WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

Nhật bại trong chiến tranh nhưng thắng trong hòa bình.

Sử Nhật Bản

Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm

và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng.

Lê Duẩn

Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới.

Đỗ Mười

Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công.

Lê Khả Phiêu

Vietnamese artists perform at a Vietnam-Japan music gala in Hanoi

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lật đổ chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Ba ngày sau (11/3), Đại Sứ Nhật Yokohama đại diện Thiên Hoàng trao trả nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Đế Bảo Đại. Ngày 11/3/1945, Nam triều công bố tuyên cáo nền độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim dưới sự yểm trợ của Nhật. Nhưng chỉ 5 tháng sau (8/1945), Nhật đầu hàng Đồng Minh và đã tạo ra một khoảng trống chính trị khi quân Nhật buông súng, còn chính phủ Trần Trọng Kim chưa kịp làm gì phải buông tay. Nhân thời cơ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam có tổ chức và sách lược đã nhanh tay chiếm chính quyền, thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2/9/1945). Từ đó, nhân danh chính quyền cách mạng, đảng Cộng Sản đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh. Thứ nhất là kháng chiến chống Pháp, khi quân Pháp trở lại chiếm Việt Nam năm 1946. Cuộc chiến này đã kéo dài 9 năm từ 19/12/1946 đến tháng 7/1954 giữa chính quyền Cộng Sản (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) với Pháp và chính phủ Bảo Đại. Và thứ nhì là kháng chiến chống Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ kéo dài 15 năm giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc với Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ ở miền Nam. Như thế năm 1945, Nhật đi vào thời kỳ tái thiết hậu chiến thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đi vào chiến tranh và mãi đến 30/4/1975, khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thắng Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới đi vào thời kỳ hậu chiến. Nhật Bản bại trận nên việc tái thiết phải đi theo chính sách của nước chiếm đóng là Hoa Kỳ. Còn Việt Nam Cộng Sản thắng trận nên đã tiến hành tái thiết và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.

Lấy mốc thời gian là 30 năm cho thời hậu chiến, chúng tôi xin ghi lại những thành quả mà Nhật Bản và Việt Nam Cộng Sản đã đạt được trong khoảng thời gian hậu chiến ấy.

A. Nhật Bản hậu chiến

Trước khi đi vào thời kỳ hậu chiến của Nhật, chúng tôi xin tóm tắt ít điều về trận chiến của Nhật ở Á Châu Thái Bình Dương:

Từ giữa thế kỷ 19 (1868), dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng, do thức thời biết học Tây Phương canh tân, nên Nhật đã thoát khỏi sự thôn tính, chiếm làm thuộc địa của những cường quốc Âu Mỹ. Nhưng khi trở thành cường quốc vào cuối thập niên 1920, Nhật cũng lại đi vào con đường bành trướng thực dân, xâm chiếm các nước Á Châu:

- Năm 1910, chiếm Cao Ly (Hàn Quốc).

- Năm 1932, chiếm Mãn Châu.

- Tháng 7/1937, xâm lăng Trung Quốc.

- Tháng 9/1940, Nhật gia nhập liên minh với Đức Quốc Xã của Hiler và Phát Xít Ý của Mussolini thành khối Trục Rome – Berlin – Tokyo.

- Tháng 7-1941, không quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) của Hoa Kỳ.

- Năm 1941, chiếm Manila, Philippines, Walk Island, Guam và Diến Điện.

Từ đầu thế chiến II (1939), Hoa Kỳ đứng ngoài chiến tranh do đạo luật trung lập (1935-1937). Nhưng từ khi Đức tấn công Anh quốc và Nhật Bản xâm chiếm mấy nước Á Châu thì chính quyền Roosevelt đã thuyết phục Quốc Hội bỏ chính sách trung lập. Khởi đầu viện trợ quân dụng cho Anh, rồi sau khi bị Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì Hoa Kỳ tuyên chiến với cả khối Trục.

Tháng giêng năm 1942, ở Washington, 26 quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Bang Sô Viết, kết thành Đồng Minh để đối phó với khối Trục.

Năm 1942, ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật thảm bại ở trận Coral Sea, và trận Midway. Sau hai trận này hải quân Hoa Kỳ lấy lại ưu thế.

Cũng năm 1942, Hoa Kỳ chiếm lại Guadal Carnal ở tây nam Thái Bình Dương, một đảo có vị trí chiến lược, không những ngăn Nhật tiến đánh Úc Châu mà còn là một bàn đạp để tấn công Nhật ở nam Thái Bình Dương. Vì thế chỉ sau một năm trận Trân Châu Cảng, chiến tranh ở Thái Bình Dương đã nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Từ đây Nhật chuyển về thế thủ, quyết tâm giữ những đảo đã chiếm được với ý định kéo dài chiến tranh để đánh bại tinh thần Hoa Kỳ. Nhưng tướng Mac Arthur đả sử dụng chiến lược gọi là “Island hopping”, theo đó lực lượng Mỹ trập trung chiếm những đảo có vị trí chiến lược, còn để lại cho quân Nhật những đảo khác. Kết quả của chiến lược này là những đảo quân Nhật giữ đã bị cô lập, bị cắt nguồn tiếp tế, nên đã tự bị hủy.

Sau khi chiếm lại Phi Luật Tân (5-1945), quân Mỹ chiếm Okinawa, cắt Nhật làm đôi và xiết chặt chu vi phong tỏa. Trên biển, thương thuyền và tàu tiếp tế của Nhật bị tàu ngầm Mỹ tấn công, còn trên lãnh thổ Nhật thì bị B-29 thả bom tàn phá những thành phố lớn và hủy diệt những trung tâm kỹ nghệ và quân sự.

Mặc dù ở trong tình thế tuyệt vọng, với tổn thất quá lớn và bị phong tỏa, nhưng Nhật vẫn tiếp tục chiến đấu theo chủ trương của phe tướng lãnh chủ chiến là cứ để cho quân Mỹ vào Nhật và quân dân Nhật sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Vì thế Hoa Kỳ đã đề ra hai giải pháp để kết thúc chiến tranh: Thứ nhất, thực hiện một cuộc xâm lăng và thứ nhì, xử dụng một loại vũ khí mới. Theo Tổng Thống Harry Truman (Tổng Thống Roosevelt bị bệnh chết ngày 12/4/1945), thì trận chiến trên lãnh thổ Nhật cần 1 triệu quân và sẽ kéo dài tới 1946  với sự tổn thất ghê gớm cho cả hai bên, còn xử dụng vũ khí mới thì kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Cuối cùng giải pháp thứ nhì đã được chọn.

Ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử với sức tàn phá 20 ngàn tấn TNT được thả xuống Hiroshima, phá hủy 3 square miles thành phố, giết và làm bị thương trên 160.000 người. Vì không nhận được sự đáp ứng tích cực của Nhật, nên ngày 9/8 Mỹ thả trái bom thứ nhì xuống thành phố cảng Nagasaki, giết và làm bị thương khoảng 130.000.

Ngày 15/8, Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ngày 2/9 văn kiện đầu hàng được ký trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo giữa tướng Umeza đại diện Nhật và tướng Mac Arthur đại diện Đồng Minh. Sau đó hàng chục ngàn binh sĩ Đồng Minh đổ bộ vào Nhật, ghi dấu lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật bị quân đội ngoại quốc chiếm đóng.

***

Sau khi đầu hàng, Nhật được Hoa Kỳ tiếp thu và Hoa Kỳ đã thực hiện một chế độ chiếm đóng theo những điều khoản của Tuyên Ngôn Posdam giữa Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) ngày 26/7/1945 và chính sách của Hoa Kỳ đối với Nhật do Bộ Ngoại Giao, Chiến Tranh và Hải Quân soạn thảo ngày 6/9/45. Trong đó có hai điểm căn bản:

Thứ nhất, thay đổi Nhật thành một quốc gia hòa bình.

Thứ nhì, xây dựng một nước Nhật dân chủ.

Trên danh nghĩa thì đây là sự chiếm đóng của những cường quốc Đồng Minh. Nhưng thực chất thì Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và tướng Mac Arthur, tư lệnh lực lượng Đồng Minh ở mặt trận Thái Bình Dương đã được trao cho  nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Với chức vụ Tư Lệnh Tối Cao của Cường Quốc Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers – SCAP), Mac Arthur thiết lập Đại Bản Doanh ở Tokyo với 5000 nhân viên và khoảng 500.000 quân để cai trị 70 triệu dân Nhật. Nhưng đó không phải là một chính quyền quân sự mà Mac Arthur đã cai trị Nhật theo đường lối gián tiếp thông qua chính quyền Nhật, vẫn để người  Nhật cai trị người Nhật với sự chỉ đạo và chính sách của SCAP. Trong 7 năm cai trị Nhật theo chính sách này, Mac Arthur đã hoàn thành được nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Về cá nhân, ông được dân Nhật kính trọng gọi là “Blue- eyed Shogun”. Về chính sách, ông đã đạt được điều mà sử gia Mikiso Hane đã tổng kết là “Trong lịch sử không có dân tộc nào khác đã được đối xử nhân đạo hơn và nhận được nhiều phúc lợi hơn trong tay của những người chinh phục… Những mục tiêu mà người chiếm đóng theo đuổi không phải là trả thù hay khai thác bóc lột mà là những cải cách giúp Nhật đạt được một xã hội tự do và dân chủ”.

(Mikiso Hane, Modern Japan: A historical Survey, Westview Press, Colorado, 1986. tr. 344)

Đó là Mac Arthur của Hoa kỳ, còn Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng cũng xuất hiện một nhân vật đối tác tương xứng với Mac Arthur là Yoshida Shigeru. Ông xuất thân từ Tokyo Imperial University và đi vào ngành ngoại giao từ 1906. Trước chiến tranh, Yoshida đã giữ nhiều chức vụ ở Trung Hoa, làm Đại sứ ở Ý và ở Anh Quốc năm 1936. Vì lập trường chống chế độ quân phiệt, ông bị triệu hồi từ nhiệm sở ở London và buộc phải rời khỏi ngành ngoại giao tháng 3/1939.

Không cộng tác với nhóm quân phiệt và thêm phần bị bắt vì những hoạt động cầu hòa trong chiến tranh, nên Yoshida đã là một trong một số ít chính khách có tiếng trước chiến tranh không bị chế độ chiếm đóng thanh trừng. Vì thế ngay sau khi Mac Arthur thiết lập Tổng Hành Dinh ở tòa nhà Dai Ichi ở Tokyo, Yoshida đã được triệu lên thủ đô để nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Rồi sau đó được thỉnh cầu làm Thủ Tướng đầu năm 1946 và đã giữ chức vụ này gần 7 năm, suốt giai đoạn Hoa Kỳ chiếm đóng.

Yoshida là một chính khách bảo thủ. Vào thời kỳ đầu chế độ chiếm đóng, ông đã xếp đặt cuộc hội kiến lịch sử đầu tiên của Nhật Hoàng Hirohito với Mac Arthur và đã hết lòng bảo vệ ngôi vua. Với lập trường chống Cộng và thực dụng, Yoshida đã biết cách làm việc với Mac Arthur để đưa Nhật vượt qua giai đoạn hậu chiến quá khó khăn, đồng thời đã biết vận dụng những chính sách của SCAP để chủ động thay đổi nước Nhật và mở đường cho Nhật đi vào thế giới dân chủ.

Sau đây là mấy thành tựu lớn của Nhật sau chiến tranh:

I. Bại mà thành dân chủ

Sau khi Nhật đầu hàng, Tổng thống Harry Truman đã tuyên bố là việc chiếm đóng Nhật có hai mục đích: Thứ nhất, chuyển Nhật thành một quốc gia hòa bình bằng cách tận diệt những nhân tố đưa đến chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh. Thứ nhì, xây dựng trên nước Nhật một nền dân chủ mạnh.

