WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mùng Mười tháng Ba, thiếp kể chàng nghe ới a hồng trần

Anh yêu,

Đố anh trong tháng Ba âm lịch, có lễ hội đặc biệt gì của dân tộc mình nào? Lại lắc đầu cười trừ? Thật là chàng Bờm dễ ghét, chỉ biết có nắm xôi thôi à? Lâu nay, thiếp đã không muốn cho ai biết tên chàng, vì nó… dân dã quá. Nghe tên là biết người. Câu hỏi dễ ợt thế mà cũng lắc đầu. Đúng là Bờm (nhớ đừng bợm là được rồi). Nhưng thiếp yêu tính chân chất, thật thà hiền lành như đất của chàng. Cái gì cũng hề hề, rồi xoa bụng đòi xôi.

Chàng nghe này nha, đó là mùng Mười tháng Ba, ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương đấy.

Đền Hùng. Ảnh On the net

Anh biết gì không, có những vị vua cũng thuộc dòng Hùng, ví dụ An Dương Vương, mà vì nhiều lý do, như để làm mất nước chẳng hạn, nên không được kể vào hàng Mười Tám Vị Thánh Vương mà dân tộc ta thờ kính (không phải chỉ có “18 đời” Hùng Vương như trước nay vẫn hiểu lầm).

Nhân dịp lễ giỗ Tổ, thiếp xin kể chàng nghe về ý nghĩa truyện Tiên Rồng, một câu chuyện mang tính cách… hội nhập toàn cầu rất hay, không chỉ như trước giờ chúng mình vẫn hiểu đâu anh. Chàng nghe nha.

Chuyện xưa kể rằng:

“Giống dân Việt khởi nguồn từ khi Bà Tiên và Ông Rồng phối hợp nhau, và Bà Tiên sinh ra một bọc chứa trăm người con.

Sau đó, Ông Rồng nói với Bà Tiên: ‘Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên, nên nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay.’

Từ đó, dòng giống Việt ngày một phát triển.”

Anh yêu, Tiên được coi như người sống trên núi, hiền từ, thanh thoát, trẻ mãi không già và sống mãi không chết. Mình nghe nói tới, nghe ca tụng thì nhiều, nhưng chưa ai gặp tiên bao giờ. Giống Rồng cũng vậy. Rồng được coi là chủ tể biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hoá, nhưng cũng chưa ai gặp mà chỉ nghe nói, thấy hình vẽ đủ loại đủ kiểu mà thôi.

Vậy mà nguồn gốc người Việt lại được truyền đi là do sự phối hợp giữa một Bà Tiên và một Ông Rồng. Hỏi có trái khoáy không anh?

Mẹ Tiên càng lạ kỳ hơn nữa khi không sinh sản một cách bình thường, mà cho ra đời một bọc có chứa trăm đứa trong đó. Mẹ là chim hay cá mà sinh ra con người, nhiều tới cả trăm con? Rồi cũng không biết tại sao một hôm Cha Rồng bỗng lý luận về nguồn gốc của mình để đòi chia tay và chia con! Năm mươi theo Mẹ Tiên về quê ngoại trên núi, năm mươi theo Cha Rồng xuống biển. Đã đòi chia tay và chia con, Cha Rồng lại nói thêm, “khi cần thì gọi, ta về ngay.” Tưởng rằng tình nghĩa đã dứt, lưu luyến không còn, mà sao vẫn hẹn hò? Vậy thì chia làm gì anh nhỉ?

Nguồn gốc đã dị kỳ, tình tiết càng quái lạ hơn. Không lý tổ tiên nêu… gương xấu, dạy vợ chồng con cháu đừng sống đời ở kiếp với nhau? Chia tay và chia con, lại chia đồng đều! Lạ lùng hơn nữa là những tình tiết kỳ dị đó đã không sửa đổi, mà còn được truyền tụng hết đời này sang đời khác, phổ cập trong nhân gian trải hơn năm sáu ngàn năm (không chỉ bốn ngàn năm đâu anh, dễ đến cả chục ngàn năm hay hơn nữa đấy. Nhưng đây là công việc của các nhà khảo cổ, ngôn ngữ, dân tộc học).

