WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt ươm hư [7]

Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7,

Phần II

Chương 18

Đoàn xe GMC gần chục chiếc chuyển bánh chầm chậm vượt qua Cửa Đông, đi ngang qua ngã ba phố Thành, xuống cầu Ông Cạn, rồi tới Cây Dầu đôi, ngay ngã ba Cải lộ Tuyến. Đoàn xe tẻ ra. Một chạy về hướng cầu Sông Cái để đi ra quân trường Dục Mỹ của chính quyền VNCH để lại, đó là toán bộ đội đầu tiên bị bắt lính tại miền Nam VN. Hai xe còn lại, thẳng tiến hướng Nha Trang, đó là những thanh niên có gia đình tham gia cách mạng hoặc là những du kích, bỏ học, bỏ đời… lên núi theo CS trước 1975 khi còn rất trẻ.

Nhìn cây Dầu đôi to lớn, già đến mấy trăm năm, lòng Tuấn chợt chùn xuống! Anh từng đi qua đây suốt thời thơ ấu cho đến trưởng thành, nhưng chưa bao giờ, anh có ý nghĩ như ngày hôm nay.Sao lại bỏ quê hương mà ra đi biền biệt, như trong tâm tưởng anh từng nhắn nhủ. Những cánh đồng bạt ngàn, xa ngun ngút đến tận chân núi Trường Sơn, những con sông trong mùa tháng hạ cạn nước, trơ ra bãi cát vàng lồi lõm như những cù lao nhỏ, những mùa lúa trổ ngọn… đã nuôi anh khôn lớn và làm người.

“Ta về, ta tắm ao ta.Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn”.

Hà cớ gì, Tuấn đành phủ nhận quê hương mình? Sao u uất quá phút chia ly, rời xa nơi chôn nhau cắt rốn! Một đất nước sau chiến tranh, vãn hồi hòa bình, sao lòng người còn ly tán, muốn rời bỏ quê hương để ra đi về một khung trời vô định. Những người như Tuấn, có thân nhân ruột thịt bên phe chiến thắng, còn muốn bỏ nước ra đi, huống hồ những kẻ bại trận, chuốt lấy cảnh gia đình tan nát, bị cướp luôn nhà cửa, cơ ngơi, họ sẽ sống ra sao trong một xã hội thù hằn này?

Bên kia đường, là căn nhà của cha Tuấn, mua lại từ khi từ Bình Định vào lập nghiệp. Tuấn đã được sinh ra trong ngôi nhà ấy, sống nơi đó gần 8 năm, với sự thương yêu của người Cha. Anh vẫn nhớ, mỗi sáng Cha thường chở Tuấn và người chị kề trên chiếc xe đạp đòn dong cũ kỹ. Anh ngồi một bên, trước Cha trên cái đòn dong bằng sắt, bà chị ngồi sau bọc-ba-ga ôm chặt lưng Cha sợ hãi. Hai cha con, o tròn miệng thổi “ù – ù” khi xe lao xuống con dốc không cao lắm. Mà, Cha không cần đạp nữa vẫn tới quán ăn của ông A Ùi! Cha một tách cà-fê đen sữa, hai đứa con “cưa” cái bánh bao, có nhân thịt và trứng gà, làm đôi, nhấm nháp thưởng thức vào buổi sáng tinh khôi ánh mắt trời. Cha chở hai con tới trường. Ông là thông dịch viên cho ông Quận trưởng quận Diên Khánh, khi cần.

Thời ấy, “người ta” đã xuống đường dựng bàn thờ Phật làm “lá chắn” để biểu tình phản đối nền Đệ nhị Cộng hòa, nhưng ở nhiều nơi, cảnh thanh bình vẫn còn. Đến khi, những kẻ khát máu người, tuyên bố: “Dù chẻ dọc Trường Sơn, có chết bao thanh niên miền Bắc, vẫn cứ tiến vào Nam, theo chủ trương lớn của đảng…”, thì cả xã hội miền Nam bắt đầu trả giá cho sự phỉ báng làm Người ấy. Mậu Thân đã để lại nhiều xác chết của lính và dân trong khu vườn nhà Tuấn, sau một đêm 8 Mẹ con trốn dưới hầm. Mẹ Tuấn đã thật sự điên loạn khi nhìn thấy những xác người chết, nằm co quắp đầy rẫy ngoài vườn, sau cái chết của người chồng không lâu vì bạo bệnh!