Còn tướng Mac Arthur khi nhận trách nhiệm lãnh đạo nước Nhật đã có một chủ kiến là đến Nhật để “tạo dựng một quốc gia mới” và ông đã ghi một danh sách những việc phải làm như sau:

“Hủy bỏ hiến pháp Minh Trị thay vào bằng hiến pháp Mac Arthur. Nhật phải từ bỏ chiến tranh vĩnh viễn. Giáng Hoàng Đế Nhật từ thần linh xuống làm người. Tách Thần Đạo ra khỏi nhà nước. Giải phóng nông dân ra khỏi chế độ nông nô và được cấp đất. Công nhân được phép tổ chức công đoàn và đình công chống lại chủ. Giải tán Zaibatsu, hệ thống đại công ty kỹ nghệ thương mại và thay bằng một hệ thống kinh tế với những xí nghiệp nhỏ. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Xóa bỏ chế độ gia trưởng, trong đó người cha, người chồng là những ông vua nhỏ. Thanh trừng những người đã tạo ra chiến tranh. Hủy bỏ phương pháp học thuộc lòng và tôn thờ Hoàng Đế ở trường học. Mở cửa chính trị cho mọi người…”.

Qua lời của Tổng Thống Truman và qua danh sách ghi việc của tướng Mac Arthur, chúng ta hiểu một điều là nửa thế kỷ học Tây phương để canh tân từ thời Phục Hưng Minh Trị (1860), Nhật Bản đã trở thành cường quốc tính tranh bá cùng những cường quốc Tây phương, nhưng đã bỏ quên nâng cao giá trị dân chủ và vị thế con người trong xã hội Nhật Bản. Vì thế trong chương trình dựng lại nước Nhật, tướng Mac Arthur  khởi đầu đã tiến hành việc phi quân sự hóa và xây dựng chế độ dân chủ:

1. Phi quân sự hóa:

Vấn đề này gồm mấy việc:

a. Giải ngũ quân đội Nhật và hồi hương binh sĩ cùng thường dân Nhật ở ngoài nước Nhật. Việc hồi hương 3.300.000 binh sĩ và khoảng 3.200.000 thường dân đã kết thúc vào đầu năm 1948.

b. Những cơ sở quân sự Nhật ở Nhật, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương được dỡ bỏ, còn quân dụng, vũ khí bị phá hủy.

c. Thiết lập tòa án quân sự quốc tế để xử những người tạo ra chiến tranh. Việc xử án đã kéo dài từ 1946 tới 1948. Kết quả xử tử (treo cổ) 7 người trong số 25 bị cáo, trong đó có tướng Tojo, thủ tướng chiến tranh từ 1941 đến 1944. 18 người còn lại đã nhận những án tù dài hạn, nhưng đến năm 1957, những người này đã được giảm án.

d. Thanh trừng những phần tử quan trọng liên hệ đến những nỗ lực chiến tranh. Việc điều tra này đã kéo dài từ 1946 đến 1948. Kết quả là 220.000 người gồm doanh nhân, kỹ nghệ gia và cựu sĩ quan đã bị loại ra khỏi guồng máy chính quyền, hay bị cấm hoạt động trong khoảng 5 năm hay hơn.

Trên tiến trình xử tội phạm chiến tranh, số phận của Hoàng Đế Hirohito và số phận của chế độ quân chủ cũng được bàn cãi ở Nhật cũng như ở Mỹ. Nhưng tướng Mac Arthur đã nhận chân vị thế của Hoàng Đế trong lòng người dân Nhật, trong truyền thống Nhật và giá trị của ông trong việc ổn định xã hội để thực hiện những mục tiêu của việc chiếm đóng. Vì thế khi chính quyền Mỹ hỏi ông về vấn đề này, Mac Arthur đã trả lời: “Tôi tin rằng nếu Hoàng Đế bị kết tội và có thể bị treo cổ như là một tội phạm chiến tranh thì chính quyền quân sự Mỹ sẽ phải được thiết lập trên khắp nước Nhật, và chiến tranh du kích có thể sẽ bùng nổ”.

(Mikiso Hane: đd, tr. 346)

Nhiều sử gia viết về nước Nhật đã có một nhận định chung là sự sáng suốt của Mac Arthur đã cứu Hoàng Đế Hirohito và giữ yên chế độ quân chủ. Nhưng vị trí của ông và bản chất của chế độ quân chủ sẽ được thay đổi trong bản hiến pháp mới do SCAP soạn thảo để làm nền cho việc dân chủ hóa chế độ.

Pages: 1 2

10 Phản hồi cho “Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Như thế năm 1945, Nhật đi vào thời kỳ tái thiết hậu chiến thì … mãi đến 30/4/1975, … Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới đi vào thời kỳ hậu chiến.”

    Thật ra cái mốc 30-4-1975 không phải là lúc Việt Nam đi vào giai đoạn hậu chiến. Sau 30-4-1975 Việt Nam vẫn tiếp tục có chiến tranh. Về mặc cơ cấu chính trị, xã hội, Việt Nam vẫn tổ chức theo lối để phục vụ cho chiến tranh và về mặt tư tưởng tiếp tục chính sách chiến tranh thường trực của Lê Nin để toàn khối Cộng Sản do Liên Xô lãnh đạo sẽ toàn thắng trên thế giới. Về mặt thực tế, cả hai phe Cộng Sản do Liên Xô và Trung Quốc dẫn đầu vẫn tiếp tục chính sách chiến tranh. Vì vùng Đông Dương vẫn nằm trong ảnh hưởng của Cộng Sản, dù là lãnh đạo bởi Liên Xô hay Trung Quốc, thì ý đồ theo đuổi chiến tranh vẫn chỉ đạo do đó đi đến chiến tranh Việt Miên, chiến tranh Việt Hoa vào cuối thập niên 1970. Chỉ đến khi Liên Xô bị khó khăn kinh tế vì giá dầu hỏa xuống phải cắt viện trợ cho Việt Nam vào 1986 thì Việt Nam mới phải chịu ngừng chiến tranh, bắt đầu rút quân từ Campuchia về.

    Từ 1990, Việt Nam bắt đầu chuyển qua kinh tế thị trường và các cường quốc Liên Xô, Trung Quốc không còn đưa vũ khí cho đàn em đánh nhau thì Việt Nam mới đi vào giai đoạn hậu chiến. Nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc tầng lớp lãnh đạo với đầu óc chiến tranh vẫn tiếp tục lãnh đạo. Khác với Nhật, những kẻ chủ chiến bị loại khỏi chính trị và những người Nhật có óc hòa bình lên nắm quyền và hoạch định việc phát triển kinh tế. Tại Nga thì sau năm 2000, Vladimir Putin lên cầm quyền kéo theo tầng lớp chủ chiến cũ của Liên Xô vào chính quyền.

