung xung lí tưởng.

Không phải vì công bằng mà tôi bênh vực cách xưng hô của Hồ Chí Minh. Một người đầy ý thức tự thêu dệt huyền thoại, một người không chùn tay cho vay khống những khoản tín dụng lịch sử đáng ngờ như ông thì không chờ đợi gì nhiều ở lẽ công bằng cho cá nhân mình. Điều tôi mong muốn đơn giản là: chúng ta hãy thôi tự lố bịch, bằng cách chấm dứt cả những lời ca tụng nực cười lẫn những lời kết án vô lối đối với Hồ Chí Minh. Trách nhiệm thật của ông ở những điểm hệ trọng của lịch sử Việt Nam cận đại cần được phơi bày rốt ráo. Còn trong sự nghiệp phá hoại văn hóa xưng hô của người Việt, vai trò thật của ông nhỏ hơn tai tiếng rất nhiều.

Phạm Thị Hoài

© 2012 pro&contra


 


[1] Tất cả các trích dẫn trong bài rút từ Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

[2] Để so sánh: năm ngoái một nhà lãnh đạo ngành giao thông Việt Nam đã chân tình khuyên học sinh như sau: “Nếu các cháu khi đi xe gắn máy không được cha mẹ đội mũ bảo hiểm thì kiên quyết không đi, hoặc hãy khóc to để được cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.

Tags:

25 Phản hồi cho “Trường hợp “Bác Hồ””

  1. Nguyễn Nam Vinh says:

    Tâm sự của một bạn trẻ trên mạng:
    Ba tôi là cựu quân nhân VNCH. Ông ghét Việt cộng dễ sợ, ông cũng đã không về VN thăm bà nội kể cả ngày bà mất. Ông cũng là một dạng chống Cộng cực đoan ( cực đoan mà dễ thương, sạch chứ không bẩn và dễ sợ như mấy bác dưới Cali). Ngoài chuyện chống cộng cực đoan, ba tôi là một người Cha tuyệt vời của chúng tôi, là người chồng trung thuỷ của má tôi và là người bạn hiền đáng tin cậy của chiến hữu và bạn bè.Ba tôi là một sĩ quan chỉ huy rất liêm khiết, bởi vậy gia đình tôi hồi VNCH cũng rất nghèo chứ không phải chỉ có nghèo. Cũng vì rất liêm khiết nên ông thấy VNCH rất đẹp, rất trong sáng và ông không chịu nổi khi qua báo chí thấy Việt cộng dạo này tham nhũng ghê gớm quá. Mà cũng vì quá liêm khiết nên không có tiền chung chi cho cấp trên để giữ ghế, ba tôi bị gài và suýt ngồi tù nếu không có Má tôi chạy đôn đáo nhờ cậy thế lực của các bác, các dượng bên nội. Mỗi khi ba tôi nổi cáu chửi Việt cộng, Má tôi lại làu bàu ” sao ông dễ quên quá, nói mà không nhớ chuyện mình, chút nữa vô khám rồi mà chưa biết tởn, VNCH cũng hay quá đấy!”. Gia đình tôi và họ hàng tôi mang theo dấu ấn của lịch sử đất nước. Có nghĩa là cũng bị chia thành hai phe: Cộng sản và Quốc gia, cả hai bên đều tướng có và lính có và đều chung một điểm nữa là trung thành. Tôi sinh ra đẻ muộn,năm 1975 tôi mới 3 tuổi. Thế hệ tôi thật ra cóc có biết VNCH mấy , cũng không biết CHXHCN Việt nam bao nhiêu, vì chỉ có ăn và học thôi, lại xuất cảnh mất đất nữa chứ. Nhưng nhiều đứa bạn tôi đâu có chịu dựa cột mà nghe, cũng chống cộng cực đoan giống như cha chú,hoặc chửi VNCH hăng hái lắm . Luôn tỏ ra hiểu biết cứ như cái rún vũ trụ vậy. Tôi – trung lập, vì thấy rằng trong con người mình cũng có mặt tốt mặt xấu, trong bất kỳ Xã hội nào cũng có người tốt người xấu và mặt tốt mặt xấu. Khi bọn thân Cộng cực đoan chửi VNCH, tôi có cảm giác chúng đang chửi Ba tôi và bên nội tôi một cách quá đáng hèn hạ. Khi bọn chống Cộng cực đoan chửi CSVN, tôi có cảm giác chúng đang chửi Má tôi và bên ngoại tôi một cách không còn nhân bản.
    Tôi nghiệm ra rằng, LOÀI NGƯỜI LUÔN SỐNG THEO CÁI FEELING VÀ VÌ CÁI FEELING, DO ĐÓ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LÀ RÈN LUYỆN KIỂM SOÁT FEELING CUẢ MÌNH. Người ta cứ sống theo cái sự yêu -ghét, đa số sự yêu- ghét đó là mù quáng. Cùng một vấn đề ví như câu hỏi ” bạn đánh giá gì về văn hoá nghệ thuật của Bắc Việt đưới chế độ cộng sản?” sẽ có nhiều cách trả lời . Người như Nam Lộc , Trúc Hồ sẽ phán liền không cần suy nghĩ ” dở ẹc !”, còn những người thân cộng cực đoan sẽ trả lời cả quyết ” trên cả tuyệt vời”. Tôi thì thấy có hay, có dở. Dở khi là các ” tác phẩm” phục vụ tuyên truyền sống sượng, sáng tác theo lệnh đặt hàng. Hay khi là những tác phẩm xuất phát từ cái nhìn, nỗi lòng trong cuộc sống thực của tác giả. Nhiều bài ca về người lính của Việt cộng rất hay vì trong sáng, hùng dũng và cũng rất tình và lãng mạn. Ví dụ như câu ca này ” gặp em trên cao lộng gió, đường trường sơn ào ào lá đỏ..” hay câu thơ ” nghe em vào đại học, nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên, hôm nay nhận được tin em, nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng..” tôi đã đọc câu thơ đó và chảy nước mắt khi gia đình tôi dạt ra ngoại thành đất phèn lác cỏ và Ba đi ” học tập” mút mùa.
    Tôi thấy gì ở những người phê phán chửi rủa Hồ Chí Minh? tôi thấy rằng họ chỉ có dựa vào cái feeling định kiến của họ, không có fact nên không bao giờ suy nghĩ dựa trên fact. Họ chỉ đọc và chỉ tin những câu chuyện bịa đặt nói xấu về Hồ Chí Minh, còn chuyện nào có một hai từ tốt cho HCM họ liền cho là xạo,bỏ sọt rác bỏ ngoài tai. Tôi nghĩ gì về Hồ Chí Minh? tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh là thiên tài, là niềm tự hào của dân tộc Việt nam. Nhận định của tôi dựa trên nghiền ngẫm những tư liệu lịch sử trong thư viện thành phố, rút ra từ những lời bình của thầy cô mắt xanh mũi lõ, của người bạn da đen châu Phi, da vàng châu Á, da trắng châu Âu. Đương nhiên đó là những người bạn trí thức đam mê đọc sách ham tìm sự thật. Chứ không phải là những người đầu tắt mặt tối ngày ngày bươn chải ba bữa ăn, toát mồ hôi lo thanh toán hoá đơn tính tiền hàng tháng.
    Tôi thấy gì qua những quyền nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc , và gần đây là quyển nhật ký với những bài thơ của anh lính miền bắc được người lính Úc trả lại? Tôi thấy rằng những người lính Việt cộng rất anh hùng, có lý tưởng rõ ràng, tình yêu đất nước con người của họ rất trong sáng.
    Con người trong xã hội VNCH không bao giờ có được, đó là điều đáng tiếc vì rằng sức mạnh biểu hiện ở con tim và khối óc con người. Nếu không tin, các bạn có thể kiếm băng nhạc của trung tâm Asia với chủ đề Thư từ chiến trường, các bạn sẽ thấy hết sức tầm thường nhạt nhẽo. Đó là nguyên nhân làm cho VNCH bị thua, không thua mới là lạ. Chúng ta bình tĩnh, không định kiến để tìm hiểu và suy nghĩ về chế độ Bắc việt. Rõ là xã hội đó phải có cái ưu điểm gì đó, mới có được lứa tuổi thanh xuân như thế. Thậm chí lứa tuổi thiếu niên cũng có những bài thơ nổi tiếng, tuyệt đẹp của Trần Đăng Khoa.
    Chỉ khi chúng ta thấy được vẻ đẹp của con người và cuộc sống, chúng ta mới yêu người và yêu đời và như thế mới được sống xứng đáng gọi là sống, nên sống.

