WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến pháp ‘treo’ đến bao giờ?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay.Rất nhiều hội thảo, những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay.Rất nhiều hội thảo, những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?

- Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:

“Toàn nhân danh”

Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.

Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến.

Rất nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?

Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước. Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.

Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.

Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng “treo” Hiến pháp.

Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.

Thứ nhất, quyền tự do hội họp và biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được nhắc tới. Rồi luật Biểu tình mà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.

Thứ hai là quyền lập hội. Người dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ vẫn gác lại.

Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.

Tôi cho đây là các vấn đề cần phải khắc phục.

Trong chương trình xây dựng luật của QH không hề đề cập đến luật Biểu tình, đến luật về hội và câu chuyện trưng cầu dân ý. Vậy thì chắc chắn nếu Hiến pháp này thông qua lại tiếp tục treo. Và không biết treo đến bao giờ. Tôi cho rằng, lẽ ra QH nên trang bị các công cụ này, có được những luật này thì việc lấy ý kiến nhân dân mới đi vào đúng bản chất, chúng ta nắm bắt và định lượng được và chúng ta có quyết định. .

“Cỗ xe phải biết tiến, lùi”

Nhóm vấn đề thứ hai, về một số vấn đề ta gọi là nhạy cảm.

Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời trong một bối cảnh  lịch sử đặc thù. Khi đó, Đảng lãnh đạo cũng phải rút vào bí mật. Nhưng có ai không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đâu. Hiến pháp năm 1959 là bản thứ hai mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia chỉ đạo và soạn thảo. Ta vẫn thấy thể hiện rõ sự tự tin của người lãnh đạo. Như vậy, tuy không trực tiếp đề cập tới nhưng bản chất sự lãnh đạo đó nằm ở định hướng và đường lối phát triển đất nước…

Hiến pháp năm 1980 có những tình huống đặc thù. Với những nội dung thể hiện việc phải xử lý tình huống ngay khi đó nên có phần duy ý chí và bị tác động bởi hoàn cảnh….

Các vấn đề như điều 4 cũng bắt đầu được ghi từ bản Hiến pháp năm 1980. Vấn đề sở hữu toàn dân cũng từ năm 1980, rồi đổi tên các cơ chế tổ chức của Chính phủ như Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước. Nhưng bản Hiến pháp này cũng chỉ tồn tại được 12 năm, sau đó phải sửa bằng Hiến pháp năm 1992.

Đến lượt bản Hiến pháp năm 1992 được thông qua trong bối cảnh ta đang đứng trước rất nhiều yếu tố chưa chín muồi, trong đó có cả yếu tố hội nhập.

Sửa Hiến pháp cũng có kế thừa nhưng phải nhìn trong quan điểm lịch sử.

Như chuyện đổi tên nước. Trong quá trình thảo luận, nhiều người sợ rằng đổi tên nước như thế thì là thụt  lùi. Nhưng cỗ xe phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng. Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là sự trở lại với những giá trị ban đầu.

… Sự lựa chọn không phải là chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Tôi rất băn khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm.

Tôi cho là phải suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật.

Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.

Lê Nhung ghi – Ảnh: Lê Anh Dũng

Nguồn: VNN

3 Phản hồi cho “Hiến pháp ‘treo’ đến bao giờ?”

  1. Khách qua đường says:

    Hiến pháp của chế độ CS và hiến pháp của chế độ tự do đương nhiên không thể giống nhau . Một chế độ Đảng trị dùng hiến pháp để phục vụ cho Đảng là chính , dân là phụ trong tư thế phục tùng an toàn nô lệ .

    Đừng hy vọng khi đòi hỏi quyền lợi dân chủ dưới chế độ cs , đây chỉ là dịp để CS có cớ Nguỵ biện ban phát Dân chủ , hay Thuận tay chụp mũ đàn áp phản động . Nhưng phải vạch trần cái tráo trở , nói một đường làm một nẻo của CS , đây mới chính là điều Cần thiết phải làm hiện nay trong phong trào lột mặt nạ CS .

    Phải nhắm vào hành động hiện tại của CS mà đánh , đừng phải quá bận tâm nhiều về quá khứ , hay tương lai của CS . Những nhược điểm của CS trước mắt quá nhiều , quá Hiển nhiên , là sự thật mà CS không thể chối cải , tập Trung thẳng vào đây mà đánh , đánh mệt nghỉ , đánh không hết , chắc chắn sẽ gây thương tích trầm trọng cho CS , từ từ sẽ khoá mồm CS , buộc CS từng bước đi theo nguyện vọng chính nghĩa của dân chúng .

    Phải nghe kỷ những gì CS nói , phải nhìn kỷ những gì CS làm , mới chọn được phương cách lẫn Vũ khí thích hợp cho từng thành phần CS mà tấn Công , may ra mới gặt hái được kết quả chống Cộng trên các diễn đàn Trang mạng .