Bổn phận chúng ta là phải khám phá và khai quật gia tài quý báu tiềm ẩn đã bị đóng bụi và vùi lấp bởi các văn hoá ngoại lại lâu năm, để khỏi uổng công tiên tổ liên tục trao truyền mấy trăm đời đến ngày nay.

Trước hết, Tiên và Rồng chỉ là hai biểu tượng. Khi nói tới tiên, ta nghĩ ngay tới sự xinh đẹp dịu hiền, khả ái yêu thương tràn đầy mà cũng thoát tục siêu phàm, như thần như thánh, trường sinh bất tử, rất sống động mà cũng vượt không gian và thời gian. Cũng vậy, rồng biểu trưng cho uy dũng vượt trội, biến hoá khôn lường, như linh như hiển, khi thì trầm mình dưới đáy biển, lúc lại vùng vẫy trên trời cao.

Như thế, con người là một hợp thể sinh động, một kết tinh hoàn hảo của mọi đặc tính bộc lộ qua hai biểu tượng Tiên và Rồng: vừa biến hoá vừa trường cửu, vừa vật thể vừa siêu phàm, trong thời không và vượt thời không, vừa linh động vừa thường hằng, xinh đẹp dịu hiền mà cũng hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, chan chứa yêu thương mà cũng uy lực vô song.

Khi tổ tiên nhận diện con người như đề cập, tức nói đến tất cả mọi người, không trừ ai. Vả lại, truyền thuyết không có sự tích nào phân biệt dân Việt với các giống dân khác. Tổ tiên còn nhấn mạnh tới phần định lượng tỷ lệ các đặc tính đó. Năm mươi theo mẹ, năm mươi theo cha, chính là xác quyết sự tương đồng tuyệt đối giữa hai nhóm đặc tính: năm mươi phần trăm rồng, năm mươi phần trăm tiên. Đây là nhận thức nền tảng và toàn vẹn nhất về thân phận con người. Khi nói tiên lên núi, rồng về biển, chính là muốn chú trọng tới sự toàn vẹn của mỗi nhóm riêng biệt. Tuy con người là một hợp thể tự tại, toàn nhất và bất khả phân, nhưng không phải vì vậy mà những đặc tính của hai nhóm bị “pha chế” hay biến đổi. Cha Rồng nhắc nhở Mẹ Tiên “khi cần thì gọi, ta về ngay” để nói rằng trong thực tại cuộc sống, có những lúc đặc tính của nhóm này bộc lộ rõ nét hơn nhóm kia và ngược lại. Nhưng cần thì có mặt ngay. Nó chỉ ẩn náu mà vẫn hiện hữu. Ta không thể vì sự thiếu vắng bên ngoài mà chối bỏ sự hiện diện của nó.

Nhận thức về con người cần phải đầy đủ và trọn vẹn như thế đó anh.

Ngoài việc đặt nền tảng cho nhận thức con người, truyện này còn đặt căn bản cho tính xã hội nhân loại nữa. Hình ảnh bọc trăm con biểu trưng cho một nhóm người sinh sống quây quần và ảnh hưởng lẫn nhau, mà ta gọi là cộng đồng hay xã hội. Như vậy, từ khởi đầu, không hề có con người đơn độc mà có cả “trăm con người một lúc.” Nói cách khác, con người là sinh vật có xã-hội-tính bẩm sinh, còn gọi là xã-hội-tự-tính (LĐA). Hai đặc tính cá nhân và tập thể được xác định song song nhau, biểu lộ tính chất đặc thù của văn hoá Việt, làm nền tảng chỉ đạo cho nếp sống Việt suốt mấy ngàn năm qua.