  2. Phan Liên says:

    Xin lỗi bác Chim Gõ Kiến,

    Tôi không gửi comment thẳng vào phần trả lời của bác, vì khuôn chữ bên dưới đã bắt dầu hẹp lại, hơi khó đọc. Tôi trả lời bác từng phần ở đây:

    1.
    “Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l’Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) [2] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.”

    - Nhờ bác tìm giúp tài liệu này. Tôi đoán bác ở Đức. Nếu tài liệu bằng tiếng Đức tôi cũng đọc được. Cảm ơn.

    Nhưng theo như bác nói thì cuộc họp này chỉ nhằm lên án chủ nghĩa CS và kết tội CNCS, không thấy nói chuyện cấm đoán gì ở đây. Mong bác dẫn chứng rõ hơn.

    2.
    Hai cái links quái đản của bác, một cái là địa chỉ ma. Một cái lại chỉ giải thích nhảm nhí, “đảng phái chính trị là gì” theo kiểu mấy ông du kích CS mù chữ, với câu kết luận thúi không chịu nổi: “Các chính đảng còn lại thì hầu hết hoạt động tại hải ngoại vì họ đã trở thành một bộ phận để chống lại chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.” Tôi tự hỏi, bác mập mờ cài đặt thông tin tuyên truyền cho nhà cầm quyền CS hay bác đọc câu này chẳng hiểu gì cả.

    Xin lưu ý với bác, thông tin trên wikipedia do người đọc tham gia viết, nó chỉ có giá trị xác thực chừng mực nhất là wiki tiếng Việt do mấy cha Việt Cộng tự biên tự chế. Bác không tin vô coi wiki viết về Mậu Thân 68 dối trá ra sao:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_T%E1%BA%BFt_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n

    3.
    “báo cho cảnh sát để họ TRUY XÉT, có nghĩa là báo cho cảnh sát kẻ có nhiều khả nghi đang phạm luật để cảnh sát theo dõi và bắt giữ nếu có hoạt động tuyên truyền CNCS thật sự như: lén lút sinh hoạt đảng cs VN trên lãnh thổ CHLB Đức, viết báo ca ngợi những lãnh tụ đầy tội ác với nhân loại Stalin, Mao Trạch Đông, HỒ Chí Minh, Polpot…”

    - Vậy thì bác đi báo với cảnh sát là bà PTHoài viết bài ca ngợi Hồ Chí Minh? Bà Hoài bị bắt, kẻ mừng trước tiên là nhà cầm quyền Việt Nam!