Sau này, khi lớn khôn thêm chút nữa, Tuấn kể lại trận đánh Mậu Thân ấy, một vài người bạn bảo anh.

“8 – 9 tuổi, mày làm gì có ký ức của tuổi thơ, nhớ dai như vậy!”

Anh đưa bàn chân mình, còn hằn vết sẹo để lại đời, nói:

- Không hẳn 8- 9 tuổi, mà 7 tuổi, tao đã nhớ!

Đó là một ngày, Cha chở Tuấn trên chiếc xe đạp đòn dong, anh đưa cả cái chân trái vào bộ căm xe đạp. Trong một nhật ký lúc 10 tuổi, khi đi ở nhờ nhà người Cậu, lúc tủi phận, Tuấn từng viết mà anh vẫn còn nhớ mang máng.

“Hồi đó, mình 7 tuổi.Mình còn nhớ lắm.Tụi bạn thường gọi mình là thằng Tuấn què. Mình đâu có què! Buổi sáng hôm ấy, Cha gọi mình dậy để đi học. Mình thưa là:

“Hôm nay con bệnh, không muốn đi học.”.

Cha bảo.

“Không được lười, con trai. Dậy đi học!”.Mình ú ớ. Cha tiếp.

“Được rồi.Hôm nay, Cha cho mỗi đứa một cái bánh bao ông A Ùi nhé”.

Được ăn cả một cái bánh bao của ông A Ùi, là điều mình ước mơ từ lâu. Mình bật dậy, mặc áo, xỏ đôi giầy “rọ heo” đã ngã sang màu ngà, vội đeo lên lưng Cha ra xe. Mắt mình ráo hoảnh, cứ nghĩ tới cái bánh bao có trứng hột gà, hoặc vịt với vài miếng lạp xưỡng, cộng viên thịt heo tròn tròn, bị cắt đôi chia cho bà chị… thấy ứ cả lòng.Mình cứ nhễu nước miếng. Mình nhắm mắt mê tơi, tưởng tượng khi cả hàm răng cắn cái bánh bao nóng hổi, tọng vào mồm. Ôi. Sướng “rên mé đìu hiu” (D.A); và tánh háu ăn, làm mình ngủ gật hồi nào không hay! Đến khi chiếc xe lật gọng, trước ngã ba A Ùi, mình mới khóc thét lên khi nhìn thấy một cái chân bị quấn vào vòng căm xe, và rất nhiều người bu lại cố lôi cái chân mình ra, nhưng không được, mình càng cố khóc thét lên thê thảm, trần ai. Trước tiệm ông A Ùi, là tiệm xe đạp của ông Thuận Thanh. Ông sai người ra tháo cái niềng bánh xe, đem cả mình và cái niềng vào tiệm, cắt căm xe lấy cái chân mình ra. Mình đi cà nhắt cả tháng trời; tụi bạn nó kêu mình là Tuấn què.Mình không què đâu nhé, các bạn. Mình chỉ bị tai nạn vì mơ và háu ăn thôi!…”

- Ôi. Miếng ăn chết người!

“Trong cái Nhục, có miếng ăn… vinh quang,
Trong Vinh quang, có Nhục… ăn quáng quàng.
Vinh quang, Nhục nhã chàng ràng…
Làm người cộng sản, cứ tàng tàng ăn!”

Đó là bốn câu thơ của thằng Đại, tặng Tuấn ngày lên đường, ký một tên mới Trần Đại Khoa, thân tặng bạn KH.! Nó bảo rằng: Bộ đội già Hồ vào miền Nam, – vào – vơ – vét – về… để ăn, để vơ vét về, cho những năm thiếu thốn ngoài Bắc sau hơn 20 năm lạc hậu, đảng trị.

&

Trước ngày trình diện làm người lính thú, thằng Khoa (Đại) và Tấn (Khiêm) đãi Tuấn một con gà bé tẻo như một nắm tay, cùng một lít rượu Bầu Đá xuất xứ từ Bình Định, một nhắc nhở thân phận làm người trung trinh như tiền nhân Võ Tánh. Thằng Đại đưa cái “sắc-cốt” đựng mìn claymor, tặng Tuấn.Anh lặng người, tím tái.

- Tụi mày chơi tao?

Đại cười hè hè.