Với biểu tượng Tiên Rồng Song Hiệp và với hình ảnh Một Bọc Trăm Con, văn hoá Việt xác quyết rằng mọi con người trong xã hội “cùng một mẹ một cha” và được sinh ra “cùng một lần.” Nền tảng này khác biệt rất nhiều so với các nền văn hoá khác. Có những văn hoá đã phân chia xã hội thành nhiều giai cấp và chủ trương quyền thống trị là đặc ân thiên phú của một dòng họ, một gia tộc hay một giống dân. Ví dụ, văn hoá Hy Lạp dành quyền ăn trên ngồi trốc cho một nhóm người tự coi mình là con rơi của các vị thần loạn luân dâm đãng; văn hoá Ấn Độ lại chủ trương con người sinh ra trong những giai cấp “di truyền” và không thể vượt lên giai cấp cao hơn; dân Do Thái cho rằng dòng giống họ được thượng đế đặc tuyển và phải tiêu diệt các giống dân khác; chủ thuyết của Quốc Xã Đức lại khẳng định giống Arya thuần chủng, có đặc quyền thống trị nhân loại! Trong khi đó, biểu tượng trăm con cổ suý cho sự bình đẳng tột đỉnh. Giữa họ, không có bất cứ một sự dị biệt nào, từ sức sống, truyền chủng, không cả sự phân chia tuổi tác và khác biệt ngôi thứ giữa anh em. Mọi người hoàn toàn bằng nhau và như nhau. Một sự bình đẳng tột đỉnh tự căn cơ.

Ngoài ra, có xã hội nào thân thương cho bằng xã hội trong đó mọi thành phần đều là anh chị em ruột thịt, do cùng một mẹ một cha sinh ra? Trong biểu tượng một bọc trăm con, họ giống nhau như đúc, giống nhau hoàn toàn về mọi phương diện. Giữa họ không có dị biệt, nên không có gì xung khắc, hạn chế hay cản trở họ thương nhau. Sự khắng khít giữa họ rất chan chứa, trọn vẹn và đồng đều. Họ thương nhau tận tình. Anh thấy đấy, huyền sử cha ông là vậy, mà nhìn vào tình trạng dân Việt hiện thời, ai không quặn thắt ruột gan anh nhỉ.

Tuy thế, anh chị em ruột cũng khó có thể thương nhau đồng đều. Anh chị thường chăm sóc cho em nhiều hơn là đứa em lo lắng cho anh chị. Trong đời sống thực tế, không hề có những người được sinh ra cùng lúc và hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, tình thương trăm anh chị em một bọc vượt trên mọi kinh nghiệm yêu thương thường tình của con người. Đây là hình ảnh của sự thân thương tột cùng đó anh.

Ông cha ta sáng tạo một từ ngữ tuyệt vời, hai tiếng đồng bào. Nhìn ở mặt triết học, khi dùng cho tầng dân tộc trong nước, “đồng bào” luôn nói lên truyền thống cao quý của nền văn hiến VN, coi mọi người đều là anh em một bọc rồng tiên. Ở tầng nhân loại, đã là con người với những đặc tính rồng tiên hiện diện thường hằng nơi mỗi người nêu trên, dù khác giòng máu, tiếng nói hay màu da, ai cũng có thể coi nhau là “đồng bào” được cả. Con người trong khối nhân loại kia đều bình đẳng và thân thương tột cùng! Mãi đến thế kỷ 18, Pháp và Mỹ mới đưa ra được những ý niệm này, anh nhớ không. Hơn thế nữa, cũng mãi đến thế kỷ 20, trải qua bao thương đau và nước mắt cộng với sự đấu tranh bền bỉ, các anh da đen mới “bằng” được các anh da trắng, mà cũng chỉ “bằng” trên giấy tờ thôi, sau nhiều năm mới hiện thực ra ngoài xã hội!. Ngược lại, văn hoá Việt từ ngàn xưa đã xiển dương sự gắn bó thương yêu và bình đẳng, chứ đâu ai đi cổ động cho đấu tranh giai cấp, hay cổ suý giai cấp/giống dân này có đặc quyền trên giai cấp/giống dân khác!