    Vì các nước Cộng Sản vẫn do tầng lớp hiếu chiến cầm quyền nên tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam, họ chỉ nghĩ là sẽ tạm nghỉ chiến tranh để kinh tế hồi phục lại rồi sau đó họ vẫn tiếp tục đi theo con đường chiến tranh. Chính vì thế mà ngày nay Trung Quốc và Nga đã lại tiếp tục bành trướng bằng quân sự. Còn những kẻ hiếu chiến tại Việt Nam vẫn tiếp tục xem những kẻ lãnh đạo tại Nga và Trung Quốc là ông thầy của mình. Chỉ có điều là ông thầy Trung Quốc lại đi ăn hiếp đàn em, và đàn em thì đành chịu lép vế không dám to tiếng hô hào chống xâm lăng như đã từng làm với Mỹ.

  2. LÒNG YÊU NƯỚC VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC :
    TRƯỜNG HỢP DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ DÂN TỘC NHẬT BẢN

    Tinh thần yêu nước quyết định kết quả phát triển đất nước, đó chỉ là điều tự nhiên. Tuy vậy thật ra trên thế giới dân tộc nào cũng yêu nước họ cả, vấn đề là tính chất và mức độ có khác nhau như thế nào đó thôi. Cũng vậy, nhiều người vẫn thừa nhận người dân nước ta và người dân Nhật đều yêu nước, nhưng tính cách và hoàn cảnh khác nhau nên kết quả cũng hoàn toàn khác nhau là điều thấy rất rõ.

    Bởi thế lòng yêu nước không phải nói chung chung mà chính là tính cách biểu hiện của nó ra làm sao và tính cách của người cầm quyền hay người lãnh đạo đất nước đối với nó như thế nào. Có nghĩa lòng yêu nước không thể chỉ nói suông, ngoài miệng, vì như thế cũng chẳng làm thế nào hay cũng chẳng ai có thể tin được.

    Nhưng cho lòng yêu nước đó là thực chất chăng nữa, nó cũng phải sáng suốt, mang tính lý trí và ý chí, không thể chỉ thụ động hay hoàn toàn cảm tính. Có nghĩa lòng yêu nước để có hiệu quả và kết quả, phải đi theo với trình độ nhận thức, năng lực thực hiện. Không có hai yếu tố này, nhiều lúc nó chuyển thành sự cản ngại cho người khác, nó trở thành tiêu cực và thậm chí phá hoại một cách tai hại.

    Chẳng hạn ngay như cha mẹ đối với con, tình thương yêu cũng phải đúng đắn, khách quan thì mới kết quả, nếu ngược lại cũng chỉ làm hại con thôi. Huống gì người lãnh đạo một đất nước, nếu lòng yêu nước chỉ là chiêu bài hay giả dối, hoặc nếu lòng yêu nước không đúng cách, không đi đúng khách quan thực tế, tất nhiên cũng không làm lợi mà thực chất chỉ làm hại đất nước.

    Lãnh đạo Nhật bản trong thời phong kiến, họ có lòng yêu nước thật sự, nhờ đó họ đã duy tân và phát triển đất nước thật sự. Đó là điều hoàn toàn đúng. Nhưng sau đó vì tham vọng đế quốc, họ đã biến nước Nhật đi vào chiến tranh tàn khốc và cuối cùng phải bại trận đầu hàng, đó là tính cách sai lầm của lãnh đạo. Tuy nhiên sau khi bại trận, giới lãnh đạo Nhật lại đi đúng hướng, thế là đất nước họ lại tái phát triển mạnh mẽ và trở lại thành cường quốc như cũ.

    Trong khi đó ở Việt Nam thì sao, thời nhà Nguyễn đã không sáng suốt, tức lãnh đạo tồi, nên đã để đất nước không canh tân lên được và phải chịu sự đô hộ của người Pháp. Mãi tới năm 1945, Nhật hất cẳng người Pháp trao trả lại nền độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại lại vụng về không lợi dụng thời cơ được, thế là tình thế dậm chân tại chỗ và chính phủ Trần Trọng Kim khi đó phải sụp đổ.

    Ông Hồ Chí Minh xuất hiện, tưởng ông làm được điều gì ngoạn mục để cứu vớt đất nước, đăng này mục đích tối hậu của ông chỉ duy nhất là xây dựng chủ nghĩa cộng sản mác xít, đó chính là nền tảng thất bại của đất nước ta cho tới nay so với mọi đất nước khác đều thành công tốt đẹp mọi mặt, trong đó dĩ nhiên phải có Nhật bản. Bởi vì sao, vì chủ nghĩa cộng sản trong cơ bản của nó chỉ đặt nền tảng trên bạo lực xã hội, trên giai cấp giả tạo, trên đấu tranh giai cấp không có cơ sở khoa học và thực tế, trên kinh tế tập thể phản ngược lại chính nguyên tắc xã hội và kinh tế. Đặt biệt thuyết chuyên chính vô sản do Các Mác đưa ra là sự thủ tiêu mọi phát triển và tiến bộ tự nhiên khách quan của lịch sử. Nó hủy diệt mọi nền tảng tự do dân chủ khách quan và chính đáng của con người, nên mọi sự thất bại của bất cứ đất nước nào theo chủ nghĩa cộng sản mác xít là hoàn toàn tự nhiên và tất yếu.
    Bởi vậy khi ông Hồ lãnh đạo đất nước tất nhiên sẽ dẫn đến chiến tranh chồng Pháp và chồng Mỹ, bởi đó luôn là các thế lực thù địch tự nhiên với cộng sản quốc tế, giống như đưa đất nước vào một vòng xoáy quốc tế hoàn toàn khách quan và khốc liệt thì còn làm thế nào mà yên ổn được. Điều đó hoàn toàn rõ ràng vì sau khi chiến tranh tàn khốc suốt 30 năm, hao tốn bao xương máu, thời giờ, nhân lực mọi mặt, cuối cùng miền Bắc thắng miền Nam và liền bắt tay thực hiện chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng phải thất bại và chuyển sang kinh tế thị trường như cũ cho mãi đến nay. Tức ông Hồ đã dẫn đất nước đi một đoạn đường vòng dài đầy gai góc hoàn toàn không cần thiêt, trong khi các nước khác người ta cứ thoải mái thẳng tiến lên suốt thời gian đó mà không đánh mất gì cả, thử bảo dân tộc chúng ta ngày nay làm sao không thua sút họ mọi mặt được.