- Của giả thôi, thằng bạn! Mày hãy đeo nó như một CS thứ thiệt.Xã hội bây giờ toàn xài đồ giả cả.Từ động từ, danh từ, cả tính từ… he, he… nhớ nhé. Cái thật đây nè! – Đại vỗ bồm bộp lên thành túi – cái xách mìn claymor.Tuấn nhìn xuống thấy hàng chữ.

- Nothing more preciuos than independence and freedom! (Không có gì quý hơn độc lập và tự do!).

- Tao cũng tặng mày! – Thằng… Tân tác gia “Khiêm” lấy cái “sắc-cốt”, kẽ thêm dấu hỏi (?) thật lớn, sau cái chấm than (!)!

Tuấn nói.

- Đất nước này chưa bao giờ có độc lập và tự do! Độc lập, mà mọi thứ nhu cầu cho đời sống, cho chính trị được bảo hộ từ thằng CS phương Bắc Tàu chệt tóm lấy. Tự do, mà cái ăn, sinh hoạt đời sống phải báo cáo hàng giờ cho mỗi địa phương khi muốn đi và muốn đến, để được tem phiếu cho cái bao tử luôn luôn trống rỗng vì đói kinh niên! Người CS ngu về thuật trị nước, nhưng họ rất khôn về hành vi xử dụng từ ngữ mê hoặc lòng người.

- Này nhé: Đây là chính quyền do dân và vì dân. Vì dân, nhưng lại thích thắt chặt cái bao tử của Dân để dễ bề cai trị! Tụi mày hãy nhìn kìa… những cái loa, trên những cột điện và trên những cây cao nó leo lẻo “ré” hằng ngày vào tai mọi người, đến điếc đặc óc, làm mụ mị con người: những điều tốt đẹp nhất, do đảng và nhà nước chủ trương! Chỉ có những thằng xấu, mới rên (rêu) rao, cái tốt đẹp của nó! “Hữu xạ tự nhiên hương” là ý chí và sự quật cường của dân tộc VN, có từ ngàn đời chưa được dịp phát tác. Cũng như, chúng ta là những thanh niên vào đời bằng một trái tim trong sáng, sau chiến tranh, muốn nhìn một sự đổi thay toàn bích, thì bị chính quyền này, gọi chúng ta là những Hạt Ươm Hư, do chính quyền trước để lại. Mọi thanh niên, lớp kế tiếp chúng ta, đều kỳ vọng để vươn lên, xây dựng lại đất nước sau thời chiến tranh.Chúng ta cũng chấp nhận là những viên gạch lót đường, để tiến thêm bước nữa cho thế hệ kế tiếp.Hãy điểm lại lịch sử, ai đúng ai sai? Thực dân Pháp, đã cai trị trên đất nước chúng ta gần 100 năm. Không một quốc gia nào, người dân nào trên đất nước ấy chịu, bị, cai trị bởi ngoại bang. Kháng chiến chống Pháp là trách nhiệm của mọi công dân yêu nước, như ông Cậu tao, ông Cậu đạo diễn của thằng Đại, – À, không… của thằng Khoa, là điều nên làm. Nhưng khi, cái Búa và cái Lưỡi liềm lê tới VN, do Hồ chí Minh đem về, thì mọi trí thức nên tự hỏi: Búa để đập đầu, Lưỡi liềm để cắt cổ người Dân? Dĩ nhiên, thời đó thông tin bị bưng bít, nhưng cải cách ruộng đất, gần 200 ngàn dân vô tội bị giết oan, dù chỉ có một mảnh đất cắm dùi, chó ỉa ba ngày không hốt, đạp lên, bàn chân trét cứt cả nhà! He… he…

Tuấn tợp thêm vài ngụm rượu Bầu Đá, đầu lơ mơ, tiếp.

- Tao sẽ không là Hạt Ươm Hư; và cũng không là những viên gạch lót đường cho thế hệ nối tiếp… Tao là tao, là thằng KH.!

Cả ba ôm nhau rơi nước mắt, khi nhớ lại cái ngày chú Tám – ba thằng Đại – ôm chúng khóc rống lên khi nghe tin ông Dương Văn Minh thông báo quân đội VNCH, đầu hàng quân Bắc Việt vô điều kiện.

Tuấn lau vội nước mắt, nói tiếp.