Em xin mở thêm một ngoặc đơn, Trung Hoa (và thực dân Pháp sau này nữa) vẫn thường vênh mặt rằng họ “khai hoá” các dân tộc man di mọi rợ! Họ có biết đâu rằng cha ông họ sau khi chiến thắng Bách Việt ở vùng núi Thái Sơn phía Bắc nước Tàu (anh còn nhớ câu Công cha như núi Thái Sơn không? Gốc cũ mình đấy!), đã thâu tóm toàn bộ nền văn minh Bách Việt làm của riêng, từ ông Bành Tổ, bà Nữ Oa chống trời đạp đất, cho chí đến các vị thánh vương rất nhân bản Việt tộc, Nghiêu, Thuấn và Thần Nông! Họ “nhái” văn hóa Việt mà cũng không xong, chỉ được một phần tư, vì vật tổ (totem) của họ là Lân, đầu rồng mình ngựa – gốc du mục mà – chứ đâu có đủ bộ tiên rồng, âm dương dịch học Việt tộc đâu! Tất nhiên, những nghi vấn lịch sử đó được đặt trong tinh thần cẩn trọng dè dặt, và đây là công việc dài hơi, cần sự đóng góp rất nhiều của các nhà khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, xã hội học nhằm tìm tòi đóng góp làm sáng tỏ vấn đề. Từ hậu bán thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã chứng minh rằng nền văn minh vùng Á Châu khởi đi từ Bắc VN hay Nam Trung Hoa, lan tỏa ngược lên hướng Bắc, thay vì Trung Hoa luôn cố khẳng định và dấu biệt chứng tích từ mấy ngàn năm nay rằng văn minh Trung Hoa “khai hoá” các giống dân man di phương Nam!

Anh có thấy hãnh diện về những điều lạ lùng mà bình thường của văn hoá Việt tộc hay không? Có đấu tranh thì hãy đấu tranh cho “bình đẳng tột đỉnh” giữa các dân tộc với nhau, và có muốn đại đồng thế giới cũng hãy đại đồng trong tinh thần “yêu thương tột cùng” như thế! Dân Việt đâu cần phải “lập” triết như Tây phương, bởi cuộc sống họ đã bàng bạc và vì họ “sống” triết mỗi ngày rồi. Cần thiết chi để tập-đại-thành triết thuyết nữa anh nhỉ.

Chàng ơi, nếu để tâm nghiên cứu, chúng ta thấy rằng thời kỳ nào quốc dân Việt theo đúng nguyên lý tiên rồng song hiệp, thời kỳ đó con dân Việt được hạnh phúc nhất và đất nước cũng thịnh vượng hùng cường nhất. Ở những giai đoạn ấy, mọi khía cạnh của cuộc sống con người, từ cá nhân đến gia đình, làng xóm, dân nước, qua chính trị, kinh tế, xã hội, đến tôn giáo, quân sự… nguyên tắc ấy luôn được áp dụng triệt để. Nhờ đó, văn hoá Việt luôn dung hợp thành công những yếu tố nhiều khi như đối nghịch hẳn nhau.

Trong phạm vi cá nhân, mỗi người đã cố gắng sống trọn vẹn con người rồng tiên, tức vừa thể chất vừa tinh thần, vừa tình vừa lý, vừa trí vừa nhân, dũng cảm mà hiền hoà, cho hiện tại mà cũng cho tương lai, cá nhân mà tập thể, năm mươi của mẹ năm mươi của cha, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên cân bằng.

Gia đình là nền tảng sống thực và phát triển toàn diện cuộc sống con người, mà cũng vừa là đơn vị cấu thành dân nước. Trong gia đình, vợ chồng đối với nhau vừa tình vừa nghĩa, yêu thương mà kính trọng, vừa thể xác vừa tinh thần, năm mươi tiên năm mươi rồng. Vợ chồng luôn bình đẳng với nhau, không có cảnh chồng chúa vợ tôi như văn hoá Hán. Họ luôn giữ tiêu chuẩn thuận vợ thuận chồng. Thích con trai mà cũng thương con gái, vô nam dụng nữ. Có vợ chồng mà cũng có thân tộc. Gia đình mà cũng là làng nước.