    Nhưng còn điều nguy hiểm hơn cả là phần lớn người dân đều không biết sự thật và cũng không được quyền biết sự thật. Đây mới thật sự là điều nghiêm trọng và tai hại nhất. Bởi trước hết nó làm hi sinh đi phần lớn con người mà khi sống không biết sự thật và cả khi chết cũng chẳng biết sự thật ra sao. Đây thật là điều oan uổng và mất mát lớn nhất của họ, bởi vì mãi mãi không có bất kỳ điều gì có thể bù trù lại cho điều đó được. Như vậy cũng có nghĩa là lòng yêu nước đã không được sử dung một cách khách quan, đúng chỗ và đúng nghĩa, thế thì làm thế nào có hiệu quả và có kết quả hoàn toàn tích cực. Đây cũng chính là điều lầm lỗi và trách nhiệm rất lớn của người lãnh đạo.
    Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì quá tin tưởng vào sự thành công tất yếu của chủ nghĩa cộng sản và tính cách hoàn toàn tốt đẹp của nó, nên sẳn sàng sử dụng mọi phương tiện kể cả phương tiện khống chế và tuyên truyền che giấu mọi mặt. Ai dè thực chất khách quan nó không phải như vậy, nên việc mất cả chỉ lẫn chài là điều hoàn toàn không thể tránh được, đó là lý do tại sao hiện giờ nước ta thật sự lạc hậu rất nhiều mặt so với các nước chung quanh. Nhưng mặt tệ hại khác là mọi người dân cũng như mọi đảng viên, kể cả người cầm quyền cao nhất cũng không ai dám nói lên sự thật. Bởi nếu có người nói lên sự thật thì cũng còn lối thoát ra cho đất nước, cho mọi người. Đàng này hoàn toàn trái ngược lại, nên xã hội chỉ theo quán tính, không làm thế nào mở mang hay thay đổi gì khác được đối với con đường cũ nữa.

    Mọi phương tiện thông tin đại chúng đều chỉ theo một mặt, luật pháp cũng theo một mặt, chính trị xã hội đều chỉ theo một mặt, tự do dân chủ và tự do báo chí bị hạn chế tối đa hay có thể coi như không có bởi vì nó chỉ là công cụ sử dụng của lãnh đạo. Như vậy hỏi làm sao không chủ quan, không chuyên quyền hay không lạm quyền được một cách dễ dàng thuận lợi nhất. Điều này thử hỏi trách nhiệm là từ đâu nếu không phải do chính người hay những người nào đã xây dựng và thiết đặt ngay từ đầu.

    Cho nên đến giờ này thì mọi cơ hội phát triển đất nước bằng hay vượt được các nước khác đã hoàn toàn trôi đi mất xa rồi. Bởi phát triển không phải sự tưởng tượng, tự bơm mình lên, mà phải có những cơ sở khách quan kỹ thuật và xã hội đúng nghĩa thật sự. Cả bao năm sau chiến tranh không hề quan tâm xây dựng nền tảng khoa học kỹ thuật thực tế, chỉ nhằm xây dựng ý thưc hệ cộng sản bằng mọi cách, nhằm chạy theo chủ nghĩa một cách hoàn toàn hình thức mà thực tế kinh tế đúng nghĩa thì bỏ ngõ, chỉ xem như thứ yếu, chờ khi nước đến trôn rồi mới nhảy vậy thì sẽ còn bắt kịp được ai.

    Đó là chưa nói đến việc toàn thể xã hội hoàn toàn bị cho sống bằng khẩu hiệu một cách sáo rỗng, chẳng khác gì ăn toàn bánh vẽ. Lúc nào cũng thành tích khếch trương, lúc nào cũng ưu việt và sáng suốt, như khi chưa đổi mới cũng ưu viết và khi buộc phải đổi mới thì cũng chỉ luôn luôn sáng suốt. Tính chủ quan tự che giấu nhược điểm bằng các ngôn từ và hình thức giả tạo đó là gì nếu không phải là sự coi thường xã hội, coi thường người dân, tức là sự khinh dân, thế thì hỏi lại lòng yêu nước, tinh thân yêu nước đích thực là ở đâu, nếu không phải đó là lòng yêu nước mệnh danh, giả vờ hay giả tạo.
    Nên nói chung lại, tình yêu nước là hoàn toàn thiết yếu và quyết định cho sự phát triển một đất nước, nhưng tự nó chưa đủ mà còn cần phải số đông có nó, chất lượng của nó, cơ cấu xã hội có phù hợp không, hiệu quả không, người lãnh đạo có biết huy động và tổ chức thực hiện nó một cách đúng hướng khách quan và hiệu lực hay không. Nên như lời ông Lê Duẩn nói năm 1975 là VN sẽ đuổi kịp Nhật bản sau 15, 20 năm, hoặc như ông Đỗ Mười nói chỉ có đảng CS mới có đổi mới, hay như ông Lê Khả Phiêu nói Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công, đều toàn chỉ là cách nói thuần túy cảm tính, tự ru ngủ hay kiểu điếc không sợ súng. Chính mọi sự lãnh đạo đất nước theo kiểu tự phát hay chỉ theo bài bản đã có sẳn của nước ngoài rồi mình sao chụp lại thì thử lại liệu có bao giờ vựt được đất nước đi lên hay làm cho đất nước phát triển thật sự theo đúng nghĩa được.