- Chúng ta, không dính líu gì tới hai chế độ này. Nhưng chúng ta là “sản phẩm” của họ để lại.Nên “chúng” gọi ta là Hạt Ươm Hư. Nói là “sản phẩm của họ” dường như không đúng.Nhưng lịch sử sẽ phán xét điều này, sau đó. Chúng ta có mắt, có đầu óc để phán xét cuộc chiến tranh tương tàn này, không phải bởi chúng ta đã trưởng thành! Chiến tranh đã làm mụ mị cả dân tộc này của cả hai phía. Mà theo lề truyền thông của báo chí, của một Chính, một Tà; một quốc, một Cộng! Chúng ta – những thanh niên miền Nam – nên mang ơn trân trọng sâu nặng nền báo chí Tự do miền Nam này. Họ cho chúng ta những kiến thức về một thể chế của chính quyền đương đại. Chia ruộng đất cho người nghèo, qua chính sách: luật người cày có ruộng, bảo vệ người biểu tình, hổ trợ những dân tộc thiểu số và nhất là những người Chăm đã bị tiêu diệt cả một dân tộc v…v…

Còn chính quyền bây giờ, chúng ta thấy được gì?Thâu tóm ruộng đất về một mối cho nhà nước CS. Bỏ tù những người khác chính kiến, sau thất trận.Tiêu hủy cả một nền văn hóa nhân văn, nhân bản mà họ cho là đồi trụy. Kềm kẹp cái bao tử của con người để dễ bề cai trị, sai khiến… để sau đó dẫn đến đàn áp; và lập lại những cái sai từ năm 1954: đào tận gốc, trốc tận rễ, cướp lấy nhà cửa người dân miền Nam. Kết quả là, hằng bao nhiêu người vượt biển bằng những con thuyền nhỏ bé, mong manh – mà nhân loại – không hề nghĩ tới, nó sẽ lênh đênh trên biển nhiều ngày, tháng.

Đây là chính quyền vì dân và do dân làm chủ đất nước?

- Nhưng chúng ta đã bảo vệ những thằng “ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”, làm đất nước này chìm trong biển thù hận cùng dòng giống VN da vàng. Mày quên điều này, Tuấn.

- Tao không quên điều này. Bởi vì, tao không muốn nhắc tới, trong đó có ông anh trí thức miền Nam của tao. Trí thức đúng là một cục cứt, như thằng cha Sì-ta-lin và thằng Mao đã lập lại, rồi truyền tới cả đất nước VN khốn khổ này, như một thứ ung thư… lây lan chưa bao giờ có trên trái đất này! Một Nguyễn Hữu Đang, một Trần Đức Thảo, một… là những cục cứt này! Đừng bảo rằng, những ông này không có đầu óc, mà lầm lạc! Cái danh vọng, cái tiền tài, cái dị hợm hơn người đã làm họ biến thái. Cách mạng Nga 1917, họ biết tất, nhưng họ vẫn lao vào như con thiêu thân, vì những thứ bá vơ ấy. Rồi đây, những con thiêu thân trí thức miền Nam cũng sẽ lập lại.

&

11 tuổi, Tuấn biết sự phi lý của cuộc đời qua danh vọng hão huyền. Trước những năm ấy, khi anh đi ở nhờ nhà người Cậu, đậu vào đệ thất trường Công, đứng thứ nhì toàn quận, sau thằng Đại qua một bài Văn tả về một người Mẹ. Hôm lãnh cái giải thưởng của nền Đệ nhị Cộng hòa, khi được xưng tên lên lãnh giải, Tuấn định bước lên Hội trường nhận phần thưởng, thì ông Cậu, bảo anh dừng lại và kêu đứa con trai ông cùng tuổi Tuấn, học cùng lớp, nhận giải. Anh khóc cả ngày hôm ấy! Và Tuấn quyết sau này, không ai có thể nắm vận mệnh cuộc đời anh, khi khôn lớn và hiểu biết.

- Xuống xe, xuống xe các đồng chí!

Tuấn thót giật mình buông trôi suy nghĩ, mà anh nghĩ rằng, đây là lần cuối nhìn thấy cây Dầu đôi trong ký ức.

- Mẹ nó. Tình đồng chí tăng cấp“lũy thừa”! Sao nhanh vậy?

Mới tháng trước, gã công an Thắng lòng vòng quanh Diên Khánh, tìm kiếm để chiêu nạp “hiền sĩ công an”, còn “cậu, tớ”, nay đã là “đồng chí”! Cả cái thế giới Tư bản hay Đại đồng con mẹ gì đó, làm gì có cái tên đồng chí! Mỗi con người được Trời, Phật, Chúa hay Thượng đế sinh ra, mỗi thân phận người, có suy nghĩ khác nhau, như vân tay trong ngón tay mỗi con người. Thì làm sao gọi là đồng chí, cùng một chí hướng suy tư?