Có lẽ không nơi nào tôn trọng phụ nữ như ở VN, tất nhiên là trước khi bị ảnh hưởng bởi quan niệm trọng nam khinh nữ của Hán tộc, từ luật pháp đến xã hội. Phụ nữ về nhà chồng được coi như mang trọng trách gánh vác giang san nhà chồng. Rất nhiều ông chồng/gia đình chồng nở mày nở mặt là do những người vợ/dâu đảm đang này. Chính vì nữ giới được tôn trọng và bình đẳng với nam giới mà từ ngàn xưa, các cuộc kháng chiến chống xăm lăng phương Bắc có sự đóng góp và lãnh đạo bởi rất nhiều liễu yếu đào tơ anh thư dân tộc. Trên văn đàn cũng đầy những tên tuổi lẫy lừng nhi nữ. Ngày nay cũng thế, họ đâu thua kém chí khí nam nhi các anh đâu. Các anh phải cố ga-lăng và cưng chiều vợ cho nhiều vào đấy nhé (đừng để bọn em bảo chỉ… Tây mới biết ga-lăng, mất mặt bầu cua lắm!).

Xã hội ta có tôn ti trên dưới mà không có thống trị. Nay là dân, mai là quan, mốt có thể lại là dân (Nguyễn Công Trứ). Khác biệt mà không ngăn cách. Có giàu nghèo mà không có chế độ nô lệ. Vừa pháp lý vừa tình nghĩa. Có ta mà cũng có người. Là nhà mà cũng là nước.

Về mặt chính trị, với thể chế đặc thù cả làng lẫn nước, nên vừa có quan lại mà cũng có dân chủ (phép vua thua lệ làng). Chăn dắt dân mà cũng tuỳ thuộc dân. Có lãnh đạo mà không có thống trị. Có triều đại mà không có giai cấp đặc quyền. Mưu lược trong đạo lý. Có uy nước mà cũng có tình dân. Có tài phải bao gồm cả đức.

Trên khía cạnh kinh tế, ông cha ta theo chế độ tĩnh điền, tức rút thăm chia đất định kỳ tám ô bên ngoài, như hình cột lạt trên bánh chưng đó anh, ô ở giữa mọi người làm chung để đóng thuế lo việc công, nên cũng có thể gọi là kinh tế bình sản. Vì vậy anh em mình mới nghe rằng không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời đấy. Kinh tế bình sản không dựa trên đấu tranh hay áp đặt, không phải mạnh được yếu thua, hay chỉ duy lợi như Tây phương, mà trên sự cộng tác tương thân tương ái và có cơ chế thích đáng hẳn hòi. Ngoài ra, cha ông ta giữ tinh thần cần kiệm mà cũng rất thảnh thơi. Không chịu thiếu mà cũng chẳng chịu thừa. Có gạo trắng cũng phải có trăng thanh, anh thấy không?

Về mặt quốc phòng và quân sự, giữ nước là việc của toàn dân, nên làng xã vừa là đơn vị xã hội, kinh tế, vừa là đơn vị chiến đấu. Nó là luỹ tre làng mà cũng là thành trì chống giặc. Bảo vệ làng mà cũng bảo toàn nước. Đang là dân mà cũng là quân (Trần Hưng Đạo). Vừa võ vừa văn. Chiến tranh du kích mà cũng là diện địa. Uy lực mà mưu lược. Giệt giặc mà cũng lo cứu người.

Trong cuộc sống thiêng liêng, tổ tiên ta sống đạo người mà cũng giữ đạo trời. Trọng nghi lễ nhưng cũng cổ suý đạo tại tâm. Cho hiện tại mà cũng cho quá khứ vị lai. Cõi dương sao thì âm vậy. Sẵn sàng đón nhận chân lý các tôn giáo mà cũng quyết liệt gạt bỏ mê tín dị đoan. Lấy nếp sống truyền thống làm tiêu chuẩn hoà hợp tinh hoa các tôn giáo khác nhau.