    Nhờ bác báo luôn cho cảnh sát bắt bà này: Thủ tướng Angela Merkel, từng là đoàn viên thanh niên tự do (FDJ) dưới thời DDR, tức là tổ chức đoàn thanh niên của CS.
    http://de.wikipedia.org/wiki/Angela_Merkel

    Thống đốc tiểu bang Brandenburg Matthias Platzeck cũng nên bị bỏ tù (theo nghị quyết Chim Gõ Kiến). Hắn ta từng là đảng viên đảng Liberal-Demokratische Partei Deutschlands (LDPD). Đảng này là một nhánh của Sozialistische Einheitspartei Deutschlands (SED), tức là một bộ phận của Kommunistische Partei Deutschlands (KPD) – Đảng Cộng sản Đức.
    http://de.wikipedia.org/wiki/Matthias_Platzeck

    Khi Đông Âu sụp đổ 1989-1990, SED đổi cương lĩnh và đổi tên là Partei des Demokratischen Sozialismus (PDS). Năm 2007, hắn sát nhập với đảng Arbeit & soziale Gerechtigkeit, và đổi thành Die Linke.

    Die Linke hiện hoạt động công khai và có mặt trên chính trường của 16 tiểu bang CHLB Đức. Nó cũng nắm trong liên minh tranh cử của SPD.

    Nói ra để thấy thằng CS Đức nhục nhã, phải thay hình đổi dạng liên tục để được lòng dân. Nói ra để bác hiểu, ở Tây Âu người ta thắng thua minh bạch, quang minh chứ không làm trò vu cáo hèn hạ nhỏ nhặt, trả thù bẩn thỉu.

    4.
    “Còn bác nói: Chuyện HCM thì tôi chẳng có tài liệu (bởi vì chẳng bao giờ tôi quan tâm tới ông ta) mà bên dưới bác viết và trích:
    Đây là đường link về “những mẩu chuyện về bác Hồ”, cho thấy cách xưng hô suồng sã khi bác, khi mình. Có thể những câu chuyện này đều dối trá. Nhưng khi còn sống, chính HCM đã không lên tiếng đính chính. Và chính ông ta cũng muốn mình trở thành huyền thoại:
    http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=232
    http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=237
    Có một cái gì không ổn khi chính bác lại phủ nhân mình trong một câu viết không dài ở trên?” (trích)

    - Hai cái đường links vớ vẩn này mà bác cho là “tài liệu” thì quả là lời khen đặc sắc cho tài gu gờ của tôi. Giải thích thêm, để bác lại ngơ ngác không hiểu. Tôi không cần quan tâm tới ông ta, nhưng khi người khác cần, tôi có thể bỏ vài phút tìm thông tin trên mạng để phục vụ bạn đọc. Cái này cũng chẳng hay ho gì, thông tin trên mạng thật – hư khó biết, khó kiểm chứng và giá trị cũng chẳng bao nhiêu. Khi đưa hai đường links của trang web đảng CS, tôi cũng cắn rứt lương tâm mà nói thêm: “Có thể những câu chuyện này đều dối trá.” Không ngờ có những người ngớ ngẩn như bác, cứ đọc là tin (hay tệ hơn chẳng đọc mà cũng tin).

    5.
    “Vậy thực sự : Anh là ai?”

    - Bác định chụp mũ hay báo cảnh sát bắt tôi?

    Phan

    • MẠNH says:

      Nick ‘ Chim Gõ Kiến ” đã viết quá chính xác về HCM, Việc gì mà ông phải ca cẩm. O6ng ở nước ngoài. Xin lổi qua miệng lưởi của ông, thì ông chỉ made in Quốc nội mà thôi !