Một con lừa bị bịt mắt, khắc hẳn một con lừa chưa từng bị bịt mắt vì chúng được tự do chạy nhảy, ăn cỏ nơi chúng thích. Chúng thích chạy nhảy nơi chúng sinh ra, tìm cỏ lạ ăn.Chúng không thích.

“Nơi đây biên giới là nhà

Bên kia biên giới cũng là quê hương”.(T.H.)

Chỗ chúng đang ăn “ngon lành” bảo qua bên kia biên giới cũng là quê hương, để bị bắn giết lấy thịt à? Ôi tình đồng chí thắm thiết!

- Các đồng chí nhanh nhanh vào hàng nào! – Thắng thổi còi, hối thúc.

Bọn tân binh riu ríu vào hàng.Đã có sẵn trên 150 tân binh từ các quận, xã của tỉnh Khánh Hòa tựu trung, trước đó.

- Báo danh bằng số, theo thứ tự.

- 1, 2, 3… 219. – Bọn tân binh báo danh.

&

Tuấn ngơ ngác nhìn quanh. Anh chợt nhớ trong miên man suy nghĩ, nhận thức rằng, xe đang vào thành phố Nha Trang. Tới ngã ba Mã Vòng xe quẹo vào Phước Hải. Đây là nơi có nhà tù lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, gọi là Quân Lao, nay dùng làm quân trường cho ngành Công an vũ trang hay còn còn gọi là Công an biên phòng. Trên cánh cổng to lớn, Tuấn thấy hàng chữ:

“Trường huấn luyện Công an vũ trang, đồn Ba Linh Một!

- Ba Linh Một là cái quái quỷ gì? Sau này, Tuấn mới hiểu: Ba Linh Một là Ba Lẻ Một, hoặc 301. Chữ nghĩa của đỉnh cao trí tuệ loài người thật khó hiểu!

Ông thượng úy, đứng trước hàng quân, ra quân lệnh.

- Tôi báo cáo cho các đồng chí rõ. Sau hơn 20 năm chiến tranh, nay vãn hồi hòa bình, đất nước ta, dân tộc ta, vẫn còn đói nghèo, tôi mong các đồng chí thông cảm, hãy ra ngoài phố, tự cắt tóc cho mình. Tôi cho các đồng 2 tiếng đồng hồ, rồi trở lại quân trường!

- Mẹ kiếp. Thế là mất toi tí tiền còm!

Tuấn than thầm trong bụng. Trước khi ra đi làm người lính thú, bà mợ dâu cho Tuấn 2 đồng bạc cắc tiền Hồ, cho 6 tháng quân trường cam go. Giờ cái nhà nước, do dân và vì dân, cái quân đội hùng mạnh nhất Châu Á đánh thắng hai thằng tư bản đầu sỏ thế giới, lại không có một anh lính quân nhu (hậu cần) “húi” đầu tân binh?

- Sao lạ vậy?

Bọn tân binh túa đi nhiều ngã, ngơ ngác tìm những tiệm hớt tóc. Tuấn chạy đến một tiệm chụp ảnh, anh quen thời trước 75 khi ông Năm còn làm ăn, chụp tấm ảnh kỷ niệm cho một cái đầu sắp bị “húi” sát da.

&

“Công an vũ trang chúng ta vì tổ quốc
Nguyện một lòng với non sông…”

219 cái mồm tân khóa sinh chu ra hát nghêu ngao, bài hát: Công an vũ trang… nhân dân.

Lại nhân dân!

Tuấn nhìn khắp sân bóng chuyền, thấy 219 hình nhân đều giống nhau. Áo quần màu xanh cứt ngựa (được phát hai bộ), một cái mủ vãi công an vũ trang, một cái nón cối, một cái mền, chiếu, ba lô, một cái chén ăn cơm bằng sắt pha men, hai đôi giầy vãi: một cao trên mắt cá chân, một thấp hơn. Mọi thứ đều từ Trung quốc viện trợ. Bộ chỉ huy cấm tuyệt không sửa chữa lại quần áo từ nước anh em láng giềng viện trợ, nên nhìn tân binh nào cũng giống như nhau: cái đáy quần, dài, kéo xuống hai cái đầu gối của tân binh. Tuấn chưa nhìn thấy một quân đội nào lại ăn mặc lượm thượm và khó coi như quân đội VN.