    Nên nói chung lại, tình yêu nước là hoàn toàn thiết yếu và quyết định cho sự phát triển một đất nước, nhưng tự nó chưa đủ mà còn cần phải số đông có nó, chất lượng của nó, cơ cấu xã hội có phù hợp không, hiệu quả không, người lãnh đạo có biết huy động và tổ chức thực hiện nó một cách đúng hướng khách quan và hiệu lực hay không. Nên như lời ông Lê Duẩn nói năm 1975 là VN sẽ đuổi kịp Nhật bản sau 15, 20 năm, hoặc như ông Đỗ Mười nói chỉ có đảng CS mới có đổi mới, hay như ông Lê Khả Phiêu nói Trung Quốc thành công được thì chúng ta cũng thành công, đều toàn chỉ là cách nói thuần túy cảm tính, tự ru ngủ, hay kiểu điếc không sợ súng. Chính mọi sự lãnh đạo đất nước theo kiểu tự phát, hay chỉ theo bài bản đã có sẳn của nước ngoài rồi mình sao chụp lại, thì thử hỏi liệu có bao giờ vựt được đất nước đi lên, hay làm cho đất nước phát triển một cách thật sự theo đúng nghĩa khách quan được.

    Còn điều cuối cùng cũng phải nói là trong mọi cung cách lãnh đạo của người cộng sản, không hề có khái niệm phê bình lãnh đạo. Bởi đây là điều tuyệt đối hoàn toàn cấm kỵ. Chỉ có sự tâng bốc duy nhất một chiều từ đầu đến cuối. Điều này từ khi ông Hồ còn sống và kể cả khi ông chết đi lâu cũng chỉ có thế. Mọi người chỉ được tung hô và dựng tượng nhưng không ai được quyền nhận xêt hay phê phán cho dù bất kỳ ai. Điều này ngay cả vào những thời chế độ quân chủ xa xưa nhất của thế giới cũng chưa từng có. Có nghĩa người ta chỉ có biết yêu quyền lực mà không hề có ai thật lòng thật bụng yêu dân yêu nước một cách hoàn toàn thẳng thần và thực bụng, thế cũng chẳng trách mọi thực trạng nào đang diễn ra trên đất nước ta mọi mặt ngày hôm nay thì cũng chẳng lấy gì để làm ngạc nhiên cả.

    ĐẠI NGÀN
    (12/10/15)

    **

  3. carl says:

    Đúng là dân Nhật và dân Viêt về truyền thống cũng như các giá trị khác có nhiều khác nhau Tuy nhiên tôi nghĩ sở dĩ Nhật thành công sau chiến tranh là ở chỗ khác. Trước chiến tranh Nhật là một nước quân phiệt, độc tài, không có dân chủ. Sau chiến tranh thì Nhật lại may mắn trở nên một nước dân chủ đại nghị. Và một điều quan trọng nữa là trước hay sau chiến tranh Nhật vẫn là môt nước theo tư bản chủ nghĩa, tức nhà nước tôn trọng quyền tư hữu của người dân. Ngược lại, Việt nam- Miền Nam trước năm 1975 và miền Bắc trước 1954- theo chủ nghĩa tư bản,nhưng sau đó đều lần lượt bị cưỡng ép vào chủ nghĩa xã hội. Miền Nam trươc 1975 , mặc dầu trong giai đoạn phôi thai nhưng là một quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là nguyên nhân vì sao 40 năm sau chiến tranh VN vẫn cón là một nước chậm tiến. Còn nói về tinh thần dân tộc thì tôi nghĩ VN cũng không thua Nhật lắm đâu.

  4. Lữ Út says:

    Dân Nhật đối với tướng Mac Arthur như thế nào ?
    Khi ông ta mới đến Nhật, dân Nhật không được quay mặt ra đường khi đòan xe của ông đi qua, nhưng khi ông rời Nhật ở vị thế qủa người bị tước quyền chỉ huy, một trăm ngàn dân Nhật đã ra phi trường để tiễn đưa .

  5. Người Hà Nội Chính Gốc says:

    Ngồi “lói chuyện” với họ hàng hay bạn bè vốn gốc “Bắc 75″ nhiều khi dở khóc, dở cười :

    Tôi than : Nhật là nước bại trận mà chỉ cần 20 năm, từ một đống tro tàn đã trở thành cường quốc; Trong khi VN là một nước – dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng xuốt của bác và đảng – đã liên tiếp đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác…Thế mà nước vẫn nghèo .

    Bạn trả lời : Ông so sánh khập khiễng quá, dù Nhật bại trận, nhưng họ vốn đã có dân trí từ trước, nên chỉ cần 20 năm là tự “đứng được trên đôi chân của mình”….Còn VN là một nước nghèo, dân trí lại thấp, thì làm sao mà so sánh với Đức, với Nhật được !

    Tôi lại hỏi :

    - Tôi và anh cùng được học trong sách giáo khoa , và thường nghe chính bác Hồ cùng các lãnh đạo đảng ta vẫn khoe với người nước ngoài rằng : (*)

    ” Dân Tộc VN là một dân tộc Cần Cù, Thông Minh, Hiếu Học” (Đúng không ?)….Thế mà đã gần bốn mươi năm “hòa bình ổn định”, lại được lãnh đạo bởi một đảng quang vinh, lại được thấm nhuần tư tưởng đao đức Hồ Chí Minh sáng ngời, sao dân trí ta vẫn….Thấp ?

    Bạn Trả lời :

    - Trước 1975, chỉ có nửa nước được giáo dục thành con người xhcn – còn người miền Nam thì bị Mỹ ngụy đầu độc,..cho nên dù cần cù, thông minh và hiếu học, dù đảng và nhà nước tận tâm giáo dục thì cũng phải mất thời gian vài thập niên “cải tạo để nâng cao dân trí” chứ; Cũng ví như con dao – dù là thép tốt – nếu chỉ cùn như nhân dân miền Bắc trong chiến tranh, thì mài còn chóng, chứ nó đã bị Mỹ Ngụy làm mẻ như nhân dân miền Nam thì phải mài lâu mới sắc được…Ông phải nhớ rằng : Đảng bảo “Dân Trí ta chưa cao” chứ không phải “dân trí ta thấp” ; “chưa cao” thì sẽ cao, còn “thấp” thì chẳng bao giờ cao được đâu .

    Tôi lại hỏi : Sách giáo khoa và lãnh đạo (kể cả bác Hồ) cũng dậy rằng :

    “Đất nước ta Rừng Vàng Biển Bạc, Đất đai phi nhiêu, mầu mỡ….chỉ nội đồng bằng Sông Cửu Long cũng sản xuất lúa gạo – không những nuôi được cả nước – mà còn thừa hàng triệu tấn để xuất khẩu” …Còn về khoáng sản thì nhiều vô cùng, vô tận…như mỏ than nằm tênh hênh trên mặt đất ở Quảng Ninh – Hòn Gai…Dầu lửa khí đốt thì đầy ngoài Biển Đông (đúng không ?)…Thế sao ta vẫn nghèo ?