Chàng ơi, nguyên tắc Tiên Rồng Song Hiệp và hình ảnh Một Bọc Trăm Con chính là biểu tượng của Con Người, cho dân tộc cũng như toàn thể nhân loại nói chung. Nhìn ở khía cạnh triết học, đã mặc lấy thân phận con người, không phân biệt tiếng nói hay màu da, ở đâu và ai cũng có đầy đủ đặc tính của cả tiên lẫn rồng. Anh có thấy quan niệm cha ông mình mang tính phổ quát và nhân bản hơn lý tưởng xã hội cs nguyên thủy của Các Mác, hoặc chế độ chủ-nô của các nền văn hoá khác không? Điều này xác định rõ rằng, trong con người luôn có sự hiện diện của cả tâm lẫn vật, và chúng tác động thường hằng lẫn nhau, vượt trên cả thời-không mà mấy ngàn năm sau Tây phương mới lò dò đi tìm, mỗi phe cũng chỉ tìm được một góc phiến diện đời sống nhân gian, hoặc Duy Tâm, Duy Vật, hay chỉ Duy Sinh mà thôi. Đã vậy, còn gây ra cuộc chiến khốc liệt trên thế giới trong thế kỷ vừa qua, mà đất nước và con dân Việt lại là nơi chất chứa và chịu đựng những hận thù dai dẳng, đau thương nhân loại giáng xuống, hậu quả của sự khác biệt và đối chọi tư tưởng bất toàn, tranh thắng nhau đó.

Chàng ơi, có nhận ra những điều thiếp nói, con dân Việt mới dũng cảm rũ bỏ trang sử đen tối vừa qua, vượt lên chính mình và hoàn cảnh – ý nghĩa của chữ Việt đấy – mà tìm về thương yêu nhau, mới mong tạo được hạnh phúc tròn đầy và xây dựng đất nước quang vinh sau này. Đây là cuộc chuyển hoá tâm thức dân tộc lớn lao, một dân tộc hiền hoà nhưng cương quyết, sừng sững an nhiên tự tại đứng lên từ đổ nát và hận thù ngút ngàn của nhân loại, với tràn đầy tình nghĩa anh em, bốn bể. Đây mới đích thực là lương tâm thời đại, là xu hướng thế giới, là cách mạng dân tộc, là khơi mở nguồn mạch từ ngàn xưa bị vùi lấp bấy lâu nay.

Chàng ạ, chỉ “tư tưởng Việt” mới thoả mãn nỗi khát khao tìm tòi trong em, và cũng chỉ những chàng trai Việt tộc mới đủ dũng khí hiên ngang làm lòng em xao xuyến (đừng nở mũi sảng nhé). Dù sao em cũng là… gái Hai Bà chứ bộ, không dễ gì lọt vào mắt xanh tụi em đâu! Tình trạng chim… đa đa với chồng gần chồng xa gì đó của các thôn nữ tại VN hiện nay chỉ là do… khách quan, cơ chế và lịch sử thôi anh ạ! Đau thương lắm, em khóc hoài đấy. Không phải là các tráng sĩ mang tâm thức và chính khí Việt thì đừng hòng, có mà bám váy (?) bọn em còn chưa xong, nói gì đến đòi làm chồng!

Thiếp xin lỗi chàng, lúc đầu có đùa cợt cho vui, nhưng quả thực chàng của em rất thông minh, lắm khi “đột xuất” những lần em bí lù. Vậy thì với bản chất thông minh mà nhân hậu, thiếp tin rằng chàng dư sức “ngộ” ra những điều em vừa kể. Ngộ rồi hãy khuyến khích và giúp các bạn khác cũng ngộ được bài học của tổ tiên nữa nha anh.

Thiếp thương và nhớ chàng ghê lắm. Hôn chàng.

(Viết và phỏng theo Kinh Việt, Nam Thiên, Hoa Tiên Rồng phổ biến)

© Lý-Trần Anh Thư
© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Mùng Mười tháng Ba, thiếp kể chàng nghe ới a hồng trần”

  1. Le Nguyen says:

    Một đề tài khô, khó lôi cuốn bạn đọc , nhưng qua lối hành văn giản dị ,dễ hiểu Lý Trần Anh Thư đã thuyết phục được người đọc , đọc tới giòng cuối của bài viết với nhiều khám phá hữu ích về lịch sử ,về tư tưởng việt bàng bạc trong huyền sử cha Rồng mẹ Tiên khai sinh giòng giống Việt.