&

Ngày đầu tiên vào quân trường, Tuấn xếp hàng chờ giờ cơm trưa. Anh đeo cái bát đựng cơm sau túi quần, gắn vào đó bằng một cái móc tròn, như cái móc của thứ lựu đạn “mảng cầu” đã được rút chốt, ném vào kẻ thù, và giữ lại. Nó tòng teng, sau túi quần rộng thênh thang.219 tân binh ngóng chờ bửa cơm đầu tiên trong đời lính. Buổi sáng sớm, chả tên nào được ăn, nên mau đói của tuổi mới lớn.

- Đụ mẹ! Đói lắm rồi, quân đội ơi!

- Đừng mất quan điểm lập trường của một chiến sĩ Công an nhân dân, tự nguyện đầu quân!

- Tao mà tự nguyện? Tự nguyện cái con cặc! Mấy ổng biết gia đình tao, có mấy ông chú, bác đi tập kết, đi lên núi, nên phủ dụ. Tao làm dân phụ lơ xe đò, còn sướng hơn. Ăn cơm dọc đường tùy thích, đéo chờ ai, cũng chẳng muốn ai chờ.

- Sao đồng chí nói vậy?

- Ê, thằng kia, mới mấy tiếng đồng hồ là đồng chí sao? Tao đéo là đồng chí của mày nhé! Tao là Lơ xe đò bị gạt, bị bắt vào đây làm công an. Mả mẹ mày, lạng chạng, tao dộng cho đi hết hàm răng… đồng chí của mày!

Đó là Hưng, người bạn liên kết sau này với Tuấn

- Cấm ăn nói “ninh tinh”. Các đồng chí vào hàng. Xếp hàng hai, nhận khẩu phần. Khẩn trương vào hàng!

Tuấn đun vai người bạn lính, chưa biết tên tiến tới. Nắp vung mở ra còn bốc khói!

- Khẩu phần của các đồng chí đây!

Những cái bánh được xếp chồng chất lên nhau, trong những cái nồi nấu ăn của quân đội được mở ra, bốc khói, lan tỏa.

Đó là những vòng tròn của những cái đít chai vỏ bia “con Cọp” chính quyền trước để lại, vất bừa bãi trong kho nhà bếp, sau đói quá phải bán cho nhà ve chai kiếm thêm miếng ăn, được chính quyền mua về, cắt ra bằng lửa đang đun nóng, bằng một dây thép cột vòng ngang dưới đáy chai của…“đỉnh cao trí tuệ”. Đường kính trên ba lóng tay, dày không hơn một đốt ngón tay, như người ta dùng một cái nắp của chai lọ ụp xuống tàn nhẫn rồi chia ra từng phần, không một mãy may: thiếu, thừa để tranh cãi vì miếng ăn!

- Đụ mẹ.Toàn là bột mì.Ăn chỉ ngần này, làm sao đi, đứng, thao tác, mà nói chi tác chiến!

Tuấn bỏ vào mồm cục bột, nhấm nháp ngậm. Dường như, đây là thứ bột mì trong chiến tranh còn để lại, xây xát thành bột, để lực lượng chủ yếu nhất, trong ngành quân đội xử dụng!

Và cái Tuấn để ý nhất, quân đội VNCS không bao giờ chào lá Quốc kỳ và chào nhau bằng quân lệnh khi gặp nhau ngoài đường phố hay trong quân trường. Có một hôm, Tuấn đi ra khỏi A, gặp trung sĩ Thắng. Trong thân tâm anh đã nhìn thấy trên báo chí, hình ảnh… khi những người lính gặp nhau bất cứ nơi đâu – cùng một binh chủng – đưa tay ngang trán chào. Anh đưa tay chào trung sĩ Thắng, nhưng hắn ngó lơ và vẫn tiếp tục đi, như không thấy, không biết! Gần 6 tháng quân trường, Tuấn chưa hề thấy lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trụ cờ (trong quân trường không có trụ cờ để chào mỗi sáng, như học đường của chính quyền VNCH); chỉ thấy lá cờ đỏ sao vàng, bay phất phới trên một chòi canh cao trước đồn, lưu cửu.
Quốc gia đâu. Dân tộc đâu… qua biểu hiện, của một lá cờ Tổ quốc?

Pages: 1 2 3

Phản hồi