    Anh bạn trả lời không suy nghĩ :

    - Ông nói Điêu vừa thôi ! Ai bảo ta có gần 40 năm Hòa Bình Ổn Định…”? Sau ngày Thống Nhất, “ta” đã bị Mỹ cấm vận mất 10…nên chỉ có 30 năm gân đây mới “bắt đầu” xây dựng và phát triển….Chỉ có 30 năm mà VN từ một nước “điêu tàn” vì chiến tranh phá hoại của Mỹ, đã trở thành một nước được quốc tế đánh giá là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất – nhì thế giới …phải không ? Thằng Nhật, thằng Đức đến bây giờ đã được quốc tế đánh giá là đất nước có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới chưa ?

    Việc khai thác Biển Đông thì ta và TQ đang bàn thảo kế hoạch “khai thác chung” vẫn chưa xong, nếu mà xong thì “ta” sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì dân số ta chỉ có một trăm triệu, trong khi dân TQ gấp 13 lần …Một miếng bánh chia đôi, phần “ta” chia cho mười người, phần bạn phải chia cho 130 người; Hỏi ông dân ta hay dân TQ lợi hơn ? Đảng ta sáng suốt là ở chỗ ấy !

    Tôi lại hỏi : Chính đài truyền hình VTV vừa làm phóng sự về việc các cháu học sinh vùng cao phải bắt chuột để cải thiên, và chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa than : “Đất nước có gạo xuất khẩu, sao để các cháu học sinh phải nhịn đói đi học ?”….Thế mà ông bảo là Việt Nam có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới ư ?

    Bạn tôi trả lời không thèm suy nghĩ :

    - Ông ngu bỏ mẹ, Thằng Nguyễn Tấn Dũng vừa bị BCT phê bình, kiểm điểm….nó tức quá nên bêu xấu đảng, và nó cho đám tay chân làm phóng sự “bịa” để trả thù BCT, trả thù tổ quốc; Còn cái chuyện VN được quốc tế đánh giá là Quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới là “báo đài trong và ngoài nước nói” chứ có phải tôi và đảng bịa ra đâu mà ông không tin !?

    Nghe xong tôi…ngọng .

    Khỉ thật ! Ngụy biện đến khi không ngụy biện được nữa thì giở giọng nói càn, thế thì bố ai cãi cho lại ?!

    (*) Nói đến việc lãnh đạo ta ra ngoài khoe VN tốt đẹp…Không thể quên câu “P.R” để đời của chủ tịch Nguyễn Minh Triết : “Con gái đất nước tôi rất đẹp, mời các ngài đến…chơi và đầu tư !”

  6. Trầm Luân says:

    Đọc sử cận đại về những cuộc đầu hàng của miền Nam trong nội chiến Nam Bắc ở Mỹ, cho tới Nhật Bản trong thế chiến thứ hai, ta nghiệm ra một điều hiển nhiên: kẻ thắng trận trong cả hai cuộc chiến đó đều là những con người văn minh, tiến bộ và nhân bản.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại là chuyện khác.

  7. VM says:

    Nhật bại trận là bại trận, toàn dân trên danh nghĩa hoàn toàn không có gì làm chủ vận mệnh mình cả – như cá nằm trên thớt!

    Điều may của dân Nhật, đó là kẻ chiến thắng là Mỹ. Nước Mỹ không muốn biến Nhật thành đất nô lệ, bóc lột, sỉ nhục, hay giết chóc người Nhật – mà muốn Nhật là bạn, cho Nhật những cơ hội để phục hồi, làm ăn ngang bằng với người Mỹ. Nếu giả sử kẻ chiến thắng Nhật là Trung Quốc hay thậm chí Pháp như với VN trước đây – sợ rằng Nhật chẳng được như ngày nay.

    Còn so sánh dân Nhật với VN là chuyện cực kỳ khập khiễng. Từ xưa Nhật đã quật cường, tôn sùng sự hoàn thiện, xã hội kỷ cương khắc nghiệt. Khi VN, TQ, cả châu Á còn lầm than, thua kém phương Tây thì Nhật đã là cường quốc, tự đóng được cả hạm đội với tàu sân bay. Người VN thì từ xưa đến nay chưa làm được cái gì khả dĩ có thể gọi là tinh xảo; chưa làm được cái gì hơn người. Cái người VN đáng tự hào nhất, đặc biệt nhất chỉ là khả năng chịu đựng gian khó, sinh tồn, phát triển nòi giống, mở rộng bờ cõi (tính từ thời Lý)

    • HQT says:

      “Từ xưa Nhật đã quật cường, tôn sùng sự hoàn thiện, xã hội kỷ cương khắc nghiệt. Khi VN, TQ, cả châu Á còn lầm than, thua kém phương Tây thì Nhật đã là cường quốc, tự đóng được cả hạm đội với tàu sân bay. Người VN thì từ xưa đến nay chưa làm được cái gì khả dĩ có thể gọi là tinh xảo; chưa làm được cái gì hơn người. Cái người VN đáng tự hào nhất, đặc biệt nhất chỉ là khả năng chịu đựng gian khó, sinh tồn”

      Bạn viết quá đúng! Rất tiếc là người Việt (CS cũng như QG) thường đóng cửa lại tự khen với nhau. Chính cái “tôi” quá lớn, sĩ diện và tự khen này đã đóng góp làm VN như ngày hôm nay. Mở miệng ra là “Bốn ngàn năm văn hiến” v.v., vậy xin hỏi 4000 năm đó dân tộc Viêt Nam đã làm được gì? Xã hội thì chịu ảnh hưởng đậm nét Trung Hoa (khổng giáo), quốc ngữ thì dùng mẩu tự Bồ Đào Nha/Pháp, Đảng Cộng Sản và VN Quốc Dân Đảng cũng làm theo Trung Quốc, Đại Nội Huế cũng phỏng theo Tử Cấm Thành Bắc Kinh, v.v.