    Tất cả mọi phương thức chống CS đều có ích , từ đứng xa ném đá , cho đến tiến gần tiếp cận thuyết phục chiêu dụ , nên đồng loạt tung ra , không nên cực đoan nghi kỵ , ắt mang đến thành Công bất ngờ , chẳng khác gì ba mươi tháng Tư 75 lật ngược thế cờ .

    Hiến pháp của CS có treo hay không treo cũng như nhau khi ĐCSVN vẫn cố giử chặt độc quyền độc tài lãnh đạo . Nên nhớ rằng Hiến pháp CS lúc nào cũng là hiến pháp treo đầu dân chủ , bán thịt độc Tài CS , kéo dài từ năm 1945 cho đến tận hôm nay và còn tiếp tục dài dài .

    Nếu ông Dương Trung Quốc thấy được điều nầy , nếu ông là người can đảm , dám chấp nhận bước qua cửa nhà tù , để giải phóng bản thân nô lệ Đảng . Với bản thân đại biểu Quốc hội hiện nay , việc tối thiểu ông có thể làm được , chính là yêu cầu xoá bỏ điều 4 trong hiến pháp , chứ không phải than thở ” Hiến pháp treo đến bao giờ ? ” .

  2. vong quốc dân says:

    Cảm ơn Ông Dương trung Quốc đã dám nói lên một phần hiện tình của đất nước ,liệu một mình ông có thể làm lay chuyển con tàu lổi thời này trở về với toàn dân việt nam không. tôi theo giỏi hoạt động của ông trong mấy năm qua đáng tôn trọng mà noi theo .một lần nữa cảm ơn ông

  3. THƯỢNG NGÀN says:

    HỘI ĐỒNG CHUỘT

    Cũng mâm cũng bát bày ra
    Cũng tràn thảo luận như ta Hội Đồng
    Nhưng dầu đông hỡi là đông
    Cũng toàn chuột nhắt thật không ra gì
    Đem chuông mà buộc cổ mèo
    Chỉ toàn gan sứa miệng hùm là sao
    Vẫn run nhắc đến Lê Nin
    Vẫn gờm nhắc Mác dám tin chi mình
    Nghe tên Đảng thót trong tim
    Im re có dám hé răng bao giờ
    Cái chuông dầu cái chuông rè
    Có con nào dám cổ mèo gắn sao
    Nên toàn bàn chuyện tào lao
    Vòng ngoài ngành ngọn vòng trong dễ hòng
    Hội Đồng chuột đúng tên rồi
    Vễnh râu tí tít cũng đều chuột thôi
    Nghe hơi đã thấy bồi hồi
    Mác Lê chi dám đụng vào nguy đa
    Khác gì thần gốc cây đa
    Thắp hương cùng lạy thụt ra thụt vào
    Trong hang con ếch vẫn ngồi
    Con mèo vẫn nhảy khắp nơi tung hoành
    Chỉ riêng bầy chuột tinh ranh
    Đánh hơi im thít khỏi cần trách chê
    Thôi thì tỉnh tỉnh mê mê
    Miễn rằng có được những ngày lên hương
    Từ nông trang đến phố phường
    Chuột nào cũng chuột đào hang khắp miền
    Quả là đúng chuyện thần tiên
    Thiên đường tranh vẽ có phiền chi ai
    Xem tranh mà thích mới tài
    Dẫu cho không thích cũng đành im re
    Dám mà chỉ trích đúng sai
    Còn gì là chuột Hội Đồng ngàn năm
    Nên chi sự thế phũ phàng
    Mạnh sao quyền lực giữa ngàn cỏ lau
    Quyền khi đã được vào tay
    Khác gì lưng hổ bao ngày phải leo
    Dại gì mà nhảy xuống sao
    Mèo mà nhảy xuống thành ra chuột liền
    Vậy nên xã tắc bình yên
    Chuột mèo hai họ kết liền không buông
    Vài mèo cũng trị muôn dân
    Hội Đồng chuột họp mèo lên đăng đàn
    Vỗ tay lời thánh muôn vàn
    Bởi toàn chữ nghĩa luộc từ “Thánh Kinh”
    Đó là Thánh Mác Lê Nin
    Huy hoàng thiên hạ như in lời vàng
    Dẫu đời có lúc sang ngang
    Thì mình vẫn trụ vội vàng mà chi
    Bỏ đi Điều 4 có khi
    Nguy to thì biết nói gì nữa đây
    Công danh phú quý còn đầy
    Dại gì mà bỏ cố nhiên không đành
    Bỏ là đánh mất “Thánh Kinh”
    Bỏ là đánh mất uy danh còn gì
    Thế nên tất phải duy trì
    Phải nên chuyên chính dân thì mặc dân
    Tuyên truyền riết cũng nghe theo
    Dân như cục bột khó chi nặn nhào
    Nhất là đám chuột tào lao
    Hội Đồng chuột đó ta nào sợ chi
    Đã nên danh phận một khi
    Ta là Chúa Tễ cần chi phải bàn !

    ĐẠI NGÀN
    (29/5/13)

Phản hồi