    Về lịch sử bốn ngàn năm , năm ngàn năm văn hiến đã có không ít phản bác , xem chừng rất hợp lý , rất khoa học khi cho rằng :” Cứ tính từ thời hai bà Trưng đến nay là hai ngàn năm ,cộng với mười tám đời Hùng Vương và mỗi vị sống một trăm năm cho một đời người , cũng không đến con số bốn , năm ngàn năm !” Nhưng qua đoạn ngắn sau đây:” Anh biết gì không, có những vị vua cũng thuộc dòng Hùng, ví dụ An Dương Vương, mà vì nhiều lý do, như để làm mất nước chẳng hạn, nên không được kể vào hàng Mười Tám Vị Thánh Vương mà dân tộc ta thờ kính (không phải chỉ có “18 đời” Hùng Vương như trước nay vẫn hiểu lầm! ]” Lý Trần Anh Thư đã giải toả được thắc mắc của các lý luận khoa học trên mặt phẳng , chưa vươn lên chiều cao của khoa học không gian đa chiều .

    Đúng vậy , văn hóa Việt , nếp sống Việt có bao dung, tha thứ nhưng không có lệ thờ kính , tôn lên làm thần, làm thánh cho những người không có công lẫn gây hại cho đất nước và chúng ta chỉ thờ kính mười tám vị thánh vương , ắt hẳn không ngoài nề nếp sống ấy. Và con số mười tám có thể còn là một ẩn số mà con cháu chưa hiểu hết được ?
    Về huyền sử cha Rồng mẹ Tiên cũng đã không hiếm lý lẽ cho là hoang đường, nhảm nhí,phản khoa học !? Để kiến giải huyền sử Tiên -Rồng ,không qua ngôn ngữ huyền bí, không sử dụng chuyên ngữ triết học cao siêu , không cậy nhờ triết luận bí hiểm , Lý Trần Anh Thư đã dùng lời bình dị gần gủi của cuộc sống đời thường dẫn dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cho đến khi đi đến kết luận rằng : “Trước hết, Tiên và Rồng chỉ là hai biểu tượng. Khi nói tới Tiên, ta nghĩ ngay tới sự xinh đẹp dịu hiền, khả ái yêu thương tràn đầy mà cũng thoát tục siêu phàm, như thần như thánh, trường sinh bất tử, rất sống động mà cũng vượt không gian và thời gian. Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho uy dũng vượt trội, biến hoá khôn lường, như linh như hiển, khi thì trầm mình dưới đáy biển, lúc lại vùng vẫy trên trời cao.”

    Đúng thế ,Tiên -Rồng là biểu tượng , là ý chí khẳng định nòi Việt phát sinh từ sự phối hiệp của uy dũng vượt trội ,biến hóa khôn lường [của cha Rồng ] với thóat tục siêu phàm , như thần như thánh [ của mẹ Tiên]. Đó là điểm hội tụ của tinh thần Việt , ý chí Việt , tư tưởng Việt . Nơi của hoà giải và yêu thương , nơi mà toàn dân Việt vất bỏ những chủ nghiã ngoại lai ,tìm về cội nguồn dân tộc để cùng nhau rũ bỏ những toan tính thấp hèn , những gian manh dối trá.

    Cám ơn LTAT đã sử dụng kiến văn của mình vào việc hữu ích cho đất nước và dân tộc VN.

  2. phuc hong says:

    Cac Vua HUNG da co cong dung nuoc Bac chau ta phai co BAN NUOC…Va gio day loi cua Bac da tro thanh su that…chi co nguoi dan la thay nhuc nha vi bi ap dat ep buoc phai hien dat hien bien ….hien nguoi cho nha cam quyen phuong Bac…