  3. Nhị Sa says:

    Một con người muốn học giỏi thêm đạo đức phải chăm chỉ học hành bao nhiêu năm dài với sự giáo dục tốt sách vở thánh hiền, một lảo sư đức độ, một giáo sĩ hiền lương , một nhà chính trị lảnh đạo thương dân . .v.v. phải đào tạo trong môi trường đạo đức nhưng ông Hồ Chí Minh (HCM) biến những tên trộm cắp giết người thành những anh hùng dân tộc giải phóng ViệtNam và từ 1954 đến 2012, gần 60 mươi năm ( một giáp) hậu duệ của HCM hiện thân là những tên cướp ngày như những tên cướp dựt giữa ban ngày tại Thành Hồ , Lê thị Công Nhân một anh thư nước Việt con của cách mạng miền Nam cũng ngộ ra và phản kháng và bị tù đày rồi bị hăm dọa . . nhưng sự thật toàn dân ai cũng rõ đến nổi người mù còn sáng mắt ra vì muốn thấy cho rõ, mời quí vị đọc bài viết ” Vàng” của LTCN trên điện báo , vì khá dài xin trích đoạn kết :
    ….” 3- Hành trang đem theo khi đào tẩu đương nhiên là một lý lịch mới (Con em cộng sản đi du học còn làm hẳn bộ lý lịch và cả cha mẹ mới, bất chấp tự trọng và tình cảm tự nhiên của con người, huống hồ là đào tẩu!) và thật nhiều, thật nhiều tiền và kim loại quý dễ quy đổi và sử dụng được như tiền.

    Vậy, tiền ấy là tiền nào, kim loại ấy là kim loại gì mà ở đâu, lúc nào cũng có giá trị ổn định nhất so với các loại tiền và kim loại quý khác?

    Ấy là vàng và đô la. Vàng ở đâu cũng là vàng. Đô la ở đâu cũng là đô la. Giá trị luôn được bảo toàn gần như tuyệt đối bằng nhau ở mọi nơi có sử dụng vàng và đô la trên thế giới này (Tất nhiên có thể có xê dịch chút ít, nhưng đảm bảo là rất ít!).

    Do vậy, với một chính quyền đã thối nát đến tận cùng, nền kinh tế đã be bét, rách bơm không che giấu vào đâu được nữa, cộng sản chỉ còn trông mong vào sự khiếp sợ của ngươii dân mà nỗi sợ ấy đã được dày công gieo mầm nuôi dưỡng trọn vẹn 3 thế hệ trong hơn nửa thế kỷ qua, để vơ vét nốt được ngày nào hay ngày ấy, rồi đánh bài chuồn. Quá trình chuẩn bị đào tẩu đã được chuẩn bị chu đáo từ lâu dưới mọi hình thức mua bất động sản, chứng khoán, đầu tư trực tiếp kinh doanh, cho con cái du học, kết hôn với người có quốc tịch nước ngoài, đem đô la, vàng kiếm được bất hợp pháp ra gửi ở nước ngoài.

    Vàng, đô la ấy kiếm thêm, moi thêm ở đâu ra bây giờ? Đầu tư nước ngoài đã chựng lại vì bộ mặt lật lọng tham nhũng phơi lộ bầy hầy nhớp nhúa đến nỗi tài nguyên thiên nhiên và giá lao động rẻ mạt cũng không còn hấp dẫn như trước nữa rồi. Dân thì cũng đã khôn ra một tí, có bị chính quyền lừa mỵ đến mấy cũng đã bình tĩnh hơn mà suy xét sáng suốt cất giữ bảo tồn tài sản của mình vào những thứ đáng quý và thực chất, và đặc biệt là có giá trị ổn định khi giao dịch toàn cầu.

    Ấy là vàng và đô la.

    Bỗng dưng lại tưởng tượng có một tên cộng sản tư bản đỏ nào đó lại dựng ngược lên “Ờh đấy! Bọn tao đào tẩu thì phải cần vàng, cần đô la chứ. Dở người mà mang theo tiền đồng Việt Nam để làm giấy lộn àh. Lũ dân đen chúng mày thì đi đâu, cứ yên tâm mà dùng tiền Việt, nhá! Có bao nhiêu vàng, đô hãy mang ra đây, ông có nhà máy ông in tiền đồng ông đổi cho. Chúng mày mà không đổi đúng đầu nậu nhà ông là ông tịch thu hết đấy, nhân danh nhà nước hẳn hoi, nhá! ”

    Hà Nội, 20.11.2012
    LTCN
    Tác giả gửi cho NTT’s Blog

Leave a Reply to MẠNH