      Làm ơn đi, người Việt chỉ giỏi khi có giặc thì đánh, không có giặc ngoài thì đánh lẫn nhau, khi có hòa bình thì tiếp tục chịu khổ, vì xã hội có xây dựng được bao nhiêu?
      Viết như thế này thì có lẻ sẽ bị chửi, nhưng kệ thà viết ra còn hơn a dua theo mọi người ngồi đó tự mãn.

      • âudươngphong says:

        4,000 năm văn hiến ,vn không làm được gì ? Nước nào trong vòng quanh TQ đều không ít thì nhiều bị xâm lăng và đô hộ của TQ . VN cũng vậy.Tuy nhiên VN có bị tàu đô hộ một ngàn năm ,thì cũng quật cường ,tự giãi phóng mình …Cái học của TQ vào VN tuy cũng nhờ người tàu khai hóa ,nhưng vói tinh thần tự lập ,tính tự tôn dân tộc ,lòng quã cảm ,tinh thàn học hỏi và khai phá ,thông minh ,sáng tạo đã cho chúng ta một nước VN như này nay ,có biên giới có lãnh thổ chớ không bị đông hóa hay xóa sổ như một số nước khác. Đó là nét văn hoác của dân tộc ,chsng ta phải tự hào !.Hơn nữa ngày xưa khác ngày nay ,một thời một tiến lên. Nước Mỹ là cường quốc nhưng ngày xưa ,hay nói rỏ hơn là cách đây hơn mọt thế kỹ ,Hoa Kỳ cũng chảng có gì …
        Phê bình dùng QN thay vì hán tự của người Tàu như Nhật ,Triều Tiên hay một số nước chịu ãnh hưỡng của Tàu là sự phê bình mang tính độc đoán,cổ hủ nếu không nói là nặng tình vói cs lê duẩn ,hạ bộ tàu đã ,cũng bài chữ QN (lý do là của thực dân Pháp. Lê duẫn đã muốn chưng ta ,con dân vn học và viết chũ tàu. Đó là tinh thần thàn phục chũ tờ với kẻ thù bành trướng Tàu .,chủ của chúng đã đô hộ chúng ta 1000 năm và có lẻ ,ngày nay ,nếu không có sự thức tĩnh của csvn thì sẽ là quận huyện của tàu . VN sẻ bị xóa sổ như hán sở mông hồi và tây tạng …
        Còn v/đ đãng phái QDD thì đó chĩ là mươn của người tàu vói cùng mục dich và đẻ cầu sự giúp đở của đãng anh em…VÃ lại đây chĩ là giai đoạn , vn sẻ vân là đãng phái QG độc lập một khi nắm chính quyền ,xây dựng VN dân chủ tiến bộ > QD Đ Đai Loan không chống cộng triệt đe ,vậy VN sao không dựa vào ,chĩ là cái danh xưng Còn Đai Nội Huế không làm theo tữ Cấm Thành ,mặc dầu kiến trúc sư TCT là người VN trong nhóm quan lại đi theo Lê Chiêu Thông .Khi Nhà Thanh và Vua QT VN bang giao ,thì LCT được cho ra ở dân gian ,đẻ bím tóc ,sống như người Tàu (một số người đi theo vua tự tử vì không chịu cái nhục này !/ Nghe nói hiện nay phố vua Lê ở vẫn còn dấu tich của vn…
        Người Việt rất giỏi bắt chước không thua người Tàu ,thông minh và sáng tạo hay cải tiên <Người ta kể một cha cố có đồng hồ hư vào lò rèn hỏi sửa được không và người chủ nhận đồng hồ ,mấy ngày sau người thợ vn đưa ra hai cái gióng nhau và người cố đạo rất kinh ngạc ,không biết cái nào của mình…
        Cho nên ,chê trách người VN ….và cả cái 4000 ngàn năm văn hiến không có gì sáng tạo ,thực tế thì cũng có người đã đề câp tới (như 4,000 năm chĩ có 01 truyện kiều ,mà cốt truyện cũng là của Tàu ) nhưng khi viết com trong bài viết về sự canh tân của Nhật ,MTTH là vị vua sáng suốt đã học hỏi và cải tiến cái lạc hậu ,đổi mới triệt đẻ theo Tây Phương thì cũng mạt sát dân Việt hơi quá đán g ,nhất là phủ nhận chữ QN và đãng phái QG yêu nước ,chống Pháp ,chồng cộng ,chơ không theo CNCS tam vô, như tên Hồ y chồn cáo làm tay sai ,biến đất nước thành một phần của thê giới Đai Đồng (may chỉ là lý thuyết thôi và 70 năm cs biên mất /chưa hoàn toàn nhưng nay cs chĩ còn là danh nghĩa của một bọn đọc tài phi nhân bám lấy đẻ cai trị người dân !) . Và VN hiện nay dang nằm trong cái họa Đỏ ,mất nước về tay Đại Hán TC.
        VN giỏi đánh giặc ? Giặc ở đâu ra nếu không có kẻ cỏng răn cắn gà nhà ,đưa hổ cửa trước rước sư tử cửa sau như HCM đã từng nói và nay thì Y CHANG như vậy…
        Và khi phê phán VN ,dè bỉu 4,000 năm văn hiến là "không có mẹ gì hết" thì cũng là ,đang là "đánh lẩn nhau " rồi !
        (TQ cũng không di theo thời đại mà cô tây phương là bọn man di,nên không "học theo" nên sau cùng bị "8 nước xâm chiếm " . Sau đó là Nhật . Hiện nay TC chĩ phuc hận mà thôi !)
        (adp)

  8. lão làng says:

    Tác giả chắc cũng có đến đất Nhật nhưng nếu so sánh VN với Nhật hay Đức có lẽ hơi khập khểnh vì tinh thần dân N và Đ khác với VN 1 trời 1 vực . Bất cứ người VN nào có cơ hội đến N đều nhận thấy , thêm vào đó cái tính “nổ” hơn lựu đạn, dùng từ đao to búa lớn không bao giờ biết ngượng mồm để mị dân của các cấp lãnh đạo CSVN như trong đại hội lần 4 Lê Duẫn … , nay thì mọi sự đã rõ .

Leave a Reply to Người Hà Nội Chính Gốc