  3. Ới Bác (Hồ)ơi;Sao Bác không chịu “ngóc đầu NÊN” (Dù Bác vẫn ở trong QUẦN chúng ta) Cháu đã NÊN đền HÙNG (quê “CHÁU” sinh ra và NỚN NÊN” (bọn NGỤY chúng LÓI : lớn lên,Chuẩn hay sai hả Bác (Hồ)Có tấm bảng bằng đáto bằng 10 cái MẸT ghi NỜI BÁC (Hồ):
    Các VUA Hùng có công dựng nước (có NẼ thời đó NỐI Phát âm chưa Tiến bộ như sau LÀY (này theo kha TIÊU CHÍ : Tôi LÓI NGỌNG,Anh LÓI NGỌNG,Toàn ĐẢNG,Cả LƯỚ LÓI N thành L (và ngược lại)
    Và câu kế tiếp : Bác Cháu ta “PHẢI” c2ng nhau giữ nước; Vậy mà sau khi BÁC về với “Cụ MÁC.Cụ LÊ (Của Bác,và Con Cháu Bác sau này) Lũ con cháu Bác nào là tên Chột mắt “Cặp rằng (Surveillance)đồn điền cao su “Quản-Lợi.Phú Riềng (tỉnh Bình Long,nay là Bình Phước)Lê-Đức-Anh
    Nguyễn-Văn-Linh,Nguyễn-Mạnh-Cầm (nhầm) v.v.. lgiắt díu nhau qua Côn Minh cúi đầu TẠ TỘI Thiên Triều “nhận lời “Dạy bảo” cưa Trùm bành trướng họ GIANG (trạch Dân)
    và cũng sau đó.Con Chau BÁC (Hồ) lại DÂNG đất (biên giới) Đang Biển Đảo cho bọn Hán Bành trướng Bắc Kinh;;Thì ra CHA (hồ) nào,con nấ,”Bác” đem chủ nghĩa Ngoạ lai,không tưởn,làm tay sai cho Cộng Sản Quốc tế.thì Con cháu Bác (hồ) cũng làm tay sai hết NGA,sang TÀU;
    Dân Ngu này lại lớn tiếng thách Bộ Chính Trị của Đảng MAFIA “đỏ” tức CS Việt Nam hãy lên tiếng “phản biện nhưng gì con dân PHÚ-THỌ vừa nêu ra,cũng như tấ cả những gì nhà báo Tự do Bùi Tín đã viết về Tập đoàn CSVN từ sau ngày “Mỹ CÚT,và NGỤY NHÀO(Nhào vì Chính trị Lư manh,vô cảm,nhẫn tâm bán cái để THÁO CHẠY dưới nhãn (étiquette)”Rút trong DANH DỰ”

  4. NGUOI NEW ENGLAND says:

    TO tien cua nguoi VN la ong lac Long Quan va Ba Au co de ra 100 trung trong mot boc . Do do chi co tieng dong bao dung cho nguoi Viet. COn ong Adam ba eva chi la ong to cua nguoi nuoc ngoai chang phai la ong to nguoi Viet nam . Do do ai coi con Rong la ma qui dung la loai quen coi nguon dan toc.
    Theo mot bai tren mang cua ong Tran Tue Si hay Tran Dai Sy toi doc truoc day thi con chau hoang tu Ly Tuong Long thi hang nam ngay mung 10 thang 3AL du song o Nam hay Bac Trieu Tien deu huong ve phia Nam tuong nho coi nguon cua dong ho cua minh, dan toc cua minh.
    Theo cuon “VN phong Tuc” va ” VNmau lua que huong toi” thi thoi NDD hoc sinh, cong chuc khong co nghi ngay gio to Hung Vuong. Nguoc lai ngay Phuc sinh Hoc sinh nghi den 4 ngay. Chinh tong thong NDD mot lan la quat tho ky cua minh khi de nghi xay den tho to Hung vuong nhu sau .” Do la ong to cua anh chang phai ong to cua toi”

  5. Trung Hoàng says:

    “Ta có tình yêu rất đượm nồng,
    Yêu đời yêu lẫn cả non sông.
    Tình yêu chan chưá trong hoàn vũ,
    Không thể yêu riêng khách má hồng.

    Nếu khách má hồng muốn được yêu,
    Thì trong tâm trí phải xoay chiều.
    Hướng về phụng sự cho nhân loại,
    Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.

    Ta đã đa mang một khối tình,
    Dường như thệ hải với sơn minh.
    Tình yêu mà chẳng yêu ai cả,
    YÊU KHẮP MUÔN LOÀI LẪN CHÚNG SINH.”
    (ÐHGC)

Phản hồi